• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề khảo sát học sinh giỏi môn Ngữ văn 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề khảo sát học sinh giỏi môn Ngữ văn 8"

Copied!
19
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÒNG GD&ĐT KIẾN XƯƠNG TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG

 

ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT ĐẦU NĂM NĂM HỌC: 2019 -2020

Môn : Ngữ văn 8

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

I.Đọc hiểu

    (  3   điểm):   

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

"Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc.Tôi hỏi cho có chuyện:

- Thế nó cho bắt à?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra.

Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc..."

Câu1: Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Chỉ ra những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn ? Nêu nội dung chính của đoạn văn.

Câu 3: Xác định phép tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của phép tu từ đó.

II. Làm văn ( 7điểm )

Câu 1 ( 2 điểm): Viết đoạn văn diễn dịch với câu chủ đề sau: Bác Hồ sống thật giản dị Câu 2( 5 điểm)

Hãy kể lại một kỉ niệm đáng nhớ của em

(2)

PHÒNG GD&ĐT KIẾN XƯƠNG TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG

 

ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT ĐẦU NĂM NĂM HỌC: 2019 -2020

Môn : Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (

   3   điểm):    Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Người ta kể lại rằng, ngày xưa có một em bé rất thông minh tên là Mã Lương. Em thích học vẽ từ nhỏ. Cha mẹ em đều mất sớm. Em chặt củi, cắt cỏ, kiếm ăn qua ngày, nhưng vẫn nghèo đến nỗi không có tiền mua bút.

[ ...]. Em dốc lòng học vẽ, hằng ngày chăm chỉ luyện tập. Khi kiếm củi trên núi, em lấy que củi vạch xuống đất, vẽ những con chim đang bay trên đỉnh đầu. Lúc cắt cỏ ven sông, em nhúng tay xuống nước rồi vẽ tôm cá trên đá.

Khi về nhà, em vẽ các đồ đạc trong nhà lên tường, bốn bức tường dày đặc các hình vẽ.”

a, Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?

(1điểm)

b, Ước mơ nổi bật của nhân dân lao động trong đoạn trích truyện là gì? (0.5 điểm)

c, Lập dánh sách các danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật trong đoạn văn trên.(1 điểm) d, Đoạn truyện được kể ở ngôi kể nào?( 0,5 điểm)

Câu 2 ( 7 điểm)

Đóng vai thanh gươm thần kể lại truyện “ Sự tích hồ Gươm”

(3)

"Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương …"

( Nam Cao, Lão Hạc)

Từ tâm sự của nhân vật ông giáo thể hiện qua đoạn văn trên, em hãy trình bày những suy nghĩ của mình về vai trò của tình yêu thương đối với mỗi con người trong cuộc sống?

Câu 2 (14 điểm): Phân tích hình ảnh người chiến sĩ cách mạng qua hai bài thơ: “Ngắm trăng”

(Vọng nguyệt) của Hồ Chí Minh và “Khi con tu hú” của Tố Hữu?

--- Hết ---

PHÒNG GD&ĐT KIẾN XƯƠNG TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG

 

ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 8 THÁNG 2 NĂM HỌC: 2017 -2018

Môn : Ngữ văn

Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (6 điểm): Đọc đoạn văn sau:

(4)

"Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương …"

( Nam Cao, Lão Hạc)

Từ tâm sự của nhân vật ông giáo thể hiện qua đoạn văn trên, em hãy trình bày những suy nghĩ của mình về vai trò của tình yêu thương đối với mỗi con người trong cuộc sống?

Câu 2 (14 điểm): Phân tích hình ảnh người chiến sĩ cách mạng qua hai bài thơ: “Ngắm trăng”

(Vọng nguyệt) của Hồ Chí Minh và “Khi con tu hú” của Tố Hữu?

--- Hết ---

Câu 1 Về kĩ năng: Học sinh biết viết bài văn (đoạn văn) nghị luận đúng về hình thức, biết vận dụng một số thao tác lập luận để bày tỏ suy nghĩ, quan niệm của bản thân.

Về kiến thức : Cần đảm bảo một số ý

6.0 đ a. MB: Học sinh đưa dẫn vấn đề từ câu nói của nhà văn Nam Cao trong truyện Lão Hạc để

khẳng định tình yêu thương rất cần trong cuộc sống.

0.25 đ b.TB: - Giải thích: Tình yêu thương là tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người. Đó

là sự sẻ chia, thông cảm, đồng cảm, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau…trong cuộc sống.

- Vai trò, ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống:

+ Tình yêu thương có ý nghĩa và sức mạnh lớn lao. Tình yêu thương đem đến cho con người niềm vui, hạnh phúc, cao hơn là mang lại sự sống, sự cảm hoá kì diệu, tiếp thêm sức mạnh để con người vượt qua mọi thử thách, khó khăn. (Dẫn chứng) + Người cho đi tình yêu thương cũng cảm thấy thanh thản, hạnh phúc trong lòng.

(Dẫn chứng)

+ Tình yêu thương làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, là lực hấp dẫn kéo gần con người lại với nhau. Đáng sợ biết bao khi thế giới này chỉ có hận thù, chiến tranh.

- Bàn luận (Mở rộng):

+ Phê phán những kẻ sống ích kỉ, thơ ơ vô cảm trước nỗi đau đồng loại

+ Tuy nhiên tình yêu thương không phải là thứ có sẵn trong mỗi người, chỉ có được khi con người có ý thức nuôi dưỡng, vun trồng.

+ Tình yêu thương cho đi phải trong sáng, không vụ lợi có thể nó mới có ý nghĩa.

+ Hãy biến yêu thương thành hành động, yêu thương đúng cách, không mù quáng...

- Rút ra bài học nhận thức và hành động: Sống yêu thương, trân trọng tình yêu thương của người khác dành cho mình và cũng cần biết san sẻ tình yêu thương với mọi người.

0.5 đ

2.5 đ

2.5 đ

c, KB Khẳng định lại vấn đề: tình yêu thương là thứ tình cảm không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người.

Chú ý: Học sinh có thể trình bày dưới dạng một bài văn hoặc một đoạn văn, miễn sao đầy đủ bố cục. GK linh hoạt cho điểm hợp lí.

0.25 đ

Câu 2 Về kĩ năng : Hs biết viết bài nghị luận văn học đúng về hình thức, biết vận dụng một số thao tác lập luận để bày tỏ suy nghĩ, quan niệm của bản thân.

Về kiến thức: Cần đảm bảo một số ý

10.0 đ

a. MB - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. 0.5

(5)

- Đưa dẫn nội dung phân tích: Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng. đ b. TB * Luận điểm 1: Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha

thiết.

- Cảm nhận bức tranh thiên nhiên đặc sắc về mùa hè trong cảnh tù đày, giam hãm:

với tiếng chim tu hú, tiếng ve ngân, hình ảnh đồng lúa chín, sân bắp vàng, nắng hồng, đôi con diều sáo tự do bay lượn.... -> Bức tranh mùa hè được cảm nhận bằng nhiều giác quan, vừa có hình ảnh, màu sắc, lại có cả hương vị, âm thanh -> tâm hồn tinh tế, hòa mình vào không gian tự do, khoáng đạt (Khi con tu hú).

- Cảm nhận không gian đêm trăng sáng giữa chốn lao tù: vô vàn thiếu thốn, gian khổ (không rượu, không hoa, không tự do) nhưng con người và thiên nhiên vẫn có sự giao hòa (người ngắm trăng, trăng ngắm người) nên thơ, thi vị... -> tâm hồn nhạy cảm, tình yêu thiên nhiên tha thiết của Bác. (Ngắm trăng)

* Luận điểm 2: Lòng yêu nước, sự khao khát tự do mãnh liệt.

- Tâm trạng ngột ngạt, u uất; lòng khao khát tự do, muốn phá tan căn phòng giam chật hẹp, tù túng trở về với tự do, với cuộc sống, về với hoạt động cách mạng còn đang dang dở. (Khi con tu hú)

- Cuộc vượt ngục bằng tinh thần, thoát ra khỏi chốn nhà lao tối tăm, chật chội để được thả hồn vào thiên nhiên thơ mộng, làm bạn với vầng trăng, với thiên nhiên.

(Ngắm trăng)

* Luận điểm 3: Chất chiến sĩ hòa cùng chất thi sĩ.

- Hồ Chí Minh cảm nhận tất cả vẻ đẹp thanh cao của trăng như các thi nhân xưa ->

Mở đầu bằng hình ảnh nhà tù với biết bao thiếu thốn, giữa bài thơ là trăng sáng, cuối bài thơ là hình ảnh con người trong thân phận bị giam cầm giữa song sắt đã trở thành nhà thơ đang say sưa mơ mộng -> phong thái ung dung tự tại, ý chí tinh thần lạc quan cách mạng, khát vọng tự do -> khúc hát tự do của người tù mang phong thái thi sĩ, chiến sĩ -> chất cổ điển kết hợp với chất hiện đại -> chất thép ở con người Hồ Chí Minh. (Ngắm trăng)

- Hình ảnh một chàng trai trẻ sôi nổi, một thi nhân với tâm hồn nhạy cảm, khát vọng tự do qua bức tranh mùa hè tưởng tượng sinh động, sống động, rực rỡ sắc màu, hình ảnh -> nỗi khắc khoải, day dứt khôn nguôi cả thể xác lẫn tâm hồn -> người chiến sĩ cộng sản tự đấu tranh với bản thân vượt lên bản thân để làm chủ mình, vượt lên những nghệt ngã của lao tù, nuôi dưỡng ý chí giữ vững khí tiết và tinh thần đấu tranh cách mạng -> tiếng lòng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi, tiếng thơ của một thi sĩ tràn đầy sức sống, sức trẻ...( Khi con tu hú)

* Đánh giá:

- Cả 2 bài thơ đều là những sáng tác của các chiến sĩ cách mạng, ra đời trong hoàn cảnh tù đày khổ ải.

- Hình ảnh thơ quen thuộc nhưng đặc sắc, tinh tế thể hiện qua tâm hồn mẫn cảm.

Thể thơ dân tộc, nhịp thơ nhanh, nhiều động từ, tính từ mạnh... (Khi con tú hú), thể thơ Đường luật giản dị mà hàm súc, ngôn ngữ chắt lọc, nghệ thuật đối ... (Ngắm trăng).

- Những bức tranh thiên nhiên nhiều màu sắc, những cung bậc cảm xúc khác nhau...

được thể hiện qua những tâm hồn mẫn cảm, con mắt tinh tế, óc tưởng tượng phong phú vượt lên trên tất cả lao tù, xiềng xích...

- Chất chiến sĩ hòa với chất thi sĩ, chất thơ hòa với chất thép.

- Liên hệ mở rộng

3.0 đ

3.0 đ

2.0 đ

1.0 đ

c. KB - Khẳng định lại nội dung phân tích.

- Bày tỏ suy nghĩ của bản thân sau khi học xong tác phẩm.

0.5 đ

(6)

PHÒNG GD&ĐT KIẾN XƯƠNG TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG

 

ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 8 THÁNG 3 NĂM HỌC: 2017 -2018

Môn : Ngữ văn

Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (6 điểm):)

Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ sau:

“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.

(Quê hương - Tế Hanh) Câu 2 (14 điểm):

Sự phát triển của ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc qua "Chiếu dời đô" (Lý Công Uẩn), "Hịch tướng sĩ"(Trần Quốc Tuấn) và "Nước Đại Việt ta"("Bình Ngô đại cáo" - Nguyễn Trãi).

--- Hết ---

PHÒNG GD&ĐT KIẾN XƯƠNG TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG

 

ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 8 THÁNG 3 NĂM HỌC: 2017 -2018

Môn : Ngữ văn

Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (6 điểm):)

Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ sau:

(7)

“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.

(Quê hương - Tế Hanh) Câu 2 (14 điểm):

Sự phát triển của ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc qua "Chiếu dời đô" (Lý Công Uẩn), "Hịch tướng sĩ"(Trần Quốc Tuấn) và "Nước Đại Việt ta"("Bình Ngô đại cáo" - Nguyễn Trãi).

--- Hết ---

PHÒNG GD&ĐT KIẾN XƯƠNG TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG

 

ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 8 THÁNG 3 NĂM HỌC: 2017 -2018

Môn : Ngữ văn

Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (6 điểm):)

Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ sau:

“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.

(Quê hương - Tế Hanh) Câu 2 (14 điểm):

Sự phát triển của ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc qua "Chiếu dời đô" (Lý Công Uẩn), "Hịch tướng sĩ"(Trần Quốc Tuấn) và "Nước Đại Việt ta"("Bình Ngô đại cáo" - Nguyễn Trãi).

--- Hết ---

PHÒNG GD&ĐT KIẾN XƯƠNG TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG

ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 8 THÁNG 3 NĂM HỌC: 2017 -2018

Môn : Ngữ văn

Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

(8)

  Câu 1 (6 điểm):)

Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ sau:

“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.

(Quê hương - Tế Hanh) Câu 2 (14 điểm):

Sự phát triển của ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc qua "Chiếu dời đô" (Lý Công Uẩn), "Hịch tướng sĩ"(Trần Quốc Tuấn) và "Nước Đại Việt ta"("Bình Ngô đại cáo" - Nguyễn Trãi).

--- Hết ---

Lưu ý: Đáp án câu 3 chỉ là một số định hướng, gợi ý có thể tham khảo. Giáo viên căn cứ vào thực tế bài làm học sinh để cho điểm hợp lý, không quá câu nệ đáp án.

- Trên đây là điểm tối đa cho mỗi ý. Nếu thí sinh không có những hiểu biết và kiến giải thấu đáo, chưa đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng và kiến thức khi làm bài thì không thể đạt số điểm này.

(9)

- Căn cứ vào bài làm thực tế của học sinh, khuyến khích những bài làm có cách đột phá, có ý tưởng mới, lạ.

PHÒNG GD&ĐT KIẾN XƯƠNG TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG

 

ĐỀ KHẢO SÁT HSG THÁNG 11 NĂM HỌC: 2019 -2020

Môn : Ngữ văn 8

Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (6 điểm)

Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ sau :

Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay, Lá vàng rơi trên giấy;

Ngoài giời mưa bụi bay.”

(Ông đồ, Vũ Đình Liên - Sách giáo khoa Ngữ văn 8 - Tập II)  Câu 2: (14 điểm)

Có ý kiến cho rằng: “Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.”

Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố) và Lão Hạc (Nam Cao) em hãy làm

sáng tỏ nhận định trên.

(10)

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN KIẾN XƯƠNG

 

ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 8 NĂM HỌC: 2019 -2020

Môn : Ngữ văn

Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề )

Câu 1: (6 điểm)

Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ sau : Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay, Lá vàng rơi trên giấy;

Ngoài giời mưa bụi bay.”

(Ông đồ, Vũ Đình Liên - Sách giáo khoa Ngữ văn 8 - Tập II) 

Câu 2: (14 điểm)

Có ý kiến cho rằng: “Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.”

(11)

Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố) và Lão Hạc (Nam Cao) em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Câu 1: (6 điểm).

Hãy phân tích cái hay, cái đẹp mà em cảm nhận được từ bốn câu thơ sau:

"

Chúng ta hãy bước nhẹ chân, nhẹ nữa Trăng ơi trăng, hãy yên lặng cúi đầu Suốt cuộc đời Bác có ngủ yên đâu Nay Bác ngủ, chúng ta canh giấc ngủ"

("Chúng con canh giấc ngủ Bác, Bác Hồ ơi!" - Hải Như).

Câu 2: (14 điểm)

Sự phát triển của ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc qua “Chiếu dời đô”, “Hịch tướng sĩ” và “Nước Đại Việt ta”.

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HUYỆN KIẾN XƯƠNG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 NĂM HỌC: 2016 -2017

Môn thi: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề

(12)

  ) Câu 1: (2.0 điểm)

Hai câu thơ dưới đây, tác giả đều sử dụng biện pháp so sánh:

- Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã.

- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng.

Em thấy hai cách so sánh trên có gì khác nhau? Mỗi cách có hiệu quả nghệ thuật riêng như thế nào?

Câu 2: (3.0 điểm)

Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ sau (bằng một đoạn văn ngắn):

Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay, Lá vàng rơi trên giấy;

Ngoài giời mưa bụi bay.”

(Ông đồ, Vũ Đình Liên - Sách giáo khoa Ngữ văn 8 - Tập II)  Câu 4: (10,0 điểm)

Có ý kiến cho rằng: “Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.”

Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố) và Lão Hạc (Nam Cao) em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Câu 3: (5.0 điểm)

Vào trong phòng triển lãm ở Vườn Quốc gia Cúc Phương (huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình), em sẽ thấy trên tường có một ô cửa bằng gỗ gắn tấm biển ghi dòng chữ “Kẻ thù của rừng xanh”, mở cánh cửa ra là một tấm gương soi chính hình ảnh của con người.

Từ thông điệp trên, em hãy viết một bài văn nghị luận ngắn bàn về việc bảo vệ rừng hiện nay.

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN KIẾN XƯƠNG

HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG  NĂM HỌC 2016-2017

(13)

MÔN: NGỮ VĂN 8 I. Yêu cầu chung

-Nắm bắt kĩ nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá được một cách tổng quát và chính xác, tránh đếm ý cho điểm.

-Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo...

II. Yêu cầu cụ thể Câu 1 (2,0 điểm)

-Hai câu thơ trên tác giả đều dùng biện pháp so sánh. Tuy nhiên mỗi câu lại có hiệu quả nghệ thuật riêng:

-So sánh con thuyền ra khơi “hăng như con tuấn mã” tức là con thuyền chạy nhanh như con ngựa đẹp và khỏe (tuấn mã) đang phi, tác giả so sánh cái cụ thể, hữu hình này với cái cụ thể hữu hình khác. Sự so sánh này làm nổi bật vẻ đẹp, sự mạnh mẽ của con thuyền ra khơi. (1,0đ) -So sánh “Cánh buồm với mảnh hồn làng” tức là so sánh một vật cụ thể hữu hình, quen thuộc với một cái trừu tượng vô hình có ý nghĩa thiêng liêng. Cách so sánh này làm cho hình ảnh cánh buồm chẳng những trở nên cụ thể sống động mà còn có vẻ đẹp lớn lao, trang trọng, thiêng liêng. Cánh buồm no gió ra khơi trở thành biểu tượng rất phù hợp và đầy ý nghĩa của làng chài. (1,0đ)

Câu 2 (3,0 điểm) Cảm nhận về khổ thơ:

- Về kỹ năng: HS viết đúng dạng một đoạn văn ngắn, lập luận chặt chẽ, lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả.

- Về kiến thức: Nêu được các ý sau

- Đoạn thơ trên trích trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên miêu tả tâm trạng ông đồ thời suy tàn. (0,5đ)

- Bằng các biện pháp nghệ thuật đối lập, tả cảnh ngụ tình để thể hiện niềm cảm thương trước hình ảnh ông đồ lạc lõng, trơ trọi “vẫn ngồi đấy” như bất động, lẻ loi và cô đơn khi người qua đường thờ ơ vô tình không ai nhận thấy hoặc đoái hoài tới sự tồn tại của ông. (1,0đ)

- Qua hai câu thơ tả cảnh ngụ tình tuyệt bút, hiểu được nỗi buồn của con người thấm sâu vào cảnh vật. Hình ảnh “lá vàng, mưa bụi” giàu giá trị tạo hình vẽ nên một bức tranh xuân lặng lẽ, âm thầm, tàn tạ với gam màu nhạt nhòa, xám xịt. (0,75đ)

(14)

- Khổ thơ cực tả cái cảnh thê lương của nghề viết và sự ám ảnh ngày tàn của nền nho học đồng thời thể hiện sự đồng cảm xót thương của nhà thơ trước số phận những nhà nho và một nền văn hóa bị lãng quên. (0,75đ)

Câu 3 (5,0 điểm)

- Về kỹ năng: Đảm bảo một bài văn nghị luận xã hội ngắn. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác, lập luận chặt chẽ, bố cục chặt chẽ có dẫn chứng thuyết phục (0,5đ)

- Về kiến thức: Bài viết cần đảm bảo các ý sau:

1- Từ lời giới thiệu hấp dẫn, người viết cần khẳng định “Kẻ thù của rừng xanh” không ai khác chính là con người vì: con người kém hiểu biết, vô trách nhiệm đối với rừng hoặc do con người hám lợi, coi thường pháp luật mà chặt phá rừng. Từ đó khẳng định dù trực tiếp hay gián tiếp con người chính là kẻ thù trực tếp gây ra tội ác cho rừng xanh. (1,0đ)

2- Qua lời giới thiệu và tấm gương phản chiếu con người chúng ta nhận ra được bao nhiêu điều hệ lụy do nạn phá rừng gây nên. (1,0đ)

- Diện tích rừng bị thu hẹp, cây cối bị chặt phá, muông thú bị săn bắn ngày càng bị cạn kiệt đến mức báo động. (có dẫn chứng và số liệu kèm theo).

- Môi trường bị tàn phá, lũ lụt thường xuyên bị đe dọa, khí hậu bị biến đổi đang hủy hoại môi trường và sự sống của chúng ta. (có dẫn chứng cụ thể).

3- Từ thực trạng trên đề ra được giải pháp để bảo vệ rừng - bảo vệ lá phổi xanh của Trái đất.

(2,0đ)

- Tích cực trồng cây gây rừng.

- Bên cạnh khai thác rừng có kế hoạch, cần phải trồng bổ sung, chăm sóc rừng.

- Tuyên truyền lợi ích, tác dụng của việc trồng cây gây rừng và tác hại của việc chặt phá rừng bừa bãi.

- Nhà nước cần có chính sách khuyến khích nhân dân trồng và chăm sóc, bảo vệ rừng và có chế tài nghiêm khắc để ngăn chặn, trừng phạt những “kẻ thù của rừng xanh”.

4- Khẳng định sống hòa hợp với thiên nhiên là quy luật sống lành mạnh từ ngàn đời nay.

(0,5đ)

Câu 4 (10,0 điểm)

* Về kỹ năng: Đảm bảo một bài văn nghị luận văn học, có bố cục và lập luận chặt chẽ. Hệ thống luận điểm rõ ràng, có dẫn chứng linh hoạt, phù hợp. Lời văn trong sáng, mạch lạc, ít lỗi chính tả. (1,0đ)

* Về kiến thức: Cần đáp ứng được các ý sau (9,0đ)

1- Mở bài: Dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận: Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.

(15)

2- Thân bài:

a. Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của những người nông dân Việt Nam trước cách mạng:

- Chị Dậu: Là một hình ảnh vừa gần gũi, vừa cao đẹp tượng trưng cho người phụ nữ nông thôn Việt Nam thời kỳ trước cách mạng:

- Là một người phụ nữ giàu tình yêu thương chồng con (dẫn chứng) - Là người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm bảo vệ chồng. (dẫn chứng).

- Lão Hạc là tiêu biểu cho phẩm chất của ngýời nông dân:

- Là một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu. (dẫn chứng)

- Là một lão nông nghèo khổ giàu lòng tự trọng, có tình yêu thương con sâu sắc. (dẫn chứng) b. Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt Nam trước cách mạng:

- Chị Dậu: Số phận điêu đứng, nghèo khổ, bị bóc lột đến tận xương tủy, chồng ốm, có thể bị bắt, bị đánh...

- Lão Hạc: Số phận đau khổ, bi thảm: nhà nghèo, vợ mất sớm, con trai không cưới được vợ bỏ làng đi đồn điền cao su, lão sống thui thủi một mình cô đơn làm bạn với cậu Vàng.

-> Tai họa dồn dập đổ xuống cuộc đời lão, phải bán cậu Vàng, sống trong đau khổ, cuối cùng chọn bả chó để tự tử- một cái chết vô cùng đau đớn và dữ dội.

c. Bức chân dung của chị Dậu và Lão Hạc đã tô đậm giá trị hiện thực và nhân đạo của hai tác phẩm:

Thể hiện cách nhìn về người nông dân của hai tác giả. Cả hai nhà văn đều có sự đồng cảm, xót thương đối với bi kịch của người nông dân; đau đớn phê phán xã hội bất công, tàn nhẫn. Chính xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bần cùng, bi kịch. Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng có cách nhìn riêng: Ngô Tất Tố có thiên hướng nhìn người nông dân trên góc độ đấu tranh giai cấp còn Nam Cao chủ yếu đi sâu vào phản ánh sự thức tỉnh trong nhận thức về nhân cách một con người.

3- Kết bài: khẳng định lại vấn đề.

Lưu ý: GK căn cứ vào thực tế bài làm của HS để cho điểm phù hợp, tránh để mất điểm của HS; cẩn trọng và tinh tế khi đánh giá bài làm của HS; phát hiện, trân trọng những bài viết có ý kiến riêng, miễn hợp lý, thuyết phục. Chú ý những bài viết có chiều sâu, thể hiện sự sáng tạo.

Đề học sinh giỏi Ngữ Văn 8

(16)

Môn: Ngữ văn 8

Thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian giao đề) Câu 1 (4 điểm)

Chỉ rõ và phân tích giá trị biểu đạt của phép tu từ từ vựng trong các câu văn sau được trích trong truyện "Tôi đi học" của nhà văn Thanh Tịnh.

“Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.”

“Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập.”

Câu 3 (14 điểm):

Một trong những cảm hứng của thơ ca đầu thế kỉ XX là ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên. Qua bài thơ “Quê hương” của nhà thơ Tế Hanh và bài thơ “Khi con tu hú” của nhà thơ Tố Hữu, em

hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2014 - 2015

Môn: Ngữ văn - lớp 8 Câu 1 (4 điểm)

Chỉ ra phép tu từ từ vựng có trong câu văn:

+ Câu văn: Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

- So sánh: những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng (0,25 điểm)

- Nhân hóa: mấy cành hoa tươi mỉm cười (0,25 điểm)

- Hình ảnh cành hoa tươi biểu trưng cho cái đẹp, đáng nâng niu của tạo hoá ban cho con người. Dùng hình ảnh cành hoa tươi nhằm diễn tả những cảm giác, những rung động trong buổi đầu tiên thật đẹp đẽ, đáng yêu. Vẻ đẹp ấy không chỉ sống mãi trong tiềm thức, kí ức mà luôn tươi mới, vẹn nguyên. (1 điểm)

- Phép nhân hoá mỉm cười (0,25 điểm)

Tác dụng: diễn tả niềm vui, niềm hạnh phúc tràn ngập rạo rực và cả một tương lai đẹp đẽ đang chờ phía trước. Rõ ràng những cảm giác, cảm nhận đầu tiên ấy sống mãi trong lòng ''tôi'' với bao tràn ngập hy vọng về tương lai. (0,75 điểm)

(17)

- Qua phép tu từ so sánh và nhân hóa thấy kỉ niệm thật sâu nặng của nhà văn Thanh Tịnh trong ngày đầu đi học. (0,5 điểm)

+ Câu văn:

Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập.

- Nói quá: quả tim ngừng đập. (0,25 điểm)

Tác dụng: Nhấn mạnh cảm giác quá hồi hộp của nhân vật tôi, góp phần diễn tả những kỉ niệm khó quên của nhân vật tôi trong ngày đầu tiên tới trường (0,75 điểm).

Câu 2 (6 điểm)

      Về kĩ năng : Hs biết viết bài văn nghị luận đúng về hình thức, biết vận dụng một số thao tác lập luận để bày tỏ suy nghĩ, quan niệm của bản thân.

      Về kiến thức : Cần đảm bảo một số ý a, Mở bài: (0,25 điểm)

Học sinh đưa dẫn vấn đề từ câu nói của nhà văn Nam Cao trong truyện Lão Hạc để khảng định tình yêu thương rất cần trong cuộc sống.

b, Thân bài: (5,5 điểm)

- Giải thích: Tình yêu thương là tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người. Đó là sự sẻ chia, đồng cảm, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau…trong cuộc sống (0,5 điểm)

-Ý nghĩa: Tình yêu thương có ý nghĩa và sức mạnh lớn lao.

Tình yêu thương đem đến cho con người niềm vui, hạnh phúc, cao hơn là mang lại sự sống, sự cảm hoá kì diệu, tiếp thêm sức mạnh để con người vượt qua mọi thử thách, khó khăn.

(Dẫn chứng) (1 điểm)

Người cho đi tình yêu thương cũng cảm thấy thanh thản, hạnh phúc trong lòng. (Dẫn chứng) (1 điểm)

Tình yêu thương làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, là lực hấp dẫn kéo gần con người lại với nhau. Đáng sợ biết bao khi thế giới này chỉ có hận thù, chiến tranh. (0,5 điểm)

- Bàn luận (Mở rộng):

Phê phán những kẻ sống ích kỉ, thơ ơ vô cảm trước nỗi đau đồng loại (0,5 điểm) Tuy nhiên tình yêu thương không phải là thứ có sẵn trong mỗi người, chỉ có được khi con người có ý thức nuôi dưỡng, vun trồng. (0,5 điểm)

Tình yêu thương cho đi phải trong sáng, không vụ lợi có thể nó mới có ý nghĩa. (0,5 điểm)

Hãy biến yêu thương thành hành động, yêu thương đúng cách, không mù quáng... (0,5 điểm)

- Rút ra bài học nhận thức và hành động : Sống yêu thương, trân trọng tình yêu thương của người khác dành cho mình và cũng cần biết san sẻ tình yêu thương với mọi người. (0,5 điểm) c, Kết bài (0,25 điểm).

Khẳng định lại tình yêu thương là thứ tình cảm không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người.

Câu 3 (10 điểm):

   Yêu cầu chung

      Về kĩ năng: Biết viết bài văn có bố cục rõ ràng, biết vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận, các phương thức biểu đạt. Diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và cảm xúc

      Về kiến thức: Hiểu được nội dung ý kiến, phân tích làm sáng tỏ nội dung ấy trong bài thơ, nghệ thuật biểu hiện tiếng lòng của tác giả.

(18)

      *Yêu cầu cụ thể: Cần đảm bảo một số ý cơ bản sau : a, Mở bài (0,5 điểm)

    Dẫn dắt một cách hợp lí, logic: Khái quát về hai tác giả, hai bài thơ

      Giới thiệu vấn đề: những cảm hứng của thơ ca đầu thế kỉ XX thường ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên.

b. Thân bài (9 điểm)

Bài thơ Quê hương của nhà thơ Tế Hanh:

Bức tranh thiên nhiên được vẽ ra qua tự giới thiệu về làng tôi của tác giả. Khung cảnh được tác giả vẽ ra là một khung cảnh của buổi sớm mai, với không gian thoáng đạt, trời trong, gió nhẹ, nắng mai hồng, với hình ảnh những con người dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá (1 điểm)

Khi trời trong gió nhẹ, sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

Nổi lên trên nền trời nước mênh mông là những cánh buồm trắng đang rướn thân mình mạnh mẽ vượt trường giang

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

Việc sử dụng nghệ thuật so sánh Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã và Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng, nghệ thuật ẩn dụ mảnh hồn làng kết với dùng động từ mạnh phăng, vượt gợi hình ảnh cánh buồm no gió, căng đầy. Dáng vóc thật hiên ngang, phóng khoáng tràn đầy sinh lực, trần trề nhựa sống. Đó còn là khát vọng của người dân làng chài muốn chinh phục thiên nhiên biển cả, không gian với nhiều vùng biển xa xôi. Cánh buồm còn là biểu tượng cho những tâm hồn khoáng đạt bay bổng của làng quê. Không chỉ vẽ ra vẻ đẹp của làng quê qua hình ảnh buổi sơm mai hồng, con thuyền, dân trai tráng. Cảnh thiên nhiên trong bài thơ còn được thể hiện trong những buổi dân làng đón ghe về: (1,5 điểm)

Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ Khắp dân làng tấp nập đón ghe về

Cảnh thật ồn ào náo nhiệt của một vùng quê đón những người đi biển trở về thật là tấp nập, những âm thanh vui vẻ của một đời sống thanh bình khi kết quả lao động thật tốt đẹp biển lặng, cá đầy ghe. (1 điểm)

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Nghệ thuật nhân hóa im bến mỏi trở về nằm và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác làm cho con thuyền trở nên như con người. Sau chuyến đi biển dài ngày con thuyền thanh thản trở về nằm nghỉ mà nồng nàn hơi thở mặn mòi của biển cả. Chỉ có một tình yêu thiên nhiên đến tha thiết, một nỗi nhớ quê da diết, cảnh sắc thiên nhiên của quê hương Tế Hanh dường như lúc nào cũng thường trực trong tâm tưởng nhà thơ, xa quê tác giả nhớ tới cái đặc trưng của làng chài: Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi và cái mùi nồng mặn của biển cả (1,5 điểm).

Nay xa cách lòng tôi luôi tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi, Tôi thấy nhớ cái mùi nồn mặn quá!

(19)

Với Tố Hữu thì bức tranh thiên nhiên được vẽ ra không chỉ ở một quê cụ thể nào mà đó là không gian của cả một mùa hè ngọt ngào hương vị, khoáng đạt nên thơ. Mỗi hình ảnh thơ được viết ra từ tình yêu thiên nhiên, làng quê của tác giả (1 điểm)

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy san nắng đào Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không.

Khung cảnh thiên nhiên được mở ra với âm thanh của con chim tu hú. Thật là một bức tranh thiên nhiên tràn trề nhựa sống, đầy sắc màu của hương đồng gió nội: Sắc lúa đang chín vàng, trái chín , thêm sắc vàng của ngô đang phơi dưới cái nắng đào. (1 điểm)

Bức tranh thiên nhiên ở đây cũng thật rộn rã âm thanh: âm thanh của tiếng chim tu hú kêu, âm thanh của tiếng ve ngân râm ran, tiếng sáo diều vi vu.. Trong bức tranh cũng đã có sự chuyển hóa hoạt động của sự vật lúa chiêm đanng chín, trái cây ngọt dần, diều đương lộn nhào.

Chỉ có những con người có tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống đến tha thiết như nhà thơ Tố Hữu mới vẽ ra một bức tranh thiên nhiên trần trề nhựa sống đầy đủ sắc màu đến như vậy. (1,5 điểm)

* Đánh giá:

Bức tranh thiên nhiên ở hai bài thơ được vẽ ra đầy ắp những sáng tạo về câu chữ, nhịp điệu thơ sử dụng các biện pháp nghệ thuật hợp lý đã tạo nên những bức trang về quê hương thật đặc sắc. Bức tranh được tạo ra khi chỉ là một làng chài ven biển cũng có khi là cả một vùng quê rộng lớn nhưng đêu chất chứa tình cảm, tình yêu với quê hương đất nước. (0,5 điểm) c, Kết bài: (0,5 điểm)

Khẳng định lại ý kiến nhận định.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hãy xác định A, B, C, D, viết các phương trình phản ứng xảy ra, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có) và cho biết các phản ứng đó thuộc loại phản

2 -Cốm:thứ quà riêng biệt của đất nước - Dùng cốm làm lễ vật sêu tết.. - Dùng trong các việc lễ nghi Nhận xét,

Thu mình trong thế giới sâu thẳm của cái tôi nội cảm, vượt qua sự tưởng tượng mơ màng của chủ nghĩa lãng mạn, lặn sâu xuống dưới đáy cùng của thế giới tiềm thức, vô

Nghiên cứu này chỉ ra một mô hình kết hợp mới mà cụ thể lấy deep learning làm tập con của machine learning để thực hiện phân loại các gai động kinh dựa trên nguồn

Trong chương trình địa lý lớp 7 học sinh được học về thiên nhiên và con người ở 5 châu lục với rất nhiều mục tiêu về kiến thức và kỹ năng cũng như thái độ và hành vi;

- Về nội dung: Bài thơ làm nổi bật bi kịch và khát vọng sống, hạnh phúc của HXH; mang nỗi buồn nhưng tạo sự cảm thông với số phận éo le, bất hạnh.. Từ ngữ, hình ảnh nào

Để đưa con người trở về thế giới huyền thoại xa xôi, biểu tượng vật linh trở th|nh một trong những biểu tượng phổ biến trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại.. Trong

Do đó, nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu đánh giá sự biến động trong tỷ lệ các nhóm cp và chỉ số MI của QXTT sống tự do ở sông Ba Lai thuộc hệ