• Không có kết quả nào được tìm thấy

đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, nguyên nhân và mức độ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, nguyên nhân và mức độ"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, NGUYÊN NHÂN VÀ MỨC ĐỘ NẶNG BỆNH NHÂN CHOÁNG NHIỄM TRÙNG TẠI BỆNH VIỆN

ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2016-2018

Trần Nguyễn Trọng Phú*, Ngô Văn Truyền Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

*Email:tntphu@ctump.edu.vn

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: choáng nhiễm trùng là một bệnh lí cấp cứu nặng, tỉ lệ tử vong cao, đòi hỏi chẩn đoán và xử trí kịp thời. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, nguyên nhân và mức độ nặng bệnh nhân choáng nhiễm trùng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 150 bệnh nhân choáng nhiễm trùng từ tháng 5/2016-5/2018 tại Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ. Kết quả: bệnh nhân khởi phát bệnh ở bệnh viện 40,7%; đa phần mắc các bệnh lí nền như tim mạch 46%, nội tiết 30,7%, thần kinh 12,7%; tỉ lệ tăng thân nhiệt 47,3%; 60% có thiểu niệu; 65,3% có tăng số lượng bạch cầu, 6% có giảm. Nguồn nhiễm trùng thường gặp nhất là hô hấp 44,7%; tiêu hóa 30,0%; tỉ lệ cấy máu dương tính thấp (17,3%) với tác nhân Gram âm thường gặp. Về mức độ nặng, 100% bệnh nhân có tổn thương tim mạch, 92% hô hấp, 61,1% thận; điểm SOFA trung bình 10,1±2,69, điểm APACHE II 22,0±7,01. Kết luận: bệnh nhân choáng nhiễm trùng phần lớn có bệnh nền, tổn thương nhiều cơ quan và thường do vi trùng Gram âm. Khi tiếp cận bệnh nhân CNT, nhiễm trùng từ hô hấp, tiêu hóa cần được tầm soát vì đây là các nguồn nhiễm thường gặp nhất.

Từ khóa: choáng nhiễm trùng, Sepsis-3, SOFA, APACHE II.

ABSTRACT

THE CLINICAL AND LABORATORY FEATURES, CAUSES AND SEVERITY OF SEPTIC SHOCK PATIENTS

AT CAN THO CENTRAL GENETRAL HOSPITAL IN 2016-2018

Tran Nguyen Trong Phu, Ngo Van Truyen Can Tho University of Medicine and Pharmacy Background: septic shock is a life-threatening disease which requires urgent diagnosis and management. Objectives: to learn about the clinical and laboratory features, source of infection and severity of septic shock patients. Materials and method:

a descriptive cross-sectional study on 150 septic shock patients from May 2016 to May 2018 at Intensive Care Unit of Can Tho Central Geneneral Hospital. Results: 40,7%

septic shock patients were healthcare-associated; common comorbidities were cardiovascular (46%), endocrine (30,7%) and neurologic diseases (12,7%). Only 47,3%

showed elevated temperature; 60% had oligouria; 65,3% leukocytosis, 6% leukopenia.

The main sources of infection were respiratory tract (44,7%) and digestive system (30,0%). Positive blood culture rate was low (17,3%), mainly Gram-negative pathogens.

In term of severity, 100% patients had disorder of cardiovascular system, 92% in respitory and 61,1% in renal system; mean SOFA and APACHE II score were 10,1±2,69 and 22,0±7,01 respectively. Conclusion: septic shock patients tend to have many comorbidities, organ function disorders and causative Gram-negative bacteria.

Approaching septic shock patients, infection from respiratory and gastrointestinal system should be scanned for, as these are the most common sources.

(2)

Keywords: septic shock, Sepsis-3, SOFA, APACHE II.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Cùng với sự gia tăng gánh nặng nhiễm trùng huyết (NTH) trên phạm vi toàn cầu, choáng nhiễm trùng (CNT) cũng là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tỉ lệ mới mắc CNT hàng năm theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới vào khoảng 24 triệu trường hợp.

Gánh nặng bệnh tật do CNT còn cao hơn ở những nước có thu nhập trung bình và thấp [11]. Những năm gần đây, mặc dù có nhiều tiến bộ trong điều trị nhưng tỉ lệ tử vong do CNT vẫn còn cao và có xu hướng tăng dần. Tại Mỹ, CNT dẫn đầu trong các nguyên nhân gây tử vong ở nhóm bệnh nhân tại khoa hồi sức tích cực (HSTC). Nghiên cứu tại Anh cho thấy CNT chiếm 19,9% bệnh nhân ở các khoa hồi sức, tỉ lệ tử vong là 56% [9]. Nghiên cứu tại 150 bệnh viện châu Á cho thấy tỉ lệ CNT là 10,9%; tỉ lệ tử vong 44,5%. [5]. Tỉ lệ tử vong tại một số bệnh viện Việt Nam dao động từ 42,9 đến 59,4% [1], [5]. Riêng tại khoa HSTC Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ, tỉ lệ này vẫn còn rất cao: từ 66,7 đến 71,7% [3], [4]. Việc tìm hiểu các đặc điểm của bệnh nhân CNT là hết sức cần thiết để tiếp tục có các kiến nghị nhằm làm giảm tỉ lệ tử vong của bệnh, chúng tôi tiến hành đề tài này với các mục tiêu như sau:

1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, nguồn nhiễm và tác nhân gây bệnh ở bệnh nhân choáng nhiễm trùng tại Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ.

2. Đánh giá mức độ nặng choáng nhiễm trùng tại Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ năm 2016-2018.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

Bệnh nhân CNT từ 18 tuổi điều trị tại khoa HTSC – Chống độc Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ năm 2016-2018.

Tiêu chuẩn chọn mẫu: thỏa 3 tiêu chuẩn chẩn đoán CNT theo Sepsis-3 [10]:

- Bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm trùng huyết: có tình trạng nhiễm trùng kèm theo điểm SOFA tăng từ 2 điểm.

- Bệnh nhân tụt huyết áp nặng không đáp ứng với bù dịch, phải dùng thuốc vận mạch để nâng huyết áp động mạch trung bình (HATB)≥65mmHg.

- Lactate máu ≥2mmol/L.

Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh nhân hoặc người nhà không đồng ý tham gia nghiên cứu, có bằng chứng choáng do các nguyên nhân khác (choáng tim, choáng phản vệ…).

Địa điểm, thời gian nghiên cứu: khoa HSTC – Chống độc Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ từ tháng 5/2016 đến 5/2018.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang.

Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: 150 bệnh nhân tính theo công thức ước lượng tỉ lệ, chọn mẫu thuận tiện.

(3)

Phương pháp thu thập số liệu: hỏi bệnh, khám lâm sàng, thực hiện các cận lâm sàng: huyết học, sinh hóa, vi sinh (cấy máu, cấy bệnh phẩm đường vào), cận lâm sàng hình ảnh học phù hợp (Xquang, siêu âm bụng), đánh giá mức độ nặng theo thang điểm SOFA và APACHE II, sau đó ghi nhận vào phiếu nghiên cứu.

Nội dung nghiên cứu: Ghi nhân các thông số về tuổi, giới tính của bệnh nhân, Nơi phát bệnh: bệnh viện (khi khởi phát sau 48 giờ nằm viện) hoặc cộng đồng. Nguồn nhiễm:

hô hấp (viêm phổi, mủ màng phổi), tiêu hóa (viêm ruột thừa, nhiễm trùng đường mật), da mô mềm (viêm mô tế bào), tiết niệu… Thân nhiệt, HATB, mạch, lượng nước tiểu, nồng độ lactate, procalcitonin, glucose máu. Số cơ quan bị tổn thương (tăng 1 điểm theo SOFA), điểm SOFA, điểm APACHE II.

Phương pháp xử lí số liệu: xử lí bằng phần mềm SPSS 18.0.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Từ tháng 5/2016 đến 5/2018 có 150 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn được đưa vào nghiên cứu, trong đó 54% là nam. Tỉ lệ bệnh nhân từ 60 tuổi là 71,3%. Độ tuổi trung bình là 68,5±15,52. Tỉ lệ phát bệnh ở cộng đồng là 59,3%, bệnh viện 40,7%.

Bảng 1. Các nhóm bệnh lí nền ở bệnh nhân choáng nhiễm trùng

Bệnh lí nền n Tỉ lệ (%)

Nhóm bệnh tim mạch 69 46,0

Nhóm bệnh nội tiết 46 30,7

Nhóm bệnh thần kinh 19 12,7

Nhóm bệnh hô hấp 17 11,3

Nhóm bệnh gan 10 6,7

Nhóm bệnh ung thư 4 2,7

Nhóm bệnh huyết học 3 2,0

Có ít nhất một bệnh 130 86,7%

Không mắc bệnh trước đó 20 13,3%

Nhận xét: các nhóm bệnh lí nền thường gặp là tim mạch với 46%, nội tiết 30,7%;

thần kinh 12,7%. Đa phần bệnh nhân có ít nhất một bệnh lí nền đi kèm (86,7%).

Bảng 2. Các nguồn nhiễm trùng tiên phát

Nguồn nhiễm n Tỉ lệ (%) Nguồn nhiễm n Tỉ lệ (%)

Hô hấp 67 44,7 Tiết niệu 12 8,0

Tiêu hoá 45 30,0 Không rõ 10 6,7

Da mô mềm 13 8,7 Thần kinh 3 2,0

Nhận xét: CNT từ đường hô hấp thường gặp nhất với 44,7%; kế đến là tiêu hóa với 30%. Có 10 trường hợp không rõ nguồn nhiễm.

Bảng 3. Đặc điểm một số triệu chứng lâm sàng của choáng nhiễm trùng bệnh nhân

Triệu chứng Mức độ n % Trung bình

Nhiệt độ

<36,50C 2 1,3

37,9±0,990C 36,5-37,50C 77 51,3

>37,50C 71 47,3

HA trung bình (HATB)

<65mmHg 135 90,0

50,5±13,29mmHg

≥65mmHg 15 10,0

(4)

Triệu chứng Mức độ n % Trung bình Nhịp tim

60-90 nhịp/phút 24 16,0 110,7±18,85 nhịp/phút

>90 nhịp/phút 126 84,0

Lượng nước tiểu Vô niệu 9 6,0

2020±1258,0mL

Thiểu niệu 7 4,7

Bình thường 134 89,0

Nhận xét: 51,3% bệnh nhân có thân nhiệt trong giới hạn bình thường, nhiệt độ trung bình là 37,9±0,990C, 10% bệnh nhân có HATB không giảm. Tỉ lệ vô niệu hoặc thiểu niệu thấp, lần lượt 6,0% và 4,7%.

Bảng 4. Đặc điểm một số cận lâm sàng ở bệnh nhân choáng nhiễm trùng

Cận lâm sàng Mức độ n % Trung vị [khoảng tứ vị]

Số lượng bạch cầu

Bình thường 43 28,7

16,3 [9,6-23,0]

Tăng 98 65,3

Giảm 9 6,0

Procalcitonin <10ng/mL 47 31,3

26,2 [5,5-91,6]

10-100ng/mL 69 46,0

>100ng/mL 34 22,7

Glucose (mmol/L) 8,3 [6,0-12,5]

Lactate (mmol/L) 5,4 [3,4-8,8]

Nhận xét: 65,3% có tăng số lượng bạch cầu, 6% có giảm. Thường gặp procalcitonin ở mức 10-100ng/mL (46%). Trung vị lactate là 5,4mmol/L.

Bảng 5. Các tác nhân gây bệnh xác định bằng cấy máu

Tác nhân n Tỉ lệ (%)

Vi trùng Gram âm 23 98,0

Escherichia coli 6 4,0

Stenotrophomonas maltophilia 6 4,0

Acinetobacter baumannii 2 1,3

Burkholderia cepacia 2 1,3

Pseudomonas luteola 1 0,7

Achromobacter denitrificans 1 0,7

Bordetella bronchiseptica 1 0,7

Cronobacter sakazakii 1 0,7

Khác 3 2,1%

Vi trùng Gram dương: Staphylococcus aureus 2 1,3

Vi nấm: Candida albicans 1 0,7

Tổng số ca cấy máu dương tính 26 17,3%

Nhận xét: Escherichia coliStenotrophomonas maltophilia là hai vi trùng Gram âm thường gặp nhất chiếm tỉ lệ bằng nhau (4,0%).

Bảng 6. Tổn thương các hệ cơ quan

Cơ quan tổn thương n Tỉ lệ (%) Số cơ quan bị tổn thường

Tim mạch 150 100

3,8±1,03 cơ quan

Hô hấp 138 92,0

Thận 92 61,3

(5)

Cơ quan tổn thương n Tỉ lệ (%) Số cơ quan bị tổn thường

Thần kinh 76 50,7

Huyết học 60 40,0

Gan 50 33,3

Nhận xét: 100% bệnh nhân có tổn thương tim mạch, kế đến là hô hấp với 92%.

Bảng 7. Điểm SOFA, APACHE II và mối liên quan với một số yếu tố

Yếu tố SOFA p APACHE II p

Chung 10,1±2,69 22,0±7,01 -

Nam 10,2±3,09

0,59 21,8±7,61

0,78

Nữ 10,0±2,14 22,1±6,29

<60 tuổi 10,4±2,84

0,44 19,8±6,68

0,02

≥60 tuổi 10,0±2,64 22,8±6,99

Cộng đồng 9,7±2,71

0,03 20,4±6,98

0,001

Bệnh viện 10,7±2,57 24,2±6,46

Có bệnh nền 10,6±2,58

0,128 24,6±6,62

0,001

Không 9,9±2,73 20,6±6,84

Nguồn: hô hấp 10,4±2,57

0,346 22,8±7,07

0,17

Nguồn: khác 9,9±2,79 21,2±6,92

Cấy máu (+) 10,0±3,04

0,85 20,7±6,15

0,26

Cấy máu (-) 10,2±2,62 22,2±7,17

Procalcitonin máu - 0,13 - 0,24

Lactate máu - 0,04; r=0,168* - 0,99

Glucose máu - 0,34 - 0,03; r=0,179*

*Tương quan Spearman.

Nhận xét: điểm SOFA và APACHE II trung bình là 10,1±2,69 và 22,0±7,01. Tuổi, nơi phát bệnh, có bệnh lí nền, lactate và glucose máu có liên quan với mức độ nặng.

IV. BÀN LUẬN

Tỉ lệ bệnh nhân nam là 54%, hơi cao hơn tỉ lệ bệnh nhân nữ (46%). tương tự nghiên cứu Nguyễn Xuân Vinh (nam 53,1%) [6], ghi nhận này cũng phù hợp với y văn, các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy NTH thường xảy ra trên bệnh nhân nam [8]. Nhóm bệnh nhân lớn tuổi (>60 tuổi) chiếm tỉ lệ rất cao với 71,3%. Độ tuổi trung bình của bệnh nhân CNT là 68,5±15,52 tuổi. Tỉ lệ này tương đồng với kết quả nghiên cứu của các tác giả như Nguyễn Xuân Vinh (81,2%) [6], Dương Thiện Phước (73,9%) [3], Jean-Pierre Quenot (71,2%) [8]. Như vậy đa phần bệnh nhân CNT thuộc nhóm người cao tuổi, đây là đối tượng đặc biệt, quá trình lão hóa làm suy yếu chức năng miễn dịch nên bệnh nhân dễ bị các nhiễm trùng nặng.

Về đặc điểm nơi phát bệnh, kết quả cho thấy bệnh nhân CNT 59,3% khởi phát ở cộng đồng, 40,7% bệnh viện; thấp hơn nghiên cứu của Marx G. tại Đức: 57,2% khởi phát tại bệnh viện [7]. Sự khác biệt này có thể do mẫu nghiên cứu của chúng tôi nhỏ chưa ánh chính xác tỉ lệ. Tỉ lệ bệnh nhân khởi phát ở bệnh viện cao là điều cần quan tâm vì đây là đối tượng nặng, nguy cơ nhiễm trùng kháng thuốc, điều trị khó khăn.

(6)

Các bệnh lí nền của bệnh nhân CNT thường gặp nhất là bệnh tim mạch với 46%, kế đến là bệnh nội tiết 30,7%. Nghiên cứu của tác giả Dương Thiện Phước ghi nhận bệnh nhân CNT có bệnh kèm theo như tim mạch 40,2%; đái tháo đường 22,4% [3]. Như vậy các kết quả nghiên cứu là có sự tương đồng. Điều này là do bệnh nhân lớn tuổi trong nhóm nghiên cứu chiếm tỉ lệ cao, là đối tượng thường mắc các bệnh kèm theo như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành.

Choáng nhiễm trùng có nguồn gốc từ đường hô hấp thường gặp nhất với 44,7%; kế đến là từ đường tiêu hóa với 30%, da mô mềm 8,7%; tiết niệu 8,0%, thần kinh 2%. Kết quả này cũng tương đồng với tác giả Nguyễn Xuân Vinh: hô hấp 31,2%, tiêu hóa 25%, tiết niệu 18,8%; da mô mềm 9,4% [6]. Nhìn chung đường hô hấp và tiêu hóa là hai nguồn nhiễm trùng hàng đầu gặp ở bệnh nhân CNT. Điều này có thể do đặc điểm khí hậu nhiệt đới của nước ta, điều kiện sinh hoạt ăn uống chưa kỹ lưỡng, khi tiếp cận và điều trị bệnh nhân CNT cần lưu ý những đường vào thường gặp này để có điều trị ban đầu phù hợp.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tỉ lệ bệnh nhân CNT không có tăng thân nhiệt là (47,4%), tương đối thấp hơn nghiên cứu của Phù Kỳ Thạnh (60%) [4]. Nhìn chung triệu chứng sốt không phải luôn gặp ở bệnh nhân CNT, có thể do bệnh nhân sử dụng thuốc hạ sốt hoặc được điều trị kháng sinh trước đó, bên cạnh đó do đa số bệnh nhân lớn tuổi, biểu hiện sốt cũng không rõ ràng. Tỉ lệ bệnh nhân CNT có nhịp tim nhanh là 84%, tương tự nghiên cứu của Phù Kỳ Thạnh (mạch nhanh 88,9%) [4]. Bệnh nhân choáng thường có nhịp tim nhanh cho phản xạ bù trừ hoặc do sốt. Triệu chứng vô niệu và thiểu niệu ở bệnh nhân CNT trong nghiên cứu của chúng tôi là ít gặp, tỉ lệ lần lượt là 6% và 4,7%. Nhóm triệu chứng này gợi ý bệnh nhân có giảm tưới máu thận, hoặc do co mạch thận trong bệnh cảnh choáng nhằm tái phân bố máu từ vùng vỏ đến vùng tủy thận.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, 65,3% bệnh nhân CNT có tăng số lượng bạch cầu, 6% có giảm, tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Phù Kỳ Thạnh 2017 với tăng SLBC chiếm 62,2%; giảm 4,5% [4]. Ngoài tình trạng tăng bạch cầu do nhiễm trùng, CNT có thể gây ức chế tủy làm giảm bạch cầu nên đặc điểm này là phù hợp với y văn. Tỉ lệ procalcitonin ở mức >10ng/mL là 68,7%, tương tự Phù Kỳ Thạnh: 68,9% [4]. Ghi nhận này là phù hợp vì procalcitonin là xét nghiệm đặc hiệu cho tình trạng nhiễm trùng, trong CNT thường tăng cao. Nồng độ glucose máu ở bệnh nhân CNT có trung vị là 8,3mmol/L, tương tự nghiên cứu của Dương Thiện Phước (8,1mmol/L) [3]. Bệnh nhân có tình trạng bệnh lí cấp nặng, glucose máu thường tăng cao do phản ứng. Nồng độ lactate máu có trung vị là 5,4 mmol/L, tương tự Dương Thiện Phước (5,3mmol/L) [3], thấp hơn của Đặng Văn Hải 7,91mmo/L [2]. Nồng độ lactate máu phản ánh tình trạng cung cấp oxy mô, bệnh nhân CNT thường có lactate máu tăng cao, chủ yếu do giảm tưới máu mô do rối loạn vi tuần hoàn.

Đa số bệnh nhân CNT trong nghiên cứu của chúng tôi có kết quả cấy máu dương tính thấp (17,3%). Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Dương Thiện Phước 16,3%

[3]; Nguyễn Xuân Vinh 21,9% [6]; Tỉ lệ cấy máu dương tính thấp có thể do bệnh nhân sử dụng kháng sinh trước đó, mặc khác do đặc tính cấy máu cần đúng kỹ thuật, nhiều lần và vào

(7)

những thời điểm thích hợp thì khả năng dương tính cao hơn. Kết quả này cũng cho thấy việc điều trị nhiễm trùng theo kinh nghiệm là hết sức quan trọng do khả năng không xác định được tác nhân gây bệnh và đặc điểm kháng sinh đồ.

Vi trùng Gram âm là tác nhân gây bệnh thường gặp ở cấy máu (98%). Tỉ lệ nhiễm trùng Gram âm trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Đặng Văn Hải (72,2%) [2]. Điểm khác biệt có thể do nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ bệnh nhân nhiễm trùng bệnh viện tương đối cao, vi trùng gây nhiễm trùng bệnh viện thường là Gram âm. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy Escherichia coliStenotrophomonas maltophilia là hai vi trùng Gram âm thường gặp nhất chiếm tỉ lệ bằng nhau (4,0%).

Staphylococcus aureus chiếm 1,3% là tác nhân Gram dương duy nhất. Kết quả này tương tự nghiên cứu của Dương Thiện Phước, với Escherichia coli 3,3% [3].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, 100% bệnh nhân có tổn thương tim mạch do đây là tiêu chuẩn chọn mẫu. Tỉ lệ có tổn thương hô hấp là 92%, cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Xuân Vinh 59,4% [6]. Tỉ lệ tổn thương hô hấp cao ngoài do trong bệnh cảnh CNT còn do bệnh lý nguyên phát (như viêm phổi), tỉ lệ bệnh nhân có nguồn nhiễm trùng từ hô hấp trong nghiên cứu của chúng tôi là cao. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận trung bình có 3,8±1,03 cơ quan tổn thương. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Xuân Vinh (2,88±1,28) [6], Nguyễn Thị Hoàng Anh (2,94±1,27) [1], khác biệt này có thể do địa điểm nghiên cứu là khoa HSTC bệnh viện hạng 1, tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nặng hơn so với nghiên cứu tại khoa cấp cưu như tác giả Nguyễn Thị Hoàng Anh.

Điểm SOFA trung bình trong nghiên cứu là 10,1±2,69 điểm. Kết quả này là cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Xuân Vinh (8,28±1,74) [6], Nguyễn Thị Hoàng Anh (9,88±3,51) [1]. Sự khác biệt có thể do những lí do đã đề cập ở mục 4.8. Điểm APACHE II trong nghiên cứu của chúng tôi là 22,0±7,01, kết quả này tương đồng với kết quả của Nguyễn Xuân Vinh (22,69±3,22) [6], Phạm Thị Ngọc Thảo (22,8±8,7) [5]. Sự tương đồng này cho thấy bệnh nhân CNT có tình trạng rối loạn chức năng nặng, tỉ lệ tử vong khoảng 40% với mức APACHE II từ 20-24 điểm. Các yếu tố có liên quan đến mức độ nặng là tuổi, nơi phát bệnh, bệnh lí đi kèm: điểm SOFA và APACHE II trung bình cao hơn ở nhóm từ 60 tuổi, khởi phát bệnh viện, có bệnh lí đi kèm. Ghi nhận này hoàn toàn phù hợp vì đây là đối tượng có cơ địa lão hóa, suy giảm miễn dịch, dễ rơi vào CNT nặng. Việc điều trị ở nhóm bệnh nhân này rất khó khăn, tỉ lệ tử vong cao.

V. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu trên 150 bệnh nhân CNT tại khoa HSTC Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ, chúng tôi nhận thấy đây là bệnh lí nặng, biểu hiện qua điểm trung bình SOFA, APACHE II cao; mặt khác lại xuất hiện trên bệnh nhân lớn tuổi, nhiều bệnh lí mạn tính đi kèm, nguồn gốc nhiễm trùng bệnh viện tương đối cao, tổn thương nhiều cơ quan như hô hấp, tim mạch, thận... Cấy máu cho thấy vi trùng Gram âm thường gặp, nhưng chủ yếu là không xác định được vi trùng gây bệnh. Tiếp cận chẩn đoán bệnh nhân CNT cần tránh bỏ sót các trường hợp biểu hiện nhiễm trùng không rõ (không thay đổi thân

(8)

nhiệt, không thay đổi số lượng bạch cầu, procalcitonin thấp) và chú ý tìm các ổ nhiễm trùng ở đường hô hấp, tiêu hóa vì đây là các nguồn nhiễm chiếm tỉ lệ cao nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Hoàng Anh (2017), Đánh giá kết quả bước đầu điều trị nhiễm khuẩn huyết nặng và sốc nhiễm khuẩn trong 6 giờ đầu theo hướng dẫn "Chiến dịch hồi sức nhiễm khuẩn huyết nặng và sốc nhiễm khuẩn", Hội nghị khoa học kỹ thuật thường niên lần thứ 34, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Đặng Văn Hải (2014), Nghiên cứu giá trị nồng độ lactate máu trong tiên lượng bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.

3. Dương Thiện Phước, Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn Tấn Đạt (2017), "Nguyên nhân và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng và đánh giá kết quả điều trị choáng nhiễm trùng tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ 2016-2017", Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 11-12, tr. 1-8.

4. Phù Kỳ Thạnh (2017), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị sốc nhiễm khuẩn trong 6 giờ đầu tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2016-2017, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.

5. Phạm Thị Ngọc Thảo, Nguyễn Gia Bình, Trần Thanh Cảng và cộng sự (2011), "Nghiên cứu tình hình điều trị nhiễm khuẩn nặng và sốc nhiễm khuẩn tại các khoa hồi sức tích cực khu vực Châu Á", Y Học TP. Hồ Chí Minh, 15(1), tr. 550-557.

6. Nguyễn Xuân Vinh, Hoàng Văn Quang (2015), "Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc Bệnh viện Thống Nhất", Y Học TP. Hồ Chí Minh, 19(5), tr. 135-140.

7. Marx G, SepNet Critical Care Trial Group (2016), "Incidence of severe sepsis and septic shock in German intensive care units: the prospective, multicentre INSEP study", Intensive Care Medicine, 44(1), tr. 153-156.

8. Quenot JP, Binquet C, Kara F, et al. (2013), "The epidemiology of septic shock in French intensive care units: the prospective multicenter cohort EPISS study.", Critical Care, 17(2), pp. R65.

9. Shankar-Hari M, Harrison DA et al. (2017), "Epidemiology of sepsis and septic shock in critical care units: comparison between sepsis-2 and sepsis-3 populations using a national critical care database", British Journal of Anaesthesia, 0(0), pp. 1-11.

10. Singer M, Deutschman CS, et al. (2016), "The Third International Consensus Definitions for Sepsis and Septic Shock (Sepsis-3)", JAMA, 315(8), pp. 801-810.

11. World Health Organization (2017), Improving the prevention, diagnosis and clinical management of sepsis, Seventieth World Health Assembly.

(Ngày nhận bài: 06/8/2018- Ngày duyệt đăng: 18/9/2018)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị dậy thì sớm trung ương vô căn tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh.. Kết luận: Thời gian xuất hiện

Chúng tôi xin trình bày một nghiên cứu mô tả hồi cứu về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh tại bệnh viện K, bệnh viện tuyến đầu về chăm sóc

Chúng tôi thực hiện nghiên cứu mô tả cắt ngang mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xác định biến thể gen của HPV ở bệnh nhân Ung thư cổ tử cungI. Ung thư cổ tử

Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nồng độ lactat máu ở bệnh nhân suy tim cấp có phân suất tống máu giảm không có sốc tim..

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ VI KHUẨN HỌC CỦA NHIỄM TRÙNG HUYẾT SƠ SINH Nguyễn Ngọc Vi Thư*, Phạm Thị Tâm, Võ Thị Khánh Nguyệt Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Tiêu chuẩn lựa chọn: Bệnh nhân được chẩn đoán xác định VMDU: dựa vào dấu hiệu lâm sàng ngạt tắc mũi, ngứa mũi, chảy mũi, hắt hơi, tiền sử bệnh, test lẩy da dương tính với các dị nguyên

TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 42/2021 91 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, GIÁ TRỊ CỦA BẠCH CẦU, TIỂU CẦU, C REACTIVE PROTEIN TRONG TIÊN LƯỢNG TỬ VONG CỦA NHIỄM TRÙNG

Với mong muốn điều trị cho bệnh nhân viêm mũi xoang mạn có dị hình vách ngăn, xuất phát từ thực tế lâm sàng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu: Khảo sát đặc điểm hình thái