• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

N/A
N/A
Nguyễn Gia Hào

Academic year: 2023

Chia sẻ "Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể."

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

4/1/2016 Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể

data:text/html;charset=utf-8,%3Cdiv%20class%3D%22TieuDeTin%22%20style%3D%22font-size%3A%2014px%3B%20color%3A%20rgb(33%2C%20117%2C… 1/2

Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể 20/07/2015

Để bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh, cần chú trọng công tác kiểm kê để qua đó chỉ ra những thông tin cơ bản như: tên gọi của di sản; địa điểm có di sản; chủ thể của di sản;

quá trình ra đời và tồn tại của di sản; hình thái diễn biến, quy trình thực hành.... Thông qua kiểm kê còn nhằm đánh giá giá trị lịch sử văn hóa, khoa học và vai trò, ý nghĩa của di sản văn hóa phi vật thể trong cuộc sống đương đại; đồng thời tiến hành khảo sát, điều tra, sưu tầm, lưu trữ giá trị các di sản Hán Nôm trong toàn tỉnh.

Múa rối nước xã Đông Các (Đông Hưng). Ảnh: Ngọc Linh

Trên địa bàn tỉnh hiện có hàng chục hội vùng, hội làng nổi tiếng như hội chùa Keo (Vũ Thư), hội đền Tiên La (Hưng Hà), hội đền Đồng Bằng, hội đình La Vân, hội đình Lộng Khê (Quỳnh Phụ), hội đền Hét, hội đền Bà Chúa Muối, chùa Hưng Quốc (Thái Thụy), hội đình Thượng Liệt (Đông Hưng)…, tạo nên sắc thái phong phú của các hoạt động văn hóa trên địa bàn tỉnh. Nhiều lễ hội gắn với các trò diễn, múa dân gian đặc sắc như múa bát dật, đánh bệt đuổi hổ, đốt cây đình liệu (Quỳnh Phụ), múa ông Đùng bà Đà, tục vật cầu (Thái Thụy), múa giáo cờ, giáo quạt (Đông Hưng). Nhiều di sản văn hóa phi vật thể được khôi phục, khai thác, phát huy giá trị trong đời sống văn hóa cộng đồng. Các phường rối nước, nghệ thuật hát chèo ở Đông Hưng và một số địa phương được đầu tư, khôi phục và phát triển. Bên cạnh đó, nhiều di sản văn hóa phi vật thể khác như rối cạn (Chiềng rối ở Quỳnh Phụ), đua thuyền ở An Lễ (Quỳnh Phụ), thi cỗ cá, rước chạ ở Vân Đài và Tam Đường (Hưng Hà) cũng được khôi phục và phát huy giá trị. Đặc biệt, thi cỗ cá và rước chạ trong lễ hội đền Trần (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà) đã được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014.

Để bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh, cần chú trọng công tác kiểm kê để qua đó chỉ ra những thông tin cơ bản như: tên gọi của di sản; địa điểm có di sản; chủ thể của di sản; quá trình ra đời và tồn tại của di sản; hình thái diễn biến, quy trình thực hành, các công trình, đồ vật và không gian văn hóa liên quan cùng các sản phẩm vật chất, tinh thần được tạo ra trong quá trình thực hành di sản văn hóa phi vật thể; hiện trạng di sản. Thông qua kiểm kê còn nhằm đánh giá giá trị lịch sử văn hóa, khoa học và vai trò, ý nghĩa của di sản văn hóa phi vật thể trong cuộc sống đương đại; đồng thời tiến hành khảo sát, điều tra, sưu tầm, lưu trữ giá trị các di sản Hán Nôm trong toàn tỉnh. Căn cứ kết quả kiểm kê, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình sẽ lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể trình UBND tỉnh có phương án bảo tồn, phát huy giá trị và trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, từ đó tạo cơ sở vững chắc cho việc xây dựng biện pháp và phân bổ nguồn lực bảo vệ thích hợp. Bên cạnh đó, cần làm tốt công tác giáo dục, phổ biến rộng rãi các giá trị di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của tỉnh và tổ chức trình

(2)

4/1/2016 Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể

data:text/html;charset=utf-8,%3Cdiv%20class%3D%22TieuDeTin%22%20style%3D%22font-size%3A%2014px%3B%20color%3A%20rgb(33%2C%20117%2C… 2/2 Báo Thái Bình

diễn văn hóa phi vật thể tại Bảo tàng tỉnh. Tổ chức truyền dạy, đào tạo các lớp nghệ nhân về hát ca trù, hát chèo, múa rối nước ở các địa phương có di sản. Tích cực lập hồ sơ đề nghị Nhà nước phong tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân nhân dân và chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ và có công truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể.

Ông Vũ Đức Thơm, Giám đốc Bảo tàng tỉnh

Văn hóa phi vật thể ở Thái Bình khá phong phú, đa dạng, trong đó đặc sắc nhất là hát chèo và múa rối nước. Để góp phần bảo tồn và phát triển văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh, Bảo tàng tỉnh sẽ tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm tài liệu về lịch sử hình thành và phát triển của các loại hình nghệ thuật; tổ chức trưng bày, giới thiệu tại Bảo tàng tỉnh, đồng thời phối hợp với bảo tàng các tỉnh, thành phố tuyên truyền, quảng bá đến quần chúng nhân dân. Bên cạnh đó, trong thời gian tới, thông qua nguồn kinh phí xã hội hóa, Bảo tàng tỉnh sẽ có kế hoạch phối hợp với các địa phương trong tỉnh có di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc mở các lớp truyền dạy nhằm lưu giữ và phát triển những nét văn hóa đặc sắc của quê hương.

Ông Nguyễn Bá Thắng, Phó phường múa rối nước Nguyên Xá (Đông

Hưng)

Phường múa rối nước Nguyên Xá có 18 thành viên, hoạt động dưới hình thức tự thu tự chi. Trong quá trình hoạt động, phường gặp nhiều khó khăn như: các quân trò đã cũ chưa có kinh phí để mua mới; một số diễn viên, nhạc công cao tuổi;

thu nhập cho diễn viên, nhạc công thấp. Nhưng bằng tình yêu với nghệ thuật truyền thống, mỗi thành viên trong phường múa rối nước Nguyên Xá luôn động viên nhau khắc phục khó khăn, biểu diễn phục vụ nhân dân đồng thời góp phần bảo tồn, quảng bá nghệ thuật múa rối nước truyền thống của quê hương Nguyên Xá nói riêng và của tỉnh nhà nói chung. Để chuẩn bị tham gia biểu diễn tại Bảo tàng tỉnh, phường đã tiến hành sửa lại các quân trò, sân khấu, tập hát, tập đàn các trò, dự kiến sẽ biểu diễn 14 trò, trong đó có nhiều trò độc đáo như bật cờ, tích trò sản xuất, chọi trâu, câu ếch, lân tranh cầu, múa tứ linh…

Vũ Đức - Quỳnh Thanh

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Điểm chung Những hoạt động bảo tàng hóa DSVHPVT trong cộng đồng được thực hiện khá bài bản và mang lại những hiệu quả đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản này: Đạt mục

Tuy nhiên, để khai thác một cách hiệu quả, để phát huy đồng thời bảo tồn được giá trị của những tài nguyên văn hóa - du lịch, đặc biệt trong tình huống người dân vẫn sống trong cùng di

Để bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chuẩn bị hành trang

Nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa nói chung và hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa nói riêng, cần chú trọng đổi mới tổ chức, nội dung và cơ chế quản lý; tăng

Theo dự thảo Quy chế quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị di tích và danh thắng trên địa bàn tỉnh, đối với các di tích quốc gia, di tích quốc gia đă ̣c biê ̣t thì Sở VH-TT&DL thực

Tuyến đường kết nối di tích - danh thắng Yên Tử với di tích nhà Trần tại Đông Triều, các hộ dân đồng thuận giải phóng mặt bằng, nhiều hộ đã tự nguyện hiến đất, tài sản trên đất để công

Trong những năm tới, để di sản thiên nhiên phục vụ tốt hơn cho sự phát triển du lịch, cần tập trung vào một số điểm sau: tăng cường hợp tác giữa các cấp, các ngành ở trung ương và địa

Tại nghiên cứu “Đa dạng về các biểu đạt văn hóa từ các Di sản văn hóa phi vật thể Bàn về khuynh hướng chính sách và thực tiễn cổ vũ cho sự tham gia của cộng đồng”, Lương Hồng Quang