• Không có kết quả nào được tìm thấy

1. Mở đầu 2. Nội dung nghiên cứu

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "1. Mở đầu 2. Nội dung nghiên cứu"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

290

Educational Sciences, 2021, Volume 66, Issue 4D, pp. 290-297 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn

VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT TRONG VIỆC ĐƯA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI TRỞ THÀNH TRƯỜNG SƯ PHẠM TIÊN PHONG CỦA VIỆT NAM

Tạ Hoàng Mai Anh

Khoa Nghệ thuật, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Tóm tắt. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã và đang có một quá trình khẳng định vị thế của mình và đang liên tục phát triển để đáp ứng yêu cầu của thời đại mới. Với mục tiêu đó, nhà trường cần phát triển các hoạt động giáo dục nghệ thuật để đạt tiêu chí về một hệ thống giáo dục toàn diện, hiện đại và có bản sắc. Với điều kiện sẵn có về đội ngũ cán bộ giảng viên và hệ thống cơ sở vật chất, nhà trường hoàn toàn có thể thực hiện những sự thay đổi tích cực để khẳng định và xứng đáng với vị thế tiên phong trong hệ thống các trường Sư phạm ở Việt Nam.

Từ khóa: giáo dục nghệ thuật, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tiên phong.

1. Mở đầu

Trong lần Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Người nói:

“Làm thế nào để Nhà trường này chẳng những là trường sư phạm mà còn là trường mô phạm của cả nước”. Nhiều năm qua, nhà trường đã và đang thực hiện theo lời Bác để khẳng định vị trí tiên phong trong khối các trường đại học Sư phạm ở Việt Nam. Quy mô, chất lượng, vị thế của nhà trường đã được chứng minh và được xã hội công nhận. Cùng sự phát triển của xã hội hiện đại, hệ thống giáo dục của nhà trường đã từng bước biến đổi để đáp ứng yêu cầu của nền giáo dục trong thời đại mới. Bên cạnh việc triển khai các ngành đào tạo cơ bản, nhà trường là một trong số ít những cơ sở giáo dục ở Việt Nam có mô hình giáo dục nghệ thuật đã thể hiện tầm ảnh hưởng trên nhiều khía cạnh như đào tạo, biểu diễn, nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học giáo dục vào thực tiễn. Hoạt động giáo dục nghệ thuật có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nên một hệ thống giáo dục toàn diện, hiện đại và có bản sắc… Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cần có biện pháp để phát huy vai trò của giáo dục nghệ thuật trong mục tiêu khẳng định vị trí nhà trường Sư phạm tiên phong. Trong những năm qua, nhà trường đã thực hiện những nghiên cứu, triển khai những kế hoạch nhằm nâng tầm vị thế, chất lượng và thương hiệu. Trong đó một số nghiên cứu đã khẳng định sự quan trọng của giáo dục nghệ thuật trong nền giáo dục Việt Nam nói chung, tuy nhiên để áp dụng vào trường hợp riêng của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thì vẫn là một vấn đề còn bỏ ngỏ. Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích đưa ra những nhận định và một số đề xuất góp phần giúp nhà trường khẳng định vị trí của mình với sự đồng hành của lĩnh vực giáo dục nghệ thuật.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Giáo dục nghệ thuật là thành phần không thể thiếu trong một hệ thống giáo dục toàn diện

Ngày nhận bài: 2/7/2021. Ngày sửa bài: 29/8/2021. Ngày nhận đăng: 10/9/2021.

Tác giả liên hệ: Tạ Hoàng Mai Anh. Địa chỉ e-mail: anhthm@hnue.edu.vn

(2)

291 Giáo dục nghệ thuật là một “bộ phận quan trọng trong giáo dục, một bộ phận giáo dục toàn diện, gắn bó chặt chẽ và được thực hiện thông qua tất cả các quá trình giáo dục khác trong nhà trường” [Error! Reference source not found.]. Một trường sư phạm tiên phong không thể thiếu điều kiện là một hệ thống giáo dục toàn diện. Hệ thống giáo dục toàn diện thể hiện quan điểm giáo dục chiến lược đồng thời góp phần phản ánh năng lưc đào tạo của nhà trường. Giáo dục nghệ thuật là thành phần cần có để đảm bảo một hệ thống giáo dục toàn diện với đầy đủ các ngành đào tạo, trong đó bao gồm các mã ngành giáo dục nghệ thuật và đưa môn học nghệ thuật vào chương trình học chung cho các chuyên ngành.

Cung cấp đầy đủ các ngành đào tạo

Trước hết, việc xây dựng đầy đủ mã ngành trong phạm vi lĩnh vực đào tạo là một yếu tố quan trọng thể hiện chính sách phát triển toàn diện của nhà trường. Những trường đại học lớn thường bao gồm đầy đủ các mã ngành thành phần. Việc có đầy đủ các mã ngành sẽ giúp nhà trường thu hút được những sinh viên ưu tú ở nhiều lĩnh vực khác nhau, tạo nên một hệ thống đào tạo đa dạng và vững mạnh. Hiện tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã xây dựng một hệ thống các ngành đào tạo đầy đủ và toàn diện so với các trường đại học Sư phạm khác. Đó là một điểm mạnh, góp phần khẳng định vị trí tiên phong của nhà trường. Trong thực tế, ở những giai đoạn nhất định, một số ngành gặp khó khăn trong việc đảm bảo số lượng sinh viên đầu vào. Tuy nhiên các khoa đã luôn nỗ lực, huy động các nguồn lực để thu hút sự quan tâm của cộng đồng và dần khắc phục các vấn đề về tuyển sinh. Trong mọi trường hợp, các cấp quản lí và đội ngũ giảng viên trong Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đều nhận thức được ý nghĩa quan trọng của việc xây dựng hệ thống với đầy đủ các ngành đào tạo trong việc khẳng định vị thế dẫn đầu của nhà trường.

Khi có đầy đủ các ngành đào tạo trong hệ thống, các ngành đó có thể hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình triển khai hoạt động giáo dục. Chương trình đào tạo của từng chuyên ngành là sư tổng hợp của nhiều môn học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Với những cơ sở đào tạo có đa dạng các ngành, việc sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình vận hành sẽ thuận tiện và hiệu quả hơn so với việc phải tìm kiếm sự hỗ trợ bên ngoài. Trường Đại học Sư phạm đặc biệt có lợi thế trong vấn đề này. Dù ở mã ngành đào tạo nào, với bất cứ môn học thuộc khối Lí luận Chính trị, Ngoại ngữ, Thể chất hay Nghệ thuật… đội ngũ giảng dạy đều là những giảng viên hàng đầu trong cả nước, chuyên môn sâu và dày dặn kinh nghiệm. Yếu tố này thể hiện rõ nét trực tiếp bằng chất lượng đầu ra của nhà trường. Sinh viên tốt nghiệp từ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội không chỉ được đào tạo một cách bài bản về chuyên ngành mà mảng kiến thức chung cũng được đánh giá cao.

Đó là một ưu thế được mang lại từ việc hỗ trợ lẫn nhau của các ngành đào tạo trong nhà trường.

Có thể thấy, việc thiết lập đa dạng các ngành đào tạo cùng sự hỗ trợ hiệu quả lẫn nhau là một điều kiện cần thiết cho việc hình thành một hệ thống giáo dục toàn diện.

Củng cố các mã ngành giáo dục nghệ thuật

Trong các ngành đào tạo, giáo dục nghệ thuật là một thành phần không thể thiếu trong các trường sự phạm có hệ thống giáo dục toàn diện. Việc đầu tư cho các ngành nghệ thuật có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện tầm nhìn của cơ sở đào tạo mang trọng trách với vị thế dẫn đầu.

Trước hết, nhà trường cần củng cố các ngành học nghệ thuật hiện có, với mục tiêu là xây dựng những mã ngành chủ chốt vững mạnh, làm nền tảng, cơ sở cho việc mở rộng và nâng cao việc đào tạo trong tương lai. Khoa Nghệ thuật trong Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện có hai mã ngành hệ đại học là Sư phạm Âm nhạc và Sư phạm Mĩ thuật. Đây là hai mã ngành đào tạo uy tín hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực sư phạm nghệ thuật. Hiện tại, cả hai mã ngành đều đã hoàn thiện về đội ngũ với những giảng viên được đào tạo chính quy, bậc cao, có học hàm, học vị đạt yêu cầu. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy được trang bị đầy đủ và hiện đại; đây có thể coi là một trong những trường có cơ sở tốt nhất để đào tạo cử nhân sư phạm âm nhạc và mĩ thuật trong cả nước. Trong những năm qua, đội ngũ giảng viên của khoa

(3)

292

Nghệ thuật không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, từng bước chuẩn hóa trình độ theo lộ trình phát triển do nhà trường đề ra, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học. Các thành viên trong khoa cũng nỗ lực trong hoạt động tư vấn tuyển sinh để nâng cao chất lượng và số lượng đầu vào, cùng với việc đầu tư vào quá trình đào tạo để đảm bảo chất lượng đầu ra. Sau một vài năm khắc phục khó khăn về số lượng sinh viên đầu vào của ngành Sư phạm mĩ thuật, cho đến thời điểm hiện nay, việc củng cố hai mã ngành Sư phạm âm nhạc và mĩ thuật đã có chuyển biến tích cực và đang được đảm bảo, kiểm soát tương đối tốt.

Bên cạnh việc củng cố các ngành học hiện có, việc xây dựng các mã ngành mới cũng là xu thế tất yếu không chỉ với ngành nghệ thuật mà với tất cả các lĩnh vực khác. Để đảm bảo hệ thống giáo dục luôn đạt được tính toàn diện, chiến lược phát triển của nhà trường cần bắt kịp với nhu cầu thực tiễn của cộng đồng. Với đặc thù quy trình đạo tạo nghiêm ngặt và chất lượng, kiểm soát chặt chẽ cả chất lượng đầu vào và đầu ra của sinh viên, đôi khi là một trở ngại đối các sinh viên khối Nghệ thuật khi họ thường tập trung vào chuyên môn và có tâm lí coi nhẹ với các môn chung. Ở các cơ sở đào tạo khác, những môn chung thường được giảm tải, dễ dàng cho sinh viên có thể hoàn thành, đôi khi thực tế lại có thể thu hút một lượng không nhỏ các thí sinh có nhu cầu học tập nhẹ nhàng. Còn với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, các môn chung được giảng dạy và kiểm tra đánh giá nghiêm ngặt như các môn chuyên ngành; mặc dù điều đó có thể tạo áp lực nhất định cho sinh viên trong quá trình học tập, nhưng sẽ giúp các em có được chuẩn đầu ra cao hơn và toàn diện hơn. Tuy nhiên đây cũng là một vấn đề cần cân nhắc khi mở mã ngành mới để đảm bảo số lượng đầu vào một cách ổn định lầu dài cho các mã ngành đào tạo mới.

Việc củng cố các mã ngành hiện có và việc mở các mã ngành mới là hai quá trình ảnh hưởng tác động lẫn nhau. Việc cân nhắc giữa những thuận lợi và khó khăn là một vấn đề được cân nhắc trong nhiều năm qua của các cấp quản lí. Việc triển khai mã ngành nghệ thuật mới có thể sẽ được hoàn thiện trong thời gian sắp tới.

Đưa các môn học nghệ thuật vào chương trình học chung cho các chuyên ngành

Giáo dục nghệ thuật là một lĩnh vực cần thiết để một hệ thống giáo dục trở nên toàn diện, góp phần xây dựng nền giáo dục toàn diện cho cộng đồng trong hiện tại và tương lai. Một hệ thống giáo dục toàn diện không chỉ đào tạo những chuyên ngành liên quan đến nghệ thuật mà còn cần đưa nội dung nghệ thuật vào chương trình đào tạo các chuyên ngành khác.

Mảng giáo dục nghệ thuật không chỉ đóng vai trò như một mã ngành trong chương trình đào tạo mà còn thể hiện quan điểm và chiến lược đào tạo của nhà trường, hướng tới một nền giáo dục đa dạng, cung cấp một đội ngũ giáo viên phổ thông tương lai chất lượng cao ở tất cả ngành nghề. Lực lượng giáo viên này sẽ là trực tiếp đào tạo các thế hệ học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước. Ở các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, sinh viên ở tất cả các chuyên ngành khác nhau đều có cơ hội được học các bộ môn nghệ thuật, có thể dưới dạng môn bắt buộc hoặc môn tự chọn. Và thực tế cho thấy, với sự coi trọng các bộ môn nghệ thuật từ cấp học mẫu giáo cho tới đại học, hầu hết các sinh viên ở các trường đại học được xếp hạng cao đều có trình độ nghệ thuật khá tốt, nhiều trường đại học thành lập dàn nhạc với đầy đủ các loại nhạc cụ, có thể trình diễn những tiết mục có quy mô vừa và lớn. Ở Việt Nam, các cơ sở đào tạo cũng có thể làm được như vậy nếu được triển khai và thay đổi một cách đồng bộ về mọi mặt. Đó chính là điều cần hướng tới của một trường Sư phạm trọng điểm hàng đầu như Đại học Sư phạm Hà Nội.

Mặc dù nhu cầu thực tế về việc học các bộ môn nghệ thuật của các giảng viên, sinh viên trong các nhà trường chưa được thống kê một cách chi tiết và chính thống, tuy nhiên bằng quan sát, kinh nghiệm thực tế cho thấy số lượng nhu cầu học nghệ thuật là không hề nhỏ. Ở Việt Nam, nhiều trường Đại học dù không có sẵn điều kiện thuận lợi như Đại học Sư phạm Hà Nội, không có sẵn các bộ môn nghê thuật cũng như đội ngũ giảng viên, nhưng vẫn tạo điều kiện cho các sinh viên được học môn nghệ thuật bằng cách mời giảng viên từ những cơ sở khác. Thực tế tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, môn học Âm nhạc đại cương đã từng được triển khai cho

(4)

293 sinh viên các chuyên ngành khác, thu hút đông đảo lượng sinh viên đăng kí, hiện thay thế bằng môn Nghệ thuật học, tuy nhiên mới ở những bước đầu của quá trình triển khai. Nội dung, phương thức triển khai sao cho hiệu quả cần được nghiên cứu một cách khoa học để tối ưu chất lượng giáo dục.

Triển khai bộ môn nghệ thuật cho các chuyên ngành khác nhau trong Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là một việc hoàn toàn khả thi. Nhà trường có đầy đủ các điều kiện để triển khai một cách hiệu quả những môn học thuộc lĩnh vực Âm nhạc hoặc Mĩ thuật với cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên sẵn có, kinh nghiệm trong việc giảng dạy cho các ngành học trong trường và giảng dạy cho các cơ sở đào tạo khác. Để củng cố vị thế dẫn đầu với hệ thống giáo dục toàn diện, trường Đại học Sư phạm cần cân nhắc việc triển khai một số bộ môn nghệ thuật cho các ngành học khác nhau trong toàn trường. Đây là một vấn đề cần được nghiên cứu để triển khai sao cho hiệu quả và bền vũng.

2.2. Giáo dục nghệ thuật góp phần xây dựng hệ thống giáo dục hiện đại

Một nhà trường tiên phong cần có một hệ thống giáo dục hiện đại. Đó là một trong những tiêu chí khẳng định mô hình giáo dục phù hợp với thời đại và đáp ứng nhu cầu của xã hội tiên tiến.

Hình thành con người hiện đại

Sản phẩm của giáo dục chính là con người với những tri thức, kĩ năng và phẩm chất thông qua quá trình rèn luyện. Một hệ thống giáo dục tiên phong cần đặt mục tiêu đào tạo ra những con người dẫn đầu ở những ngành nghề tương ứng. Để trở thành trường mô phạm của Việt Nam, trường Đại học Sư phạm cần khẳng định bằng chất lượng đâu ra với những học viên ưu tú, đáp ứng nhu cầu của xã hội, trong đó, các yếu tố nghệ thuật góp phần giúp họ đạt được tiêu chuẩn của con người tri thức của thời đại mới.

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã đề ra nhiệm vụ, giải pháp: “Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mĩ”. Có thể thấy quan điểm giáo dục của Nhà nước ta đã hướng tới việc đào tạo những con người với tiêu chí phù hợp với xu thế xã hội hiện đại, trong đó việc giáo dục thẩm mĩ nói chung và giáo dục nghệ thuật nói riêng là một thành phần không thể thiếu. Ở bất kỳ giai đoạn nào, những cá nhân kiệt xuất hoặc những nền giáo dục tiên phong luôn hình thành cho mình kiến thức, kĩ năng cơ bản trong nghệ thuật. Ngày nay, điều đó lại càng thể hiện rõ ràng hơn. Khi xã hội phát triển, con người càng nhận thức sâu sắc sự cần thiết của việc trang bị tri thức nghệ thuật, đó không chỉ như một thứ trang sức mà còn là một giá trị cơ bản, góp phần định hình tri thức, quan điểm, lí tưởng trong cuộc sống và công việc. Có thể nói, đào tạo những con người tri thức đáp ứng nhu cầu của thời đại chính là mục tiêu hướng tới của một hệ thống giáo dục hiện đại

Phù hợp xu thế thời đại

Ngày nay, nghệ thuật đã trở thành xu hướng tất yếu trong hầu hết các nền giáo dục tiên tiến. Ở hầu hết các nước phát triển, các bộ môn nghệ thuật đã trở thành một phần tất yếu trong chương trình giáo dục ở tất cả các cấp, từ mẫu giáo cho tới các trường cao đẳng, đại học. Có thể dễ dàng kiểm chứng điều này qua các trường đại học quốc gia nói chung và các trường đại học sư phạm nói riêng thuộc hệ thống giáo dục của Mỹ, châu Âu và cả những nước phát triển trong khu vực. Thay vì quan niệm môn chính, môn phụ vẫn phổ biến ở Việt Nam lâu nay, các trường quốc tế gọi bộ môn nghệ thuật, rèn luyện thể chất… là các môn đặc biệt (special subjects) để thể hiện vị trí của các bộ môn này trong chương trình học.

Chú trọng giáo dục nghệ thuật trong các trường Sư phạm là một yêu cầu đặt ra để đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục mới năm 2018. Theo đó, các môn nghệ thuật như mĩ thuật, âm nhạc được đưa vào chương trình cấp phổ thông trung học dưới dạng môn tự chọn. Ở cấp học này, các môn nghệ thuật có tính phân hóa về đối tượng học, về nội dung, phương pháp, việc

(5)

294

kiểm tra, đánh giá và có ý nghĩa hướng nghiệp cho học sinh. Điệu đó đặt ra hai vấn đề trong thực tiễn. Thứ nhất, việc đào tạo đội ngũ giáo viên đáp ứng được chương trình giáo dục phổ thông mới, đặc biệt ở cấp trung học phổ thông, cần được nghiên cứu dựa trên hoàn cảnh thực tế ở Việt Nam. Trên thực tế, đa số các giáo viên phổ thông còn bỡ ngỡ và thấy áp lực khi thực hiện chương trình giáo dục 2018 với các bộ sách giáo khoa mới và nhiều giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu về trình độ để đảm bảo chất lượng dạy học môn âm nhạc Trung học phổ thông. Thứ hai, theo lộ trình thực hiện chương trình mới, năng lưc âm nhạc của học sinh phổ thông trong một vài năm tới sẽ được cải thiện rõ rệt và toàn diện cả về kiến thức và kĩ năng. Khi đó, đội ngũ giảng viên đại học cần nâng cao nền tảng tri thức về nghệ thuật để tự tin thực hiện các nội dung tích hợp hoặc liên hệ các kiến thức liên ngành trong quá trình giảng dạy.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có đủ điều kiện về nhân lực và cơ sở vật chất để thực hiện các giải pháp cho những vấn đề nêu trên. Với đội ngũ giảng viên có chuyên môn sâu, đi đầu trong các lĩnh vực âm nhạc học, khoa học giáo dục…có kinh nghiệm trong việc soạn thảo chương trình giáo dục phổ thông 2018, biên soạn sách giáo khoa, tập huấn cho giáo viên phổ thông triển khai chương trình giáo dục mới và sử dụng sách giáo khoa mới… Do vậy, nhà trường hoàn toàn đủ điều kiện để trở thành đơn vị tiên phong trong việc nâng cao chất lượng đào tạo các cử nhân sư phạm âm nhạc và sư phạm mĩ thuật để đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018, đồng thời nâng cao trình độ, năng lực âm nhạc cho các giảng viên trong nhà trường để phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.

Triển khai hình thức liên kết đào tạo mới

Xã hội phát triển nhanh chóng kéo theo sự thay đổi về nhu cầu cũng như cách thức vận hành của hệ thống giáo dục. Nếu như quan điểm giáo dục chuyển từ trưng tâm là giáo viên sang học sinh rồi sang năng lực, phẩm chất của học sinh. Thì tương tự, sản phẩm đầu ra của quá trình cũng cần được thay đổi để phù hợp với thời đại. Những cơ sở giáo dục lớn có thuận lợi về trình độ đội ngũ nhân lực, cơ sở vật chất và khả năng huy động nguồn lực. Tuy nhiên, ở đó cũng tồn tại một số mặt hạn chế, đó là bộ máy cồng kềnh, quy trình phức tạp…dó đó, mỗi sự thay đổi sẽ gặp khó khăn nhất định. Tuy nhiên, để khẳng định là đơn vị giáo dục dẫn đầu, nhà trường cần nỗ lực tìm ra các biện pháp phù hợp để thích nghi với xã hội đang biến đổi từng ngày, trong đó, ngành sư phạm nghệ thuật cũng không phải ngoại lệ.

Có một thực tế là hiện nay, nhiều trường đại học vẫn dùng chương trình học cũ cùng các giáo trình nhiều năm không chỉnh sửa. Do vậy, sinh viên sau khi tốt nghiệp thường phải đào tạo thêm lại cho phù hợp với yêu cầu công việc. Các nhà tuyển dụng là người hiểu rõ yêu cầu cần có ở một sinh viên tốt nghiệp sao cho phù hợp với công việc. Thay vì các doanh nghiệp tuyển dụng rồi phải đào tạo lại theo tiêu chí riêng thì có một phương thức khác hiệu quả hơn cho các đơn vị tuyển dụng, đồng thời giảm thiểu sự lãng phí của quá trình đào tạo. Khi đó, các nhà tuyển dụng đưa ra các tiêu chí cần đạt của sinh viên ra trường, đặt hàng tới cơ sở đào tạo và cam kết số lượng sử dụng với những trường hợp đạt yêu cầu. Ở phía ngược lại, cơ sở đào tạo thiết kế chương trình đào tạo phù hợp với chuẩn đầu ra được đặt hàng. Cơ sở có thể trực tiếp đào tạo một số nội dung và gửi sinh viên sang cơ sở khác để đào tạo những nội dung khác sao cho phù hợp với điều kiện thực tế. Như vậy, nhờ liên kết với các đơn vị tuyển dụng, cơ sở đào tạo có thể đảm bảo được công việc sau khi sinh viên tốt nghiệp; và nhờ liên kết giữa các cơ sở đào tạo, mỗi cơ sở sẽ phát huy thế mạnh của mình và có điều kiện chuyên môn hóa công tác đào tạo của mình. Điều này vừa có lợi cho nhà tuyển dụng khi tuyển được nguồn nhân lực đảm bảo yêu cầu của công việc, vừa có lợi cho các cơ sở đào tạo khi chủ động được công việc đầu ra cho sinh viên, đó là một lợi thế để thu hút sinh viên đầu vào cho các ngành học.

Tại khoa Nghệ thuật Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, các ngành học sư phạm âm nhạc hoặc sư phạm mĩ thuật có thể áp dụng phương thức này để đáp ứng tốt hơn với nhu cầu của xã hội. Thực tế, trong những năm qua, ban lãnh đạo khoa Nghệ thuật đã có sự hợp tác với một số

(6)

295 doanh nghiệp trong việc đào tạo và liên hệ việc làm cho những sinh viên có chất lượng phù hợp.

Theo thời gian ngôn ngữ và hình thái nghệ thuật liên tục biến đổi. Để chương trình đào tạo bám sát tình hình thực tế, các chuyên gia, nghệ nhân có thể được mời trong các buổi Hội thảo, seminar, workshop hoặc các giờ học chuyên đề giúp các giảng viên, sinh viên mở rộng kiến thức và cập nhật những vấn đề mới trong lĩnh vực nghệ thuật.

Việc thay đổi hình thức liên kết đào tạo theo hướng bám sát thực tế sẽ giúp quá trình giáo dục của khoa Nghệ thuật nói riêng và của nhà trường nói chung đạt hiệu quả và đóng góp giá trị thiết thực hơn cho xã hội.

2.3. Giáo dục nghệ thuật có vai trò quan trọng trong việc hình thành hệ thông giáo dục có bản sắc

Để khẳng định vị thế dẫn đầu, bất kì tổ chức nào cũng cần định hình cho mình một bản sắc riêng. Bản sắc được tạo nên bởi nhiều yếu tố, trong đó không thể thiếu sự đóng góp của lĩnh vực nghệ thuật. Với một trường đại học sư phạm, yếu tố nghệ thuật có thể giúp định hình bản sắc trong việc hình thành bản sắc riêng cho mỗi thành viên, nhận diện thương hiệu và tạo nên dấu ấn cho nhà trường.

Hình thành bản sắc riêng cho mỗi thành viên

Những con người được đào tạo trong môi trường có nền tảng nghệ thuật tốt sẽ có điều kiện định hình bản sắc cho riêng mình. Giáo dục nghệ thuật giúp mỗi người nhận biết, thưởng thức và tôn trọng cái đẹp, từ đó định hình thị hiếu, quan điểm thẩm mỹ và “cái tôi” của riêng mình.

Những tác phẩm nghệ thuật thường hướng con người đến giá trị chân-thiện-mĩ, việc thường xuyên tiếp xúc với các lĩnh vực nghệ thuật sẽ khơi gợi trong mỗi người lòng nhân ái, trắc ẩn, hoàn thiện bản thân với những đức tính tốt, cách ứng xử nhân văn trong mọi trường hợp, tạo nên hình ảnh cá nhân tốt đẹp trong cộng đồng.

Giáo dục nghệ thuật không chỉ giúp mỗi cá nhân phát triển kiến thức, kĩ năng trong các bộ môn nghệ thuật mà còn đem đến nhiều giá trị tích cực khác như sự tinh tế, nhạy cảm; trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo; tính nhân văn, nhân ái... Những giá trị này không thể có được trong thời gian ngắn mà nó được tích lũy và hình thành thông qua những đặc trưng và hoạt động của mỗi cá nhân. Nghệ thuật có tính trừu tượng cao, đòi hỏi người sáng tác, biểu diễn, thưởng thức phải học cách cảm nhận từ tổng quát đến chi tiết để cảm nhận được hình tượng và tính chất của tác phẩm, từ đó hình thành sự nhạy cảm, tinh tế, đồng thời rèn luyện trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo trong tư duy. Nghệ thuật là ngôn ngữ chung cho mọi người. Mỗi người dù khác nhau về quốc tịch, giới tính, màu da, địa vị, nghề nghiệp… nhưng đều bình đẳng trong việc cảm thụ nghệ thuật. Giáo dục nghệ thuật dễ dàng kết nối mọi người, tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau và tăng cường đoàn kết trong tập thể.

Thực tế những năm qua, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã thành công trong việc gắn kết các cán bộ, giảng viên và sinh viên trong các khoa, trong nhà trường một cách tự nhiên và tích cực thông qua các hoạt động nghệ thuật như các hội diễn - cuộc thi văn nghệ, các câu lạc bộ âm nhạc… và điều này vẫn không ngừng được phát huy. Các hoạt động giáo dục nghệ thuật góp phần quan trọng trong việc xây dựng không gian văn hóa trong nhà trường. Ở đó, năng lực, cá tính và quan điểm của mỗi người có thể được bộc lộ một cách tự nhiên và rõ ràng. Sinh hoạt nghệ thuật là nơi con người học cách chia sẻ, thể hiện bản thân và biết lắng nghe, tôn trọng sự khác biệt của người khác. Những hoạt động đó sẽ giúp định hình hành trang văn hóa, qua thời gian sẽ tạo bản sắc riêng cho mỗi thành viên.

Nghệ thuật đóng vai trò quan trọng trong việc nhận diện thương hiệu

Trong một nhà trường, vài trò của yếu tố nghệ thuật trong việc nhận diện thương hiệu không chỉ thể hiện qua hoạt động của các ngành đào tạo, các bô môn liên quan đến nghệ

(7)

296

thuật…mà còn thể hiện qua nhiều khía cạnh khác như quy hoạch, kiến trúc, đồng phục, các sản phẩm âm nhạc mang tính biểu tượng…

Nhìn ra quốc tế hoặc ngay cả trong nước, những trường đại học lớn cấp quốc gia thường chú trọng đầu tư cho hình ảnh của ngôi trường. Sự đồng bộ trong quy hoạch cơ sở hạ tầng, những kiến trúc độc đáo, những mẫu đồng phục tạo nên đặc trưng riêng, những bài hát truyền thống, nét nhạc hiệu trong các hoạt động của nhà trường…bên cạnh việc tạo nên một diện mạo đặc trưng, thì điều đó còn là cảm hứng tạo nên sự gắn kết, tình yêu của mỗi thành viên đối với nhà trường và giúp ngôi trường dễ dàng tạo ấn tượng trong cộng đồng. Đây cũng là phương tiện hiệu quả góp phần giáo dục thẩm mĩ cho mỗi thành viên trong nhà trường một cách tự nhiên và sâu sắc. Một điều quan trọng cần lưu ý là các yếu tố nhận diện thương hiệu cần có sự thống nhất, nếu mỗi yếu tố đều có chất lượng nhưng không có sự gắn kết thì bản sắc của nhà trường cũng không thể được nhận diện một cách rõ ràng.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có điều kiện để hiện thực hóa các yếu tố cho việc nhận diên thương với điều kiện cơ sở vật chất thuận lợi và đội ngũ nhân lực sẵn có. Thực tế, nhiều bộ phận, kế hoạch trong nhà trường đã được trang bị công cụ nhận dạng thương hiệu có chất lượng như các logo, màu sắc chủ đạo, các bài hát về nhà trường, về các khoa… Việc nhận diện thương hiệu không nhất thiết đòi hỏi những sản phẩm phức tạp, tốn kém… mà điều quan trọng là phải thể hiện đặc trưng truyền thống của nhà trường, gắn kết lẫn nhau và có giá trị truyền cảm hứng.

Yếu tố nhận diện thương hiệu có thể là một hình tượng chủ đạo, hình tượng này được nhấn mạnh trong tất cả các thiết kế về kiến trúc, trang phục…; có thể là một bài hát dành riêng cho nhà trường, là sự cộng hưởng cảm xúc của nhiều thế hệ giảng viên, sinh viên; cũng có thể là một nét nhạc hiệu mở đầu các sự kiện trọng thể, hoặc được sử dụng trong các kênh truyền thông của của nhà trường. Để có được một hình ảnh thương hiệu chất lượng cần có sự đầu tư, chọn lọc và thời gian để những yếu tố đó có thể thấm vào tinh thần truyền thống chung của các thế hệ, và để làm được điều đó không thể thiếu sự góp sức của lĩnh vực nghệ thuật.

Giáo dục nghệ thuật từng bước tạo nên dấu ấn của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Ở Việt Nam, không phải trường đại học lớn nào cũng sẵn có nguồn nhân lực về giáo dục nghệ thuật. Với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, bên cạnh các lĩnh vực khoa học giáo dục khác, mảng giáo dục nghệ thuật có vai trò quan trọng trong việc tạo dấu ấn cho nhà trường giữa các hệ thống giáo dục trong xã hội.

Một đội ngũ có trình độ, kinh nghiệm cùng cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ, hiện đại là yếu tố góp phần thể hiện quan điểm giáo dục tiến bộ, xứng tầm của một ngôi trường sư phạm đi đầu. Trong thực tế, nhiều ngôi trường trong nỗ lực đưa nội dung giáo dục nghệ thuật cho sinh viên đã liên tục trong nhiều năm mời giảng viên của khoa Nghệ thuật trường Đại học Sư phạm giảng dạy. Kinh nghiệm giảng dạy, những thành tựu, sự tín nhiệm là thước đo cho uy tín và tầm vóc của Nhà trường.

Trong nhiều năm qua, khoa Nghệ thuật luôn đóng vai trò chủ chốt trong các hoạt động văn hóa văn nghệ của nhà trường. Trong các cuộc thi, hội diễn ở phạm vi khu vực hoặc toàn quốc, trường Đại học Sư phạm luôn khẳng định được năng lực âm nhạc của mình bằng những giải thưởng và vị trí xếp hạng cao. Đội ngũ giảng viên, sinh viên ngành sư phạm Mĩ thuật cũng ghi danh trong các cuộc thi, triển lãm uy tín hoăc các triển lãm cá nhân. Có thể nói trong các hoạt động nghệ thuật những năm qua, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã khẳng định vị trí nổi trội của mình so với các trường sư phạm khác trong cả nước.

Bên cạnh hoạt động biểu diễn, các giảng viên, sinh viên trong khoa Nghệ thuật còn khẳng định chỗ đứng trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và có nhiều đóng góp trong các hoạt động khoa học của nước nhà. Các giảng viên trong khoa trong những năm gần đây đã có bước chuyển biến tích cực trong hoạt động nghiên cứu khoa học. Các giảng viên đã đảm nhiệm những nhiệm vụ khoa học quan trọng như Chủ nhiệm, thành viên tham gia đề tài khoa học công nghệ cấp Nhà

(8)

297 nước, cấp Bộ; tổng chủ biên, chủ biên, tác giả các giáo trình, sách giáo khoa được Bộ phê duyệt, thành viên hội đồng đề tài các cấp, hội đồng thẩm định sách giáo khoa quốc gia; nhiều giảng viên đóng vai trò giáo viên sư phạm cốt cán trong các đợt tập huấn cho giáo viên phổ thông áp dụng chương trình giáo dục phổ thông 2018. Các sinh viên trong khoa cũng thường xuyên đạt giải thưởng về nghiên cứu khoa học do nhà trường tổ chức.

Như vậy, thành tích về biểu diễn và nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên khoa Nghệ thuật trong vài năm gần đây đã đạt được bước tiến vượt bậc so với giai đoạn trước đó, khẳng định vị thế của nhà trường trong lĩnh vực giáo dục nghệ thuật nói riêng và trong nền khoa học giáo dục Việt Nam nói chung.

3. Kết luận

Qua những phân tích ở trên, có thể thấy rằng để phấn đấu và duy trì vai trò tiên phong, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cần có sự củng cố và đổi mới để đạt được tiêu chí là một hệ thống toàn diện, hiện đại và có bản sắc, trong đó không thể thiếu vai trò của lĩnh vực giáo dục nghệ thuật. Trong giai đooạn vừa qua, khoa Nghệ thuật đã có sự chuyển biến tích cực trên nhiều khía cạnh, đồng hành và hỗ trợ nhà trường trên con đường phát triển và cống hiến cho nền giáo dục của đất nước. Với điều kiện sẵn có về nhân lực và cơ sở vật chất, cùng sự đầu tư hợp lý từ các cấp quản lí, mảng giáo dục nghệ thuật vẫn còn nhiều cơ hội để đạt được những thành tựu tốt đẹp hơn trong tương lai, góp phần đưa Trường Đại học Sư phạm Hà Nội khẳng định vị thế trường sư phạm tiên phong của Việt Nam, xứng đáng với lời Bác Hồ căn dặn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Phạm Minh Hạc, (chủ biên) , 2013. Từ điển bách khoa Tâm lí học, Giáo dục học Việt Nam.

Nxb Giáo dục Việt Nam, tr. 344.

[2] Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

[3] Đinh Hồng Hải, 2006. “Vấn đề dạy và học mỹ thuật ở Việt Nam trong xu thế hội nhập văn hoá Thế giới”, Văn nghệ trẻ, số 26.

[4] Phạm Văn Tuyến, 2017. “Giáo dục nghệ thuật – Vài trò và trách nhiệm”, http://nghethuat.hnue.edu.vn/Nghi%C3%AAn-c%E1%BB%A9u-Trao-

%C4%91%E1%BB%95i/article/1051

[5] Phạm Văn Tuyến, 2017. “Khoa Nghệ thuật Trường Đại học Sư phạm Hà Nội với vai trò và trách nhiệm trong giai đoạn mới”, http://nghethuat.hnue.edu.vn/Nghi%C3%AAn- c%E1%BB%A9u-Trao-%C4%91%E1%BB%95i/article/1027

ABSTRACT

The role of arts education in turning Hanoi National University of Education into the leading pedagogical university in Vietnam

Tạ Hoàng Mai Anh Khoa Nghệ thuật, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Hanoi National University of Education has had a process of affirming its position and now continuously developing to meet the requirements of society in the new period. In order to achieve it, the university has to develop arts education to meet the criteria of a comprehensive, modern and charactertistic education system. With the available lecturers and facilities, absolutedly, the university can make positive changes to affirm and deserve its leading position in the pedagogycal universities system in Vietnam.

Keywords: arts education, Hanoi National University of Education, leading.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài báo này tập trung vào việc trình bày nhận thức của học sinh về những hành vi xâm hại tình dục trẻ em qua mạng, nhưng nguy cơ và cách ứng phó của học sinh

Công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục (GD) Việt Nam, đặc biệt là việc đổi mới chương trình-sách giáo khoa (CT-SGK) sau 2020 với định hướng chuyển từ truyền

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST) là hoạt động giáo dục trong đó từng học sinh (HS) được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã hội dưới

Thứ hai, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ cho đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên trong các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp: Triển khai

Các giáo viên đạt được mức độ khá tốt cả trong lĩnh vực Sư phạm Pedagogy và Nội dung dạy học Content; 2 Giáo viên cho rằng tích hợp công nghệ trong dạy học không chỉ dừng lại trong

Kết quả nghiên cứu tương tác của 1 với [PtCliPrEug]2 đã tạo ra phức chất [PtCliPrEugBn2-imy] 4 có cấu trúc thú vị với hiệu suất rất cao 98% ở điều kiện phòng, đồng thời cho thấy Ag2O

Tính thực tiễn của bộ giáo trình này thể hiện trong việc biên soạn kết hợp Lí luận văn học, Lịch sử văn học, Phê bình văn học nhằm gắn kết giữa lí thuyết và thực hành; thể hiện trong

Kết quả nghiên cứu tương tác của 1 với [PtCliPrEug]2 đã tạo ra phức chất [PtCliPrEugBn2-imy] 4 có cấu trúc thú vị với hiệu suất rất cao 98% ở điều kiện phòng, đồng thời cho thấy Ag2O