• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề khảo sát chất lượng giữa kỳ 2 môn Văn 9 năm học 2017-2018

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề khảo sát chất lượng giữa kỳ 2 môn Văn 9 năm học 2017-2018"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG THCS VĂN TIẾN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2017 – 2018

MÔN NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 ( 2.0 điểm): Cho đoạn văn sau:

(1)Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. (2)Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. (3)Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội.

( SGK – Ngữ văn 9, tập Hai) a, Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản chứa đoạn văn trên ?

b, Hãy xác định phép liên kết hình thức chủ yếu có trong đoạn văn trên ? Từ ngữ nào thực hiện phép liên kết đó ?

c, Tìm thành phần biệt lập có trong câu (1) và cho biết đó là thành phần biệt lập gì ? Câu 2 (3.0 điểm) : Hiện nay, trong môi trường học đường của chúng ta có rất nhiều hiện tượng đáng để quan tâm. Trong đó có một hiện tượng khá phổ biến, đó là nhiều học sinh mải chơi, học hành lơ là, chểnh mảng.

Em hãy viết một bài văn nghị luận ngắn (khoảng 01 trang giấy) trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng trên.

Câu 3 (5.0 điểm): Phân tích truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyến Quang Sáng.

...Hết...

(2)

Đáp án – Biểu điểm đề KSCL Môn Ngữ văn 9

Câu Nội dung đáp án Điểm

1 ( 2.0 điểm)

a, - Văn bản: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới - Tác giả: Vũ Khoan

- PTBĐ chính: Nghị luận

b, Phép liên kết hình thức chủ yếu: Phép lặp - Từ ngữ thực hiện hiện phép liên kết: con người c, -Thành phần biệt lập có trong câu (1) là: có lẽ - Là TPBL tính thái

0.25 0.25 0.25 0.5 0.25 0.25 0.25 2

(3.0 điểm)

Yêu cầu:

* Về hình thức: viết được một bài văn ngắn theo kiểu bài NLXH (1 sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội); Luận điểm xác đáng, rõ ràng; Liên kết chặt chẽ, mạch lạc; Văn viết có cảm xúc.

* Về nội dung: cần đảm bảo một số ý cơ bản sau:

a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần NL

Học sinh có thể mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp, nhưng phải nêu được hiện tượng học sinh mải chơi, học hành lơ là, chểnh mảng - một thực trạng rất đáng quan tâm và thay đổi

b, Thân bài: Học sinh có nhiều cách trình bày luận điểm, song cần đảm bảo 1 số nội dung như sau:

* Giải thích: Như thế nào là học sinh mải chơi, học hành lơ là, chểnh mảng? Nêu những biểu hiện cụ thể của việc học sinh mải chơi, học hành lơ là, chểnh mảng: là nhiều bạn chỉ mải chơi mà không chú tâm, không chịu đầu tư thời gian vào việc học tập, chỉ thích chơi mà không thích học.Những HS học hành lơ là chểnh mảng có thể ngồi học cả ngày cả buổi nhưng chẳng được chữ nào, đầu óc toàn nghĩ những chuyện đâu đâu. Những HS này không có ý thức tự giác học tập, phải học là do sự thúc ép, mắng mỏ của cha mẹ, thầy cô…

gian lận trong thi cử.

* Đánh giá – Phân tích:

- Nguyên nhân khiến HS mải chơi, học hành lơ là chểnh mảng:

+ Nguyên nhân khách quan: Có thể do sự phát triển của xã hội với nhiều trò giải trí mới là, hấp dẫn; do gia đình hoặc quá chiều chuộng quan tâm không đúng cách hoặc thiếu quan tâm, buông lỏng quản lí; do bạn bè lôi kéo rủ rê…

+ Nguyên nhân chủ quan: Do mải chơi, đua đòi, ích kỉ; Do nhận thức kém, không xác định được mục đích của việc học là học để

0.25

0.5

0.25

0.25

(3)

có kiến thức, học để làm người, học để làm việc…; do không biết quan tâm lo lắng cho tương lai….

- Tác hại: Lối học này đã và đang để lại những hậu quả to lớn lâu dài:

+ Bản thân những HS học lơ là chểnh mảng thì kết quả học tập ngày càng sa sút, ảnh hưởng đến trí tuệ; thiếu kiến thức nên khả năng làm việc bị hạn chế; ảnh hưởng đến lối sống (dễ bị lôi kéo, sa ngã…), tương lai chẳng tốt đẹp.

+ Nhà trường không có được những trò ngoan,giỏi… thành tích giáo dục của nhà trường bị hạn chế.

+ Học hành lơ là chểnh mảng về lâu về dài sẽ không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về nhân lực của XH - làm chậm lại quá trình phát triển của đất nước….

- Biện pháp khắc phục: HS phải tự ý thức, tự giáo dục, biết lo lắng cho tương lai của bản thân, gia đình, xã hội… , xác định được mục đích học tập đúng đắn; Gia đình, nhà trường phải biết quan tâm đúng cách, hướng HS vừa học tập vừa tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí phù hợp…

c, Kết bài:

- Kết luận lại vấn đề và nêu yêu cầu thay đổi ở HS để có tương lai tốt đẹp hơn.

0.5

0.25 0.25

0.5

0.25 3

(5.0 điểm)

- Mức tối đa:

*) Hình thức: Một bài văn ngắn, bố cục rõ ràng, trình bày sạch sẽ, văn phong mạch lạc, có cảm xúc, ngôn ngữ trong sáng, có sự liên kết câu. Lập luận chặt chẽ, sáng tạo, không mắc lỗi chính tả, chữ viết cẩn thận.

*) Nội dung: HS có thể có những cách diễn đạt khác nhau, sắp xếp ý song cần đảm bảo những ý chính sau:

a, Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật, khái quát nội dung chính cần nghị luận về nhân vật bé Thu: Tình yêu thương sâu sắc và cảm động mà em dành cho người cha của mình trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.

b, Thân bài: Tình cảm sâu nặng của bé Thu với người cha được thể hiện mãnh liệt, cảm động và cũng rất đặc biệt trong lần cha của cô bé về thăm nhà.

* Trước khi bé Thu nhận ra ông Sáu là cha:

- Hoàn cảnh của bé Thu: Khi nó lớn lên thì người cha đã không có ở nhà, nó chỉ được biết về người cha qua tấm ảnh nhỏ…

- Vì vậy, khi ông Sáu xuất hiện trước mặt nó với vết sẹo dài to vằn đỏ một bên má, cho rằng đó không phải ba mình bé Thu nhất định không chịu nhận cha: Em luôn nhìn ông Sáu với cặp mắt xa lạ, cảnh giác; em gan lì không chịu gọi ba mặc cho ông Sáu đã

0.5

0.25

0.25

0.5

(4)

tìm đủ mọi cách vỗ về; người thân khuyên nhủ, đe dọa và ngay kể cả khi nó bị dồn vào tình thế bắt buộc (nồi cơm to sôi sùng sục có nguy cơ bị nhão…)

- Nó cự tuyệt mọi sự quan tâm chăm sóc của ba (hất cái trứng cá).

Khi bị đánh đòn nó vẫn lì ra, không khóc, không giẫy lên mà chỉ lẳng lặng bỏ về bà ngoại

+ Qua những chi tiết đầy kịch tính, qua phản ứng quyết liệt của bé Thu, ta thấy nó không chỉ là một đứa trẻ ương ngạnh mà nó còn là một đứa trẻ có cá tính mạnh mẽ và cũng rất hồn nhiên ngây thơ, kiên quyết. Nó nhất định không nhận ông Sáu - người đang ông mặt sẹo là cha vì trong tâm hồn của nó đã có một người cha khác và nó một mực chỉ dành tình cảm cho người cha ấy.

* Khi nhận ra ông Sáu là ba, bé Thu có những biểu hiện rất ngây thơ và cảm động:

- Được bà giải thích, hiểu rõ nguyên nhân của vết thẹo trên mặt ba, cả đêm nó nằm lăn lộn thỉnh thoảng thở dài. Hôm sau nó đồi về từ sớm.

- Thấy mọi người chuẩn bị cho ba đi, nó đứng góc nhà, lúc tựa cửa muốn nhận ba nhưng không dám vì đã trót làm cho ba buồn, ba giận (vẻ mặt nó sầm lại).

- Sau lời từ biệt của người cha, nó bất ngờ nhận ba với tiếng kêu như xé “ Ba...a....a....ba”, nó ôm, hôn ba, muốn níu giữ ba – không cho ba đi.

+ Tình cảm của bé Thu ngây thơ hồn nhiên nhưng cũng thật dứt khoát rạch ròi. Nó chỉ yêu và gọi khi người đó thực sự là cha của mình.

* Tổng hợp:

+ Nghệ thuật: Xây dựng tình huống truyện, khắc họa tâm lí, tính cách nhân vật sâu sắc

+ Qua nhân vật bé Thu, truyện ca ngợi và khẳng định tình cảm cha con sâu sắc trong chiến tranh. Đồng thời qua đó, truyện cũng muốn nói lên rằng chiến tranh có thể đem đến bao tàn khốc éo le song không thể nào dập tắt được những tình cảm thiêng liêng và cao đẹp của con người.

c, Kết bài: - Khẳng định giá trị của tác phẩm - Liên hệ

( Lưu ý: Khi phân tích, HS có thể sử dụng những chứng khác trong truyện nếu phù hợp vẫn cho điểm tối đa)

Mức chưa tối đa:

+ Bài đi đúng hướng, đúng hình thức, văn phong rõ ràng, văn viết có cảm xúc, có thể còn mắc lỗi nhỏ…(4.0đ)

+ Bài nêu thiếu ý, chưa phân tích cụ thể được một số nội dung,

0.25

0.5

0.25

0.5 0.25

0.5

0.25

0.5

0.5

(5)

dẫn chứng còn thiếu, còn mắc lỗi diễn đạt... (2.5 – 3.5 đ)

+ Bài làm còn sơ sài, diễn đạt lủng củng, văn viết chưa có sức thuyết phục....(1.0 – 2.0 đ)

(GV căn cứ cụ thể bài viết của HS để cho điểm phù hợp)

- Mức không đạt: Không làm bài, hoặc làm lạc đề, sai hoàn toàn 0

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Ví dụ: Từ xưa đến nay, trên khắp đất nước Việt Nam ta bất kể thời đại nào thì nhân dân ta vẫn luôn đặt đạo đức là chuẩn mực hàng đầu đối với con người. Điều đó lại càng

Khoanh tròn để chọn một từ đúng trong ngoặc để hoàn thành các câu

Câu 1: Qua đoạn trích “ Bài học đường đời đầu tiên’’ ta thấy Dế Mèn hiện lên là một chàng Dế có vẻ đẹp cường tráng, khỏe mạnh, yêu đời nhưng còn xốc nổi, kiêu căng, tự phụ

Nắm được sự hấp thu các chất dinh dưỡng diễn ra như thế nào.. Hiểu được thức ăn gây ra bệnh

- Học sinh cần nắm được những nội dung cỏ bản của học kì về: cách tính thời gian trong lịch sử, xã hội nguyên thủy, xã hội cổ đại và lịch sử Việt Nam buổi đầu.. - Đánh

Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 8 học kì 1 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Làm văn, với mục đích đánh giá

- Vì suy nghĩ và việc làm của H cho thấy bạn chưa có đức tính tự tin trong học tập, mà đó là biểu hiện của sự nhút nhát, thụ động, thiếu tính tự tin, thiếu tinh thần tham

Chỉ ra cho Mai biết lợi ích mà tự tin đem lại (khẳng định được giá trị của bản thân; được thầy cô, bạn bè quý mến; giúp ta dễ dàng thành công;…); và tác hại khi thiếu