• Không có kết quả nào được tìm thấy

1. Mở đầu 2. Nội dung nghiên cứu

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "1. Mở đầu 2. Nội dung nghiên cứu"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

137 Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 8, pp. 137-146

This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THÔNG QUA CHỦ ĐỀ “MĨ PHẨM THIÊN NHIÊN”

CỦA HỌC SINH LỚP 11 CHUYÊN HÓA TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Phạm Ánh Tuyết1, Nguyễn Thị Phương Thúy1, Bùi Thị Anh2 và Vũ Mạnh Cương2

1Trường Cao Đẳng sư phạm Tỉnh Điện Biên

2Trường chuyên Lê Quý Đôn, Tỉnh Điện Biên

Tóm tắt. Học tập thông qua trải nghiệm hướng tới hình thành và phát triển năng lực cho học sinh như năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác. Khi tiến hành thực nghiệm chủ đề “Mĩ phẩm thiên nhiên” tại lớp 11 chuyên Hóa trường chuyên Lê Quý Đôn chúng tôi nhận thấy khi học sinh được áp dụng các kiến thức lí thuyết đã học vào trải nghiệm thực tế thì tiết học trở nên sôi nổi hơn, các em học tập hăng say hơn, khao khát khám phá các phương thức tạo ra sản phẩm ứng dụng thực tế từ những kiến thức hóa học khô khan đã học.

Từ khóa: Trải nghiệm, năng lực, mĩ phẩm thiên nhiên, hóa học, Điện Biên.

1. Mở đầu

Hiện nay các trường đang thực hiện học tập dưới dạng hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Đây được coi là chìa khóa thực hiện việc học đi đôi với hành, học qua làm, học giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống ngay trong lớp, trong trường. Các bài báo của tác giả Nguyễn Văn Anh [1],và Nguyễn Thị Hằng [2], Nguyễn Hữu Tuyến [3], Tưởng Duy Hải [4], Nguyễn Quốc Huy, Bùi Văn Thiện [5], Nguyễn Thị Thùy Trang [6], Nguyễn Thị Kim Dung, Trần Thị Tuyết Mai [7], và các bài báo của các tác giả [8, 9]....đã có những nghiên cứu về trải nghiệm sáng tạo ở trường tiểu học, phổ thông. Việc dạy học trải nghiệm đem lại hiệu quả và hứng thú học tập cho học sinh các cấp học ở các môn học như Lí, Hóa, Sinh… (ở trường trung học) và tại trường tiểu học như trong bài báo của tác giả Dương Giáng Thiên Hương [8].

Trong bài viết này, chúng tôi đề xuất quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học Hóa học và đưa ra ví dụ vận dụng quy trình để thiết kế một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học Hóa học (Hóa học 11), phân tích hiệu quả của tiết học trải nghiệm với chủ đề” mĩ phẩm thiên nhiên” với đối tượng thực nghiệm là học sinh lớp 11 Hóa, trường chuyên Lê Quý Đôn - Tỉnh Điện Biên.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Khái niệm liên quan đến hoạt động dạy học dựa vào trải nghiệm

Theo Từ điển tiếng Việt Wikipedia thì kinh nghiệm (experience), hay trải nghiệm là tri thức hay sự thông thạo về một sự kiện hay một chủ đề có được thông qua tham gia sự can dự hay tiếp xúc trực tiếp. Trong chương trình giáo dục phổ thông, chương trình tổng thể, hoạt động trải Ngày nhận bài: 19/11/2017. Ngày sửa bài: 19/5/2018. Ngày nhận đăng: 20/6/2018.

Tác giả liên hệ: Phạm Ánh Tuyết. Địa chỉ e-mail: anhtuyet.dienbien@gmail.com

(2)

138

nghiệm có một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh [12].

2.2. Quy trình tổ chức dạy học trải nghiệm [8]

Chúng tôi xây dựng giáo án cho hoạt động trải nghiệm theo quy trình sau:

Hình 1. Quy trình thực hiện dạy học dựa vào trải nghiệm

Từ 4 giai đoạn của hoạt động trải nghiệm (HĐTN) như đã nói ở trên, chúng tôi chia quy trình HĐTN thành các bước với yêu cầu thực hiện như sau :

Bước 1:Tìm hiểu HS

Tìm hiểu học sinh ở từng vùng, từng địa phương để hiểu tâm lí, điều kiện của HS để có thể lựa chọn chủ đề và PPDH cụ thể. Các PPDH được chọn phải tích cực hóa hoạt động của HS theo định hướng quan điểm DHTNST. HS phải là chủ thể nhận thức, tích cực, chủ động và sáng tạo và hợp tác với nhau trong hoạt động học. Đồng thời, phương tiện DH được chuẩn bị phải phù hợp với PPDH đang thực hiện.

Bước 2:Xác định mục tiêu, lựa chọn chủ đề và nội dung HĐTN - Xác định các mục tiêu của bài học / Hoạt động

Mục tiêu bài học là yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực cần đạt được sau bài học.

Xác định mục tiêu của bài học quyết định đến việc lựa chọn PPDH phù hợp trong giờ học và mở rộng, định hướng nội dung kiến thức tiếp theo.

- Lựa chọn chủ đề và xác định nội dung dạy học

GV cần phân tích, hiểu rõ và xác định đúng kiến thức trọng tâm của bài học dựa trên chương trình do Bộ Giáo dục biên soạn. Điều này là cơ sở giúp GV chọn lựa nội dung cần giảng dạy trong mỗi trải nghiệm.

Bước 3:Thiết kế lập kế hoạch dạy học

Sau khi tìm hiểu HS, xác định nội dung, mục tiêu, PPDH và phương tiện DH, GV tiến hành thiết kế kế hoạch DH cho tiết học gồm các nội dung sau:

- Chuẩn bị phiếu học tập nhằm củng cố kiến thức đã học liên quan đến nội dung sắp được học.

LÀM

VẬN DỤNG HỒI ỨNG

(3)

139 - Chuẩn bị những câu hỏi nhằm điều tra kiến thức đã có của HS về bài học. Việc điều tra này nhằm xác định: HS có những kiến thức cơ sở cần thiết cho việc nghiên cứu bài học mới hay chưa?

Những quan niệm ban đầu này tạo thuận lợi hay có cản trở gì đến việc lĩnh hội kiến thức mới?

- Dự đoán những khó khăn, chướng ngại, thất bại mà HS có thể gặp phải khi học bài mới. Để dự đoán chính xác thì GV phải dựa vào kinh nghiệm giảng dạy và chú ý đến đặc điểm riêng của từng lớp. Kết quả công việc này sẽ giúp GV xây dựng các tình huống học tập khác nhau, hấp dẫn, phù hợp với nhiều đối tượng HS trong lớp.

- Xây dựng những tình huống DH và những phương án xử lí tình huống. Các tình huống được xây dựng kết hợp chặt chẽ với nhau. Kết quả tri thức mà HS tự trải nghiệm kiến thức hay qua tương tác với nhóm trong tình huống này là cơ sở để giải quyết tình huống kế tiếp theo định hướng chung của bài học.

- Viết giáo án dạy học: Giáo án là kế hoạch hoạt động chi tiết cho một tiết học được GV chuẩn bị và thực hiện nhịp nhàng, hợp lí, sáng tạo trong lớp học nhằm giúp HS chiếm lĩnh tri thức.

Viết giáo án là bước cuối cùng của thiết kế kế hoạch DH. Trong giáo án, các yếu tố nội dung, mục tiêu, phương pháp được tích hợp thành một thể thống nhất.

Bước 4: Trải nghiệm (thu thập thông tin)

GV triển khai cho HS tìm hiểu các kiến thức liên quan đến chủ đề trong một ví dụ minh họa cụ thể.

- Tìm hiểu kiến thức đã có của HS liên quan đến bài học

GV có thể thực hiện việc này bằng cách sử dụng các câu hỏi được chuẩn bị từ trước. Nếu GV sử dụng nhiều câu hỏi thì in thành phiếu học tập và yêu cầu HS trả lời cá nhân hay nhóm. Nếu GV sử dụng ít câu hỏi thì có thể hỏi trước lớp và yêu cầu HS trả lời. Nếu GV đã dự đoán được những khó khăn, chướng ngại mà HS sẽ gặp phải thì không cần thực hiện việc này.

- Tổ chức cho HS tiếp xúc với các tình huống học tập

Các tình huống học tập được GV in thành các phiếu học tập hay trình bày trước lớp. HS nhận phiếu học tập và tìm hướng giải quyết các vấn đề được nêu ra.

Bước 5:Phân tích trải nghiệm, rút ra bài học

GV yêu cầu HS tổng hợp kiến thức thu được từ ví dụ cụ thể ở trên, bao gồm: hiện tượng quan sát được, giải thích.

- Tổ chức và điều tiết cho HS trao đổi, thảo luận theo nhóm

GV thúc đẩy các nhóm thực hiện giải quyết các tình huống đã đề ra các cấu trúc nhóm tùy thuộc vào dạng tình huống. Thời gian thảo luận nhóm theo hạn định đã dự kiến.

- Hướng dẫn, khuyến khích HS trình bày kết quả thảo luận, đặt vấn đề, ý tưởng mới

GV điều khiển, khuyến khích HS đại diện HS trong nhóm hay cả nhóm trình bày kết quả giải quyết tình huống. Các HS khác nghe, tranh luận tìm ra cách giải quyết hợp lí và rút ra kiến thức thu được trong nội dung bài học.

- Thảo luận với cả lớp và thống nhất những vấn đề còn tranh luận

GV đóng vai trò chủ tọa điều khiển tranh luận trong một khoảng thời gian có hạn định. GV giúp HS nhận ra những kiến thức cần tiếp thu và xây dựng nên các sơ đồ nhận thức. GV tổng kết, kết luận những vấn đề còn tranh cãi.

- Hướng dẫn HS tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau về kiến thức, kĩ năng vừa học được

GV phát các phiếu trắc nghiệm khách quan và yêu cầu HS tự lực trả lời. Sau khi HS trả lời GV nêu đáp án và yêu cầu HS tự chấm điểm. GV cũng có thể cho HS chấm điểm lẫn nhau. GV thu nhận kết quả và kiểm tra lại.

Bước 6: Thiết kế bài tập áp dụng

Từ những kiến thức đã thu thập được, GV yêu cầu HS đối chứng với những trường hợp cụ thể khác để tổng hợp lại kiến thức.

(4)

140

- Khuyến khích HS giải quyết đặt vấn đề, tình huống thực tế

GV khuyến khích HS giải quyết đặt vấn đề, tình huống thực tế, cũng như đưa ra những vấn đề, tình huống thực tiễn. HS được GV hỗ trợ, tư vấn để tiếp tục tìm hiểu và đưa ra những ý tưởng, dự đoán, kiểm nghiệm, giải thích, phương án nhằm giải quyết nhưng vấn đề gặp phải.

Bước 7: Tổng kết

- GV khái quát, so sánh những kiến thức HS trải nghiệm với kiến thức chuẩn.

Mở rộng, tăng hứng thú cho HS về các chủ đề khác.

2.3. Hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn hóa học [1, 6 ]

2.3.1. Mục tiêu dạy học hóa học

 Về kiến thức, kĩ năng, thái độ - Về kiến thức

+ Nêu được CTCT, tính chất vật lí, tính chất hoá học, phương pháp điều chế cũng như ứng dụng của các hợp chất vô cơ, hữu cơ

+ Nêu được mối liên hệ giữa công thức cấu tạo và tính chất của một hợp chất + Giải thích được các hiện tượng hoá học trong cuộc sống

- Về kĩ năng

+Kĩ năng thực hành: Rèn luyện và phát triển kĩ năng quan sát, làm thí nghiệm, kĩ năng đảm bảo an toàn trong phòng thí nghiệm

+ Kĩ năng tư duy: Phát triển kĩ năng tư duy thực nghiệm – quy nạp, chú trọng phát triển tư duy lí luận (phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá … đặc biệt là kĩ năng nhận dạng, đặt ra và giải quyết các vấn đề gặp phải trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống).

+ Kĩ năng học tập: Phát triển kĩ năng học tập, đặc biệt là tự học: Biết thu thập và xử lí thông tin; lập bảng, biểu, sơ đồ, đồ thị; làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm; làm các báo cáo nhỏ;

trình bày trước tổ, lớp, sử dụng các công nghệ thông tin và làm nghiên cứu.

- Về thái độ:

+Ý thức rõ ràng khoa học bắt nguồn từ thực tiễn loài người, đồng thời mọi hoạt động của con người phải được tiến hành có cơ sở khoa học. Nếu con người biết áp dụng cơ sở khoa học vào thực tế sẽ đem lại hiệu quả to lớn cho mọi hoạt động.

+ Học sinh phải có những phẩm chất của người làm khoa học: trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ, yêu chân lí bảo vệ lẽ phải, để có thể sống hoà hợp giữa thiên nhiên, xã hội.

 Về các năng lực chuyên biệt [11]

Trong chương trình giáo dục phổ thông, mỗi môn học đều có đặc thù riêng và có thế mạnh để hình thành và phát triển đặc thù của môn học.

Và trong môn Hóa học bao gồm 6 năng lực đặc thù - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

- Năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học - Năng lực tính toán

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống - Năng lực sáng tạo

2.3.2. Mục tiêu dạy học trải nghiệm sáng tạo trong hóa học [8]

Trải nghiệm sáng tạo trong dạy học hóa học là việc thực hiện các hoạt động dạy học nhằm hướng đến nơi học sinh các năng lực trong trải nghiệm sáng tạo và các năng lực đặc thù trong môn Hóa học. Các năng lực trong môn Hóa học có quan hệ mật thiết đối với các năng lực trong trải nghiệm sáng tạo cụ thể [3]:

(5)

141 + Năng lực sáng tạo trong TNST có mối quan hệ với năng lực sáng tạo, năng lực nghiên cứu và thực hành Hóa học.

+ Năng lực tham gia và tổ chức các hoạt động trong TNST có mối quan hệ với năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề.

+ Năng lực định hướng nghề nghiệp trong TNST có mối quan hệ với năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

+Năng lực tích cực hóa bản thân trong TNST có mối quan hệ với năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, năng lực tính toán.

Như vậy, các năng lực trong dạy học hóa học và năng lực trải nghiệm sáng tạo có sự thống nhất, đan xen với nhau. Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học và năng lực tính toán là hai năng lực đặc thù của hóa học.

2.4. Ví dụ về kế hoạch hoạt động trải nghiệm thông qua chủ đề “Mĩ phẩm thiên nhiên”

Giáo án 1: Chủ đề trải nghiệm: Mĩ phẩm thiên nhiên.

Đối tượng HS: lớp 11 I. Mục tiêu

Sau khi học xong chủ đề, học sinh có thể 1. Về kiến thức

- Trình bày được các thành phần chính của các sản phẩm như: son, kem đánh răng, các loại tinh dầu (chứa tecpen)...

- Trình bày được cơ chế tác động của các sản phẩm này đến sức khỏe con ngươì.

- Mô tả và giải thích được quy trình, cách làm các sản phẩm mĩ phẩm đó.

- So sánh và giải thích được các thành phần của các sản phẩm ngoài thị trường và sản phẩm handmake do chính tay HS tạo ra.

- Liệt kê, giải thích được các tác hại của các sản phẩm ngoài thị trường hiện nay làm ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mĩ của người sử dụng.

- Đề xuất được những cách làm giúp hạn chế tác hại đó.

- Các tính chất lí, hóa học của những axit, este, tecpen.

- Gọi tên và các cách điều chế các chất đó.

2. Về kĩ năng

- Rèn luyện được kĩ năng tư duy sáng tạo, cách xử lí và giải quyết tình huống thực tế.

- Rèn luyện các kĩ năng nghiên cứu khoa học: kỹ năng đặt câu hỏi, xây dựng giả thuyết, xác định phương pháp thực hiện, quan sát hiện tượng trong các thí nghiệm, đưa ra những giải thích và kết luận.

3. Về thái độ

- Rèn luyện tư duy nghiên cứu khoa học thông qua thực hiện các hoạt động, thí nghiệm.

- Biết cách bảo vệ sức khỏe cho cá nhân và những người xung quanh.

- Xây dựng được các thói quen tốt trong học tập và trong đời sống.

4. Về năng lực

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cuộc sống.

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực sáng tạo.

- Năng lực tính toán.

Ngoài 5 năng lực phát triển cho HS trong đặc trưng môn hóa, DHTNST còn có thể hình thành các năng lực khác như:

 Năng lực tham gia và tổ chức hoạt động trong tập thể.

(6)

142

 Năng lực định hướng nghề nghiệp.

II. Chuẩn bị 1. Giáo viên

 Giáo án, bài giảng PowerPoint.

 Phiếu theo dõi 1 và 2, Phiếu đánh giá 1 và 2 và phiếu học tập 1.

2. Học sinh

Đọc lại các bài: Bài 25, 42, 59, 60 ở chương trình lớp 11 NC, và bài 1 ở chương trình lớp 12 NC.

III. Phương pháp dạy học - Phương pháp DHTNST.

 Quan sát và đàm thoại nêu vấn đề.

 Phát hiện và giải quyết vấn đề.

 Thực nghiệm.

IV. Các hoạt động dạy học

TIẾT 1: Thông báo triển khai chủ đề Thời

gian

Hoạt động của GV và HS Nội dung

20’

- GV giới thiệu sơ qua về PPDH mới được áp dụng trong bài (HĐTN).

- HS lắng nghe, thảo luận và phát vấn những thắc mắc.

- GV hướng dẫn HS cách đánh giá từng cá nhân trong nhóm theo Phiếu theo dõi

Dạy học trải nghiệm sáng tạo:

a) Khái niệm

- Nếu như ngày xưa, với kiểu học truyền thống: cô đọc, trò chép thì với phương pháp dạy học trải nghiệm sáng tạo: kiến thức sẽ được rút ra từ thực tế kết hợp với các kinh nghiệm có sẵn của HS:

- Vd như: thay vì đọc cho HS chép:

amoniac là chất khí, không màu, mùi khai.

- Thì GV với PPDHTNST sẽ cho chính HS của mình thử nghiệm luôn từ đó, HS sẽ rút ra được những tính chất của amoniac.

b) Các bước tiến hành HS tiến hành qua 4 bước sau:

Bước 1: Trải nghiệm (thu thập thông tin).

Bước 2: Phân tích trải nghiệm, rút ra bài học.

Bước 3: Áp dụng vào một nhiệm vụ cụ thế do GV giao.

Bước 4: Củng cố, Dặn dò.

15’

- GV thông báo cụ thể chủ đề: Mĩ phẩm thiên nhiên

- GV đưa ra vấn đề cần giải thích: Để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày thì các sản phẩm: Son, kem đánh răng, Các loại tinh dầu,... là không thể thiếu được đối với mọi người nhất là

Nhiệm vụ thứ 1:Mĩ phẩm ngày nay Chia lớp thành 3 nhóm:

Mỗi nhóm với chủ đề về sản phẩm như sau:

+ Nhóm 1: Son

+ Nhóm 2: Các loại tinh dầu + Nhóm 3: Kem đánh răng

(7)

143 phụ nữ. Tuy nhiên, hiện nay các sản

phẩm này thường chứa rất nhiều các hóa chất gây hại cho sức khỏe và thẩm mĩ của người sử dụng. Trình chiếu một số hình ảnh về các nhãn hàng sản phẩm đó và các tai nạn mà người tiêu dùng đã gặp phải cho HS quan sát và đưa ra câu hỏi: Vậy có phải tất cả các nhãn hàng của sản phẩm đó đều gây hại cho sức khỏe không? Và thực trạng sử dụng các sản phẩm đó như thế nào?

Dựa vào các thông số nào để nhận biết được độ an toàn của sản phẩm?

- GV chia lớp thành 3 nhóm nhỏ và giao nhiêm vụ chung cho các nhóm.

- Các nhóm thảo luận, tự phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân trong nhóm.

Mỗi nhóm cần tìm hiểu:

+ Thực trạng sử dụng các sản phẩm xung quang khu vực mình sống.

+ Các thành phần hữu cơ chính chứa trong sản phẩm.

+ Các thành phần và ngưỡng gây hại của chúng cho sức khỏe của người sử dụng.

+ Giải thích cơ chế hoạt động của những thành phần gây hại này.

+ Trình bày được quy trình sản xuất các sản phẩm đó.

+ Cách sử dụng các sản phẩm an toàn.

Yêu cầu: Mỗi nhóm phải có hình ảnh hoặc video quay lại từng nhiệm vụ hoàn thành.

10’ - HS báo cáo kế hoạch phân công nhiệm vụ của nhóm.

- GV hướng dẫn điều chỉnh phân công và đưa ra bảng tiêu chí đánh giá mức độ tham gia hoạt động của các thành viên trong nhóm theo Phiếu đánh giá

TIẾT 2: Kiểm tra kết quả thông tin HS thu thập được và giao bài tập áp dụng Thời

gian

Hoạt động của GV và HS Nội dung

35’

- GV cho HS trình bày kết quả thu được.

- Mỗi nhóm có 10 phút để trình bày kết quả của nhóm mình, bao gồm:

+ Các tiêu chí như bảng bên.

+ Đánh giá mức độ tham gia hoạt động của các thành viên trong nhóm.

- GV cho HS tổng kết các kết quả thu được vào Phiếu học tập số 1

Kết quả của các nhóm ghi trong

( phiếu học tập số 1)

10’ - GV giao nhiệm vụ tiếp theo:

+Mỗi nhóm sẽ phải điều chế sản phẩm mà mình đã chọn từ các nguyên liệu thiên nhiên.

- Nhóm 1: Son

- Nhóm 2: Tinh dầu gấc và tinh dầu dừa.

- Nhóm 3: Kem đánh răng

+ Bài thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình và so sánh sản phẩm ngoài thị trường và sản phẩm handmake mà nhóm đã làm.

- Các nhóm thảo luận và phân công nhiệm vụ cụ thể

Nhiệm vụ thứ 2: Mĩ phẩm handmake sạch

Kết quả của các nhóm:

+ Sản phẩm thực tế đã hoàn thành từ những nguyên liệu thiên nhiên.

+ Bài thuyết trình về sản phẩm handmake và bảng so sánh sản phẩm ngoài thị trường và sản phẩm handmade mà nhóm đã

(8)

144

cho từng cá nhân trong nhóm.

- HS báo cáo kết quả lựa chọn và kế hoạch phân công nhiệm vụ của nhóm.

- GV hướng dẫn điều chỉnh và đưa ra bảng tiêu chí đánh giá mức độ tham gia hoạt động của các thành viên trong nhóm theo Phiếu theo dõi

làm.

+ Video quay lại toàn bộ quá trình tạo thành sản phẩm.

TIẾT 3: Kiểm tra tiến trình làm của HS

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Theo dõi HS thực hiện, hướng dẫn HS, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc.

Báo cáo tiến trình thực hiện chung của nhóm, việc làm của từng cá nhân, kết quả đã đạt được và những khó khăn gặp phải khi thực hiện đề tài.

TIẾT 4 + 5: HS báo cáo kết quả, GV củng cố - dặn dò Thời

gian

Hoạt động của GV và HS Nội dung

70’ - GV tổ chức cho các nhóm báo cáo và phát vấn, thời gian cho mỗi nhóm là 20 phút.

- HS lắng nghe, thảo luận và phát vấn những thắc mắc về kết quả thu được của nhóm bạn.

Các nhóm trình bày kết quả:

+ Sản phẩm thực tế đã hoàn thành từ những nguyên liệu thiên nhiên.

+ Bài thuyết trình về sản phẩm handmade của nhóm và bảng so sánh sản phẩm ngoài thị trường và sản phẩm handmake mà nhóm đã làm.

+ Video quay lại toàn bộ quá trình tạo thành sản phẩm.

20’ - GV triển khai đánh giá các nội dung theo Phiếu đánh giá 2

+ Quy trình thực hiện của HS dựa vào bảng theo dõi của nhóm.

+ Kết quả thu được của nhóm dựa theo các nội dung nhóm báo cáo.

- GV cho HS tổng hợp kiến thức thu được thông qua các báo cáo của các nhóm.

Sau khi thực nghiệm chủ đề “ mĩ phẩm thiên nhiên” và trong quá trình nghiêm cứu về trải nghiệm tại trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, lớp 11 chuyên Hóa chúng tôi khẳng định: Trải nghiệm được coi là phương pháp thật sự ưu việt cho sự phát triển năng lực sáng tạo, giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức, hình thành các kĩ năng, giá trị và phẩm chất của bản thân. Hầu hết học sinh khi được học tập dưới dạng này đều tỏ ra thích thú hứng khởi. Rất nhiều em thể hiện rõ năng lực của mình qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong khi học tập môn Hóa học.

Hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo là các hoạt động giáo dục thực tiễn được tiến hành song song với hoạt động dạy học trong nhà trường. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một bộ phận của quá trình giáo dục được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa ở trên lớp và có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học.

Thông qua các hoạt động thực hành, những việc làm cụ thể, học sinh sẽ phát huy vai trò cụ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân. Các em được tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động từ thiết kế, chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả.

(9)

145 Bên cạnh đó, các em còn được bày tỏ quan điểm ý tưởng và lựa chọn ý tưởng của chính mình.

Do vậy mà các em thật sự hào hứng và rất tích cực khi được học tập dưới dạng hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Khi tham gia thực nghiệm cùng các thầy cô và các em học sinh lớp 11 chuyên Hóa với chủ đề “ mĩ phẩm thiên nhiên”, chúng tôi nhận thấy khi được học tập dưới dạng hoạt động trải nghiệm các em rất tích cực tham gia. Nhiều em tỏ ra có năng lực thật sự khi thể hiện các hoạt động.

Thời gian chuẩn bị cho đến khi báo cáo sản phẩm là 2 tuần. Hầu hết các em rất hứng thú khi được giao việc. Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm, các em nhà gần nhau sẽ cùng một nhóm.

Mỗi nhóm một nhiệm vụ khác nhau Khi thực hiện, bản thân tôi đều cảm thấy bất ngờ về kết quả thu được. Đa số các em đều hào hứng phấn khởi. Khi học tập dưới dạng hoạt động trải nghiệm sẽ giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách chủ động, tích cực, sáng tạo, tiếp cận và phát triển năng lực của các em học sinh.

3. Kết luận

Bước đầu thử nghiệm dạy học theo Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trường THPT chuyên Lê quý Đôn tỉnh Điện Biên mặc dù vẫn còn một số khó khăn, hạn chế điều kiện cơ sở vật chất, tài liệu dạy và học... nhưng cơ bản đã thể hiện được những ưu điểm nổi bật so với phương pháp dạy học truyền thống. Dạy học theo hướng Hoạt động trải nghiệm sáng tạo thì người học là trung tâm của quá trình giáo dục, các em tự tìm hiểu các kiến thức thực tế trong cuộc sống từ đó đúc rút bài học cho bản thân. Giáo viên thực sự trở thành người hướng dẫn, tổ chức cho học sinh trải nghiệm, tự rút ra kiến thức mới. Để giảm thiểu những khó khăn, hạn chế và phát huy những ưu điểm, cần tiếp tục bồi dưỡng cho giáo viên về các phương pháp dạy học mới nhất, tiên tiến nhất hiện nay trong đó dạy học Trải nghiệm sáng tạo là một bước đột phá mới giúp cho học sinh thêm yêu môn học và kích thích trí tò mò sáng tạo trong tìm kiếm kiến thức khoa học trong thực tế. Được trải nghiệm sáng tạo giúp cho các em học được nhiều hơn và biết chúng minh, biết vận dụng các kiến thức lí thuyết trong sách vở đưa ra ứng dụng thực tế đời thường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Văn Anh , 2017. Thiết kế các Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chương 1, Hóa học lớp 11 nâng cao theo định hướng phát triển năng lực. Tạp chí khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội Số 4/2017.

[2] Nguyễn Thị Hằng, 2014. Định hướng hình thành năng lực tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Tạp chí khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 6 (2014) p. 205-212.

[3] Nguyễn Hữu Tuyến, 2016. Vận dụng lí thuyết hoạt động để tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho sinh viên Sư phạm trong dạy học môn Toán ở trường Phổ thông. Tạp chí khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 6 (2016) p. 35-42.

[4] Tưởng Duy Hải, 2016. Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Vật lí ở trường Phổ Thông,Tạp chí khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội , Số 8 (2016) p. 42-48

[5] Nguyễn Quốc Huy, Bùi Văn Thiện, 2016. Dạy học các kiến thức về sự quay đồng bộ và quay không đồng bộ Vật lí lớp 12 thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm HàNội, Số 8 (2016) p. 256-263.

[6] Nguyễn Thị Thùy Trang, 2017. Thiết kế các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chương 1 Hóa học lớp 11 nâng cao theo định hướng phát triển năng lực. Tạp chí khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 4 (2017) p.78-90.

(10)

146

[7] Tưởng Duy Hải, 2017. Giáo dục định hướng nghề nghiệp thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Vật lí gắn với bối cảnh địa phương. Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 1 (2017) p. 34-41.

[8] Dương Giáng Thiên Hương, 2017. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo – Lí thuyết và vận dụng trong dạy học Tiểu học. Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội Số 1 (2017) p. 98-108

[9] Nguyễn Thị Kim Dung , Trần Thị Tuyết Mai, 2017. Yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông và những năng lực tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo cần có đối với sinh viên Sư phạm. Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội,Số 1 (2017) p. 125-133.

[10] Trần Thị Hải Yến, 2017. Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học học phần “Sinh thái học” ( Sinh học 12). Tạp chí Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Số Đặc Biệt tháng 7/Tháng 7/2017.

[11] Trần Thị Hải Lê, 2017. Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án để tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại di tích lịch sử. Tạp chí Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Số Đặc Biệt kì 3 - tháng 6/Tháng 6/2016.

[12] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông chương trình tổng thể, tháng 7/2017.

ABSTRACT

Activities through the subject Natural cosmetics of 11-Chemist students high school Le Quy Don - Dien Bien province

Pham Anh Tuyet1, Nguyen Thi Phuong Thuy1, Bui Thi Anh2 and Vu Manh Cuong2

1Pedagogical College, Dien Bien Province

2Le Quy Don High School for the Gifted, Dien Bien province Learning through experience leading to the formation and development of student competencies such as self-learning capacity, creativity, problem solving ability, collaborative capacity.

When experimenting with the topic "Natural Cosmetics" at grade 11 specializing in Le Quy Don specialization school, we realized that when students applied the theoretical knowledge they had learned into the practical experience, The more energetic students, the more eager to explore the methods of creating practical applications from the dry chemistry learned.

Keywords: Experience, capacity, natural cosmetics, Chemistry, Dien Bien.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Các giáo viên đạt được mức độ khá tốt cả trong lĩnh vực Sư phạm (Pedagogy) và Nội dung dạy học (Content); (2) Giáo viên cho rằng tích hợp công nghệ trong dạy

Cách làm này của ông đảm bảo một sự giao tiếp văn học nhất định, đồng thời giúp người đọc và cả bản thân ông hiểu thêm về bản chất của sáng tạo, kể cả những điều

Mục tiêu: Hs nêu được tính chất về tính chia hết của số nguyên, và áp dụng làm bài tập cụ thể Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết

Ngoài việc hình thành và phát triển cho học sinh các phẩm chất chủ yếu và các năng lực chung, Chương trình môn Ngữ văn còn vì mục tiêu đặc biệt là “giúp học

Kiến thức: Học sinh nắm vững tính chất của kim loại (tính chất vật lí, tính chất hoá học), biết một số ứng dụng có liên quan đến tính chất đó.. - Hiểu thế nào là gang,

Hoạt động 2: Phát triển nhận thức học sinh, tìm hiểu chuẩn gia đình văn hoá HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS NỘI DUNG KIẾN THỨC GV: Chốt lại ý kiến sau khi HS thảo luận và

Từ thực trạng công tác phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên ở các trường ĐHSP ở Việt nam và cấu trúc của năng lực dạy học tích hợp các biện

Đa số các thầy cô đều ủng hộ chủ trương thực hiện và khẳng định sự cần thiết phải xây dựng và tổ chức DHTH các chủ đề liên môn trong dạy học Địa lí: 93,8% GV đều khẳng định DHTH liên