• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2020- 2021 LẦN 3 MÔN THI: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề.

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2020- 2021 LẦN 3 MÔN THI: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề."

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2020- 2021 LẦN 3 MÔN THI: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề.

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và viết vào bài làm chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước lựa chọn em cho là đúng.

“Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, Súng bên súng, đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Đồng chí!”

(Đồng chí, Chính Hữu, Ngữ văn 9, Tập một, NXBGDVN 2017) Câu 1: Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác vào thời gian nào?

A. Trước cách mạng tháng tám B. Trong kháng chiến chống Pháp.

C. Trong kháng chiến chống Mĩ. D. Sau đại thắng mùa xuân năm 1975.

Câu 2: Bài thơ“Đồng chí” in trong tập thơ nào?

A. Bài ca cuộc đời. B. Như mây mùa xuân.

C. Trời mỗi ngày lại sáng. D. Đầu súng trăng treo.

Câu 3: Câu thơ “Đồng chí!” thuộc kiểu câu nào dưới đây?

A. Câu đơn.

C. Câu đặc biệt.

B. Câu ghép.

D. Câu rút gọn.

Câu 4: Nội dung của đoạn thơ trên là gì?

A. Những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí. B. Lí giải cơ sở hình thành tình đồng chí.

C. Nêu lên sức mạnh của tình đồng chí. D. Bức tranh đẹp về tình đồng chí.

II. PHẦN TỰ LUẬN: (8,0 điểm).

Câu 5: (3,0 điểm).

Viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về lòng biết ơn trong cuộc sống. Trong đoạn văn có sử dụng một câu nghi vấn (gạch chân dưới câu nghi vấn đó).

Câu 6: (5,0 điểm).

Cảm nhận của em về nhân vật ông Sáu trong đoạn trích “Chiếc lược ngà” của tác giả Nguyễn Quang Sáng?

………Hết………

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Họ và tên thí sinh:……….………..SBD………, Phòng thi: …….

ĐỀ CHÍNH THỨC

(2)

PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2020 – 2021 LẦN 3 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9

I, PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.

Câu 1 2 3 4

Đáp án

B D C B

II, PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm) Câu 5 (3,0 điểm)

* Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết viết đoạn văn nghị luận xã hội có cấu trúc chặt chẽ, lập luận rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

* Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng cần có các ý cơ bản sau:

Phần Nội dung Điểm

Mở đoạn

Dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận: Lòng biết ơn vốn là một truyền thống văn hóa cao đẹp của dân tộc ta, thể hiện sâu sắc lối sống trọng tình nghĩa của nhân dân ta. Biết ơn là là một phẩm chất cần có ở mỗi con người.

0,25

Thân đoạn

* Giải thích và nêu biểu hiện:

- Biết ơn là sự ghi nhớ và trân trọng những gì mình nhận được từ người khác.

- Lòng biết ơn là sự thể hiện sự biết ơn của mình đối với những thành quả lao động do cha ông để lại; biết ơn ông bà, cha mẹ;

biết ơn thầy cô; biết ơn những người đã giúp đỡ mình khi mình gặp khó khăn…

- Người có lòng biết ơn là người luôn biết ghi nhớ và trân trọng những gì người khác trao tặng, để lại cho mình. Họ luôn biết gìn giữ và phát huy những giá trị ấy trong cuộc sống.

0,75

* Phân tích và bàn luận:

- Vì sao phải có lòng biết ơn? Bởi đối với mỗi con người không gì tự nhiên mà có. Nhỏ bé như cây kim hay lớn lao như nền độc lập hòa bình ta đang tận hưởng, tất cả đều bắt nguồn từ quá trình lao động miệt mài và thậm chí có cả sự hi sinh tính mạng máu xương của cha ông đi trước. Lòng biết ơn là đức tính cần có ở mỗi con người.

0,75

(3)

- Vai trò, ý nghĩa của lòng biết ơn: Lòng biết ơn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống.

+ Lòng biết ơn là một trong những vẻ đẹp của đạo lí dân tộc Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây; là lối sống văn hóa, tạo nên nền tảng đạo đức, lối sống nhân văn, tình nghĩa, đoàn kết, gắn bó của con người.

+ Lòng biết ơn là cơ sở bền vững cho những tình cảm tốt đẹp như lòng yêu nước, thương dân, hiếu thảo với cha mẹ, biết ơn thầy cô….

+ Người sống có lòng biết ơn luôn được người khác yêu mến, trân trọng và giúp đỡ trong cuộc sống.

- Trong xã hội, lòng biết ơn biểu hiện bằng những việc làm cụ thể (HS lấy một số dẫn chứng: Tục thờ cúng tổ tiên, các ngày lễ trọng đại của đất nước…)

- Mở rộng vấn đề: Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn không ít người sống vô ơn, có lối sống ích kỉ chỉ biết nhận mà quên mất cội nguồn. Đây là lối sống đáng phê phán.

* Bài học nhận thức và hành động:

- Lòng biết ơn là đức tính cần có ở mỗi người.

- Mỗi chúng ta cần thể hiện lòng biết ơn bằng những việc làm cụ thể: biết ơn ông bà cha mẹ, thầy cô; tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa; phấn đấu học tập rèn luyện tốt...

0.5

Kết đoạn

- Khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của lòng biết ơn.

- Liên hệ bản thân.

0,25

Đoạn văn có sử dụng câu nghi vấn 0,5

Câu 6 (5,0 điểm)

* Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết viết bài văn nghị luận về tác phẩm truyện. Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng, lập luận chặt chẽ, mạch lạc, cảm xúc chân thực, diễn đạt trôi chảy, không mắc các lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp.

* Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau:

Phần Nội dung Điểm

Mở bài - Dẫn dắt, giới thiệu về tác giả, tác phẩm.

- Giới thiệu nhân vật ông Sáu trong đoạn trích “Chiếc lươc ngà”

của Nguyễn Quang Sáng: một người cha có lòng yêu thương con

sâu sắc, một người lính trung kiên, dũng cảm. 0,25

Thân bài

1. Khái quát

- Hoàn cảnh sáng tác: Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” sáng tác 1966, khi tác giả đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ, thời kì 0,5

(4)

cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt .

- Giới thiệu khái quát về nhân vật ông Sáu : Là người dân Nam Bộ xa nhà đi kháng chiến khi đứa con gái đầu lòng và cũng là duy nhất của anh chưa đầy một tuổi, sau tám năm ông mới có dịp nghỉ phép về thăm nhà, thăm con.

2. Cảm nhận về nhân vật ông Sáu :

a. Ông Sáu là người cha rất mực yêu thương con.

(- Khi ở chiến trường ông luôn nhớ mong được gặp con nhưng do hoàn cảnh chiến tranh ông chỉ ngắm nhìn con qua tấm ảnh nhỏ.)

* Tình yêu con của ông Sáu trong những ngày nghỉ phép về thăm nhà:

- Lúc mới về:

+ Tình người cha nôn nao quá nên khi gặp lại con sau nhiều năm xa cách khiến ông Sáu không kìm được nỗi vui mừng, xúc động và hạnh phúc. Nhìn thấy con ông vô cùng sung sướng, vồ vập.

(Dẫn chứng)

+ Ông Sáu hụt hẫng, đau đớn, thất vọng khi con gái chưa nhận ra cha: anh đứng sững… mặt anh sầm lại … hai cánh tay buông xuống như bị gãy…

- Trong những ngày nghỉ phép:

+ Ông Sáu không đi đâu xa, luôn vỗ về con, luôn dành hết tình cảm cho con, mong con gọi một tiếng “ba”. Nhưng bé Thu chẳng chịu gọi. Điều đó làm ông rất đau khổ: Anh quay lại nhìn con bé khẽ lắc đầu cười. Có lẽ vì khổ tân đến nỗi không khóc được nên anh đành cười vậy thôi.

+ Ông Sáu luôn quan tâm, chăm sóc cho con (Dẫn chứng)

+ Tình yêu thương của người cha trở nên bất lực khi ông Sáu đánh con bé một cái vào mông vì nó đã hất cái trứng cá mà ông gắp cho ra khỏi bát làm cơm văng tung tóe.

-> Thái độ của con gái làm ông rất đau khổ và bất lực nhưng đằng sau đó là tình yêu thương con thắm thiết.

- Lúc chia tay:

+ Ông muốn ôm con vào lòng nhưng sợ con bé bỏ chạy và kêu nên anh chỉ dám nhìn con từ xa với ánh mắt trìu mến lẫn buồn rầu, ông khẽ chào con: “Thôi, ba đi nghe con!”

+ Khi nghe con gọi “ba” ông sung sướng nghẹn ngào, hạnh phúc đến trào nước mắt, một tay ôm con, một tay lấy khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc của con.

-> Đây là giọt nước mắt của niềm hạnh phúc vô bờ bến nhưng nó lại quá ngắn ngủi, bởi đã đến giờ chia tay, ông phải trở lại chiến trường. Lúc đi ông mang theo lời hứa sẽ mang về cho con một cây lược ngà.

1,5

(5)

* Tình cảm thương nhớ con của ông Sáu khi ông trở lại khu căn cứ:

- Xa con, ông luôn nhớ con trong nỗi day dứt ân hận vì đã đánh mắng con trong lúc nóng giận.

- Lời dặn của con lúc chia tay đã thôi thúc ông tự làm cây lược tặng con:

+ Khi kiếm được khúc ngà ông hớn hở như một đứa trẻ được quà + Ông dồn hết tình yêu thương và mong nhớ con vào việc làm cây lược ( Dẫn chứng)

+ Những lúc nhớ con ông thường đem cây lược ra ngắm và chải cho thêm nhẵn, thêm bóng.

-> Cây lược đã trở thành kỉ vật thiêng liêng đối với ông Sáu, nó làm vơi đi nỗi ân hạn vì đã đánh con, nó chứa đựng bao tình cảm yêu mến, nhớ thương mong ngóng của người cha với đứa con. Cây lược chính là sự kết tinh của tình phụ tử thiêng liêng.

- Ông Sáu đã hi sinh khi chưa kịp trao cây lược cho con gái. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, ông chỉ có thể làm được một việc cuối cùng là đưa tay vào túi, móc cây lược đưa cho bác Ba, người bạn chiến đấu.

Đó là lời trăng trối không lời nhưng nó thiêng liêng hơn cả những lời di chúc. Bởi đó là sự ủy thác, là ước nguyện cuối cùng của tình phụ tử.

-> Quả thực chiến tranh có thể hủy diệt được mọi thứ nhưng không thể hủy diệt được tình cha con sâu nặng mà nó càng làm cho tình cảm ấy thêm thiêng liêng, bền vững.

b. Ông Sáu là một người lính trung kiên, dũng cảm, một người nông dân Nam Bộ giàu lòng yêu nước.

- Ông đã tham gia hai cuộc kháng chiến ( chống Pháp và chống Mĩ)

- Vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, ông Sáu sẵn sàng xa gia đình, người thân ra đi kháng chiến. Ông gắn bó với chiến trường, hi sinh cả thời trai trẻ và hạnh phúc gia đình, hàng ngày đối mặt với mưa bom bão đạn cũng chỉ mong mỏi đất nước được hòa bình.

- Ông Sáu đã đặt trách nhiệm của một người lính, tình yêu nước của một người dân lên trên tình cảm riêng tư: Ông yêu con, thương nhớ con da diết nhưng chưa bao giờ ông từ bỏ nhiệm vụ, ngay cả lần về thăm nhà, thăm con sau tám năm xa cách, khi được con nhận ra và bộc lộ tình cảm thắm thiết, ông rất muốn được ở lại với con, thậm chí được đồng đội gợi ý nhưng ông vẫn quyết định trở lại căn cứ, sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp giải phóng đất nước.

-> Vết sẹo dài trên mặt và sự hi sinh anh dũng của ông là minh 1,0

1,0

(6)

chứng cho tinh thần trung kiên, dũng cảm và lòng yêu nước của người chiến sĩ cách mạng.

0,5 3. Đánh giá

- Truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của con người trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Đó là tình phụ tử thiêng liêng, tình yêu nước sâu nặng. Nhân vật ông Sáu trong tác phẩm đã để lại niềm cảm phục với bao thế hệ bạn đọc.

- Nghệ thuật: Xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí; miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, chân thực; lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp…

Kết bài - Khẳng định lại giá trị của tác phẩm.

- Liên hệ, mở rộng.

0,25

Giám khảo cho điểm tối đa khi bài viết đảm bảo tốt hai yêu cầu về kiến thức và kĩ năng làm bài, cần trân trọng những bài viết sáng tạo, có chất văn.

Lưu ý: Điểm của bài thi là điểm tổng các câu cộng lại; cho điểm từ 0 – 10. Điểm lẻ làm tròn tính đến 0.5.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Đoạn thơ nằm trong mạch cảm xúc xuyên suốt bài thơ - nỗi nhớ, khắc họa vẻ đẹp người lính Tây Tiến vừa lãng mạn, vừa bi tráng, hào hùng với sức mạnh và lí tưởng và

Yêu cầu: Dùng ít thao tác cắt nhất để chia bánh thành các phần

Thắng lợi quân sự nào khẳng định khả năng quân dân miền Nam Việt Nam có thể đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của MĩA. Chiến thắng nào của quân dân miền

 Phép điệp cấu trúc câu (Có bao giờ chúng ta yêu thế gian này như yêu ngôi nhà có bếp lửa ấm áp của mình không? Có bao giờ chúng ta yêu nhân loại như yêu

+ Đến với đoạn trích thơ trong bài Đây thôn Vĩ Dạ, cảm hứng khắc họa bức tranh thiên nhiên và con người lại được khơi nguồn từ tình yêu đôi lứa và khát vọng

Cảm nhận về nhân vật Mị Châu trong truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”, có người khẳng định: Phút sai lầm của một người, dân tộc phải trả

Câu 4: (5 điểm) Nêu cảm nhận, suy nghĩ của em về hoàn cảnh sống, chiến đấu và vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Phương Định trong trích đoạn truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi

- Tình yêu thương là một khái niệm chỉ một phẩm chất tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn của con người. Đó là tình cảm thương yêu, chia sẻ và đùm bọc một cách thắm thiết. +