• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề khảo sát học sinh giỏi hóa lớp 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề khảo sát học sinh giỏi hóa lớp 8"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2021-2022 MÔN THI: Hóa Học 8.

Thời gian làm bài:120 phút Câu I:

1. Xác định hoá trị của các nguyên tố, nhóm nguyên tố trong các hợp chất sau: Li2O, Hg2O, HNO3, KClO3, Cr2O3, MnO2, Ca3(PO4)2, H2CrO4, Ag2O, HBr.

2. Tính số phân tử Al2(SO4)3 có trong 34,2 gam nhôm sunfat Al2(SO4)3. Ở đktc bao nhiêu lít khí oxi sẽ có số phân tử bằng số phân tử có trong nhôm sunfat ở trên?

Câu II:

1. Có 4 lọ mất nhãn, đựng 4 chất bột màu trắng riêng biệt là: Na2O, P2O5, BaO, MgO. Hãy trình bày phương pháp hoá học để phân biệt các chất trên.

2. Cho sơ đồ biến hoá sau: KClO3  A  B  C  D  Al2(SO4)3

Biết A, B, C, D là những chất riêng biệt, A là chất khí duy trì sự sống và sự cháy. Hãy xác định A, B, C, D, viết các phương trình phản ứng xảy ra, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có) và cho biết các phản ứng đó thuộc loại phản ứng hoá học nào?

Câu III:

1. Để điều chế khí hiđro người ta cho 22,4 gam sắt tác dụng với dung dịch chứa 24,5 gam axit sunfuric loãng.

a) Sau phản ứng có chất nào còn dư không? Tính khối lượng chất dư?

b) Tính thể tích khí hiđro (ở đktc) và khối lượng muối thu được sau phản ứng?

c) Phải dùng thêm dung dịch chứa bao nhiêu gam axit sunfuric nữa để phản ứng hết với lượng sắt dư?

2. Cho 19,46 gam hỗn hợp A gồm: Mg, Al và Zn trong đó khối lượng của Mg bằng khối lượng của Al. Cho hỗn hợp A tác dụng với dung dịch axit clohiđric thu được 16,352 lít khí hiđro (ở đktc).

a) Xác định thành phần phần trăm về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A.

b) Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.

Câu IV:

1. Xác định khối lượng NaCl kết tinh trở lại khi làm lạnh 548 gam dung dịch NaCl bão hoà ở 50oC xuống còn 0oC. Biết độ tan của NaCl ở 50oC là 37 gam và ở 0oC là 35 gam.

2. Trộn tỉ lệ về thể tích (đo ở cùng điều kiện) như thế nào giữa 2 khí O2 và CO để người ta thu được một hỗn hợp khí có tỉ khối đối với khí hiđro bằng 14,75 ?

Câu V:

Một hỗn hợp gồm 3 kim loại K, Cu, Fe tác dụng với nước (lấy dư) thì thu được dung dịch A, hỗn hợp chất rắn B và 2,24 lít khí C (ở đktc). Cho B tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch HCl 0,5 M phản ứng còn lại 6,6 gam chất rắn.

a)Tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp ban đầu?

b) Khí C tác dụng vừa đủ với 5,8 gam một oxit sắt ở nhiệt độ cao. Xác định công thức hóa học của oxit sắt đó.

***************** Hết ******************

(Học sinh được phép sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học)

(2)

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

Câu hỏi Đáp án Điểm Câu I

(3 đ)

1.Hoá trị của nguyên tố, nhóm nguyên tố trong hợp chất:

O (II) , H (I)Li2O => Li (I) Hg2O=> Hg (I) HNO3 =>

nhóm NO3 (I), N (V)KClO3 => K (I), nhóm ClO3 (I) Cr2O3 => Cr (III)MnO2 => Mn (IV)

Ca3(PO4)2 => Ca (II) , nhóm PO4 (III), P (V)H2CrO4 =>

nhóm CrO4 (II), Cr (VI)Ag2O => Ag (I)HBr => Br (I)

Xác định hoá trị các nguyên tố, nhóm nguyên tố 0,15 điểm.

1,5 đ

2.Trong 34,2 g Al2(SO4)3 có chứa :

nAl2(SO4)3 = 34,2 : 342 = 0,1 (mol)

Số phân tử Al2(SO4) là : 0,1 . 6.1023 = 0,6.1023 (phân tử) Số phân tử O2 = Số phân tử Al2(SO4) = 0,6.1023 (phân tử) => nO2 = 0,6.1023/6.1023 = 0,1 mol

VO2 = 0,1.22,4 = 2,24 (lít)

0,5 đ 0,5 đ 0,25 đ 0,25 đ Câu II

(5 đ)

1.- Lấy mỗi hoá chất một ít cho vào các ống nghiệm có đánh số thứ tự làm thuốc thử.

- Nhỏ H2O vào các ống nghiệm và lắc đều:

+ Chất bột nào tan => là Na2O, P2O5, BaO.

+ Chất bột nào không tan => là MgO.

Ptpứ: Na2O + H2O  2NaOH P2O5 + 3H2O  2H3PO4

BaO + H2O  Ba(OH)2

- Nhúng quỳ tím vào các dung dịch vừa thu được:

+ Quỳ tím chuyển đỏ => là dung dịch H3PO4 => chất bột ban đầu là P2O5

+ Quỳ tím chuyển xanh =>là dung dịch NaOH và Ba(OH)2

- Dẫn khí CO2 sục vào nhóm dung dịch làm quỳ tím chuyển xanh => thấy ống nghiệm xuất hiện kết tủa trắng => là dung dịch Ba(OH)2 => chất bột ban đầu là BaO. Ống nghiệm nào không có hiện tượng gì => là NaOH => chất bột ban đầu là Na2O.

Ptpứ: CO2 + Ba(OH)2  BaCO3 + H2O

0,5 đ

0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,5 đ

0,5 đ 0,25 đ

2.KClO3  O2  SO2  SO3  H2SO4  Al2(SO4)3

(A) (B) (C) (D)

(1) 2KClO3 t0 2KCl + 3O2 (phản ứng phân huỷ) (2) O2 + S t0 SO2 (phản ứng hoá hợp)

(3) SO2 + O2 t0

 SO3 (phản ứng hoá hợp) (4) SO3 + H2O → H2SO4 (phản ứng hoá hợp)

(5) 3H2SO4 + 2Al → Al2(SO4)3 + 3H2 (phản ứng thế)

2,5 đ

(3)

Xác định đúng A, B, C, D được 0,5 điểm ; viết và cân bằng đúng mỗi phương trình 0,2 điểm; xác định đúng loại phản ứng mỗi phương trình 0,2 điểm.

Câu III (5 đ)

1.a) Ptpứ: Fe + H2SO4  FeSO4 + H2

1 mol 1 mol 1 mol 1 mol nFe = 0,4 mol ; nH2SO4 = 0,25 mol

Ta có tỉ số: 0,4/1 > 0,25/1 => Fe dư

Theo ptpứ tìm nFe dư= 0,15 mol => mFe dư= 8,4 (g) b) Theo ptpứ: nH2= 0,25 mol => VH2= 5,6 (lít) nFeSO4= 0,25 mol => mFeSO4= 38 (g) c) Theo ptpứ: nH2SO4 dùng thêm= nFe dư= 0,15 mol mH2SO4 dùng thêm= 14,7 (g)

0,5 đ 0,5 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,5 đ 0,5 đ 2.Ptpứ Mg + 2HCl  MgCl2 + H2

2Al + 6HCl  2AlCl3 + 3H2

Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2

a) nH2= 0,73 mol

Gọi số mol Mg, Al, Zn lần lượt là x,y,z mol (0<x,y,z<0,73) Ta có: 24x+27y+65z = 19,46 x = 0,27

24x = 27y => y = 0,24 x+3/2y+z = 0,73 z = 0,1 mMg= mAl=6,48 (g) => %Mg = %Al = 33,3%

mZn=6,5 (g) => %Zn = 33,4 %

b) Theo ptpứ: nMgCl2= 0,27 mol => mMgCl2= 25,65 (g) nAlCl3= 0,24 mol => mAlCl3= 32,04 (g) nZnCl2=0,1 mol => mZnCl2= 13,6 (g) mmuối= 71,29 (g)

0,15 đ 0,15 đ 0,15 đ 0,15 đ 0,15 đ

0,5 đ

0,25 đ

1 đ Câu IV

(3 đ)

1.Theo định nghĩa độ tan ta có:

-Ở 50oC: mdd= 100 + 37 = 137 (g)

Trong 137(g)dd NaCl bão hoà có 37(g)NaCl và 100(g) H2O Trong 548(g)dd NaCl bão hoà có x (g)NaCl và y (g) H2O =>Tìm x = 148 (g) ; y = 400 (g)

- Ở 0oC: 100 (g) H2O hoà tan tối đa 35 (g) NaCl 400 (g) H2O hoà tan tối đa z (g) NaCl =>Tìm z = 140

Khối lượng NaCl kết tinh trở lại là: 148 – 140 = 8 (g)

0,25 đ 0,25 đ 0.25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 2.Ta có: dhỗn hợp khí/H2=14,75 => Mhỗn hợp khí= 29,5 0,25 đ

(4)

mO2+mCO/nO2+nCO = 29,5

32.nO2+28.nCO/nO2+nCO = 29,5 Giải tìm nO2/nCO = 3/5

Mà các khí đo ở cùng điều kiện => tỉ lệ thể tích bằng tỉ lệ số mol =>Vậy phải trộn VO2:VCO theo tỉ lệ 3:5

0,25 đ 0,5 đ 0,5 đ

Câu V (4 đ)

Học sinh xác định chỉ có K tác dụng với H2O theo phương trình 2K + 2H2O  2 KOH + H2 (1)

=> dung dịch A là KOH ; như vậy hỗn hợp chất rắn B là Cu và Fe ; khí C là H2

Khi B tác dụng với dung dịch HCl chỉ có Fe tác dụng, vậy chất rắn còn lại là Cu.

Fe + 2HCl  FeCl2 + H2 (2) nH2= 0,1 mol ; nHCl = 0,2 mol

Dựa vào pt (1) => nK = 2nH2 = 0,2 mol => mK = 7,8g Dựa vào pt (2) => nFe = ½ nHCl =0,1 mol => mFe= 5,6g

% K = 7,8 : ( 7,8 + 5,6 + 6,6 ) = 39%

% Fe = 28% ; % Cu = 33%

b) Phươngtrình : yH2 + FexOy t0

xFe + y H2O

Tìm số mol FexOy = 1/y nH2 = 0,1/y mol

Theo đề có : 0,1/y ( 56x + 16y ) = 5,8 => x = 3 ; y = 4 => Công thức Oxit sắt là Fe3O4

0,5 đ

0,5 đ

0,5 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,25 đ 0,5 đ 0,25 đ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Oxit bazơ: Tên oxit = tên kim loại(kèm theo hóa trị) + oxit. Sản xuất khí oxi trong công nghiệp: dùng nƣớc hoặc không khí. Phản ứng phân hủy: là phản ứng hoá học

Dạng IV: Bài tập xác định công thức oxit dựa vào phản ứng hóa học A.. Xác định công thức hóa học của

- Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của môt nguyên tố khác trong hợp chất.. Phương pháp

Thể tích sau khi đem trộn bằng tổng thể tích các dung dịch đem trộn (giả sử trộn lẫn không làm thay đổi thể tích).. Tính giá trị

Tính nồng độ phần trăm của muối tạo thành trong dung dịch sau phản ứng (coi nước bay hơi trong quá trình đun nóng không đáng kể).. Tính nồng độ KCl

Phương pháp đáp ứng bề mặt (Response Surface Methodology - RSM) được sử dụng hiệu quả để tối ưu hóa các điều kiện của quá trình phản ứng xà phòng hóa (nồng

Không có hiện tượng xảy ra và không có phản ứng.. a) Viết phương trình hoá học. b) Tính khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng. a) Viết phương trình hóa học. b) Tính

Sau khi phaûn öùng xong thu ñöôïc dung dòch A coù khoái löôïng m (dd A) &lt; 200g. Cho 100g dung dòch BaCl 2 20,8% vaøo dung dòch A, khi phaûn öùng xong ngöôøi ta