• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bảo tàng ngoài công lập trăn trở tìm hướng phát triển

N/A
N/A
Nguyễn Gia Hào

Academic year: 2023

Chia sẻ "Bảo tàng ngoài công lập trăn trở tìm hướng phát triển"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

13/1/2016 Bảo tàng Lịch sử quốc gia/Tin tức

Nguồn tin:Bảo tàng Lịch sử quốc gia Font In bài Gửi cho bạn bè Ý kiến

Cập nhật: 11:17 AM GMT+7, Thứ ba, 24/11/2015

Bảo tàng ngoài công lập trăn trở tìm hướng phát triển

Những đóng góp đáng kể của các bảo tàng tư nhân

Luật Di sản văn hóa ra đời (năm 2001), nhưng phải đến gần 10 năm sau, khi các văn bản, thông tư hướng dẫn được hoàn thiện thì các bảo tàng ngoài công lập mới được cấp phép và hoạt động. Nhất là sau khi có Chỉ thị số 84/2008/CT-BVHTTDL ngày 3-11- 2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo nhằm thúc đẩy sự ra đời, phát triển của các bảo tàng và sưu tập tư nhân.

Theo thống kê, hiện cả nước có khoảng 25 bảo tàng tư nhân đang hoạt động độc lập, nằm rải rác khắp mọi miền đất nước từ thành thị đến nông thôn. Con số đó chưa phải thật nhiều so với một quốc gia có bề dày lịch sử, văn hóa và có mật độ dân cư khá đông như Việt Nam. Một số bảo tàng có thâm niên nhất cũng mới chỉ chừng 10 năm tuổi như: Bảo tàng Mỹ thuật họa sĩ Sĩ Tốt và gia đình, Bảo tàng Mỹ thuật của họa sĩ Phạm Thị Ngọc Mỹ, Bảo tàng về Chiến sĩ Cách mạng bị bắt và tù đày ở Phú Quốc…

Phải thừa nhận một cách khách quan: Sự tồn tại của các bảo tàng ngoài công lập là một nhu cầu thực tế của cộng đồng và sau khi ra đời đến nay, chưa có bảo tàng nào phải đóng cửa. Có lẽ vì đối tượng và phạm vi hoạt động của các bảo tàng ngoài công lập khá phong phú, khá hấp dẫn và có sức hút công chúng riêng. Một số bảo tàng về gốm, mỹ thuật có tác dụng tích cực trong việc khắc phục tình trạng thất thoát cổ vật ra nước ngoài, đồng thời tạo cơ hội để công chúng được tiếp cận với một bộ phận di sản văn hóa quý giá của đất nước.

(2)

Mô hình trại giam tù chính trị ở Nhà tù Phú Quốc tại Bảo tàng Chiến sĩ Cách mạng bị bắt và tù đày ở Phú Xuyên, Hà Nội.

Sự góp mặt của những bảo tàng ngoài công lập, với tiêu chí hướng tới là thu hút khách tham quan đang mở ra một xu thế mới cho bảo tàng nhỏ nhưng có chiều sâu. Bảo tàngcổ vật Hoàng Long hiện đang trưng bày hơn 6.000 hiện vật, trong đó có 830 cổ vật đã được giám định, công bố niên đại, đa số từ thời văn hóa Đông Sơn đến thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Trưng bày trang trọng ở vị trí trung tâm là bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn (niên đại cách đây khoảng 2.500 năm) gồm 8 chiếc với đủ kích cỡ, hình thức khá nguyên vẹn, với nhiều hoa văn trang trí tinh xảo. Bên cạnh đó là những chiếc rìu đá, kiếm đồng, lưỡi cày, cuốc, đồ gốm sứ...với họa tiết, hoa văn sinh động, thể hiện truyền thống văn hóa của từng thời kỳ lịch sử Việt Nam.

(3)

13/1/2016 Bảo tàng Lịch sử quốc gia/Tin tức

Không gian trưng bày trống đồng Đông Sơn của Bảo tàng cổ vật Hoàng Long.

Bảo tàng Fito (Bảo tàng Y dược tư nhân) TP Hồ Chí Minh có hơn 3.000 hiện vật quý liên quan đến y học cổ truyền Việt Nam từ thời kỳ đồ đá cho đến nay như: dao cầu - thuyền tán dùng để cắt thuốc, tán thuốc có tuổi đời khoảng 2.500 năm. Đặc biệt, trong đó có một số hiện vật quý hiếm như dao cầu được mang về từ quê hương của thiền sư Tuệ Tĩnh và đại danh y Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác. Bên cạnh đó, bảo tàng còn có bộ sưu tập ấm chén thuốc cổ từ thế kỷ 16, các loại cân - giã thuốc gồm chày cối, cân ta, cân tây, cân tiểu ly, bào thuốc, ván gỗ, triện gỗ để in hóa đơn thuốc và toa thuốc.

(4)

Một góc trưng bày của Bảo tàng Y dược tư nhân, TP Hồ Chí Minh.

Ở Bảo tàng Đồng quê, Giao Thủy, Nam Định; những hiện vật mà bà Khiếu - Giám đốc của bảo tàng sưu tầm được trong gần 20 năm trời khá đủ để tái hiện một không gian trưng bày về văn hóa đồng quê lúa nước sông Hồng, bao gồm các công cụ nhà nông khoảng 100 năm trở lại đây cùng với bộ sưu tập đồ đồng, nồi đồng (200 cái), mâm đồng (200 cái), đèn cổ (hơn 100 chiếc) và nhiều đồ gốm cổ, sứ cổ, tiền cổ…Tầng ba của tòa nhà là thư viện với hàng nghìn đầu sách và nhiều báo, tạp chí.

Bộ sưu tập nồi đồng của Bảo tàng Đồng quê.

(5)

13/1/2016 Bảo tàng Lịch sử quốc gia/Tin tức

Một điều đặc biệt nữa, quanh vườn, quanh nhà bảo tàng, bà Khiếu đang tái hiện cả một

“bảo tàng cây cối đồng quê” với hàng trăm loại cây, có nhiều loại đang có nguy cơ…

“biến mất” như: Cây cậy ngày xưa nông dân trồng lấy nhựa để làm quạt, quạt lúa, quạt mát, làm diều; cây chay, cây sắn thuyền, cây dành dành, cây vối… Những cây này phần lớn do bà con ở trong xã tặng lại bảo tàng.

Bà Ngô Thị Khiếu – Giám đốc Bảo tàng Đồng quê tại phòng trưng bày nông cụ.

Tại “Bảo tàng Kỷ vật chiến tranh “, quận Tây Hồ, Hà Nội, từ năm 1990, ông Nguyễn Mạnh Hiệp, chủ nhân của bảo tàng đã bỏ công lặn lội khắp các chiến trường xưa, đi các tỉnh thành, tìm vào các bãi phế liệu, bỏ tiền túi sưu tầm các “ký ức chiến tranh” còn sót lại đó đây. Chính thức ra mắt công chúng vào dịp kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22.12.2011 tại số 9 ngõ 144/2 An Dương Vương (Q.Tây Hồ, Hà Nội), “Bảo tàng kỷ vật chiến tranh” của ông Hiệp là căn nhà hơn 30m2, bên trong có các tủ kính trưng bày hơn 1000 hiện vật về chiến tranh. Phần trưng bày ngoài trời, trưng bày đủ loại vỏ đạn pháo, tên lửa, mảnh xác máy bay trực thăng... Đặc biệt, ông còn lưu trữ hơn cả ngàn tấm ảnh sinh động chưa từng công bố, gồm rất nhiều ảnh tư liệu do phía bên kia chụp và những hình ảnh các nữ thanh niên xung phong Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh).

Tại Bảo tàng Cội nguồn, Phú Quốc, Kiên Giang : Với diện tích gần 60.000m2, Bảo tàng được đầu tư xây dựng với các thiết chế và nhiều phân khu chức năng gồm: nhà bảo tàng 5 tầng trưng bày 1.266m2; nhà trưng bày mỹ nghệ gỗ lũa 459m2; khu hàng lưu

(6)

niệm, trang sức ngọc trai 450m2; nhà sàn truyền thống vùng nông thôn Phú Quốc 146m2; nhà thờ họ tộc, tín ngưỡng dân gian 99m2; kho lưu trữ 316m2; khu bảo tồn chó xoáy, đại bàng biển ó biển... 2.000m2; phần còn lại là khu trưng bày hiện vật ngoài trời và các hoạt động khác.

Cắt băng khánh thành Bảo tàng Cội nguồn, Phú Quốc ngày 30-4-2009.

Có thể nói: các bảo tàng tư nhân ở Việt Nam trong thời gian hơn 10 năm qua đã có sự phát triển khá tốt. 25 bảo tàng tư nhân đang hoạt động tuy gặp nhiều khó khăn nhưng đóng góp rất nhiều trong việc sưu tập cổ vật, hiện vật văn hóa, lịch sử của dân tộc. Hoạt động độc lập, nhưng mỗi bảo tàng tư nhân lại có sức hút riêng vì mỗi lĩnh vực của một bảo tàng tư nhân giường như không trùng lặp về hiện vật với các bảo tàng nhà nước.

Mặc dù vậy, qua thực tế hoạt động của các bảo tàng tư nhân thời gian qua, nhìn nhận một cách khách quan, chúng ta vẫn chưa có một bảo tàng ngoài công lập nào có được một tổ chức bộ máy hoàn chỉnh, chưa một bảo tàng nào được thực thi đầy đủ các nhiệm vụ theo qui định của Bộ VHTT&DL (theo tinh thần Thông tư số 18 của Bộ VHTT&DL). Hệ thống bảo tàng ngoài công lập hiện nay gặp rất nhiều khó khăn về kinh nghiệm, phương thức hoạt động, kinh phí để hoạt động, sự hỗ trợ trang thiết bị chuyên ngành cũng như thiếu sự liên kết trong hệ thống, nhất là sự liên kết với các bảo tàng công lập để được hỗ trợ phát triển và đặc biệt là công tác lập hồ sơ hiện vật, bảo quản hiện vật, trưng bày … thiếu chuyên nghiệp. Như vậy, nói một cách khác, các bảo tàng ngoài công lập hiện vẫn vận hành tự phát là chính. Do vậy, sáng 17/11/2015, tọa đàm

(7)

13/1/2016 Bảo tàng Lịch sử quốc gia/Tin tức

khoa học nhằm đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam do Hội Di sản văn hóa Việt Nam tổ chức đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và hoạt động về lĩnh vực bảo tàng công lập và tư nhân, có 8 bảo tàng tư nhân tham gia hội thảo này. Đây cũng là lần đầu tiên các bảo tàng có dịp chia sẻ kinh nghiệm để từ đó mở ra hướng phát triển.

Một số hướng gợi mở cho các bảo tàng ngoài công lập

Một trong những giải pháp được chỉ ra để góp phần nâng cao chất lượng của các bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam là đẩy mạnh sự kết nối giữa bảo tàng công lập với bảo tàng tư nhân. Nếu xét ở góc độ này, hiện chỉ có bảo tàng Nguyễn Văn Huyên làm tốt được yêu cầu kết nối với Bảo tàng Dân tộc học. Cũng bởi PGS.TS. Nguyễn Văn Huy - Nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học đã mang phong cách thiết kế trưng bày hiện đại của một bảo tàng công lập về áp dụng với mô hình bảo tàng gia đình.

PGS.TS. Nguyễn Văn Huy đang thuyết minh cho khách tại Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên, Thường Tín, Hà Nội.

Dẫu vậy, theo PGS.TS. Nguyễn Văn Huy, hiện Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên vẫn trong giai đoạn hoạt động thử nghiệm. Để bảo tàng ngoài công lập được công chúng biết đến, rất cần đến vai trò của truyền thông, đặc biệt là mạng xã hội. Nhưng điều mà ông quan tâm nhất là mong muốn sự gắn kết giữa du lịch và hệ thống bảo tàng ngoài công lập để kích thích khu vực bảo tàng này ngày càng phát triển, tham gia đóng góp tích cực cho ngành du lịch và phát huy các giá trị văn hóa.

(8)

Bộ tranh Đông Hồ cổ về vua Quang Trung - Nguyễn Huệ tại Bảo tàng tranh dân gian Đông Hồ, Bắc Ninh.

Không phải cho đến bây giờ, mà dự báo về xu thế phát triển của bảo tàng, từ hơn mười năm trước, các chuyên gia đã có những phân tích rất khách quan. Chẳng hạn như PGS.TS. Đặng Văn Bài từ lâu đã cho rằng, để bảo tàng không khô cứng và trở thành điểm đến thì đó phải là bảo tàng của tương lai. Hơn thế, bảo tàng phải là nơi gắn kết giữa quá khứ và hiện tại chứ không đơn thuần chỉ là nơi lưu giữ hiện vật. Hay như ở Bảo tàng Cội nguồn, Phú Quốc, Kiên Giang, trong quá trình hoạt động từ 30-4-2009 đến nay đã nhận được sự hợp tác của hơn 50 công ty du lịch khắp cả nước; không ngừng đẩy mạnh hoạt động maketing và phát triển mô hình kinh tế tái phục vụ bảo tàng.

Điều đó đã mang lại một số lượng lớn khách du lịch đến thăm Bảo tàng Cội nguồn. Đó cũng là một hướng đi rất hiệu quả! Một số bảo tàng như bảo tàng mỹ thuật của 2 cố họa sĩ Phùng Thị Điểm và Lê Bá Đảng ở TP Huế; Bảo tàng Chiến sĩ Cách mạng bị địch bắt và tù đầy (Phú Xuyên, Hà Nội) đã được các địa phương quan tâm quy hoạch cấp đất. Bảo tàng tranh dân gian Đông Hồ với diện tích khoảng 2.000 m2 ở giữa làng Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh được nhà nước đã phê duyệt dự án 60 tỷ xây dựng năm 2014…

(9)

13/1/2016 Bảo tàng Lịch sử quốc gia/Tin tức

Trưng bày của Bảo tàng Áo Dài của nhà thiết kế Sỹ Hoàng, TP Hồ Chí Minh.

Trước đây, có lần PGS.TS. Đặng Văn Bài từng nhận định: trong tương lai, số lượng bảo tàng tư nhân ở Việt Nam sẽ dần tăng, có thể nhiều hơn so với bảo tàng công lập.

Đó không chỉ là xu thế phát triển trên thế giới, mà còn là điều kiện tốt hơn để công chúng tiếp cận với giá trị di sản văn hóa của dân tộc. Để có được điều này, cần đến sự phối hợp hơn nữa giữa Nhà nước với các bảo tàng tư nhân. Phương án nên kết hợp đưa những sự kiện văn hóa lớn đến với bảo tàng tư nhân, đồng thời tổ chức những cuộc vận động hiến tặng cổ vật để huy động nguồn lực từ cộng đồng. Cùng với đó, có thể xem xét việc tập hợp các bộ sưu tập của nhiều bảo tàng tư nhân tổ chức trưng bày luân phiên theo chuyên đề. Với những hướng đi như vậy, chúng ta sẽ có thêm những bộ sưu tập có giá trị, đồng thời phổ biến hơn đến công chúng một loại hình văn hóa – du lịch rất có tiềm năng này. Việc thanh lý các trang thiết bị trưng bày của bảo tàng công lập còn tốt cũng có thể hoán cải cho các bảo tàng tư nhân v.v…Cuộc tọa đàm vềhoạt động của bảo tàng ngoài công lập nói trên vừa là sự đóng góp kinh nghiệm cho hệ thống bảo tàng nói chung, vừa là hoạt động thực sự có ý nghĩa nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23-11).

Minh Vượng

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Với chức năng bảo tồn, lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa vật thể cũng như phi vật thể, bảo tàng văn hóa biển sẽ đem đến cho công chúng, các nhà nghiên