• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề khảo sát học sinh lớp 9 thi vào THPT môn Ngữ văn năm học 2017-2018

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề khảo sát học sinh lớp 9 thi vào THPT môn Ngữ văn năm học 2017-2018"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÒNG GD&ĐT PHÚC YÊN

ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH LỚP 9 NĂM HỌC 2018 -2019

Môn: Ngữ văn

(Thời gian làm bài: 120 phút)

Câu 1 (2,0 điểm).

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục.

a) Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Ai là tác giả?

b) Em hiểu thế nào là “Người đồng mình” ? c) Xác định hàm ý trong câu thơ sau:

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương d) Chỉ ra 02 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ?

Câu 2 (3,0 điểm).

Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về sự tha thứ trong cuộc sống. Trong đoạn văn có ít nhất 01 câu cảm thán (Gạch chân dưới câu văn đó) và 01 phép liên kết (chỉ rõ tên phép liên kết và từ ngữ đã sử dụng phép liên kết đó).

Câu 3 (5,0 điểm).

Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng ” của nhà văn Kim Lân để làm rõ: Ở người nông dân này, tình yêu làng tha thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến.

Hết./.

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

Họ và tên thí sinh……… Số báo danh……….

(2)

PHÒNG GD&ĐT PHÚC YÊN

——————— HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT MÔN: Ngữ văn

( Đáp án có 03 trang)

——————

Câu 1 (2,0 điểm).

Ý Nội dung Điểm

a - Đoạn thơ nằm trong bài thơ: “Nói với con”.

- Tác giả Y Phương.

0,5

b - “Người đồng mình” chỉ người vùng mình, người miền mình.

- “Người đồng mình” hiểu rộng ra là: những người cùng sống trên một miền đất, cùng một quê hương, cùng một dân tộc.

0,5

c Hàm ý trong câu thơ: Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương - Quá trình dựng nhà, dựng bản của đồng bào vùng cao.

- Đó cũng là tinh thần tự lực cánh sinh của đồng bào miền núi trong quá trình dựng xây quê hương, nâng tầm quê hương.

0,5

d HS phải chỉ ra được 02 trong số các biện pháp tu từ sau:

- Điệp ngữ: “Người đồng mình”

- Ẩn dụ: hình ảnh “tự đúc đá kê cao quê hương”

- Tương phản: sự nhỏ bé về hình hài, dáng vóc (“thô sơ da thịt”) >< ý chí, nghị lực lớn lao (“chẳng mấy ai nhỏ bé”)

Lưu ý: HS chỉ chỉ ra được 01 biện pháp tu từ đúng thì cho 0,25 điểm.

0,5

Câu 2 (3,0 điểm).

Ý Nội dung Điểm

1 Yêu cầu về hình thức 1,5

+ Viết đúng hình thức của một đoạn văn.

+ Viết 1 câu cảm thán và gạch chân dưới câu văn đó.

+ Viết câu văn có chứa ít nhất 01 phép liên kết (Chỉ rõ phương tiện liên kết).

0,5 0,5

0,5

2 Yêu cầu về nội dung 1,5

Thí sinh cần hiểu đúng vấn đề cần bàn luận. Có thể trình bày những suy nghĩ của mình theo nhiều cách khác nhau, nhưng thể hiện được hiểu biết đúng đắn về sự tha thứ. Dưới đây là một số gợi ý cơ bản:

- Giải thích sự tha thứ: Là bỏ qua, không trách cứ hay trừng phạt với những sai lầm của người khác.

- Bình luận:

+ Tha thứ giúp cho tâm hồn thanh thản, nhẹ nhõm, giúp con người gần nhau hơn, cảm thông và chia sẻ cho nhau. Tha thứ giúp cho con người quay đầu hướng thiện, giúp cho người lầm lỡ được làm lại từ đầu.

+ Phê phán những người sống ích kỉ, không bao dung, độ lượng, luôn hận thù, hằn học với cuộc đời. Từ đó khiến cho con người trở nên vô cảm, cuộc sống trở nên nặng nề, u ám.

- Liên hệ bản thân và rút ra bài học.

0,5

0,5

0,25

0,25

(3)

Câu 3 (5,0 điểm).

* Yêu cầu về kỹ năng

Thí sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài; biết cách làm bài văn nghị luận văn học; bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; dẫn chứng chính xác, tiêu biểu; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; khuyến khích những bài viết sáng tạo, giàu chất văn.

* Yêu cầu về kiến thức

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở nắm chắc tác phẩm, không suy diễn tuỳ tiện. Bài viết phải làm nổi bật được vẻ đẹp của đoạn thơ cả về nội dung và nghệ thuật. Cụ thể cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

Ý Nội dung Điểm

1 Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và nhân vật 0,5

2 Cảm nhận nhân vật ông Hai

a Tình yêu làng của ông Hai 2,5

* Niềm tự hào kiêu hãnh của ông Hai về làng Chợ Dầu

- Ông Hai là người dân làng Chợ Dầu, vì hoàn cảnh nên phải sống ngụ cư ở nơi đất khách. Tuy xa quê, nhưng ông luôn nhớ và tự hào về làng Chợ Dầu - quê hương mình. Tình yêu làng của ông thật đặc biệt, ấy là cái tính hay khoe về làng mình, lúc ấy khuôn mặt ông biến chuyển lạ thường, hai con mắt sáng hẳn lên:

+ Trước Cách mạng: Khoe làng nào là nhà san sát, nào là đường đi lát toàn đá xanh.

+ Sau Cách mạng: Ông Hai thay đổi hẳn, ông vẫn yêu làng nhưng tình yêu của ông giờ đây đã khác. Ông khoe những ngày tập quân sự, khoe những hố, những ụ, những giao thông hào

=> Với ông Hai, làng dường như đã trở thành một phần máu thịt của ông.

+ Kháng chiến bùng nổ, ông Hai và gia đình phải dời làng đi sơ tán. Ông Hai thực sự buồn khi phải xa làng. Ở nơi tản cư, ông đau đáu nhớ quê, nhớ những ngày làm việc cùng anh em...

- Ông Hai luôn khoe về cái làng chợ Dầu không phải chỉ vì nó đẹp mà nó đã tham gia vào cuộc kháng chiển của dân tộc

0,25

0,25

0,25

* Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng của mình theo giặc

- Khi nghe tin làng theo giặc, ông bàng hoàng sững sờ “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân”.

+ Ông nghi ngờ, cố chưa tin nhưng khi cái tin ấy được khẳng định từ chính miệng những người dân tản cư dưới xuôi lên thì ông không thể không tin. Từ lúc ấy, tâm trạng bị ám ảnh, day dứt với mặc cảm là kẻ phản bội. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian “ông cúi gằm mặt mà đi”.

- Về đến nhà, tủi thân, thương con, thương dân Chợ Dầu, thương thân mình phải mang tiếng là dân làng Việt gian "Nước mắt ông lão cứ giàn ra".

- Mấy ngày ở nhà:

+ Ông sống trong tâm trạng nơm nớp lo sợ, xấu hổ, nhục nhã: "Cứ thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam-nhông... là ông lủi ra một góc nhà,nín

thít. Thôi lại chuyện ấy rồi!"

+ Ông Hai tiếp tục bị đẩy vào một tình huống thử thách căng thẳng khi mụ chủ nhà đánh tiếng đuổi người làng Chợ Dầu.

+ Ông cảm nhận hết nỗi nhục nhã, lo sợ vì tuyệt đường sinh sống "đi đâu bây giờ?", "Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao?".

+ Bị đẩy vào đường cùng tâm trạng ông vô cùng bế tắc. Mâu thuẫn nội tâm bị đẩy lên đỉnh điểm. Ông nghĩ: "Hay là quay về làng?" nhưng ông hiểu rõ "Về

0,25

0,25

0,25

0, 25

(4)

làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây", là phản bội cách mạng, phản bội Cụ Hồ.Tình yêu làng và tình yêu Tổ quốc trỗi dậy mãnh liệt trong lòng ông.

= > Ông dứt khoát lựa chọn theo cách của mình: "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Tình yêu nước đã rộng lớn hơn, bao trùm hơn tình cảm làng quê. Nhưng dù xác định thế nào ông vẫn không dứt bỏ được tình cảm với làng, vì thế mà ông càng đau xót, tủi hổ.

- Cuộc trò chuyện với đứa con nhỏ: Ông muốn khắc sâu vào trái tim nhỏ bé của con “ nhà ta ở làng Chợ Dầu”, củng như củng cố, niềm tin vào Cách mạng vào kháng chiến.

0,25

* Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng cải chính

- Niềm vui vỡ òa khi biết tin làng mình không theophair là làng Việt gian - Khoe cả cái tin “ Tây nó đốt nhà tôi rồi, đốt nhẵn” một cách tự hào như một niềm hạnh phúc của mình bởi đó là minh chứng duy nhất chứng minh tấm lòng của ông với Cách mạng, với kháng chiến.Tình yêu làng, sự hy sinh cho đất nước của ông thật sâu sắc và cảm động. Ông Hai đã biết đặt tình yêu Tổ quốc lên trên tình yêu cá nhân của mình với làng Chợ Dầù. Đây là nét đẹp trong con người ông Hai nói riêng và người nông dân nói chung.

0,25

0,25

b Tình yêu làng gắn liền với tinh thần yêu nước, yêu kháng chiến của ông Hai

1.0 - Luôn quan tâm, theo dõi sát cuộc kháng chiến

- Phải lựa chọn giữa tình yêu làng, yêu nước, ông có quyết định dứt khoát cụ thể.

- Là người nông dân nhưng ông có nhận thức về Cách mạng rõ ràng: "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”

- Luôn nhớ về làng, mong muốn giải bày về làng:

=>Lòng yêu nước cỉa ông Hai giản dị, chân thành, Ông nhận thức được: Đất nước còn, làng còn. Đất nước mất, làng mất. Như vậy, ở ông Hai, cơ sở của tình yêu làng là tình yêu đất nước. Song, tình yêu đất nước, tình yêu Cách mạng có ý nghĩa định hướng cho tình yêu làng.

0,5

0,5

c Nhận xét nghệ thuật miêu tả tâm lí 0,5

+ Tác giả miêu tả cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua các ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ, đặc biệt diễn tả rất đúng gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh , day dứt trong tâm trạng nhân vật. Điều đó, chứng tỏ Kim Lân am hiểu sâu sắc người nông dân và thế giới tinh thần của họ.

+ Ngôi kể, ngôn ngữ nhân vật thật đặc sắc, đặc biệt là ngôn ngữ ông Hai giàu tính khẩu ngữ, vừa có nét chung của người nông dân, vừa mạng đậm cá tính của nhân vật.

0,25

0,25

3 Đánh giá chung 0,5

- Nhân vật ông Hai là người nông dân có lòng yêu làng, yêu nước nồng nàn . Những tình cảm ấy hài hòa, thống nhất, hòa quyện. Điều này cho thấy sự chuyển biến trong nhận thức và tình cảm của người nông dân buổi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Qua nhân vật, nhà văn khẳng định tình yêu Tổ quốc bắt đầu từ những điều bình dị nhất.

Lưu ý:

- Cho điểm tối đa khi bài thi đảm bảo tốt cả 2 yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.

- Điểm của bài thi là tổng điểm các câu cộng lại; cho điểm từ 0 đến 10.

- Điểm lẻ làm tròn tính đến 0,25 điểm .

—Hết—

(5)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Yêu thương, vị tha không chỉ hướng đến mọi người mà còn dành cho chính bản thân mỗi chúng ta; Biết thương yêu bản thân mình, biết rộng lượng với những lỗi lầm của

- Hình ảnh một chàng trai trẻ sôi nổi, một thi nhân với tâm hồn nhạy cảm, khát vọng tự do qua bức tranh mùa hè tưởng tượng sinh động, sống động, rực rỡ sắc màu,

Phần II.. Em hãy thay lời nhân vật ông Hai, kể lại truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta

Câu 1: Nêu ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Câu 2: Trong hai truyện ngắn đã học: Làng của Kim Lân, Chiếc lược ngà của

Thể hiện chân thực, cảm động số phận đau thương, phẩm chất cao quý của của người nông dân trong xã hội cũ và tấm lòng yêu thương trân trọng của tác giả đối với họ..

Cảm nhận của em về tình cảm của bé Thu với người cha trong đoạn trích truyện Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn

Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân là một người nông dân có tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước sâu sắc Bằng sự hiểu biết của mình về

2 Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh bát cháo hành của Thị Nở trong truyện Chí Phèo (Nam Cao) và nồi cháo cám của bà cụ Tứ trong truyện Vợ nhặt