• Không có kết quả nào được tìm thấy

TỰ TÌNH

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "TỰ TÌNH "

Copied!
16
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG THPT BÌNH CHÁNH TỔ NGỮ VĂN

Đọc văn

(2)

TỰ TÌNH

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn, Trơ cái hồng nhan với nước non.

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn, Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tí con con!

(3)

Nội dung bài học “ Tự Tình”

I. Tìm hiểu chung

II. Đọc hiểu văn bản

III. Tổng kết

IV. Luyện tập và dặn dò

(4)

I.Tìm hiểu chung

1. Tác giả:

a. Cuộc đời:

- Hồ Xuân Hương, sinh vào khoảng thế kỉ XVIII.

- Quê: Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An, sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long

- Đi nhiều nơi – thân thiết với nhiều danh sĩ - Cuộc đời, tình duyên nhiều éo le, ngang trái.

(5)

I. Tìm hiểu chung

b. Sự nghiệp sáng tác:

- Sáng tác cả chữ Hán và chữ Nôm nhưng thành công ở chữ Nôm.

+ Tập Lưu hương kí (phát hiện 1964) gồm 24 bài chữ Hán và 26 bài chữ Nôm

- Thơ HXH là thơ của phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm chất dân gian từ đề tài, cảm hứng ngôn từ và hình

tượng.

→ được mệnh danh là “ bà chúa thơ Nôm”.

+ Thơ chữ Hán: trên dưới 40 bài tương truyền là của bà.

(6)

2. Tác phẩm:

- Thể loại: thơ Nôm Đường luật (Thất ngôn bát cú) - Nhan đề:

=> Tự tình: thuật kể nỗi lòng mình

- Kết cấu: Theo mạch cảm xúc tâm trạng nhân vật trữ tình: Buồn tủi xót xa (4 câu đầu); phẫn uất trước duyên phận (2 câu tiếp); nỗi đau thân phận (2 câu cuối).

→ Giọng điệu trữ tình thống thiết.

- Bài Tự tình (II): nằm trong chùm thơ Tự tình (gồm 3 bài)

I. Tìm hiểu chung

(7)
(8)

II. Đọc - hiểu văn bản:

1. Hai câu đề: Nỗi niềm buồn tủi

- Thời gian: đêm khuya

Không gian vắng vẻ với bước đi dồn dập của thời gian

“tiếng trống canh dồn”

→ Tâm trạng cô đơn, tủi hổ của Hồ Xuân Hương.

- Trơ: đặt đầu câu (đảo ngữ) → nhấn mạnh sự tủi hổ, bẽ bàng (về cái hồng nhan thật rẻ rúng, vô nghĩa, vô duyên.)

(9)

II. Đọc - hiểu văn bản:

2. Hai câu đề: Nỗi niềm buồn tủi

Trơ /(cái) Hồng nhan / (với) Nước non

+ Nhịp:1/3/3 + đảo ngữ + đối lập: nhấn mạnh sự dằn vặt,

biểu hiện sự bẽ bàng của duyên phận đồng thời thể hiện sự bền gan thách đố cùng số phận.

→ Hai câu thơ diễn tả cao độ sự cô đơn, lẻ loi.

(10)

II. Đọc - hiểu văn bản:

3. Hai câu thực: Cảnh và tình

• Uống rượu giải sầu →“say lại tỉnh”: Cảm nhận sâu sắc sự cô đơn, trơ trọi của bản thân

(11)

Vầng trăng Con người

Khao khát hạnh phúc

Bóng xế, khuyết chưa

tròn

Tuổi xuân trôi qua mà chưa có hạnh phúc

Càng cảm thấy đơn độc, nỗi sầu càng thê thảm.

Hai câu thơ làm nổi bật tình cảnh của Xuân Hương.

Biểu tượng của hạnh phúc

(12)

Cách sắp xếp (đảo ngữ):

+ danh từ - định từ - danh từ chỉ loại Rêu từng đám

Đá mấy hòn

+ Động từ mạnh - Bổ ngữ: Xiên ngang, đâm toạc

=>Tạo âm hưởng mạnh cho câu thơ, tô đậm hình tượng thơ:

Thiên nhiên quẫy đạp mạnh mẽ.

Tâm trạng buồn, phẫn uất nhưng nhìn cảnh vật đầy sức sống bằng con mắt yêu đời

Nổi bật bản lĩnh, cá tính mạnh mẽ, sức sống mãnh liệt của Xuân Hương, đồng thời thấy được tài năng sử dụng từ của bà.

II. Đọc - hiểu văn bản:

3. Hai câu luận: Nỗi niềm phẫn uất

(13)

II. Đọc - hiểu văn bản:

4. Hai câu kết: Tiếng than thân

Ngán: ngán nỗi đời éo le, bạc bẽo - Xuân

+ Mùa xuân: đi rồi trở lại theo quy luật tạo hóa.

+ Tuổi xuân: tàn phai nhưng tình yêu không đến.

- Lại: điệp từ → Tiếng thở dài chua chát nặng nề, ngao ngán

- Mảnh tình (bé) – (lại) san sẻ - tí (ít ỏi) – con con → Thủ pháp nghệ thuật tăng tiến làm nổi bật sự xót xa, cay đắng cho số phận.

Vừa thách thức, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch

Tính khái quát cao, đó là nỗi lòng người phụ nữ trong xã hội xưa.

Giá trị nhân văn sâu sắc, thấm thía.

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tí con con!

(14)

III. Tổng kết

- Về nội dung: Bài thơ làm nổi bật bi kịch và khát vọng sống, hạnh phúc của HXH; mang nỗi buồn nhưng tạo sự cảm thông với số phận éo le, bất hạnh.

- Về nghệ thuật: Từ ngữ thuần việt giản dị mà đặc sắc, hình ảnh chọn lọc, gợi cảm để diễn tả các biểu hiện phong phú, tinh tế của tâm trạng.

(15)

IV. Luyện tập củng cố

1.Ý nghĩa nhân văn toát lên từ bài thơ là gì?

2. Từ ngữ, hình ảnh nào để lại cho em nhiều ấn tượng nhất, hãy phân tích để thấy được tài năng của nữ sĩ họ Hồ?

(16)

5. Dặn dò

- Học thuộc lòng bài thơ Tự tình (bài II) và cảm nhận vẻ đẹp của bài thơ.

- Chuẩn bị bài mới: Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

• Mọi người trong gia đình phải yêu thương, đùm bọc nhau. • Câu kiểu Ai

- HS chọn được một truyện nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác và kể lại được rõ ràng, đủ ý, biết trao đổi về

[r]

Nội dung: Vở kịch thể hiện ước mơ của các bạn về một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc, ở đó trẻ em là. những nhà phát minh giàu trí sáng tạo, góp

- Từ mục đích học tập đúng đắn này, mỗi người học thấy rõ những sai lầm nhận thức về việc học: học không có mục đích; coi việc học là thực hiện nghĩa vụ với người

b)Từ ngữ nói lên tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ.. Bài tập 2: Đặt câu với mỗi từ em tìm được ở bài tập 1 a) Bác Hồ luôn chăm lo cho tương lai của thiếu nhi... b) Bố

- Cảm nhận được tâm trạng buồn tủi, vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.. - Thấy được tài năng nghệ thuật thơ Nôm

 Đề bài: Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác..