• Không có kết quả nào được tìm thấy

50 bài tập về điều chế H2, phản ứng thế (có đáp án 2022) – Hóa học 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "50 bài tập về điều chế H2, phản ứng thế (có đáp án 2022) – Hóa học 8"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

DẠNG IV: BÀI TẬP VỀ ĐIỀU CHẾ H2 VÀ PHẢN ỨNG THẾ A. Lý thuyết và phương pháp giải

1. Điều chế khí hiđro a) Trong phòng thí nghiệm

- Nguyên tắc: cho axit (HCl hoặc H2SO4 loãng) tác dụng với kim loại kẽm (hoặc sắt, nhôm).

VD: H2SO4 + Zn → ZnSO4 + H2

- Thu khí hiđro bằng cách đẩy nước hay đẩy không khí b) Trong công nghiệp

- Điện phân nước: 2H2O dp 2H

2↑ + O2

- Được điều chế từ khí thiên nhiên, khí mỏ dầu.

- Dùng than khử oxi của H2O ở nhiệt độ cao: C H O 2 toCO H 2 2. Phản ứng thế

- Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của môt nguyên tố khác trong hợp chất.

- VD: Zn 2HCl ZnCl2H2

Nguyên tử Zn đã thay thế nguyên tử H trong hợp chất HCl.

3. Phương pháp giải một số bài toán - Bước 1: Tính số mol các chất đã cho.

- Bước 2: Viết phương trình hóa học.

- Bước 3: Xác định chất dư, chất hết.

- Bước 4: Tính toán theo yêu cầu đề bài.

- Ngoài ra có thể áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố.

B. Ví dụ minh họa.

Ví dụ 1: Phản ứng nào dưới đây có thể tạo được khí hiđro?

A. Cu + HCl B. CaO + H2O C. Na + H2O D. CuO + HCl Hướng dẫn giải:

Phản ứng tạo được khí hiđro là: 2 1 2

Na H O NaOH H

   2 Đáp án C

(2)

Ví dụ 2: Hiện tượng khi cho viên kẽm (Zn) vào dung dịch axit clohiđric (HCl) là A. Có khí màu nâu đỏ thoát ra.

B. dung dịch có màu xanh lam.

C. có kết tủa trắng.

D. viên kẽm tan ra, có khí không màu thoát ra.

Hướng dẫn giải:

Khi cho viên kẽm vào dung dịch axit clohiđric (HCl) ta sẽ thấy hiện tương viên kẽm tan ra, có khí không màu thoát ra.

Phương trình phản ứng: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2Đáp án D

Ví dụ 3: Cho một thanh sắt nặng 5,6 gam vào bình đựng dung dịch axit clohiđric loãng, dư thu được dung dịch A và khí bay lên. Cô cạn dung dịch A thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 12,7 gam.

B. 17,2 gam.

C. 55,3 gam D. 63,5 gam.

Hướng dẫn giải:

nFe = 5,6 : 56 = 0,1 mol Phương trình phản ứng:

2 2

0,1 0,1 mol Fe2HClFeCl H

Cô cạn dung dịch thu được muối FeCl2.

Khối lượng của FeCl2 thu được là: 0,1. 127 = 12,7 gam Đáp án A

C. Tự luyện.

Câu 1: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng thế?

A. Na O H O22 2NaOH

B. 2Al 3H SO 2 4 Al (SO )2 4 33H2 C. CaO CO 2 CaCO3

D. HClNaOHNaCl H O 2 Hướng dẫn giải:

(3)

Phản ứng thế là: 2Al 3H SO 2 4Al (SO )2 4 33H2

Vì trong phản ứng trên Al thế chỗ cho nguyên tử H trong hợp chất.

Đáp án B

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất?

A. Phản ứng thế là phản ứng hóa học trong đó nguyên tử của đơn chất thế chỗ nguyên tử của nguyên tố khác trong hợp chất.

B. Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó có sự tham gia của hợp chất và các chất.

C. Phản ứng thế là phản ứng hóa học trong đó có sự tham gia của hợp chất và đơn chất tạo thành chất mới.

D. Phản ứng thế là quá trình tạo thành nhiều chất mới từ 2 hay nhiều chất ban đầu.

Đáp án A

Câu 3: Trong công nghiệp, người ta sản xuất hiđro bằng cách nào sau đây?

A. điện phân nước.

B. từ nước và than.

C. từ thiên nhiên và dầu mỏ.

D. cả 3 đáp án trên Hướng dẫn giải:

Trong công nghiệp, người ta sản xuất hiđro bằng cách:

- Điện phân nước: 2H2O dp 2H

2↑ + O2

- Được điều chế từ khí thiên nhiên, khí mỏ dầu.

- Dùng than khử oxi của H2O ở nhiệt độ cao: C H O 2 toCO H 2 Đáp án D

Câu 4: Dung dịch axit được dùng để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm là A. HNO3.

B. HCl.

C. H2S.

D. H2SO4đặc. Hướng dẫn giải:

Trong phòng thí nghiệm, khí hiđro được điều chế bằng cách cho axit (HCl hoặc H2SO4loãng ) tác dụng với kim loại.

Đáp án B

(4)

Câu 5: Cho 9,75 gam kẽm phản ứng với lượng dư axit clohiđric (HCl) thấy có khí bay lên. Tính thể tích khí ở đktc?

A. 0,224 lít.

B. 0,448 lít.

C. 1,68 lít.

D. 3,36 lít.

Hướng dẫn giải:

nZn = 9,75 : 65 = 0,15 mol Phương trình hóa học:

2 2

0,15 0,15 mol Zn2HClZnCl H

Vậy thể tích hiđro thu được là 0,15. 22,4 = 3,36 lít.

Đáp án D

Câu 6: Phản ứng nào dưới đây không phải phản ứng thế?

A. Cu 2AgNO 3Cu(NO )3 22Ag B. Zn 2HCl ZnCl2H2

C. CuO 2HCl CuCl2H O2 D. Fe 2HCl FeCl2H2 Hướng dẫn giải:

Phản ứng CuO 2HCl CuCl2H O2 không phải phản ứng thế.

Đáp án C

Câu 7: Cho kim loại Mg tác dụng với dung dịch axit HCl thu được muối MgCl2 và 6,72 lít khí H2 (đktc). Tính khối lượng axit clohiđric cần dùng cho phản ứng:

A. 14,6 gam.

B. 21,9 gam.

C. 29,2 gam.

D. 43,8 gam.

Hướng dẫn giải:

H2

n 6,72 0,3mol

 22,4 

Phương trình hóa học:

(5)

2 2

Mg 2HCl MgCl H

0,6 0,3 mol

  

Khối lượng của axit clohiđric cần dùng là: 0,6. 36,5 = 21,9 gam.

Đáp án B

Câu 8: Chọn đáp án đúng?

A. Phản ứng giữa FeO và HCl là phản ứng oxi hóa – khử.

B. Phản ứng giữa Fe và HCl là phản ứng thế.

C. CaCO3

to

 CaO + CO2 là phản ứng oxi hóa khử.

D. Khí H2 nặng hơn không khí.

Hướng dẫn giải:

A sai vì không xảy ra sự oxi hóa và sự khử.

B đúng vì Fe thế chỗ của nguyên tử H trong phân tử HCl.

C sai vì đây không phải phản ứng oxi hóa khử.

D sai vì khí H2 nhẹ hơn không khí Đáp án B

Câu 9: Tính khối lượng của Al đã phản ứng với axit sunfuric (H2SO4), biết sau phản ứng thu được 1,68 lít khí (đktc)?

A. 2,025 gam B. 5,240 gam C. 6,075 gam D. 1,350 gam Hướng dẫn giải:

H2

n 0,075 mol

Phương trình phản ứng:

2 4 2 4 3 2

2Al 3H SO Al (SO ) 3H 0,05 ← 0,075 (mol)

Khối lượng Al đã phản ứng là: mAl = nAl.MAl = 0,05.27 = 1,35 gam.

Đáp án D

Câu 10: Cho các phản ứng hóa học sau:

(1) Cu 2AgNO 3Cu(NO )3 22Ag (2) CaO CO 2CaCO3

(3) Mg CuCl 2MgCl2Cu

(6)

(4) HClNaOHNaCl H O 2 (5) Fe 2HCl FeCl2H2

Số phản ứng thuộc loại phản ứng thế là A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Hướng dẫn giải:

Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của môt nguyên tố khác trong hợp chất.

Phản ứng (1), (3), (5) là các phản ứng thế.

Đáp án B

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trong đơn chất kim loại các nguyên tử sắp xếp khít nhau và theo 1 trật tự xác định. b) Khí nitơ được tạo nên từ nguyên tố nitơ (N), Khí clo được tạo nên từ nguyên tố

b) Tính thể tích khí hiđro thu được ở đktc.. Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một

- Thí nghiệm (1): Cho dung dịch axit HCl tác dụng với đinh Fe sạch có hiện tượng sủi bọt khí.. Hình ảnh cho đinh sắt vào ống nghiệm chứa dung dịch HCl. - Thí nghiệm

Dạng bài này gồm một chuỗi các phản ứng hóa học nên yêu cầu học sinh phải nắm chắc sơ đồ, cũng như mối liên hệ giữa các hợp chất vô cơ, cụ thể:.. a/ Sơ đồ các

Trong một chu kì, theo chiều tăng điện tích hạt nhân số electron lớp ngoài cùng tăng.. ⇒ Lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng tăng dẫn đến bán kính

- Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử tăng nhanh, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng giảm, do đó độ âm

b*) Giải thích vì sao sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài cùng là nguyên nhân quyết định đến sự biến đổi tính tuần hoàn về tính chất hóa học của các

Ví dụ 1: Khi tiến hành phản ứng thế giữa ankan X với khí clo có chiếu sáng người ta thu được hỗn hợp Y chỉ một sản phẩm thế.. Hướng