• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi học kì 1 Tiếng việt 2 - Giáo dục tiếu học

N/A
N/A
Nguyễn Gia Hào

Academic year: 2023

Chia sẻ "Đề thi học kì 1 Tiếng việt 2 - Giáo dục tiếu học"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 2

NĂM HỌC 2021 – 2022 A. Phần đọc (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc 01 đoạn trong các đoạn sau và trả lời câu hỏi tương ứng.

1. Mặt bàn không quá rộng nhưng đủ để tôi đặt một chiếc đèn học và những quyển sách. Bên dưới bàn có hai ngăn nhỏ để tôi đựng đồ dùng học tập. Tôi rất thích hai ngăn bàn này vì nó giống như một kho báu bí mật. Dưới chân bàn, bố còn đóng một thanh gỗ ngang để tôi gác lên mỗi khi mỏi chân.

Câu hỏi: Vì sao bạn nhỏ rất thích hai ngăn bàn?

2. Bà của An mới mất nên An xin nghỉ học mấy ngày liền. Sau đám tang bà, An trở lại lớp, lòng nặng trĩu nỗi buồn. Thế là chẳng bao giờ An còn được nghe bà kể chuyện cổ tích, chẳng bao giờ An còn được bà âu yếm, vuốt ve...

Câu hỏi: Khi bà mất, An cảm thấy thế nào?

3. Trong sân trường, thư viện xanh nằm dưới vòm cây rợp mát. Giờ ra chơi, chúng em chạy ùa đến đây để gặp lại những người bạn bước ra từ trang sách.

Sách, báo được đặt trong những chiếc túi vải, hộp thư sơn màu bắt mắt.

Câu hỏi: Thư viện xanh nằm ở đâu?

4. Trong cặp sách, thước kẻ làm bạn với bút mực và bút chì. Chúng sống cùng nhau rất vui vẻ. Mỗi hình vẽ đẹp, mỗi đường kẻ thẳng tắp là niềm vui chung của cả ba.

Nhưng ít lâu sau, thước kẻ nghĩ bút mực và bút chì phải nhờ đến mình mới làm được việc.

Câu hỏi: Ban đầu, thước kẻ chung sống với các bạn như thế nào?

(2)

5. Sa Li là cô bé có làn da màu mật ong. Mắt Sa Li rất to, mi dày rợp. Bạn mặc chiếc áo dài màu hồng phấn, nhưng không xẻ tà như áo dài của cô giáo. Trên áo có đến hai dải lụa trang trí hoa văn thật nổi bật: một dải thắt ngang lưng, một dải chéo qua vai.

Câu hỏi: Bạn Sa Li mặc trang phục như thế nào?

II. Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi, bài tập.

Cò và Vạc

Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, được thầy yêu bạn mến. Còn Vạc thì lười biếng, không chịu học hành, suốt ngày chỉ rúc đầu vào cánh mà ngủ. Cò khuyên bảo em nhiều lần, nhưng Vạc chẳng nghe.

Nhờ siêng năng nên Cò học giỏi nhất lớp. Còn Vạc đành chịu dốt. Sợ chúng bạn chê cười, đêm đến Vạc mới dám bay đi kiếm ăn.

Ngày nay, lật cánh Cò lên, vẫn thấy một nhúm lông màu vàng nhạt.

Người ta bảo đấy là quyển sách của Cò. Cò chăm học nên lúc nào cũng mang sách bên mình. Sau những buổi mò tôm bắt ốc, Cò lại đậu trên ngọn tre mở sách ra đọc.

Truyện cổ Việt Nam Em hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu cho mỗi câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Cò là một học sinh như thế nào? (M1-0,5đ) A. Yêu trường, yêu lớp

B. Chăm làm

C. Ngoan ngoãn, chăm chỉ D. Lười học

Câu 2. Vạc có điểm gì khác Cò? (M1-0,5đ) A. Học kém nhất lớp

B. Lười biếng, không chịu học hành C. Hay đi chơi

D. Học chăm nhất lớp

Câu 3. Cò chăm học như thế nào? (M1-0,5đ) A. Lúc nào cũng đi chơi.

B. Lúc nào cũng đi bắt ốc

C. Sau những buổi mò tôm, bắt ốc lại mở sách ra học.

(3)

D. Suốt ngày chỉ rúc cánh trong đầu mà ngủ.

Câu 4. Vì sao ban đêm Vạc mới bay đi kiếm ăn? (M2-0,5đ) A. Vì lười biếng

B. Vì không muốn học C. Vì xấu hổ

D. Vì ban đêm kiếm được nhiều cá hơn

Câu 5. Câu chuyện muốn khuyên các em điều gì? (M2-1đ)

………

………

Câu 6. Hãy viết 1 câu em muốn nói với Vạc. (M3-1đ)

………

………

Câu 7. Từ in đậm trong câu: “Còn Vạc thì lười biếng, không chịu học hành, suốt ngày chỉ rúc đầu trong cánh mà ngủ.” là từ chỉ: (M1-1đ)

A. Hoạt động B. Đặc điểm C. Sự vật D. Người

Câu 8. Câu: “Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học hành.” thuộc kiểu câu gì?

(M2-0,5đ)

A. Ai là gì?

B. Ai làm gì?

C. Ai thế nào?

D. Không thuộc mẫu nào trong 3 mẫu nói trên.

Câu 9. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm trong câu: “Sau những buổi mò tôm bắt ốc, Cò mở sách ra đọc.” (M3-0,5đ)

………..

B. Phần viết (10 điểm) I. Chính tả (4 điểm)

Hoa cúc trắng

Cô nhẹ tay xé mỗi cánh hoa ra thành nhiều sợi. Bông hoa trở nên kì lạ.

Mỗi sợi nhỏ biến thành từng cánh nhỏ dài và mượt, trắng bong như tấm lòng ngây thơ trong trắng của cô. Những cánh hoa mọc thêm ra nhiều không sao đếm được.

II. Tập làm văn

Viết 4 – 5 câu tả đồ chơi em thích theo gợi ý sau:

- Đồ chơi ấy tên gì?

- Đồ chơi có những đặc điểm gì nổi bật (Hình dáng, kích thước, màu sắc,…)

(4)

- Tình cảm của em với đồ chơi đó.

ĐÁP ÁN 1. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- Giáo viên đánh giá, nhận xét dựa vào các yêu cầu sau:

+ Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm + Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

+ Ngắt nghỉ đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm + Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

2. Đọc hiểu (4 điểm)

Câu 1. C (0,5 điểm) Câu 2. B (0,5 điểm) Câu 3. C (0,5 điểm) Câu 4. C (0,5 điểm)

Câu 5. Khuyên chúng ta nên ngoan ngoãn, chăm chỉ học hành. Lười biếng thì sẽ dốt. (1 điểm)

Câu 6. Vạc ơi, bạn phải chăm học thì mới giỏi được. (1 điểm) Câu 7. B (1 điểm) Câu 8. C (0,5 điểm)

Câu 9. Sau những buổi mò tôm bắt ốc, Cò làm gì? (0,5 điểm) 3. Chính tả: (4 điểm)

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm - Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm 4. Tập làm văn (6 điểm)

* Nội dung: 3 điểm (Mỗi ý 1 điểm)

- Đảm bảo các yêu cầu. Viết được đoạn văn theo câu hỏi gợi ý.

* Kĩ năng: 3 điểm

- Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm.

- Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ đặt câu: 1 điểm.

- Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Ngày hôm qua ở lại Trong vở hồng của con Con học hành chăm chỉ Là ngày qua vẫn còn.?. Trong khổ thơ cuối, bố nói với bạn nhỏ

Học sinh TWO chỉ giải chính xác được đúng 1 nửa số bài toán trong đề cương trước khi đi thi, nửa còn lại học sinh đó không thể giải được?. Tính xác suất để