• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề khảo sát lớp 9 - lần 1 môn Ngữ văn năm học 2018 - 2019

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề khảo sát lớp 9 - lần 1 môn Ngữ văn năm học 2018 - 2019"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÒNG GD&ĐT PHÚC YÊN ĐỀ KHẢO SÁT LỚP 9 – LẦN 1 MÔN: NGỮ VĂN 9

NĂM HỌC 2018 – 2019

Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)

Câu 1. (1,0 điểm)

Đoạn kết thúc một bài thơ có câu:

Trăng cứ tròn vành vạnh

a. Hãy chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn chỉnh khổ thơ.

b. Đoạn thơ vừa chép trích trong tác phẩm nào? Của ai Câu 2. (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.

Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi.

Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời.

Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.

Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết câu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!”

Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.

(Cánh diều tuổi thơ - Tạ Duy Anh) a) Xác định lời dẫn trực tiếp có trong đoạn văn trên.

b) Câu văn: Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,... như gọi thấp xuống những vì sao sớm là câu gì xét về cấu tạo ngữ pháp?

c) Câu văn: Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ có sử dụng biện pháp tu từ gì?

d) Từ đoạn văn trên, kết hợp những hiểu biết của mình, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của niềm đam mê trong cuộc sống.

Câu 3. (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng - Kim Lân.

...Hết...

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh: ……….SBD...

(2)

PHÒNG GD&ĐT PHÚC YÊN HD CHẤM KHẢO SÁT LỚP 9 – LẦN 1 MÔN: NGỮ VĂN 9

NĂM HỌC 2018 – 2019 A. YÊU CẦU CHUNG

- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo và phát triển được năng lực của học sinh.

- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.

Lưu ý: Điểm bài thi lẻ đến 0,25 điểm.

B. YÊU CẦU CỤ THỂ

Câu Nội dung trình bày Điểm

1 Đoạn kết thúc một bài thơ có câu:Trăng cứ tròn vành vạnh 1.0 a - Mức tối đa: ( 0,5 điểm ) Thí sinh chép đúng đựoc khổ thơ. Sai 02 từ trừ hoặc viết hoa tất

cả các từ trong khổ trừ 0,25 điểm Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình.

- Mức chưa tối đa : Sai 02 từ trừ hoặc viết hoa tất cả các từ trong khổ trừ 0,25 điểm - Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không làm bài.

0,5

b Trích trong bài thơ Ánh trăng

- Mức tối đa: ( 0,25 điểm) Xác định đúng bài thơ - Mức không đạt: Trả lời sai

0,25

Tác giả: Nguyễn Duy

- Mức tối đa: ( 0,25 điểm) Xác định đúng tác giả - Mức không đạt: Trả lời sai

0,25

2 Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: 4,0

a Lời dẫn trực tiếp: “Bay đi diều ơi! Bay đi !”

- Mức tối đa: ( 0,5 điểm ) Thí sinh xác địnhj đúng lời dẫn trực tiếp - Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không làm bài.

0,5

b Câu văn: Sáo đơn, rồi sảo kép, sáo bè,... như gọi thấp xuống những vì sao sớm CN VN

là câu đơn nếu xét về cấu tạo ngữ pháp

- Mức tối đa: (0,5 điểm ) Thí sinh xác định đúng kiểu câu. Kkông cần phân tích CN – VN.

- Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không làm bài

0.5

c Biện pháp tu từ: So sánh giúp diễn tả hình ảnh bầu trời đẹp mềm mại, mịn màng tựa như một thảm nhung gợi cảm giác thân thuộc, mến yêu.

- Mức tối đa: ( 0,5 điểm ) Thí sinh xác định đúng tác dụng của phép tu từ so sánh - Mức chưa đạt Trả lời sai hoặc không làm bài.

0.5

d Về kỹ năng: - Viết đúng đoạn văn nghị luận xã hội - Đoạn văn có câu mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.

- Lập luận chặt chẽ, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.

Về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo những ý sau :

Giải thích

“Đam mê” là gì?: 0,5

(3)

+ Niềm đam mê là sở thích ở mức độ cao và khát khao đạt được mục đích mà mình theo đuổi.

+ Những miềm đam mê tích cực luôn cần thiết cho tất cả chúng ta.

Biểu hiện của niềm đam mê?

+ Một vài lĩnh vực của niềm đam mê: say mê nghiên cứu khoa học kĩ thuật, say mê văn học nghệ thuật…

+ Biểu hiện của niềm đam mê: dồn tâm huyết và tình cảm cho niềm đam mê, luôn suy nghĩ và tìm cách để thực hiện, mong muốn và khát khao đạt được sở nguyện…

0,75

Ý nghĩa của niềm đam mê?

+ Con người không có đam mê sẽ mất đi nỗ lực để chinh phục những đỉnh cao.

+ Không có đam mê, con người sẽ đánh mất động lực để hoàn thành sở nguyện của bản thân.

+ Ca ngợi, tôn vinh những ai dám theo đuổi đam mê và đem đam mê của mình để phục vụ cộng đồng. Phê phán những kẻ yếu hèn đã sớm giã từ đam mê khi gặp khó khăn, thử thách

0.75

Bài học nhận thức và hành động?

+ Biết nuôi dưỡng đam mê lành mạnh và theo đuổi đam mê đến cùng.

+ Sống cần phải có đam mê mới có cống hiến cho đời.

0.5

3 Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng - Kim Lân. 5,0

* Yêu cầu về kỹ năng

Thí sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài; biết cách làm bài văn nghị luận văn học; bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; dẫn chứng chính xác, tiêu biểu; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; khuyến khích những bài viết sáng tạo.

* Yêu cầu về kiến thức a. Mở bài:

- Mức tối đa: HS biết cách giới thiệu tác giả, tác phẩm, giới thiệu nội dung truyện ngắn

"Làng". Nêu cảm nhận chung về tình yêu làng, lòng yêu nước của nhân vật ông Hai.

- Mức chưa tối đa: Học sinh biết cách dẫn dắt, giới thiệu và nêu cảm nhận chung về tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai nhưng chưa hay/ còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ.

- Mức không đạt: Lạc đề/mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản về kiến thức đưa ra/hoặc không có mở bài.

0,5

b. Thân bài 4,0

- Mức tối đa:

* Tóm tắt cốt truyện, nhận xét tình huống:

- Truyện viết về nhân vật ông Hai - người nông dân ở làng Chợ Dầu, truyện khai thác tình cảm bao trùm phổ biến của người nông dân Việt Nam thời kì kháng chiến đó là lòng yêu làng, yêu đất nước....

- Truyện xây dựng tình huống bất ngờ, éo le thử thách nội tâm nhân vật

0.5

* Ông Hai là người nông dân tha thiết yêu làng

- Thường xuyên kể về làng; không muốn rời làng đi tản cư;

- Ở nơi tản cư, thường theo dõi tin tức về làng, vui mừng trước tin thắng trận...

- Đau khổ khi nghe tin làng theo giặc;

- Sung sướng tự hào khi nghe tin làng vẫn là làng kháng chiến.

1,25

.* Ở ông Hai tình yêu làng gắn bó thống nhất hòa quyện với lòng yêu nước, thủy chung với cách mạng, với kháng chiến và cụ Hồ.

- Diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặc:

+ Bàng hoàng sững sờ, ông xấu hổ, đau đớn, thất vọng, lo sợ ám ảnh, tuyệt vọng...

+ Nảy sinh cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt, làng thì yêu thật nhưng theo tây mất rồi thì phải thù, tình yêu nước đã lớn hơn bao trùm lên tình cảm làng quê.

+ Niềm tin tưởng sắt đá, lòng trung thành với cách mạng, kháng chiến, cụ Hồ,...

- Tâm trạng vui sướng tự hào khi nghe tin làng theo giặc được cải chính.

1,25

* Đánh giá chung về nhân vật ông Hai 1,0

(4)

- Ông Hai là hình tượng nhân vật điển hình của người nông dân Việt Nam thời kì kháng chiến tha thiết yêu làng quê yêu đất nước,...

* Vài nét về nghệ thuật khắc họa nhân vật:

+ Cốt truyện tâm lí, xây dựng tình huống bất ngờ, éo le, miêu tả tâm lí nhân vật tỉ mỉ, tinh tế; ngôn ngữ kể chuyện sinh động: đối thoại và độc thoại, độc thoại nội tâm, mạng đậm nét cá tính.

- Mức chưa tối đa: Nếu thiếu 1 trong các ý trên trừ điểm cho hợp lí.

- Mức không đạt: Không làm bài hoặc làm sai.

c. Kết bài - Mức tối đa:

+ Khẳng định lại tình yêu làng và lòng yêu nước của ông Hai. Ông Hai là tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp luôn yêu làng và nặng lòng yêu nước.

- Mức chưa tối đa:

- Mức không đạt: Không làm bài hoặc làm sai.

0,5

0

...Hết...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Yêu thương, vị tha không chỉ hướng đến mọi người mà còn dành cho chính bản thân mỗi chúng ta; Biết thương yêu bản thân mình, biết rộng lượng với những lỗi lầm của

Cho đường tròn (O) đường kính bằng 6cm và dây MN bằng 2cm. Trên nửa mặt phẳng bờ BC có chứa điểm A, vẽ nửa đường tròn tâm O đường kính BH cắt AB tại E; vẽ nửa đường

* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết

- Ca ngợi cuộc sống hồi sinh sau chiến tranh và bày tỏ ước mơ về một xã hội mới tốt đẹp. - Điểm 3: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi

Học sinh viết được bài văn đúng với yêu cầu của đề bài; câu văn dùng từ đúng, không sai ngữ pháp; chữ viết rõ ràng, sạch sẽ: 8 điểm. (Tùy theo mức độ về ý, về diễn đạt

Khi thầy viết bảng Em yêu phút giây này Mai sau lớn nên người Bụi phấn rơi rơi Thầy em tóc như bạc thêm Làm sao có thể nào quên. …Có hạt bụi nào Bạc thêm vì bụi phấn

- Mức 2: Học sinh nêu được bài học có ý nghĩa đúng đắn từ đoạn văn theo một trong hai định hướng sau:.. + Phải ăn uống có

* Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân mang vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp: yêu làng, yêu nước (ở nhân vật này tình