• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ Nguyễn Thành Tấn*, Nguy

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ Nguyễn Thành Tấn*, Nguy"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Nguyễn Thành Tấn*, Nguyễn Tâm Từ, Nguyễn Lê Hoan Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

*Email: nttan@ctump.edu.vn TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Thoái hóa khớp gối là tình trạng bệnh mạn tính dẫn đến hư hỏng sụn khớp.

Triệu chứng bao gồm đau, cứng khớp và sưng nề. Bệnh có thể gặp bất cứ lúc nào và có khuynh hướng tăng theo tuổi. Có nhiều phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối. Trong đó, phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo được chỉ định khi khớp gối bị hư hại quá nhiều. Mục tiêu nghiên cứu:

Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp gối tại Bệnh viện Trường ĐHYD Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiền cứu. Trong thời gian từ tháng 10/2016 - 06/2018, tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, chúng tôi đã phẫu thuật và theo dõi được 38 khớp gối của 31 bệnh nhân, trong đó có 7 bệnh nhân thay 2 khớp gối, không cùng thời điểm. Kết quả: Độ tuổi trung bình của bệnh nhân phẫu thuật thay khớp gối toàn phần là 68,2 ± 8,5 tuổi. Trong đó, tuổi lớn nhất 85 và tuổi nhỏ nhất là 50. Biên độ gấp gối trung bình trước phẫu thuật là 98,50 ± 14,2; sau phẫu thuật 6 tháng là 115,90 ± 15,2. Có 97,37% trường hợp bệnh nhân thấy hài lòng về kết quả phẫu thuật. Kết luận: Phẫu thuật thay khớp gối cho kết quả tốt. Thay khớp gối giúp cải thiện chức năng vận động khớp gối, giúp đi lại vững vàng hơn, đem lại chất lượng sống tốt hơn cho bệnh nhân bị hư khớp gối nặng.

Từ khóa: Thoái hóa khớp gối, thay khớp gối toàn phần.

ABSTRACT

THE RESULTS OF TOTAL KNEE REPLACEMENT SURGERIES AT CAN THO UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY

HOSPITAL

Nguyen Thanh Tan, Nguyen Tam Tu, Nguyen Le Hoan Can Tho University of Medicine and Pharmacy Background: Knee osteoarthritis is a chronic condition that leads to articular cartilage damage. Symptoms include pain, stiffness, and swelling. Osteoarthritis can occur at any time of life but the incidence increases with age. There are many methods of treatment. Among them, total knee replacement is indicated for patients with severe destruction of the knee joint. Objectives:

Evaluation of the results of total knee replacements at the Hospital of Can Tho University of Medicine and Pharmacy. Materials and Methods: This is a prospective, observational study.

From 10/2016 to 6/2018, we have performed the total knee replacement surgeries for 31 patients with 38 knees. There were 7 patients with 2 staged bilateral knee replacement. Results: The average age of the patients is 68,2 ± 8,5 years old (oldest 85, youngest 50). The average pre- operative flexion was 98.50° ± 14.2°. The average post-operative flexion at the month of six was 115.90° ± 15.2°. There were 97.37% of patients who were satisfied with the surgical results.

Conclusion: The results of total knee replacement for severe osteoarthritis of knees are good.

Total knee replacement improves knee joint function, helps to move more stably, provides better quality of life for patients

Keywords: osteoarthritis, Total knee replacement

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Thoái hóa khớp gối là tình trạng hư hỏng phần sụn, đệm giữa hai đầu xương chày và xương đùi, kèm theo phản ứng viêm và giảm sút lượng dịch nhày giúp bôi trơn, vì vậy gây

(2)

đau và cứng khớp.

Thoái hóa khớp gối có nhiều phương pháp điều trị khác nhau, tùy giai đoạn của bệnh.

Trong đó phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo được chỉ định khi khớp gối bị hư hại quá nhiều, điều trị nội khoa thất bại.

Tại Việt Nam, tại các trung tâm lớn đã tiến hành kỹ thuật này. Tuy nhiên, tại Đồng bằng sông cửu long, kỹ thuật này vẫn còn là một vấn đề mới mẻ cần tiếp tục nghiên cứu.

Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành triển khai đề tài: “Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp gối tại bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ” với mục tiêu:

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh Xquang bệnh nhân thoái hóa khớp gối và đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp gối tại Bệnh viện Trường ĐHYD Cần Thơ.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

31 bệnh nhân với 38 khớp gối thoái hóa nặng điều trị nội khao thất bại được phẫu thuật thay khớp gối toàn phần, trong đó có 7 bệnh nhân thay 2 khớp gối, không cùng thời điểm tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ 10/2016 – 6/2018.

- Tiêu chuẩn chọn mẫu

Bệnh nhân thoái hóa khớp gối nặng có chỉ định thay khớp gối toàn phần: đau khớp gối dai dẳng kéo dài, kèm theo biến dạng khớp gối và tổn thương trên X quang độ III, IV (theo Kellgren – Lawrence); hoặc đau gối dai dẳng trên 5 năm, điều trị nội khoa hoặc các phương pháp khác không hiệu quả.

Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.

Thời gian theo dõi 6 tháng.

- Tiêu chuẩn loại trừ

Thay khớp gối toàn phần do thoái hóa khớp gối sau chấn thương.

Bệnh nhân thoái hóa khớp gối có kèm các bệnh lý khác ảnh hưởng đến chức năng đi lại (liệt do tai biến mạch máu não, suy tim độ 3,4, ...).

2.2. Phương pháp nghiên cứu

- Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu, mô tả cắt ngang.

- Cỡ mẫu: 38 khớp gối của 31 BN thoái hóa khớp gối nặng được thay khớp gối toàn phần.

- Quy trình điều trị và đánh giá kết quả

+ Chọn bệnh nhân, đánh giá và thu thập thông tin trước mổ + Tiến hành phẫu thuật

+ Thu thập thông tin nghiên cứu trong và sau phẫu thuật + Tập phục hồi chức năng sau mổ

+ Hẹn tái khám định kỳ.

+ Thu thập thông tin các lần tái khám

- Xử lý số liệu: phần mềm thống kê SPSS 23.0.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung

- Tuổi: Độ tuổi trung bình của bệnh nhân phẫu thuật thay khớp gối toàn phần là 68,2 ± 8,5 tuổi, cao nhất là 85 tuổi và nhỏ nhất là 50. Nhóm tuổi từ 60 đến 80 chiếm số lượng nhiều nhất (78,9%).

- Giới tính: Trong nghiên cứu này, bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ đa số 81,6%. Tỷ lệ

(3)

nam/nữ là 1/4.

- Khớp gối được thay: Chúng tôi ghi nhận chân trái nhiều hơn chân phải, lần lượt ghi nhận được là: 60,5% và 39,5%. Sự khác biệt này ghi nhận là chưa có ý nghĩa thống kê (p=0,233> 0,05)

3.2. Đặc điểm lâm sàng

- Thời gian từ lúc có triệu chứng đến lúc phẫu thuật

Phần lớn bệnh nhân đau khớp kéo dài, số bệnh nhân đau khớp gối từ 5 – 10 năm (chiếm tỷ lệ 71,05%). Chiếm tỷ lệ ít nhất là những bệnh nhân có triệu chứng đau khớp gối kéo dài ít hơn 5 năm (7,9%). Điều này hoàn toàn khác nghiên cứu ở các nước Châu Âu, đau khớp gối kéo dài ít gặp.

- Đặc điểm lâm sàng

Bảng 1. Đặc điểm lâm sàng của nhóm bệnh nhân nghiên cứu

Đặc điểm lâm sàng Số trường hợp Tỷ lệ (%)

Đau gối khi nghỉ ngơi 12 31,6%

Đau khớp gối khi vận động 38 100,0%

Cứng khớp gối 15 39,5%

Lạo xạo gối 20 52,6%

Hạn chế gấp duỗi 15 39,5%

Biến dạng khớp gối 13 34,2%

Đau gối khi vận động chiếm tỷ lệ 100%; Lạo xạo khớp gối chiếm tỷ lệ 52,6%. Các triệu chứng còn lại gặp ở khoảng 1/3 số BN như: đau gối khi nghỉ (31,6%), biến dạng vẹo trong – ngoài (34,2%), cứng gối buổi sáng và hạn chế gấp duỗi (39,5%).

- Đặc điểm thương tổn trên Xquang:

Trên X quang, gai xương, đặc xương dưới sụn, hẹp khe khớp, biến dạng khớp là những hình ảnh gặp nhiều nhất. Biến dạng vẹo trục trên x quang phát hiện tốt hơn trên lâm sàng do có thể đo được nên tỷ lệ cao hơn là 39% (nhiều hơn hai trường hợp). Chuột khớp không phát hiện trên lâm sàng nhưng có thể thấy được trên x-quang. Theo phân độ của Kellgreen – Lawrence thì thoái hóa khớp gối độ IV cao hơn độ III và gấp 2,45 lần.

- Thời gian phẫu thuật

Thời gian phẫu thuật trung bình thường là 85 ± 9 phút, ca phẫu thuật lâu nhất là 135 phút và nhanh nhất là 70 phút.

- Thời gian nằm viện

Thời gian nằm viện sau phẫu thuật của các bệnh nhân chúng tôi trung bình là 6,5 ± 2,1 ngày, xuất viện sớm nhất sau 5 ngày và trễ nhất cũng chỉ 14 ngày sau mổ.

3.3. Kết quả phẫu thuật

- Kết quả giảm đau: Trước phẫu thuật các bệnh nhân thoái hóa khớp gối mức độ 3 – 4 nên hầu như tất cả đều có đau dai dẵng gối từ vừa đến nhiều. Triệu chứng đau khi đi lại cải thiện rõ rệt sau phẫu thuật.

Sau 6 tháng, đa số bệnh nhân đi lại không đau gối hoặc chỉ đau nhẹ, thỉnh thoảng (chiếm tỷ lệ rất cao 97,37%).

- Kết quả cải thiện biên độ gập duỗi: Biên độ gấp gối trung bình trước phẫu thuật là 98,50 ± 14,2; sau phẫu thuật 6 tháng là 115,90 ± 15,2. Biên độ gấp gối sau phẫu thuật được cải thiện. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về biên độ gấp gối trước phẫu thuật và sau phẫu thuật 6 tháng (p = 0,0007 < 0,001).

- Kết quả lâm sàng khớp gối theo Knee score: Trước phẫu thuật, đa số bệnh

(4)

nhân có điểm lâm sàng khớp gối đạt kết quả trung bình và kém (chiếm tỷ lệ 94,74%).

Sau phẫu thuật 6 tháng, đa số bệnh nhân có điểm lâm sàng khớp gối đạt kết quả rất tốt và tốt (chiếm tỷ lệ 97,37%). Điểm lâm sàng khớp gối KS trước phẫu thuật là 45,4 ± 7,6; sau phẫu thuật 6 tháng là 89,5 ± 7,3. Trong nghiên cứu của chúng tôi, điểm số lâm sàng khớp gối cải thiện rõ rệt trước phẫu thuật và sau khi phẫu thuật (p = 0,00086< 0,001).

- Kết quả phục hồi chức năng khớp gối theo Knee functional score: Điểm số chức năng gối (chỉ số KFS) trước và sau mổ khác biệt rõ rệt. Điểm số trung bình trước mổ là 37,5 ± 5,1 điểm, sau mổ 1 tháng là 65,1 ± 7,1 điểm, sau mổ 3 tháng là 72,3 ± 10,3 điểm, sau mổ 6 tháng là 78,2 ± 7,5 điểm (p < 0,05).

Biểu đồ 1. Kết quả phục hồi chức năng khớp gối theo điểm KFS trước phẫu thuật và sau phẫu thuật 6 tháng

- Đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân

Biểu đồ 3.2. Đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân

Đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân theo tiêu chuẩn của Lâm Quang Dũng [3]. Trong nghiên cứu này, đa số bệnh nhân “rất hài lòng” về kết quả phẫu thuật.

- Tai biến và biến chứng trong và sau phẫu thuật

Có 1 trường hợp nhiễm trùng nông vết mổ điều trị chăm sóc vết mổ và dùng kháng sinh bệnh nhân lành vết mổ sau 3 tuần, không có nhiễm trùng sau vết mổ phải cắt lọc.

(5)

Có 3 trường hợp (chiếm tỷ lệ 7,9%) có tụ dịch gối, chọc hút dịch kết quả âm tính với cấy định danh vi khuẫn và sự tụ dịch này không cản trở sinh hoạt của bệnh nhân.

IV. BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm chung

Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 50 tuổi, lớn tuổi nhất là 85 tuổi. Lứa tuổi từ 60 đến 80 chiếm tỷ lệ nhiều nhất (78,9%). Chúng tôi ghi nhận tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 68,2 ± 8,5 tuổi. Tuổi trung bình mẫu nghiên cứu của chúng tôi tương tự với báo cáo kết quả nghiên cứu của Hyung - Min Ji (66 ± 7,05 tuổi) [11], Lâm Quang Dũng (66,25 tuổi) [3], Đoàn Việt Quân, Nguyễn Tiến Ngọc (66,25 tuổi) (p < 0,01) [8], cao hơn báo cáo của Ahmad Haifiz Z. (61,4 tuổi) ( p < 0,01) [10], thấp hơn báo cáo của Tăng Hà Nam Anh, Trương Văn To (69 tuổi) (p = 0,012) [1].

Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận số bệnh nhân nữ thay khớp gối chiếm tỷ lệ 81,6%. Tỷ lệ nữ/nam là 1/4 lần. Trong báo cáo kết quả nghiên cứu của Hyung - Min Ji [11], Lâm Quang Dũng [3],Ahmad Haifiz Z. [10], Tăng Hà Nam Anh, Trương Văn To [8]

cũng ghi nhận tỷ lệ nữ chiếm đa số và lớn hơn 80%.

4.2. Đặc điểm lâm sàng

Trong nghiên cứu này, 38 khớp gối thoái hóa nặng được thay khớp, Với mức ý nghĩa 5%, tỷ lệ thoái hóa khớp gối phải và trái trong mẫu khảo sát có sự khác biệt, nhưng chưa có ý nghĩa thống kê (p = 0,9 > 0,05). Báo cáo nghiên cứu của Ahmad Haifiz Z. [10], Lâm Quang Dũng [3], Tăng Hà Nam Anh, Trương Văn To [1] cũng ghi nhận kết quả tương tự. Điều này cho thấy cả 2 bên khớp gối đều xãy ra thoái hóa khớp gối.

Trong nghiên cứu này¸ đa số bệnh nhân được phẫu thuật thay khớp gối sau khi có triệu chứng đau khớp gối 5 – 10 năm (chiếm tỷ lệ 71,05%). Có 21,05% bệnh nhân có triệu chứng đau khớp gối >10 năm. Chiếm tỷ lệ ít nhất là 7,9% bệnh nhân đau khớp gối kéo < 5 năm. So sánh với kết quả nghiên cứu của Lâm Quang Dũng (2002)[3], chúng tôi có chung nhận xét là bệnh lý thoái hóa khớp gối thường kéo dài nhiều năm và có tính chất tiến triển nặng dần.

Tất cả bệnh nhân đều đau gối khi vận động đi lại. Có 31,6% bệnh nhân đau khớp gối ngay cả khi nghỉ ngơi. Đây là triệu chứng chính biểu hiện bệnh nhân có thoái hóa khớp gối nặng, có chỉ định phẫu thuật thay khớp gối. Đau gối khi vận động (100%), lạo xạo khớp gối (52,6%), biến dạng khớp (34,2%) là những triệu chứng chủ yếu của bệnh lý thoái hóa khớp gối. Biến dạng khớp gối, vẹo trục khớp gối là triệu chứng cho thấy mức độ nặng của bệnh. Biến dạng hay gặp nhất là gối vẹo trong, tuy nhiên đây cũng là loại biến dạng có thể xử lý được. Thông thường chỉ cần giải phóng bao khớp dây chằng bên trong vừa đủ là có thể đạt được cân bằng phần mềm hoàn hảo.

Chẩn đoán mức độ nặng của thoái hóa khớp gối tùy thuộc vào bệnh sử lâm sàng và hình ảnh X quang. Quyết định phẫu thuật thay khớp gối chủ yếu vẫn dựa trên dấu hiệu lâm sàng. Các triệu chứng X quang không thể xem là một chỉ định. Tuy nhiên, X quang dùng để xác định chẩn đoán, hỗ trợ lựa chọn phương pháp điều trị và chuẩn bị kế hoạch phẫu thuật

Trong nghiên cứu của chúng tôi, gai xương chiếm tỷ lệ 100% và tổn thương bề mặt sụn lồi cầu trong và mâm chày trong chiếm tỷ lệ 92,1% là hai tổn thương thường gặp nhất.

Do trục cơ học của cơ thể lệch ngoài, mâm chày trong và lồi cầu trong là vị trí chịu lực nhiều nhất nên tổn thương bề mặt sụn lồi cầu trong và mâm chày trong hay gặp. Tổn thương bề mặt sụn lồi cầu ngoài và mâm chày ngoài thường gặp trong những trường hợp

(6)

vẹo ngoài hoặc khớp gối tổn thương nặng cả bên trong và bên ngoài. Chuột khớp thấy trên đại thể cao hơn (28,9%) trên X quang vì các chuột khớp bản chất là sụn thì thường không cản quang.

Thời gian phẫu thuật tính từ lúc bắt đầu rạch da đến khi hoàn thành đóng vết mổ và dẫn lưu khớp gối. Trong nghiên cứu này, thời gian phẫu thuật ngắn nhất là 70 phút, dài nhất là 135 phút. Thời gian phẫu thuật trung bình là 85 ± 9 phút. Tăng Hà Nam Anh, Trương Văn To (2015) báo cáo kết quả nghiên cứu thay 121 khớp gối tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Báo cáo ghi nhận thời gian phẫu thuật trung bình là 50 phút [1].

Ahmad Haifiz Z. có thời gian phẫu thuật trung bình là 63,8 ± 44,75 phút [10], ngắn hơn thời gian của chúng tôi. Trong khi đó, Lâm Quang Dũng báo cáo thời gian phẫu thuật trung bình là 117 phút [3], dài hơn thời gian của chúng tôi. Sự khác biệt này có thể do trong lúc phẫu thuật, chúng tôi và Lâm Quang Dũng có sử dụng dụng cụ định vị, cắt cẩn thận xương mâm chày và lồi cầu đùi.

Trước phẫu thuật, các bệnh nhân đi lại đều đau gối nhiều. Sau 6 tháng, đa số bệnh nhân đi lại không đau gối hoặc chỉ đau nhẹ, thỉnh thoảng (chiếm tỷ lệ rất cao 97,37%). Chỉ còn 1 bệnh nhân đi lại còn đau nhiều, đau khi mới bắt đầu đi (do gối chưa duỗi được tốt).

Triệu chứng đau khi đi lại cải thiện rõ rệt sau phẫu thuật. Trong báo cáo kết quả nghiên cứu của Ahmad Haifiz Z. (2011) [10], Hyung - Min Ji (2015) [11], Lâm Quang Dũng (2012) [3] và Đoàn Việt Quân, Nguyễn Tiến Ngọc (2016) [8] cũng ghi nhận kết quả tương tự. Thay khớp gối toàn phần mang lại hiệu quả giảm đau rõ rệt.

Sau phẫu thuật 6 tháng, chiếm tỷ lệ cao nhất có 94,74% bệnh nhân gấp gối trên 900. Gối gấp trước phẫu thuật trung bình 98,50 ± 14,20, gấp gối trung bình sau phẫu thuật 6 tháng đạt 115,90 ± 15,20. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về biên độ gấp gối trước phẫu thuật và sau phẫu thuật 6 tháng (p < 0,05).So sánh với nghiên cứu của các tác giả khác, Biên độ gấp gối của chúng tôi tương tự với nghiên cứu của Hyung - Min Ji (2015) [11], cao hơn nghiên cứu của Ahmad Haifiz Z. (2011) [10], Lâm Quang Dũng (2012). Tất cả bệnh nhân đều hài lòng với biên độ gấp gối sau mổ.

Trong nghiên cứu này, trước phẫu thuật, đa số bệnh nhân có điểm lâm sàng khớp gối trung bình và kém (94,74%), 5,26% bệnh nhân có điểm lâm sàng khớp gối tốt và không có bệnh nhân có điểm lâm sàng khớp gối rất tốt. Sau phẫu thuật, đa số bệnh nhân có điểm lâm sàng khớp gối rất tốt và tốt (97,73%). Điểm số trung bình trước phẫu thuật là 48,4 ± 7,6 điểm, sau phẫu thuật 6 tháng là 89,5 ± 7,3 điểm. Điểm số chức năng gối trung bình trước phẫu thuật là 39,5 ± 12,4điểm, sau phẫu thuật 6 tháng là 88,3 ± 5,7 điểm. Điểm số chức năng gối (KFS) trước và sau phẫu thuật khác biệt rõ rệt (p=0,01).

3. Biến Chứng

Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 1 trường hợp nhiễm trùng vết mổ và 3 trường hợp (7,9%) có tụ dịch khớp gối. May mắn đây chỉ là trường hợp nhiễm trùng nông tại vết mổ. Nguyên nhân có thể do bỏng da vì dụng cụ đốt điện. Trường hợp này điều trị cắt lọc vết mổ, kháng sinh đường uống, bệnh nhân ổn định, vết mổ lành tốt sau 2 tuần. Hai bệnh nhân này có kết quả giảm đau và đi lại bình thường. Lâm Quang Dũng cũng báo cáo 1 trường hợp nhiễm trùng nông vết mổ (1,1%), điều trị ổn định sau 3 tuần chăm sóc vết mổ và kháng sinh [3]. Đoàn Việt Quân và Nguyễn Tiến Ngọc cũng báo cáo 2 trường hợp nhiễm trùng nông vết mổ, được điều trị kháng sinh và chườm lạnh, sau 2 tuần bệnh nhân ổn định [8]. Theo Trương Trí Hữu đau khớp chè đùi chiếm khoảng 16%, xương bánh bánh chè của người Việt Nam nhỏ hơn thiết kế bánh chè nhân tạo nên dễ gãy xương bánh chè [4].

(7)

V. KẾT LUẬN

Thay khớp gối đem lại hiệu quả tốt cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối mức III và IV. Thay khớp gối làm giảm đau, cải thiện chức năng vận động khớp gối, giúp đi lại vững vàng hơn, mang lại chất lượng sống tốt hơn ở những bệnh nhân bị hư khớp nặng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tăng Hà Nam Anh, Trương văn To (2015), “Kết quả thay khớp gối toàn phần: so sánh giữa nhóm cố định và xoay”, Tạp chí Chấn Thương Chỉnh Hình Việt Nam, số đặc biệt, trang 189 – 192.

2. Lê Thành Chơn, Lê Chí Dũng (2012), “Đánh giá kết quả phục hồi trục cơ học cẳng chân sau phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo”, Tạp chí Chấn thương Chỉnh hình Việt Nam, số đặc biệt, trang 50 – 53.

3. Lâm Chí Dũng (2012), Đánh giá kết quả điều trị thoái hóa khớp gối nặng bằng phẫu thuật thay khớp gối toàn phần tại Bệnh viện Triều An - Thành Phố Hồ Chí Minh, Luận án chuyên khoa cấp II, Học Viện Quân Y, Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Trương Trí Hữu, Đoàn Quang Phương (2014), “Kết quả phục hồi chức năng của khớp gối sau thay khớp gối toàn phần tại Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, số 18, trang 449 – 455.

5. Bùi Hồng Thiên Khanh (2011), “Kết quả ban đầu thay khớp gối toàn phần tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh”, Hội nghị thường niên Chấn Thương Chỉnh Hình, Tr.142 – 147.

6. Phạm Chi Lăng (2012), “Thay khớp gối nhân tạo toàn phần vơi mâm chày di động xoay:

Kết quả điều trị trung hạn 109 khớp gối với thời gian theo dõi trung bình 5 năm”, Tạp chí Chấn thương Chỉnh hình Việt Nam, số đặc biệt, trang 74 – 80.

7. Nguyễn Văn Phước, Nguyễn Bảo Quốc, Bùi Quang Anh Phương (2014), “Khảo sát kết quả bước đầu phẫu thuật thay khớp gối toàn phần tại Bệnh viện Cấp Cứu Trưng Vương”, Tạp chí Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, tập 18 (số 5), trang 63 – 68.

8. Đoàn Việt Quân, Nguyễn Tiến Ngọc (2016), “Ứng dụng thay khớp gối nhân tạo trong điều trị bệnh thoái hóa khớp gối”, Tạp chí Chấn Thương Chỉnh Hình Việt Nam, số đặc biệt, trang 81 – 86

9. Trương Văn To, Nguyễn Hữu Toàn, Trương Minh Hải và cộng sự (2012), “Kết quả ban đầu thay khớp gối toàn phần Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành Phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Chấn thương Chỉnh hình Việt Nam, số đặc biệt, trang 87 – 90.

10.Ahmad Hafiz Z. (2011), “Total knee replacement: 12 years retrospective review and experience”, Malaysian Orthopedics Journal, Vol 15(1), pp.34 – 38.

11. Hyung-Min Ji, Yong-Chan Ha, Ji-Hoon Baek, Young-Bong Ko (2015), “Advantage of Minimal Anterior Knee Pain and Long-term Survivorship of Cemented Single Radius Posterior-Stabilized Total Knee Arthroplasty without Patella Resurfacing”, Clinics in Orthopedic Surgery, Vol. 7(1), pp 51 – 61.

(Ngày nhận bài: 09/08/2019- Ngày duyệt đăng: 20/08/2019)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt tuyến mồ hôi nách mồ hôi nách tại chỗ điều trị tăng tiết mồ hôi nách tại khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ Bệnh viện Chợ Rẩy.9. mức

Nghiên cứu đặc điểm di căn hạch và kết quả điều trị phẫu thuật ung thư trực tràng tại bệnh viện K, Luận án tiến sĩ Y học, Trường đại học Y Hà Nội.. Đánh giá kết

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 34 mắt của 26 bệnh nhân có thể thủy tinh đục độ IV và V điều trị bằng phẫu thuật Phaco.. Ghi nhận về thị

Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này với mục tiêu tìm hiểu một số đặc điểm nuôi ăn qua ống thông dạ dày ở bệnh nhân sau phẫu thuật tim mạch và các yếu tố ảnh

Đánh giá chức năng thất phải sau phẫu thuật thay van hai lá đơn thuần hoặc kết hợp thay van động mạch chủ Evaluation of right ventricle function after isolated mitral valve

Tuy nhiên lại chưa có nghiên cứu nào về chửa ngoài tử cung đoạn bóng của bệnh nhân sau thụ tinh trong ống nghiệm đã được phẫu thuật, vì vậy chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài này

Bàn luận Nghiên cứu tiến cứu trên 3757 bệnh nhân phẫu thuật sạch và sạch nhiễm có sử dụng kháng sinh dự phòng từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2020, chúng tôi thu được kết quả đánh giá về