• Không có kết quả nào được tìm thấy

Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, thực trạng điều trị bệnh nhân suy tim cấp nhập viện tại Bệnh viện Tim Hà Nội

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, thực trạng điều trị bệnh nhân suy tim cấp nhập viện tại Bệnh viện Tim Hà Nội"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, thực trạng điều trị bệnh nhân suy tim cấp nhập viện tại Bệnh viện Tim Hà Nội

Vũ Quỳnh Nga*, Trần Thanh Hoa, Nguyễn Văn Sơn

TÓM TẮT

Từ tháng 1.2018 đến 12.2018 có 475 người bệnh nhập viện do suy tim cấp hoặc mất bù, gồm 63,8% là nam và 36, 2% là nữ. Tuổi người bệnh nhập viện trung bình 69,1 ± 13,8; có 63,6% được chẩn đoán suy tim mới phát hiện; 41,4% người bệnh có EF 40 – 50% và 58,6% người bệnh có EF

< 40%; thời gian nằm viện trung bình là 8.3 ± 6.2 ngày (1- 46 ngày); có 5 người bệnh chiếm 1.1% bị tử vong tại viện; trong đó có 1 người bệnh điều trị 1 ngày do quá nặng nên đã tử vong; các biện pháp can thiệp, hỗ trợ tuần hoàn và hô hấp được sử dụng là cấy máy CRT, CRT-D, lọc máu liên tục, IABP, phá vách liên nhĩ và ECMO. Kết quả điều trị suy tim cấp nhập viện tại bệnh viện Tim Hà Nội là khả quan với tỷ lệ ổn định ra viện là 87,7%.

Từ khóa: Suy tim cấp

CLINICAL, PARACLINICAL CHARACTERISTICS AND REAL –WORLD

TREATMENT OF ACUTE HEART FAILURE AT HANOI HEART HOSPITAL

ABSTRACT

From January 2018 to december 2018, 475 patients were hospitalized due to acute heart failure or decompensation ,63,8% male and 36, 2% female. Mean age 69,1 ± 13,8; 63,6% newly discovered heart failure; 41,4% EF 40 – 50% and 58,6% EF < 40%; number of Hopital days 8.3 ± 6.2 days (1- 46 days); there are five (1.1%) patients died in hospital; among them a patient who was treated for one day due to severe illness died; we have used interventions, assisted circulation and respiration such as CRT, CRT-D, CVVH, IABP, atrial septal defect and ECMO.

Results of treatment of acute heart failure at Hanoi Heart Hospital is feasible with rate of discharge is 87,7%.

Keyword: acute heart failure

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Suy tim là hậu quả của nhiều bệnh gây ra rối loạn về cấu trúc và chức năng của tim như: bệnh lý van tim, bệnh tim bẩm sinh, tăng huyết áp, bệnh mach vành, nhồi máu cơ tim…

Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị, tỷ lệ tử vong của suy tim là 50% trong vòng 5 năm sau khi được chẩn đoán. Trong nghiên cứu ARIC, tỷ lệ tử vong sau nhập viện 30 ngày, 1 năm, 5 năm tương ứng là 10,4%, 22%, 42,3%[8]. Còn trong nghiên cứu EFICA, tỷ lệ tử

vong sau 4 tuần và 1 năm là 27 và 46%[9].27 Suy tim cấp/ mất bù là thuật ngữ dùng để mô tả sự thay đổi từ từ hoặc nhanh chóng các dấu hiệu, triệu chứng của suy tim dẫn đến đòi hỏi phải có điều trị cấp cứu, thường là phải nhập viện cấp cứu. Trên thế giới có khá nhiều nghiên cứu sổ bộ về tình hình người bệnh suy tim nhập viện và từ đó đưa ra các

Bệnh viện Tim Hà Nội

*Tác giả liên hệ:

Vũ Quỳnh Nga -Email: vuquynhnga@timhanoi.vn – 0913008042 Ngày nhận bài: 12/11/2021 Ngày cho phép đăng: 28/12/2021

(2)

biện pháp giúp cải thiện tình trạng điều trị suy tim. Tại Bệnh viện Tim Hà nội, những năm gần đây, cùng với sự phát triển khoa học công nghệ, sự phát triển các biện pháp điều trị hiện đại như can thiệp mạch vành, phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành, thay van tim … đã giúp cứu sống được rất nhiều người bệnh. Tuy nhiên, các người bệnh này vẫn còn phải tiếp tục điều trị suy tim như là biến chứng của các bệnh ban đầu và do đó cũng làm tăng lên số lượng người bệnh bị suy tim, cả suy tim cấp và suy tim mất bù phải nhập viện. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với:

1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh suy tim cấp nhập viện

2. Mô tả thực trạng điều trị suy tim theo các hướng dẫn điều trị suy tim hiện hành tại Bệnh viện Tim Hà Nội.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

2.1. Đối tượng nghiên cứu: Bao gồm 475 người bệnh được chẩn đoán là suy tim cấp hoặc mất bù theo tiêu chuẩn của Hội Tim mạch Châu Âu (ESC) được nhập viện điều trị tại Bệnh viện Tim Hà nội và có phân xuất tống máu thất trái EF

50%. Những người bệnh được chẩn đoán là suy

tim cấp với đủ 3 tiêu chuẩn dựa theo tiêu chuẩn của Hội Tim mạch Châu Âu (ESC):

- Triệu chứng cơ năng: khó thở khi gắng sức, hoặc khi nghỉ ngơi, mệt mỏi, uể oải, phù mắt cá chân.

- Triệu chứng thực thể: nhịp tim nhanh, thở nhanh nông, rales ẩm đáy phổi, tràn dịch màng phổi, tĩnh mạch cổ nổi, gan to, phù ngoại biên.

- Dấu chứng bất thường về cấu trúc và chức năng tim lúc nghỉ: tim to, tiếng ngựa phi, âm thổi ở tim, siêu âm tim bất thường, xét nghiệm máu có BNP tăng.

Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang, cỡ mẫu thuận tiện. Thu thập tất cả người bệnh thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn như trên được nhập viện trong thời gian nghiên cứu. Tất cả các dữ liệu thu thập được lưu trữ và phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS 22.0. Các số liệu thu thập được của nghiên cứu được xử lý theo thuật toán thống kê y học bằng chương trình phần mềm STATA 12.0. p< 0.05 được coi là có ý nghĩa thống kê.

III. KẾT QUẢ:

3.1. Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng

Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi, giới

Tổng EF 40- 50 % EF <40%

n % n % n %

Nam 303 63,8 123 62,4 180 64,8

Nữ 172 36,2 74 37,6 98 35,3

Tổng 475 100 197 41,4 278 58,6

Tuổi ≥ 75 tuôi 193 40,6 84 42,6 109 39,2

Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tuổi và giới cũng như tỷ lệ nam/ nữ ở 2 nhóm. Có 197 người bệnh có EF 40 – 50% và 278 bênh nhân có EF < 40%.

(3)

Biểu đồ 3.1. Nguyên nhân suy tim

Trong số 475 người bệnh đợt cấp suy tim nhập viện năm 2018 có 173 người bệnh, chiếm 36,4%

đã có chẩn đoán suy tim từ trước và 302 người bệnh, chiếm 63,6% được chẩn đoán suy tim lần đầu.

Nguyên nhân thường gặp nhất của suy tim mới phát hiện cũng như của suy tim mạn mất bù là bệnh mạch vành, tiếp theo là bệnh cơ tim giãn.

Bảng 3.2.Các yếu tố khởi phát đợt cấp

Tổng EF 40- 50 % EF <40%

n % n % n %

Viêm phổi 233 49,1 74 37,6 159 57,2

Nhồi máu cơ tim cấp 168 35,4 97 49,2 71 25,5

Suy thận cấp 130 27,4 41 20,8 89 32.2

Đau ngực không ổn định 103 21,7 41 20,8 62 22,3

Bỏ thuốc 29 6,1 13 6,6 16 5,8

Nhiễm trùng ngoài phổi 32 6,7 8 4,1 24 8,6

Viêm cơ tim 1 0,2 0 0,0 1 0,4

Bão giáp 1 0,2 0 0,0 1 0,4

Không rõ khởi phát 136 28,6 37 18,8 99 35,6

Nhận xét: Có 136 người bệnh (28,6%) không rõ yếu tố khởi phát đợt cấp. Với người bệnh có thể khai thác được yếu tố khởi phát đợt cấp, viêm phổi là yếu tố thường gặp nhất, sau đó là nhồi máu cơ tim cấp và suy thận cấp.

(4)

Bảng 3.3. Đặc điểm nhịp tim

Tổng EF 40 - 50 % EF <40%

n % n % n %

Nhịp tim nhập viện 95,8 ± 26,4 90,6 ± 25,2 99,5 ± 26,9

Nhịp tim ra viện 78,7 ± 16,9 77,9 ± 16,7 79,3 ± 17,2

Bảng 3.4. Đặc điểm huyết áp và phân độ NYHA

Tổng EF 40 - 50 % EF <40%

n % n % n %

Ngừng tuần hoàn 17 3,6 5 2,5 12 4,3

HA tâm thu <100 mmHg 54 11,4 14 7,1 40 14,4

Phân độ NYHA I 0 0.0 0 0,0 0 0,0

II 122 25,8 64 32,6 58 20,9

III 250 52,9 104 53,1 146 52,7

IV 101 21,4 28 14,3 73 26,4

Nhận xét: Nhịp tim khi nhập viện khá cao, trung bình 95,8 ± 26,4. Phần lớn người bệnh đợt cấp suy tim nhập viện có NYHA III. Có 17 người bệnh có ngừng tuần hoàn trong quá trình nằm viện

Bảng 3.5. Đặc điểm cận lâm sàng

Tổng EF 40- 50 % EF <40% p

n % n % n %

NT Pro- BNP (M±SD) 7643.9 ± 9531,3 5363,7 ± 7925,7 9222,3 ± 10170,7 0.000 Creatinin(M±SD) 114,7 ± 90,7 104,2 ± 62,2 122,5 ± 106,3 0.0491

Natri < 130 28 5.9 12 6.1 16 5.8 0.89

Kali ≥ 5.0 26 5.5 9 4.8 17 6.1 0.79

Nhận xét: NT ProBNP tăng cao ở người bệnh đợt cấp suy tim nhập viện, không có sự khác biệt ở nhóm có EF < 40% hay từ 40 – 50% . Creatinin cao hơn ở nhóm có EF < 40%. Có 28 người bệnh chiếm 5.9% có tình trạng hạ Natri máu. Có 26 người bệnh chiếm 5.5% có tình trạng tăng Kali máu.

(5)

3.2. Thực trạng và hiệu quả điều trị

Bảng 3.6. Sử dụng các thuốc trợ tim và vận mạch

Tổng EF 40- 50 % EF <40%

n % n % n %

Dobutamin 124 26,1 45 22,8 79 28,4

Noradrenalin 57 12,0 18 9,2 39 14,0

Adrenalin 29 6,1 10 5,1 19 6,8

Dobutamin+ Noradrenalin 53 11,2 16 8,1 37 13,3

Dobutamin +Adre 25 5,3 7 3,6 18 6,5

Dobutamin+Adrenalin+ Noradrenalin 23 4,8 6 3,1 17 6,1

Nhận xét: Tỷ lệ sử dụng các thuốc trợ tim và vận mạch cũng tương đối cao và không có sự khác biệt giữa nhóm có EF < 40% và nhóm EF 40 – 50%

Bảng 3.7. Can thiệp mạch vành qua da

Tổng EF 40- 50 % EF <40%

n % n % n %

PCI(Can thiệp mạch vành qua da) 285 60,0 133 67,5 152 54,7 Nhận xét: Can thiệp mạch vành qua da cao (285 người bệnh tương đương 60%), tỉ lệ can thiệp mạch vành qua da không có sự khác biệt có ý nghĩa ở hai nhóm.

Bảng 3.8. Các biện pháp can thiệp hoặc hỗ trợ tuần hoàn và hô hấp

Tổng EF 40- 50 % EF <40%

n % n % N %

IABP(Bóng đối xung động mạch chủ) 16 3,4 5 2,5 11 3,9

Cấy máy CRT 1 0,2

Cấy CRT-ICD 5 1,1

Lọc máu 15 3,2 5 2,5 10 3,6

ECMO(Tuần hoàn ngoài cơ thể) 8 1,7 2 1,0 6 2,2

ECMO + Lọc máu 7 1,5 1 0,5 6 2,2

ECMO + IABP 5 1,1 1 0,5 4 1,5

ECMO + Lọc máu +IABP 4 0,8 0 0,0 4 1,5

ECMO + phá vách liên nhĩ + Lọc máu 2 0.4 0 0 2 0.8

ECMO + Lọc máu +IABP+ phá vách liên nhĩ 1 0.2 0 0 1 0.4 Nhận xét: Các biện pháp hỗ trợ tuần hoàn hô hấp được sử dụng nhiều hơn ở nhóm EF <40%

(6)

Bảng 3.9. Sử dụng các nhóm thuốc điều trị cải thiện tiên lượng.

Thuốc Nhập viện Xuất viện

n % n %

Ức chế men chuyển 229 49,3 277 61,6

Ức chế thụ thể 41 8,8 113 25,2

ARNI(ức chế kép angiotensin và neprilysin) 1 0,2 17 3,8

Chẹn beta giao cảm 59 12,7 181 40,0

Aldacton 232 49,9 275 60,8

Ivabradin 126 27,1 99 21,9

Ức chế men chuyển + Chẹn Beta giao cảm 32 6,9 135 30,0

Ức chế thụ thể + Chẹn Beta giao cảm 13 2,8 31 14,3

ARNI + Chẹn Beta giao cảm 0 0 7 1,6

Ức chế men chuyển + Aldacton 149 72.68 181 49.31

Ức chế thụ thể +Aldacton 28 13.65 66 17.98

ARNI + Aldacton 1 0.48 12 3.2

Aldacton + Ức chế men chuyển + Chẹn Beta giao cảm 16 7.8 82 22.34 Aldacton + Ức chế thụ thể + Chẹn Beta giao cảm 11 5.3 19 5.17

Aldacton + ARNI+ Chẹn Beta giao cảm 0 0 7 1.9

Nhận xét: Các thuốc điều trị suy tim mạn theo khuyến cáo (Ức chế men chuyển / Ức chế thụ thể Angiotensin, chẹn beta, kháng Aldosteron) đều được sử dụng và tỷ lệ kê các thuốc này được cải thiện khi người bệnh xuất viện. Các thuốc tác động đến hệ RAS được sử dụng với tỷ lệ cao nhất. Tỷ lệ sử dụng nhóm chẹn beta giao cảm còn thấp cả khi nhập viện và khi xuất viện( tương ứng là 12,7% và 40%). Tỷ lệ người bệnh được sử dụng cả 3 nhóm thuốc vẫn cần được cải thiện. ARNI là nhóm thuốc mới có mặt ở Việt Nam nên mới có 17 người bệnh suy tim cấp được sử dụng khi xuất viện trong năm 2018.

Bảng 3.10. Sử dụng các nhóm thuốc điều trị cải thiện triệu chứng.

Thuốc Nhập viện Xuất viện

n % n %

Furosemid Tiêm/truyền 295 63.4 18 3.9

Uống 53 11.4 315 69.5

Nitrat 270 58,1 204 45,2

Digoxin 340 73,1 66 14,6

Nhận xét: Lợi tiểu quai phần lớn được sử dụng đường tĩnh mạch khi nội viện và được chuyển sang đường uống khi xuất viện. Có 295 người bệnh ( 63,4%) được sử dụng Furosemide đường tĩnh mạch khi nhập viện.

(7)

Bảng 3.11. Kết quả điều trị

Tổng EF 40- 50 % EF <40%

n % n % n %

Tiến triển tốt Ra viện 414 87,7 171 88,2 243 87,4

Không thay đổi 34 7,2 15 7,7 19 6,8

Tử vong 5 1,1 1 0,5 4 1,1

Nặng về 19 4,0 7 3,6 12 4,3

Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh ổn định ra viện khá cao, 414 người bệnh ( 87,7%). Tỷ lệ nặng lên hoăc tử vong là 5,1%. Thời gian nằm viện trung bình là 8.3 ± 6.2 ngày ( 1- 46 ngày). Người bệnh nằm 1 ngày do quá nặng nên đã tử vong.

IV. BÀN LUẬN:

4.1. Đặc điểm chung bênh nhân suy tim nhập viện

Trong thời gian từ tháng 1.2018 đến tháng 12.2018, chúng tôi lấy vào nghiên cứu 475 người bệnh suy tim cấp/ mất bù nhập viện. Trong số người bệnh suy tim nhập viện, nam giới chiếm 63,8%, tương tự trong nghiên cứu EHFS II tỷ lệ nam là 61%. Tỷ lệ này cao hơn với tỷ lệ nam:nữ là 1:1 trong nghiên cứu của H.T.Kiều [1] năm 2018 hoặc trong nghiên cứu EFFICA [4], hay nghiên cứu Thai ADHERE ghi nhận tỉ lệ nam chiếm 49.6%[6].

Tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 69,1 ± 13,8, tương tự trong nghiên cứu của H.T.Kiều là 65,75 ±15,99 và Thai ADHERE (64

± 14 tuổi). Theo thống kê sổ bộ về suy tim cấp (ADHERE [7], OPTIMIZE-HF [2], EHFS II [3]), hầu hết các người bệnh nhập viện vì suy tim là trên 70 tuổi. Tỷ lệ này cao hơn trong các nghiên cứu trên thế giới như trong các nghiên cứu THAI ADHERE, EHFSI, EHFS II lần lượt là 23.7%, 30%, 30%, 21%.[6][3][5]

Trong số 475 người bệnh suy tim nhập viện năm 2018 có 173 người bệnh, chiếm 36,4% đã được chẩn đoán suy tim từ trước và 302 bệnh

nhân, chiếm 63,6% được chẩn đoán suy tim lần đầu. Tỉ lệ suy tim từ trước trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn các nghiên cứu trên thế giới như Thai ADHERE (66,5%), ADHERE (75–

77%) hay EHFS II, tỷ lệ suy tim trước đó trong 12 tháng là 44,5%[6][7][5].

Tỷ lệ bệnh mạch vành trong nghiên cứu của chúng tôi là 64,6%. Tỷ lệ này cao hơn ở các nghiên cứu Thai ADHERE, US ADHERE và EHFSF II tương ứng là 47%, 57% và 53.6%. Đây là nguyên nhân chính của suy tim gặp trong hầu hết các nghiên cứu, và cũng là yếu tố khởi phát của suy tim mới phát hiện. Có 79 người bệnh (16,6%) kèm rung nhĩ. Tỷ lệ này thấp hơn trong nghiên cứu Thai ADHERE, US ADHERE và EHFSF II ( tương ứng là 24.1%, 31% và 38.7%), Có 44 người bệnh (9,3%) có tiền sử đột quỵ, tương tự trong các nghiên cứu ADHERE và EHFSF II (tương ứng là 12.1%, 17% và 13.3%)[7][5]. Tỷ lệ bệnh van tim trong nghiên cứu của chúng tôi là 6,4% (31 người bệnh), thấp hơn trong nghiên cứu Thai ADHERE. Tỷ lệ bệnh cơ tim là 28,0% cao hơn trong nghiên cứu của Thai ADHERE (14%)[6]. Điều này một lần nữa cho thấy xu hướng bệnh suy tim hiện nay đã có sự thay đổi, tỉ lệ bệnh lý van tim ít hơn và tỉ lệ bệnh mạch vành cao hơn, và điều này cũng giải thích cho xu hướng

(8)

tuổi người bệnh suy tim cao hơn và tỉ lệ người bệnh lớn hơn 75 tuổi cũng nhiều hơn với các nghiên cứu của những thập kỉ trước.

Các yếu tố khởi phát đợt cấp suy tim thường gặp nhất trong nghiên cứu của chúng tôi là nhồi máu cơ tim cấp (35,4%), nhiễm trùng hô hấp (49,4%) và suy thận cấp tương tự trong nghiên cứu Thai ADHERE[6]. Tỷ lệ nhiễm trùng nói chung trong nghiên cứu EFICA là nghiên cứu tiến hành ở châu Âu thì thấp hơn (3%), điều này có thể lý giải do nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến bội nhiễm cao hơn và vệ sinh dịch tễ cũng như tỉ lệ tiêm phòng cúm cũng như phế cầu của chúng ta chưa cao[4].

4.2. Đặc điểm lâm sàng và đặc điểm cận lâm sàng.

Tần số tim trung bình khi nhập viện khá cao 95,8 ± 26,4 ( chu kỳ/phút) và cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm có EF < 40% ( 99,5 ± 26,9 chu kỳ/phút). Tần số tim nhanh là 1 yếu tố tiên lượng xấu ở bệnh nhân suy tim nói chung và người bệnh suy tim cấp/ mất bù nhập viện nói riêng và cần được tìm nguyên nhân để điều trị hoặc nếu nhịp nhanh do cường giao cảm cũng cần được điều trị thuốc. Sau thời gian điều trị nội trú nhịp tim khi ra viện giảm có ý nghĩa, tần số tim trung bình khi ra viện là 78,7 ± 16,9 chu kỳ/phút, không có sự khác biệt có ý nghĩa tần số tim khi ra viện giữa 2 nhóm EF <40% (79,3 ± 17,2 chu kỳ/phút) và nhóm EF 40-50% (77,9 ± 16,7 chu kỳ/phút). Tần số tim khi ra viện còn cao, điều này có thể giải thích rằng người bệnh vừa trải qua một đợt mất bù, thời gian nằm viện không quá dài để có thể tối ưu thuốc chẹn beta và tần số tim sẽ dần được tối ưu cho những lần khám lại điều trị ngoại trú sau ra viện.

Huyết áp tâm thu trung bình khi nhập viện là 128,9 ± 26,4 mmHg và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm có EF < 40% và nhóm EF 40 – 50%. Mức huyết áp tâm thu trung bình này tương tự nghiên cứu EFICA (126 ± 39 mmHg) Có 54 bệnh nhân (11,4%) có huyết áp thấp dưới 100 mmHg và 169 người bệnh ( 35,6%) có huyết áp cao hơn 140 mmHg.

NT ProBNP tăng cao ở các người bệnh đợt cấp suy tim nhập viện, không có sự khác biệt ở nhóm có EF < 40 hay từ 40 – 50% (bảng 3.8).

Creatinin cao hơn ở nhóm có EF < 40%. Có 28 người bệnh chiếm 5.9% có tình trạng hạ Natri máu. Có 26 người bệnh chiếm 5.5% có tình trạng kali máu cao hoặc ở ngưỡng cao. Đây là những chỉ số cần quan tâm khi điều trị người bệnh suy tim cấp/ mất bù và cũng ảnh hưởng đến tiên lượng bệnh.

4.3. Thực trạng điều trị.

Sử dụng các trợ tim, vận mạch.

Chúng tôi ghi nhận tỷ lệ điều trị bằng Dobutamin là 26,1%, trong đó có 23 bệnh nhân sử dụng cả Dobutamin, noradrenalin và Adrenalin chiếm 4.8%, và hầu hết là ở nhóm người bệnh có EF < 40%. Tỷ lệ này cao hơn trong nghiên cứu Thai ADHERE (Dobutamine 22,8%), nghiên cứu ADHERE (9%)[6][7].

Sử dụng các biện pháp can thiệp, các biện pháp hỗ trợ tuần hoàn và hô hấp.

Trong nghiên cứu này có 285 người bệnh (60%) được can thiệp mạch vành qua da, trong đó có 133 người bệnh (67,5%) nhóm EF 40-50% và 152 người bệnh (54,7%) nhóm EF < 40%. Tỉ lệ này cao hơn trong nghiên cứu EHFS II có 38%

người bệnh được can thiệp mạch vành qua da và 4% được phẫu thuật bắc cầu chủ vành[5]. Các

(9)

người bệnh can thiệp mạch vành phần lớn là các trường hợp suy tim mới mắc, do nhồi máu cơ tim hoặc người bệnh suy tim phân xuất tống máu giảm được chỉ định chụp động mạch vành để tìm nguyên nhân suy tim.

Các biện pháp hỗ trợ tuần hoàn và hô hấp hiện đại đã được áp dụng điều trị cho người bệnh suy tim tại Bệnh viện Tim Hà Nội như thở máy, lọc máu liên tục cấp cứu, đặt bóng đối xung động mạch chủ, tuần hoàn ngoài cơ thể và phá vách liên nhĩ. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 65 người bệnh (13,7%) được thở máy, trong đó 48 người bệnh (10,1%) thở máy xâm nhập, 17 người bệnh (3,6%) thở máy không xâm nhập. Tỉ lệ này thấp hơn các nghiên cứu trên thế giới như trong nghiên cứu Thai ADHERE, ADHERE tỉ lệ thở máy lần lượt là 20% và 22%[6][7].

Thuốc điều trị suy tim theo guideline Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ người bệnh được điều trị ức chế men chuyển, ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể tại thời điểm nhập viện lần lượt là 49,3% và 58,1%. Tỉ lệ này cao hơn trong nghiên cứu THAI ADHERE (25,7%; 28,1%), tương đương với các nghiên cứu ADHERE (44%; 56%) và EHFSII (55%; 63,1%).

Tỉ lệ này khi ra viện trong nghiên cứu của chúng tôi là 66,1% và 86,8% cao hơn các nghiên cứu thế giới như THAI ADHERE (35,2%;47,7%), ADHERE (54%; 68%) và EHFSII (71%;

80,6%)[6] [7] [5].

Có 12,7% người bệnh tại thời điểm nhập viện và 40% người bệnh tại thời điểm ra viện được dùng chẹn beta giao cảm. Tỉ lệ này lớn hơn trong nghiên cứu THAI ADHERE ( 26,1%;

24%), thấp hơn các nghiên cứu ADHERE (56%;

64%) và EHFSII (43,2%; 61,4%)[6][7][5]. Điều này có thể do rào cản do lo sợ các tác dụng phụ

của nhóm chẹn beta. Và các người bệnh vừa trải qua một đợt mất bù, thời gian nằm viện không quá dài nên các bác sỹ còn e ngại trong việc kê đơn chẹn beta. Nhóm thuốc thuốc chẹn beta là nhóm thuốc đã được chứng minh cải thiện tiên lượng ở các người bệnh suy tim mạn tính và đã được đưa vào khuyến cáo sử dụng thuốc của hội tim mạch Hoa kỳ ( ACC), hội tim mạch châu Âu ( ESC) và hội tim mạch Việt Nam. Do đó các thuốc thuộc nhóm này đã có bằng chứng lâm sàng nên được kê đơn và tối ưu hóa liều cho những lần khám lại điều trị ngoại trú sau khi ra viện.

Tỉ lệ người bệnh được sử dụng Aldacton trong nghiên cứu của chúng tôi tại thời điểm nhập viện và ra viện lần lượt là 49,9% và 60,8%. Tỉ lệ này cao hơn trong nghiên cứu THAI ADHERE (17,1%; 12,5%)[6]. Nhóm thuốc này có thể gây tăng Kali máu ở những người bệnh suy tim kèm suy thận mạn, nhất là khi dùng phối hợp với nhóm ƯCMC hoặc ƯCTT. Vì vậy cần theo dõi chặt chức năng thận và điện giải đồ trong giai đoạn đầu dùng thuốc. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 101 người bệnh tương ứng với 27,51% được sử dụng cả 3 nhóm thuốc chẹn beta giao cảm, Aldacton và ƯCMC/ƯCTT.

4.4. Kết quả điều trị.

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 414 người bệnh (87,7%) người bệnh tiến triển tốt, 34 người bệnh (7,2%) không thay đổi, 5 người bệnh (1,1%) tử vong tại viện, 19 người bệnh (4%) nặng về. Tỉ lệ nặng – tử vong trong nghiên cứu chúng tôi cao hơn nghiên cứu ADHERE (3,8%)[7], thấp hơn trong nghiên cứu sổ bộ ở Thái Lan ADHF (5,5%) và nghiên cứu EHFS II (6,75%)[5][6].

Thời gian nằm viện trung bình là 8.3 ± 6.2 ngày ( 1- 46 ngày). Người bệnh nằm 1 ngày do quá nặng nên đã tử vong. Người bệnh nằm dài

(10)

nhất do sau khi điều trị tạm ổn suy tim đã được phẫu thuật và tiếp tục được điều trị suy tim sau phẫu thuật. Thời gian nằm viện trung vị là 6 ngày.

Thời gian này ngắn hơn trong các nghiên cứu THFR (7,5 ngày), EHFS II (9 ngày) và dài hơn trong nghiên cứu ADHERE (4,3 ngày) [5][7].

V. KẾT LUẬN:

Qua nghiên cứu 475 người bệnh nhập viện do suy tim cấp hoặc mất bù từ tháng 1.2018 đến 12.2018, chúng tôi nhận thấy kết quả điều trị suy tim cấp người bệnh tại Bệnh viện Tim Hà Nội, người bệnh ổn định ra viện là 87,7%. Người bệnh suy tim cấp/mất bù nhập viện có tỉ lệ trên 75 tuổi, nam giới, tỉ lệ bệnh mới phát hiện cao. Nguyên nhân ST phần lớn là bệnh mạch vành và bệnh cơ tim. Người bệnh nhập viện thường có NYHA III, nhịp tim nhanh, NT ProBNP cao. BN suy tim EF

<40% có NT ProBNP và Creatinin cao hơn nhóm có EF từ 40 – 50% . Các thuốc trợ tim, vận mạch cũng như các biện pháp hỗ trợ nâng cao (Bóng đối xung động mạch chủ (IABP),Oxy hóa máu bằng màng ngoài cơ thể (ECMO), phá vách liên nhĩ, lọc máu, CRT đã được sử dụng ở người bệnh suy tim nặng. Khi xuất viện, tỷ lệ sử dụng ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể Angiotensin II là 86,8% ; Tỷ lệ sử dụng chẹn beta là 40%. Tỷ lệ sử dụng kháng aldosterone là 60,9%. ARNI mới được đưa vào sử dụng và còn ở mức thấp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1. Phạm Nguyễn Vinh, Huỳnh Thanh Kiều, Nguyễn Ngô Thanh Phương (2018). Nghiên cứu về sST2 trong suy tim cấp ở người Việt Nam.

Chuyên đề Tim mạch học Tháng 5.2018.

2. Jonsson A, Edner M, Alehagen U et al.

(2010). Heart failure registry: a valuable tool for improving the management of patients with heart failure. European Journal of Heart Failure: 12, 25-31

3. Maggioni AP, Dahlstro U, Filippatos G et al (2010). EURObservational Research Programme:

The Heart Failure Pilot Survey (ESC-HF Pilot). Eur J Heart Fail.:12(10):1076-84

4. Zannad F Mebazaa A, Juilliere Y. ( 2006).

Clinical profile, contemporary management and one-year mortality in patients with severe acute heart failure syndromes: The EFICA study. Eur J of Heart Failure; 8: 697 – 705.

5. Markku S et al. (2006). EuroHeart Failure Survey II (EHFS II): a survey onhospitalized acute heart failure patients:description of population. European Heart Journal (2006)27, 2725–2736

6. Prasart Laothavorn et al (2010). Thai Acute Decompensated Heart Failure Registry (Thai ADHERE). CVD Prevention and Control (2010) 5, 89–95

7. Gheorghiade M and Filippatos G et al.

(2005). Reassessing treatment of acute heart failure syndromes: the ADHERE Registry. Eur Heart J Supplements 7 (Supplement B), B13–B19

8. Patricia P. Chang etal(2018). Trends in Hospitalizations and Survival of Acute Decompensated Heart Failure in Four US Communities (2005-2014): The Atherosclerosis Risk in Communities (ARIC) Study Community Surveillance. Circulation. 2018 July 03; 138(1):12-24.

doi:10.1161/CIRCULATIONAHA.117.027551.

9. D. Logeart et al (2013). Current aspects of the spectrum of acute heart failure syndromes in a real-life setting: the OFICA study. Eur. J. Heart Fail., 15 (2013), pp. 465-476.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

• Bệnh nhân được chẩn đoán chửa ngoài tử cung sau thụ tinh ống nghiệm, được điều trị phẫu thuật.. • Kết quả giải phẫu bệnh là

Xác định những dấu hiệu nổi bật về triệu chứng lâm sàng, tổn thương bệnh lý trên hình ảnh chẩn đoán, đặc điểm mô bệnh học của u tiểu não trẻ em nước ta, kết quả ứng

Đánh giá giá trị của xét nghiệm D-dimer và các thang điểm Wells, Geneva cải tiến trong chẩn đoán tắc động mạch phổi cấp ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc

Xuất phát từ thực tiễn lâm sàng đó, cùng với mong muốn bên cạnh việc khảo sát các đặc điểm chung của bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não có rung nhĩ không mắc bệnh van

Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của trẻ sơ sinh non tháng điều trị tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.. Trọng lượng khi sinh càng tăng thì tỷ lệ

Về kết quả điều trị sau chích rạch áp xe vùng hàm mặt tương tự với nghiên cứu của của Dương M 2021 cũng tại Khoa RHM - Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy 85/147 bệnh nhân sau khi chích

Do vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của các bệnh nhân được chẩn đoán thiếu hụt men G6PD.. Từ đó, chúng tôi tiến hành đánh giá

Do một vài khó khăn nên xét nghiệm cortisol máu 20h, NPUC dexamethasone liều thấp qua đêm không được thực hiện trên tất cả đối tượng nghiên cứu, chỉ có 20 bệnh nhân được làm NPUC