• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU TRỊ BỆNH NHI SỞI BIẾN CHỨNG VIÊM PHỔI NẶNG TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU TRỊ BỆNH NHI SỞI BIẾN CHỨNG VIÊM PHỔI NẶNG TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU TRỊ BỆNH NHI SỞI BIẾN CHỨNG VIÊM PHỔI NẶNG TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1

Đặng Quốc Duy1, Nguyễn An Nghĩa2

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Sởi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới, nhất là ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Viêm phổi là biến chứng hàng đầu và nguy hiểm của sởi.

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm điều trị những trẻ mắc sởi có biến chứng viêm phổi nặng tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 (BVNĐ1).

Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Mô tả 51 trường hợp trẻ mắc sởi có biến chứng viêm phổi nặng điều trị tại BVNĐ1 từ tháng 09/2018 đến tháng 03/2019.

Kết quả: Tuổi trung vị các trẻ trong nghiên cứu là 9 (7 – 21) tháng. Tất cả bệnh nhi đều được điều trị vitamin A, thuốc kháng sinh phổ rộng đường tĩnh mạch. 22 (43,1%) trẻ có điều trị IVIG. Ở nhóm bệnh nhi điều trị IVIG, 15 (68,2%) trẻ cần hỗ trợ hô hấp, trong đó 2 (13,3%) trẻ thở máy xâm lấn và 9 (60%) trẻ không đáp ứng với thở oxy qua canula mũi ban đầu cần hỗ trợ hô hấp với NCPAP. Thời gian thở oxy ẩm qua canula mũi trung bình 3,38 ± 2,1 ngày, thời gian thở CPAP trung vị 3 (3 – 6) ngày và tổng thời gian nằm viện BV Nhi Đồng 1 trung vị 9,5 (6 – 19,5) ngày ở những trẻ được hỗ trợ hô hấp không xâm lấn có điều trị IVIG. Không có trẻ nào tử vong.

Kết luận: Việc điều trị IVIG ở những bệnh nhi mắc sởi có biến chứng viêm phổi nặng chưa thực sự mang lại hiệu quả như mong đợi. Cần có những nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn để đánh giá hiệu quả của IVIG trong điều trị bệnh nhân mắc sởi có biến chứng viêm phổi nặng.

Từ khóa: bệnh sởi biến chứng viêm phổi nặng, biến chứng của sởi

ABSTRACT

CHARACTERISTICS OF TREATMENT IN CHILDREN WITH SEVERE MEASLES PNEUMONIA AT CHILDREN’S HOSPITAL 1

Dang Quoc Duy, Nguyen An Nghia

* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No. 2 - 2021: 89 - 94 Background: Measles is one of the leading causes of death in children under 5 years of age, especially in developing countries including Vietnam. Pneumonia is the major and dangerous complication of measles.

Objectives: The aim of this study was to describe the treatment outcomes in patients with severe measles related pneumonia at Children's Hospital 1.

Methods: A retrospective study of 51 pediatric measles patients admitted to Children’s Hospital 1 from 09/2018 to 03/2019.

Result: The median age of patients in the study was 9 (7 - 21) months. All children were treated with vitamin A and intravenous broad-spectrum antibiotics. 43.1% of patients were treated with IVIG. In IVIG - treated group, 68.2% of children needed respiratory support including 13.3% of children with invasive mechanical ventilation and 60% of children required respiratory support with NCPAP. The mean duration of oxygen- breathing via nasal cannula was 3.38 ± 2.1 days, the median NCPAP breathing duration was 3 (3 - 6) days. The hospital length of stay was 9 (6.5 – 17.5) days in patients treated with IVIG without invasive ventilation.

1Khoa Nhiễm- Thần kinh – Bệnh viện Nhi Đồng 1 2Bộ môn Nhi – Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: TS.BS. Nguyễn An Nghĩa ĐT: 0903199796 Email: nghianguyen@ump.edu.vn

(2)

Conclusion: Besides conventional therapies, IVIG in the treatment process of children with severe measles related pneumonia has not been as effective as expected. Therefore, studies with larger sample sizes and better designs are needed to clearly evaluate the effectiveness of IVIG in the treatment of patients with severe measles related pneumonia.

Keywords: severe measles related pneumonia, complication of measles

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sởi là một bệnh lí nhiễm trùng cấp tính gặp trên toàn thế giới gây ra bởi siêu vi sởi và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong cũng như để lại những gánh nặng về y tế đặc biệt ở trẻ em dưới 5 tuổi(1,2,3).

Vào thời điểm gần cuối năm 2018 đến đầu năm 2019, số ca mắc sởi gia tăng đáng kể trên toàn Việt Nam. Nhiều trường hợp sởi có biến chứng và sởi có biến chứng viêm phổi nặng được cách li và điều trị tại khoa Nhiễm BV Nhi Đồng 1. Rất nhiều ca sởi được ghi nhận có biến chứng viêm phổi nặng gây ra những hậu quả nặng nề cho bệnh nhân, kéo dài thời gian nằm viện, để lại di chứng trên các hệ cơ quan như hệ hô hấp, miễn dịch.

Tại Việt Nam, Hướng dẫn Chẩn đoán và Điều trị bệnh Sởi ban hành kèm theo Quyết định số 1327/QĐ-BYT ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ định điều trị IVIG khi có tình trạng nhiễm trùng nặng hoặc tình trạng suy hô hấp tiến triển nhanh, viêm não. Tuy nhiên có rất ít nghiên cứu khảo sát về vai trò của IVIG trong điều trị sởi có biến chứng nặng(1,2,4). Những báo cáo ca trên thế giới về điều trị IVIG như một liệu pháp hỗ trợ trong những trường hợp mắc sởi có biến chứng nặng cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận(5).

Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đặc điểm điều trị bệnh nhân sởi có biến chứng viêm phổi nặng tại bệnh viện Nhi Đồng 1” nhằm cung cấp những dữ kiện về vai trò của việc điều trị, đặc biệt là IVIG, trên những bệnh nhi mắc sởi có biến chứng viêm phổi nặng, từ đó góp phần đưa ra những hướng dẫn điều trị thích hợp giúp cải thiện diễn tiến lâm sàng cũng như giảm bớt gánh nặng bệnh tật do bệnh sởi gây ra.

ĐỐI TƢỢNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tƣợng nghiên cứu

Tất cả các trẻ từ 1 tháng đến 16 tuổi được chẩn đoán sởi có biến chứng viêm phổi nặng điều trị tại khoa Nhiễm bệnh viện Nhi Đồng 1 từ ngày 01/09/2018 đến ngày 30/03/2019.

Tiêu chuẩn chọn mẫu

Thỏa tiêu chí chẩn đoán sởi trên lâm sàng kèm theo ít nhất một trong các biểu hiện sau:

- Thở gắng sức,

- Thở phập phồng cánh mũi, - Co lõm ngực trung bình/nặng,

- Trẻ thở nông nhiều, thở rên, ngưng thở, tím tái, - Trẻ suy hô hấp độ 1 có sốt trên 38,5oC kèm ít nhất một trong các biểu hiện:

+ Trẻ không thể uống được hoặc giảm bú mẹ, + Trẻ có thay đổi tri giác.

Tiêu chuẩn loại trừ

Suy giảm miễn dịch mắc phải (như trẻ bị nhiễm HIV) đã biết hoặc chưa biết trước.

Trẻ có bệnh lí ác tính cần điều trị chuyên khoa kịp thời tại thời điểm mắc sởi.

Trẻ có bệnh tim bẩm sinh tím.

Trẻ có bệnh tim bẩm sinh có thông trái- phải ảnh hưởng đến huyết động.

Trẻ bị suy tim do bất kì nguyên nhân nào.

Phƣơng pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu

Hồi cứu mô tả hàng loạt ca.

Cỡ mẫu

Lấy mẫu toàn bộ.

Thu thập và xử lý số liệu

Tổng kết, phân tích và xử lí số liệu theo phần mềm SPSS 26.0.

(3)

Định nghĩa bệnh lý nền nội khoa

bạch cầu cấp ở giai đoạn duy trì, thông liên thất đã phẫu thuật, bướu nguyên bào thần kinh, hội chứng thận hư giai đoạn duy trì, thông liên nhĩ, còn ống động mạch đã đóng bằng dụng cụ, hội chứng Down, hội chứng nhiễm Rubella bẩm sinh.

Y đức

Nghiên cứu được thông qua bởi Hội đồng khoa học và đạo đức trong nghiên cứu y sinh học bệnh viện Nhi Đồng 1 số 2161/QĐ-BVNĐ1.

KẾT QUẢ

Từ 01/09/2018 đến 30/03/2019, chúng tôi ghi nhận 51 trường hợp sởi biến chứng viêm phổi nặng.

Bệnh nhi nhỏ nhất là 1 tháng tuổi, lớn nhất 12 tuổi, tuổi trung vị các bệnh nhi trong nghiên cứu là 9 (7 – 12) tháng tuổi. Bệnh nhi dưới 12 tháng tuổi chiếm 61%, trong đó 41% dưới 9 tháng, 20% là từ 9-12 tháng tuổi. Trong nhóm trẻ dưới 12 tháng tuổi, 68% các trường hợp là từ 6 đến 9 tháng tuổi. Một số đặc điểm dịch tễ khác được thể hiện trong Bảng 1.

Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ

Đặc điểm Số ca (%) Trung vị (25th - 75th) Giới tính

Nam 29 (57)

Nữ 22 (43)

Lứa tuổi (tháng) 9 (7 – 21)

Dân tộc

Kinh 49 (96,07)

Khác 2 (3,93)

Địa chỉ hiện tại

TP. HCM 22 (43)

Tỉnh khác 29 (57)

Bệnh lí nền nội khoa 12 (23,5)

Đặc điểm điều trị

Tất cả trẻ trong nghiên cứu đều hồi phục sau đợt bệnh sởi, không ghi nhận trường hợp tử vong.

Có 44 trường hợp cần hỗ trợ hô hấp chiếm tỷ lệ 86,3%. Thời gian hỗ trợ hô hấp trung vị là 3 (2- 4,75) ngày, trong đó 97,7% (43/44) trường hợp

được hỗ trợ với oxy qua cannula mũi với thời gian trung vị 2 (1-3) ngày, 29,5% (13/44) trường hợp được hỗ trợ với NCPAP với thời gian trung vị 3 (2,5-6) ngày. 100% trường hợp được điều trị kháng sinh đường tĩnh mạch với thời gian điều trị kháng sinh trung vị là 7 (5-13) ngày.

Có 22 trường hợp được chỉ định điều trị IVIG chiếm tỷ lệ 43,1%. Đặc điểm điều trị IVIG được trình bày trong Bảng 2.

Bảng 2: Đặc điểm điều trị IVIG

Đặc điểm Số ca (%)

(N = 22)

Trung vị (25th - 75th)

TB ĐLC Điều trị IVIG

Từ lúc nhập viện  dùng IVIG

(ngày) 1 (0 – 2,25)

Từ lúc bệnh có dấu hiệu nặng 

dùng IVIG (ngày) 1 (0 – 1,25)

Tổng thời gian dùng IVIG (ngày) 2 (1 – 3) Tổng liều dùng IVIG (g/kg) 1,28 0,62 Từ lúc bắt đầu dùng IVIG 

ngưng hỗ trợ hô hấp (ngày) 5 (3 – 7) Phản ứng phản vệ với IVIG 1 (4,5)

Lí do điều trị IVIG Suy hô hấp không cải thiện 12 (54,5)

Suy hô hấp và sốt cao 5 (22,7)

Sốt cao 3 (13,6)

Bệnh nền 2 (9,1)

TB ĐLC: trung bình độ lệch chuẩn

Đặc điểm điều trị sởi biến chứng viêm phổi nặng giữa nhóm có và không truyền IVIG

Một số đặc điểm về lâm sàng và cận lâm sàng được so sánh giữa nhóm trẻ có điều trị IVIG và nhóm trẻ không điều trị IVIG được thể hiện qua Bảng 3.

Bảng 3: So sánh đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng giữa nhóm truyền IVIG và không truyền IVIG

Đặc điểm

Điều trị IVIG

Giá trị P

(N = 22)

Không (N = 29) Lứa tuổi (tháng) 9

(5 - 21) 10

(7 - 22) 0,33a Triệu chứng

Sốt 21 29 -

Thân nhiệt 39oC 9 13 0,78c

Suy dinh dưỡng 9 7 0,201c

Mức độ suy hô hấp

(4)

Đặc điểm

Điều trị IVIG

Giá trị P

(N = 22)

Không (N = 29)

Độ 1 7 0 -

Độ 2 13 29 -

Độ 3 2 0 -

Kết quả cận lâm sàng

Bạch cầu máu 12 K/uL 2 3 1,0b

Tiểu cầu 450 K/uL 4 3 0,684b

CRP 10 mg/L 10 14 0,75c

CRP 100 mg/L 2 2 1,0b

IgM sởi (+) 9 10 0,45b

Cấy NTA/ETA (+) 0 0 -

Tổn thương phổi trên

X-quang 10 8 0,316c

a: Mann- Whitney U Test b: Fisher’s Exact Test c: Chi-Square Test

Trong 22 trẻ được truyền IVIG, tỷ lệ suy hô hấp độ 1 là 31,8% (7/22); suy hô hấp độ 2 là 59%

(13/22) và suy hô hấp độ 3 là 9,2% (2/22). Trong khi đó, tất cả 29 trẻ thuộc nhóm không truyền IVIG đều suy hô hấp độ 2.

Chúng tôi tiến hành so sánh các trẻ suy hô hấp độ 2 giữa nhóm có truyền IVIG và không truyền IVIG, kết quả được thể hiện trong Bảng 4.

Bảng 4: So sánh đặc điểm điều trị ở trẻ suy hô hấp độ 2 giữa nhóm truyền IVIG và không truyền IVIG

Đặc điểm

Điều trị IVIG

Giá trị P

(N = 13)

Không (N = 29) Tổng thời gian hỗ trợ hô

hấp (ngày)

6 (4 – 7,5)

2

(1 – 3) <0,001a

Số ca thở oxy qua mũi 13 29 -

Thời gian thở oxy (ngày) 3,38 ± 2,1 2 (1 – 3) 0,04a Số ca kết hợp thở CPAP 9 3 <0,001b Thời gian thở CPAP (ngày) 3 (3 – 6) -

Thời gian từ lúc ổn định suy hô hấp  xuất viện (ngày)

4 (3 – 13)

3

(2 – 6) 0,127a Tổng thời gian điều trị tại

BV Nhi Đồng 1 (ngày)

9 (6,5 – 17,5)

6

(4,5 – 9) 0,022a

a: Mann- Whitney U Test b: Fisher’s Exact Test

c: Chi-Square Test

Kết quả cho thấy thời gian hỗ trợ hô hấp, tỉ lệ các trường hợp cần hỗ trợ kết hợp với phương pháp thở áp lực dương liên tục không xâm lấn (NCPAP) đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống

kê giữa hai nhóm trẻ.

BÀN LUẬN

Đặc điểm dịch tễ

Theo y văn, những vùng có tỉ lệ tiêm ngừa sởi thấp thì lứa tuổi thường mắc bệnh nhất là từ sau sinh đến 4 tuổi(1,2). Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhi dưới 12 tháng tuổi chiếm tỷ lệ đến 61%, trong đó 41% dưới 9 tháng, 20% là từ 9-12 tháng tuổi. Ở độ tuổi từ 6 đến 9 tháng, nồng độ các kháng thể từ mẹ truyền sang đang trên đà giảm và chưa tới lúc được chủng ngừa sởi theo hướng dẫn chủng ngừa quốc gia Việt Nam.

Phân bố về độ tuổi cũng tương tự như trong các nghiên cứu của tác giả Nguyễn Minh Hằng, Li J tại Trung Quốc với trẻ dưới 12 tháng chiếm hơn 60% dân số nghiên cứu, phần lớn tập trung ở độ tuổi từ 6 tháng đến 9 tháng(6,7). Nghiên cứu của chúng tôi và tác giả Jiujun Li có lứa tuổi tương tự nhau, điều này có thể lí giải rằng do nghiên cứu thực hiện trên các trẻ mắc sởi có biến chứng viêm phổi nặng và đặc điểm này cũng được ghi nhận trong các báo cáo.

Đặc điểm điều trị

Tổng thời gian hỗ trợ hô hấp của tất cả các trẻ trong nghiên cứu có giá trị trung vị là 3 (2 – 4,75) ngày. Thời gian thở oxy qua mũi và thở CPAP lần lượt có giá trị trung vị 2 (1 – 3) ngày và 3 (2,5 – 6) ngày. Trong khi đó, tác giả Huỳnh Tiểu Niệm thực hiện nghiên cứu về đặc điểm viêm phổi có suy hô hấp ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi nhập khoa hô hấp bệnh viện Nhi Đồng 1 năm 2012 ghi nhận thời gian thở oxy và CPAP đều có giá trị trung bình là 5 ngày(8). Tác giả Cao Phạm Hà Giang thực hiện nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, vi sinh và điều trị của trẻ em viêm phổi nặng cần thở oxy tại bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2014 ghi nhận tổng thời gian hỗ trợ hô hấp trung bình 5,4 ± 5,4 ngày, thời gian thở CPAP trung bình 5,2 ± 4,2 ngày, ở nhóm viêm phổi do siêu vi thời gian cần hỗ trợ oxy/CPAP trung bình 5,7 ± 5,5 ngày(9). Chúng tôi quan sát thấy những trẻ mắc sởi có biến chứng viêm phổi nặng trong

(5)

nghiên cứu của mình có thời gian hỗ trợ hô hấp ngắn hơn so với các trẻ được chẩn đoán viêm phổi nặng điều trị tại khoa Hô hấp ở các bệnh viện chuyên khoa Nhi tại Thành phố Hồ Chí Minh, điều này có thể do khác biệt trong mức độ tổn thương phổi, cũng như cơ chế bệnh sinh suy hô hấp gây ra bởi các tác nhân khác nhau.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tất cả trường hợp đều có điều trị vitamin A với liều lượng theo hướng dẫn của WHO. Việc sử dụng 2 liều vitamin A trong 2 ngày liên tục cho thấy giảm nguy cơ tử vong ở nhóm trẻ dưới 2 tuổi và giảm nguy cơ tử vong do viêm phổi(4).

Đặc điểm điều trị IVIG

Thời gian khởi động IVIG từ sau khi nhập viện, hay bệnh nặng đều có trung vị 1 ngày. Cho thấy IVIG được dùng sớm ngay khi có chỉ định để có thể hạn chế tối đa các biến cố bất lợi có thể xảy ra. Các báo cáo sử dụng IVIG như một liệu pháp hỗ trợ cho bệnh nhân mắc sởi có biến chứng viêm phổi nặng trên thế giới cũng cho thấy hiệu quả cứu mạng, giúp bệnh nhân hồi phục(4,5). Tuy nhiên hiện tại chưa nghiên cứu nào có thiết kế tốt để chứng minh hiệu quả của việc dùng IVIG ở những trẻ mắc sởi có biến chứng viêm phổi nặng.

Tổng thời gian hỗ trợ hô hấp ở nhóm trẻ suy hô hấp độ 2 có điều trị IVIG là 6 (4 – 7,5) ngày, nhóm không điều trị IVIG 2 (1 - 3) ngày và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p <0,001).

Quan sát thấy rằng ở nhóm trẻ có dùng IVIG cần hỗ trợ hô hấp lâu hơn và 9 trong 13 trường hợp trẻ suy hô hấp độ 2 cần phải hỗ trợ kết hợp CPAP, điều này có thể do tình trạng suy hô hấp của nhóm trẻ này được đánh giá kém đáp ứng với điều trị thở oxy qua mũi ban đầu hơn so với nhóm không điều trị IVIG. Tình trạng suy hô hấp ở những trẻ này có thể do nhiều cơ chế phối hợp gây nên. Thật vậy, thời gian thở oxy qua mũi ở nhóm trẻ suy hô hấp độ 2 điều trị IVIG lâu hơn ở nhóm trẻ không điều trị IVIG và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,04). Sau khi được hỗ trợ hô hấp với thở oxy qua mũi, nếu

tình trạng suy hô hấp diễn tiến xấu hơn, hoặc không cải thiện sẽ được quyết định hỗ trợ hô hấp bằng CPAP, hoặc thở máy xâm lấn và xem xét dùng IVIG bởi các bác sĩ điều trị tại thời điểm đó. Trong nhóm trẻ không dùng IVIG chỉ có 10,3% trẻ cần kết hợp thở CPAP và không có trẻ thở máy xâm lấn, trong khi đó ở nhóm còn lại thì tỉ lệ này là 73,3% và có 2 trẻ cần thở máy xâm lấn. Thời gian thở CPAP ở nhóm trẻ suy hô hấp độ 2 có điều trị IVIG trung vị 3 (3 – 6) ngày. Do tình trạng suy hô hấp của mỗi trẻ đáp ứng khác nhau với điều trị hỗ trợ thở oxy qua mũi ban đầu và sự không tương đồng trong phương pháp hỗ trợ hô hấp ở 2 nhóm trẻ, nên chúng tôi không đánh giá được hiệu quả của việc điều trị IVIG trong thời gian bệnh nặng cần được hỗ trợ hô hấp.

Thời gian từ lúc các bệnh nhi ổn định về tình trạng hô hấp (không cần hỗ trợ hô hấp) đến khi được xuất viện có giá trị trung vị là 4 (3 - 7) ngày.

Những trẻ suy hô hấp độ 2 có điều trị IVIG là 4 (3 – 13) ngày, nhóm không điều trị IVIG là 3 (2 - 6) ngày và sự khác biệt này giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê (p=0,127). Mặc dù tình trạng suy hô hấp của những trẻ có điều trị IVIG phải hỗ trợ hô hấp lâu hơn, tỉ lệ kết hợp thở CPAP nhiều hơn ở nhóm trẻ không điều trị IVIG nhưng thời gian từ lúc bệnh nhi ổn định suy hô hấp đến khi được bác sĩ đánh giá có thể xuất viện khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nhóm trẻ không điều trị IVIG có tình trạng suy hô hấp đáp ứng tốt với thở oxy qua mũi.

Từ các dữ kiện phân tích ở trên, chúng tôi nghĩ mốc thời gian 2 ngày là tối đa dùng để theo dõi và đánh giá đáp ứng điều trị để có thể đưa ra những quyết định can thiệp kịp thời ở những trẻ mắc sởi có biến chứng viêm phổi nặng cần hỗ trợ hô hấp, mà ban đầu dung nạp được với thở oxy qua mũi song song các điều trị sởi tiêu chuẩn theo hướng dẫn quốc gia. Những trẻ mắc sởi có biến chứng viêm phổi nặng với tình trạng suy hô hấp không đáp ứng điều trị thở oxy qua mũi ban đầu hoặc sau 48 giờ và phải hỗ trợ hô hấp bằng các phương pháp có áp lực dương nên xem xét

(6)

điều trị IVIG.

KẾT LUẬN

Khác biệt về các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng giữa 2 nhóm trẻ có và không điều trị IVIG không có ý nghĩa thống kê.

Việc điều trị hỗ trợ IVIG song song với các điều trị sởi tiêu chuẩn ở những bệnh nhi mắc sởi có biến chứng viêm phổi nặng chưa thực sự mang lại hiệu quả như mong đợi. Vì vậy, cần có những nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn, thiết kế tốt hơn để có thể đánh giá rõ ràng hiệu quả của IVIG trong điều trị những bệnh nhân mắc sởi có biến chứng viêm phổi nặng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Gershon AA (2019). Measles Virus (Rubeola). In: John Bennett J, Dolin R, Blasé MJ. Mandell, Douglas, and Bennett’s Principles and Practice of Infectious Diseases, 9th ed, pp.2110-2116. Elsevier, Philadelphia, PA.

2. James DC, Debra L (2019). Measles Virus. In: Feigin and Cherry's Textbook of Infectious Disease, V1, 8th ed, pp.1754- 1770. Elsevier, Philadelphia, PA.

3. World Health Organization (2019). Measles. URL:

https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/measles.

4. Moss WJ (2017). Measles. Lancet, 390(10111):2490-2502.

5. Liyanage HJD, Faizal MAM, Kanankearachchi KPP (2016).

Management of severe measles related pneumonia, acute respiratory distress syndrome and pleural effusion with intravenous methyl prednisolone, immunoglobulin and oral vitamin A. Sri Lanka Journal of Child Health, 45(3):215-217.

6. Li J, Zhao Y, Liu Z, et al (2015). Clinical report of serious complications associated with measles pneumonia in children hospitalized at Shengjing hospital, China. J Infect Dev Ctries, 9(10):1139-1146.

7. Nguyễn Minh Hằng (2018). Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, virút và miễn dịch của bệnh sởi tại khu vực miền bắc Việt Nam, năm 2013 – 2014. Luận án Tiến sĩ Y học, chuyên ngành: Dịch tễ học.

Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Hà Nội.

8. Huỳnh Tiểu Niệm (2012). Đặc điểm viêm phổi có suy hô hấp ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi nhập khoa Hô hấp bệnh viện Nhi Đồng 1. Luận văn Thạc sĩ Y học, chuyên ngành: Nhi khoa. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

9. Cao Phạm Hà Giang (2014). Đặc điểm lâm sàng, vi sinh và điều trị của trẻ em viêm phổi nặng cần thở oxy tại bệnh viện Nhi Đồng 2. Luận văn Thạc sĩ Y học, chuyên ngành: Nhi khoa. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày nhận bài báo: 10/11/2020

Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo: 01/02/2021 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2021

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Chúng tôi xin trình bày một nghiên cứu mô tả hồi cứu về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh tại bệnh viện K, bệnh viện tuyến đầu về chăm sóc

Có nhiều tác giả đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá kết quả điều trị viêm nướu, viêm nha chu có hỗ trợ Laser diode trên bệnh nhân thông thường, như nghiên cứu

Nhận ra tầm quan trọng về kiến thức chăm sóc bệnh nhi viêm phổi của các bà mẹ và xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“Thay đổi kiến thức chăm sóc trẻ viêm

Kết quả chăm sóc, điều trị bệnh nhi tay chân miệng: Được thể hiện qua tiến triển các triệu chứng lâm sàng tại các thời điểm vào viện, sau 3 ngày, 5 ngày, 7 ngày và khi ra viện; thời

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, gồm 61 bệnh nhân được chẩn đoán là động kinh đến khám và điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Quân y 17, Đà Nẵng, dữ liệu thu thập gồm

Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống ung thư cổ tử cung của những bệnh nhân đang điều trị các bệnh phụ khoa tại Khoa Điều trị theo yêu cầu Bệnh viện Phụ sản Trung ương Kiến

Về phân loại, chúng tôi áp dụng tiêu chuẩn Porto có chỉnh sửa của ESPGHAN, cụ thể bệnh nhân có hình ảnh nội soi phù hợp với viêm loét đại tràng có kèm theo: chậm phát triển chiều cao

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NẤM DA DO BÔI CORTICOID TINEA INCOGNITO BẰNG ITRACONAZOLE TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU CẦN THƠ NĂM 2017-2018 Hồ Minh Chánh, Nguyễn Thị Thúy Liễu,