• Không có kết quả nào được tìm thấy

KÉT HỢP “BÀN TAY VÔ HÌNH” VÀ “BÃN TAY HỮU HÌNH”

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "KÉT HỢP “BÀN TAY VÔ HÌNH” VÀ “BÃN TAY HỮU HÌNH”"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

44 • Nghiên cứu - Trao đổi

KÉT HỢP BÀN TAY HÌNH” BÃN TAY HỮU HÌNH TRONG PHÁT TRIẺN THỊ TRƯỜNG

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

TS.LÊ VĂN TUYÊN1**

Tóm tắt: Thị trường khoa học và công nghệ là bộ phận cấu thành cùa nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, có vai trò then chốt trong việc thúc đấy đối mới sáng tạo, nâng cao năng lực khoa học và công nghệ, năng lực cạnh tranh cùa doanh nghiệp cũng như nền kinh tế. Trong bối cảnh nền kinh tế đang chuyển đổi, việc phát triển thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam cần giải quyết tot moi quan hệ giữa thị trường và Nhà nước, tức là phái có sự kết họp hài hòa giữa "bàn tay vô hình ” và "bàn tay hữu hình ” để thúc đây thị trường khoa học và công nghệ phát triên. Bài viết trình bày sự vận dụng thuyết

"bàn tay vô hình ” và “bàn tay hữu hình ” trong phát trỉến thị trường khoa học và công nghệ, từ đó đề xuất một sô gợi ý chính sách nhẳm phát triến thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam thời gian tới.

Từ khóa: bàn tay hữu hình; bàn tay vô hỉnh; khoa học và công nghệ

I

Tác độngcủa "bàntay hình

"bàn tay hữu hình” đến phát triển

thịtrường khoa họccông nghệ Tư tưởng tự do kinh tế (còn gọi là thuyết

"bàn tay vô hình ”) là một trong những đóng góp to lớn về mặt lý luận của nhà kinh tế học Adam Smith (1723 - 1790) cho lĩnh vực kinh tế học trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh. Theo A.Smith, xã hội là sự liên minh những quan hệ trao đổi. Thiên hướng trao đổi là đặc tính vốn có của con người, chỉ có trao đôi và thông qua việc thực hiện quan hệ trao đối thì nhu cầu của con người mới được thỏa mãn. Khi tiến hành trao đổi sản phẩm lao động cho nhau, con người bị chi phối bởi lợi

*** Học viện Kỳ thuật quân sự

ích cá nhân của mình. Mồi người chỉ biết tư lợi và chạy theo tư lợi, lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp chi phối hoạt động trao đổi của con người. Tuy nhiên, khi chạy theo tư lợi, con người kinh tế còn chịu sự tác động của

"bàn tay vô hình”. Với sự tác động này, con người kinh tế vừa chạy theo tư lợi vừa thực hiện nhiệm vụ không nằm trong dự kiến, đó là đáp ứng lợi ích chung của xã hội.

Trong nhiều trường hợp, con người đáp ứng những nhu cầu chung của xã hội tốt hon lợi ích riêng của cá nhân mình mặc dù điều đó không dự định trước. Theo A.Smith, "bàn tay vô hình ” chính là sự hoạt động của các quy luật kinh tế khách quan và hệ thống các quy luật kinh tế này là một “trật tự tự nhiên”.

Tuy nhiên, để có sự hoạt động của trật tự tự

(2)

* Nghiên cứu - Trao đổi_________________

nhiên này, cần có những điều kiện nhất định, đó là sự tồn tại, phát triến của sản xuất hàng hóa và trao đổi hàng hóa. Nền kinh tế phải được phát triển trên cơ sở tự do kinh tế và cần thiết phải có tự do sản xuất, tự do liên doanh, liên kết, tự do mậu dịch. Với sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế hàng hóa, con người luôn có quan hệ kinh tế với nhau. Do vậy, cần phải tôn trọng trật tự tự nhiên, tôn trọng “bàn tay vô hình ”, hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa được phát triển theo sự điều tiết của bàn tay vô hình, Nhà nước không nên can thiệp vào hoạt động kinh tế. Vai trò kinh tế của nhà nước được thể hiện khi những nhiệm vụ kinh tế vượt quá sức các doanh nghiệp.

Lý thuyết “bàn tay vô hĩnh” của A.Smith phù hợp với thời kỳ tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên, khi chủ nghĩa tư bản bắt đầu rơi vào những cuộc khủng hoảng kinh tế sâu sắc, đặc biệt là cuộc đại khủng hoảng 1929 - 1933, những nhà kinh tế học khác đã kêu gọi vận dụng đến “bàn tay hữu hình ” của J.M.Keynes đế điều chỉnh nền kinh tế.

Theo J.M.Keynes, đề có cân bằng kinh tế, khắc phục khủng hoảng và thất nghiệp, không thể dựa vào cơ chế thị trường tự điều tiết, mà phải có sự hoạt động của “bàn tay hữu hình ”, tức là sự can thiệp của nhà nước. Ông cho ràng, nhà nước phải đóng vai trò lớn trong nền kinh tế thị trường, chịu trách nhiệm chính trong việc ổn định các hoạt động kinh tế, có nhiệm vụ thực hiện những chính sách và biện pháp tài chính - tiền tệ để chống lại những cuộc suy thoái chu kỳ, bảo đảm đủ việc làm và duy trì nền kinh tế trong trạng thái không có lạm phát.

Nhiều nhà lý luận kinh tế đã đánh giá cao tư tưởng của J.M.Keynes, coi đó là “liều thuốc”

hữu hiệu giúp cho nền kinh tế tư bản từ kém phát triên trở thành phát triên. Lịch sử chứng minh các nền kinh tế thị trường thành công đều cần có sự can thiệp và hồ trợ của nhà nước.

Vận dụng thuyết “bàn tay vô hình ”“bàn tay hữu hình ” vào phát triển thị trường khoa học và công nghệ ở quốc gia có nền kinh tế

đang chuyển đổi như Việt Nam, có thế thấy, việc tôn trọng các quy luật kinh tế khách quan, như quy luật giá trị, quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh... có ý nghĩa rất quan trọng.

Điển hình như hoạt động đổi mới sáng tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ để đẩy cung, kích cầu đối với các hàng hóa và dịch vụ khoa học và công nghệ, thực tế là nhiều tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp do Nhà nước quản lý được “bao cấp”, hưởng những cơ chế, chính sách ưu đãi nên có tâm lý trông chờ, ỷ lại, dựa dầm; trong khi đó, nhiều doanh nghiệp tư nhân có nhu cầu đối mới sáng tạo nhưng lại gặp khó khăn do quy mô, tiềm lực nhở bé, khó tiếp cận các cơ chế, chính sách ưu đãi của Nhà nước nên họ không thực sự “mặn mà” với hoạt động đổi mới sáng tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ. Chính điều này đã làm giảm tính cạnh tranh trong thị trường khoa học và công nghệ, làm mất đi tính năng động, động lực đe phát triển.

Cùng với quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh thì tác động của quy luật cung - cầu trong phát triển thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam hiện nay còn khá mờ nhạt.

Nhiều chủ thể phía cung và phía cầu rất khó gặp được nhau do thiếu hoạt động của các tổ chức dịch vụ trung gian môi giới, các tồ chức dịch vụ triến khai, hồ trợ, thương mại hóa sản phâm khoa học và công nghệ... Do thiếu sự kết nối cung - cầu nên dù cung tăng, cầu mạnh nhưng thị trường khoa học và công nghệ vần chưa phát triển, tức là quy luật cung - cầu chưa phát huy tác dụng trong việc điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ khoa học và công nghệ.

Đề cập đến vai trò của thị trường trong phát triển thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam là cần thiết, tuy nhiên sẽ sai lầm nếu tuyệt đối hóa vai trò của thị trường mà coi nhẹ sự can thiệp của Nhà nước. Đe phát triển thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam, cần phải “vỗ” bằng cả hai bàn tay, tức là phải có sự kết hợp cả “bàn tay vô hình ”■

(3)

46

‘‘bàn tay hữu hỉnh Bởi, thị trường khoa học và công nghệ là một bộ phận của kinh tế thị trường, vốn chứa đựng cả những khuyết tật.

Do đó, để khắc phục các khuyết tật của thị trường khoa học và công nghệ, đòi hòi phải có sự can thiệp của Nhà nước.

Ớ một quốc gia có nền kinh tế đang chuyển đồi như Việt Nam, sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường khoa học và công nghệ với hai mục đích: Nhà nước đóng vai trò là người hồ trợ, xây dựng môi trường thuận lợi, thể chế hiệu quả cho thị trường khoa học và công nghệ phát triển; Nhà nước can thiệp trực tiếp thông qua các công cụ, chính sách của mình vào thị trường khoa học và công nghệ.

Vai trò của Nhà nước đối với phát triển thị trường khoa học và công nghệ được thể hiện ở các nội dung sau: (1) Nhà nước là người chủ yếu xây dựng thể chế và môi trường cho việc phát triển thị trường khoa học và công nghệ;

(2) Nhà nước can thiệp vào thị trường khoa học và công nghệ thông qua các chủ thể trên thị trường do Nhà nước trực tiếp quản lý; (3) Nhà nước điều tiết cung, cầu và gắn kết các chủ thể trên thị trường khoa học và công nghệ thông qua những công cụ và chính sách điều tiết của mình; (4) Nhà nước là chủ thê trực tiếp tạo ra cung, cầu trên thị trường khoa học và công nghệ thông qua chi tiêu và đầu tư của Chính phủ từ ngân sách nhà nước.

2. Thực trạngphát triển thị trường khoa học và công nghệ ởViệt Nam hiện nay

-Những kết quả đạt được

Theo báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ, giai đoạn 2011 - 2020, hệ thống cơ chế, chính sách về thị trường khoa học và công nghệ cơ bản được hoàn thiện, nhiều chủ trương, chính sách thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ được ban hành đó là: Luật Khoa học và công nghệ năm 2013; Luật Chuyên giao công nghệ năm 2017;

Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 - 2020; Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020; Chương

• Nghiên cứu - Trao đổi trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ đến năm 2020; Chương trình tìm kiếm và chuyển giao công nghệ nước ngoài đến năm 2020; Đề án tái cơ cấu ngành khoa học và công nghệ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng góp phần phát triển kinh tế; Nghị định về doanh nghiệp khoa học và công nghệ... Đây là công cụ quan trọng đề thiết kế, tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi, minh bạch cho các chủ thể tham gia vào các hoạt động giao dịch của thị trường khoa học và công nghệ trong nước, cũng như hội nhập quốc tế.

về kết quả cụ thể, “giai đoạn 2015 - 2018 đã có 2.267 hợp đồng giao dịch mua bán tài sản trí tuệ giữa các doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam, 206 hợp đồng chuyển nhượng giữa doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam với nước ngoài”01. Hoạt động chuyển giao công nghệ tại các trường đại học cũng ghi nhận nhiều giao dịch. Theo đó, “doanh thu từ hoạt động chuyển giao công nghệ của Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2009 - 2019 đạt khoảng 1.300 tỷ đồng, cao nhất là năm 2017, 2018 lần lượt là 182.645 triệu đồng và 197.768 triệu đồng; Trường Đại học Bách khoa Hà Nội từ năm 2010 - 2020 đã thực hiện các họp đồng chuyển giao công nghệ với doanh số trung bình khoảng 25 tỷ đồng mồi năm. Nhiều doanh nghiệp đã tham gia các dự án thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ bàng việc đối ứng nguồn vốn, nhân lực và các trang thiết bị, với tổng kinh phí được huy động từ các doanh nghiệp để triển khai các nhiệm vụ thương mại hóa đạt 111,3 tỷ đồng”(2).

Giai đoạn 2011 - 2020, “tốc độ gia tăng giá trị giao dịch công nghệ bình quân đạt 22%/năm. Trong đó, một số ngành tăng trưởng cao như ngành điện, điện tử máy tính đạt 46%; ngành chế biến gồ, giấy đạt 29%, ngành chế biến thực phẩm đạt 28%”(3).

Sau 05 năm (2016 - 2020) triển khai thực hiện, “Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ đến năm 2020 (Chương

(4)

* Nghiên cứu - Trao đổi_________________

trình 2075) đã phê duyệt 63 nhiệm vụ/500 đề xuất đăng ký với tổng kinh phí là 340 tỳ đồng, trong đó có 194 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước (chiếm khoảng 55%), còn lại khoảng 45% nguồn kinh phí được đối ứng từ phía các doanh nghiệp tham gia thực hiện nhiệm vụ”(4).

Công tác phát triền tổ chức trung gian phục vụ phát triên thị trường khoa học và công nghệ cũng được chú trọng. Hiện nay, cả nước có hơn 800 tổ chức trung gian, gồm sàn giao dịch công nghệ, trung tâm xúc tiến chuyển giao công nghệ, trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, tổ chức cung cấp dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp; tổ chức thẩm định, giám định công nghệ; cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Số lượng sàn giao dịch công nghệ cũng có sự phát triển mạnh mẽ. Theo đó, “trước năm 2015, chỉ có 8 sàn giao dịch công nghệ, giai đoạn 2015 - 2020 hình thành được 20 sàn giao dịch công nghệ địa phương, 01 sàn giao dịch vùng duyên hải Bắc Bộ, sàn giao dịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang trong giai đoạn thành lập. Cùng với việc phát triển các tổ chức trung gian truyền thống, các tổ chức kiểu mới cũng phát triển mạnh mẽ, với 69 cơ sở ươm tạo, 28 chương trình thúc đẩy kinh doanh, loại hình không gian làm việc chung có 186 khu”(5). Một số mô hình tổ chức trung gian tiêu biểu tại các trường đại học, viện nghiên cứu trọng điểm đã hình thành, phát triển, như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh,...

Các dự án xúc tiến và kết nối cung cầu phát triển thị trường khoa học và công nghệ đạt kết quả tốt, với việc tổ chức các sự kiện kết nối cung cầu công nghệ (Techdemo),

chợ công nghệ và thiết bị (Techmart) và các sàn giao dịch công nghệ, trung tâm ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ,

“giai đoạn 2012 - 2019, đã có hơn 3.000 hợp đồng và biên bản được ký kết. Bên cạnh đó, các sự kiện như ICTcomm và GrowTech được tổ chức bởi nguồn xã hội hóa lên tới hơn 90%.

Kết quả đạt được từ các sự kiện đạt 100% mục tiêu hồ trợ xây dựng, hoàn thiện chính sách, kết nối các nguồn cung, cầu trong và ngoài nước, bảo đảm thực hiện được các nhiệm vụ định hướng và phát triển thị trường khoa học và công nghệ”(6).

- Một so tồn tại, hạn chế

Mặc dù đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, nhung thực tiễn phát triển thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế. Cụ thể:

Thứ nhất, hành lang pháp lý và cơ chế, chính sách chưa đồng bộ, chưa thực sự tạo động lực cho thị trường khoa học và công nghệ phát triển; thiếu cơ chế, chính sách kích thích các nhà khoa học, nhà sáng chế chuyển giao, thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ. Các chính sách mới chỉ dừng lại ở việc tạo hành lang pháp lý và khuyến khích phát triển, chưa có văn bản hướng dần cụ thể về cách thức xây dựng và hoạt động của thị trường khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó, việc huy động các nguồn vốn đầu tư từ ngoài ngân sách cho phát triển khoa học và công nghệ vẫn chưa có cơ chế, chính sách phù hợp, việc quản lý khoa học và công nghệ trong cơ chế thị trường còn lúng túng, bất cập; chưa có cơ chế để các đơn vị thụ hưởng phải trả tiền khi ứng dụng kết quả nghiên cứu, chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước và doanh nghiệp trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.

Thứ hai, cung thị trường khoa học và công nghệ quy mô còn nhỏ bé. Đầu tư của doanh nghiệp cho khoa học và công nghệ còn khiêm tốn, chiếm tỷ trọng thấp trong tổng đầu tư cho khoa học và công nghệ, chủ yếu đầu tư dựa vào nguồn ngân sách nhà nước. Các doanh

(5)

48

nghiệp khoa học và công nghệ còn quá ít, hiệu quả chưa cao. Các tổ chức khoa học và công nghệ là kênh chính cung cấp hàng hóa, dịch vụ khoa học và công nghệ, tuy đã đạt được những kết quả quan trọng trong việc nghiên cứu triển khai nhưng việc chuyển giao các công nghệ, thương mại hóa công nghệ, cũng như khả năng ứng dụng các chương trình, đề tài nghiên cứu vào thực tiền còn thấp. Tình trạng bao cấp đối với các tổ chức khoa học và công nghệ còn lớn; việc chuyển đổi một sổ tổ chức khoa học và công nghệ sang hình thức công ty khoa học và công nghệ còn nhiều bất cập, tốc độ chuyển đối còn chậm.

Thứ ba, cầu thị trường khoa học và công nghệ chưa cao. Mức độ đồi mới công nghệ của doanh nghiệp thấp, thiếu quy hoạch chiến lược, thiếu sự gắn bó và phối họp giữa phương hướng đổi mới, chuyển giao, đầu tư đổi mới công nghệ với chiến lược phát triền và kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước, chưa thực sự có nhu cầu tự thân đối với đồi mới công nghệ do năng lực quản lý hoặc do thiếu động lực để phát triển doanh nghiệp dài hạn.

Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu đổi mới công nghệ lại gặp phải khó khăn về vốn, nhân lực...

Thứ tư, số lượng tổ chức trung gian nhiều nhưng năng lực tư vấn, môi giới, xúc tiến không đồng đều. Sự kết nối chia sẻ thông tin giữa các tổ chức trung gian còn manh mún, hạ tầng kỹ thuật cơ sở dừ liệu hạn chế, chưa thu hút được khu vực tư nhân tham gia đầu tư xây dựng, quản trị, vận hành các sàn giao dịch công nghệ, thiếu tổ chức quy mô lớn có khả năng dần dắt. Hiệu quả hoạt động của chợ công nghệ còn thấp, mang tính hình thức, mới chi thu hút sự tham gia của các bên có công nghệ chào bán, chưa có sự tham gia của các tổ chức dịch vụ công nghệ.

Quy mô của các loại chợ thiết bị còn nhỏ và số lượng các sản phẩm giao dịch thực sự là công nghệ không nhiều, chủ yếu là các sản phẩm tiêu dùng, đặc biệt tại các gian hàng của các địa phương trong hội chợ.

• Nghiên cứu - Trao đổi 3. Một số gọiýchínhsách

Thông qua việc phân tích thực trạng phát triển thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam hiện nay, bài viết đề xuất mộtso gợi ý nhàm phát triển thị trường này trong thời gian tới. Cụ thê:

Một là, tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và thực tiền cho phát triển thị trường khoa học và công nghệ. Theo đó, cần nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống tồ chức và cơ chế hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thực thi pháp luật liên quan tới thị trường khoa học và công nghệ theo hướng đồng bộ, tinh gọn, hiệu quả. Khắc phục tình trạng chồng chéo giữa các đơn vị thông qua việc phân công cụ thể quyền hạn cho từng cơ quan, một cơ quan nên chịu trách nhiệm về nhiều loại hoạt động trên thị trường.

Đẩy mạnh cải cách các thù tục hành chính, đáp ứng yêu cầu phát triển mới của thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam. Các thủ tục hành chính phải đơn giản, thuận tiện, rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể trên thị trường khoa học và công nghệ. Phát huy dân chủ, tăng cường công khai, minh bạch, loại bỏ các quyết định hành chính tùy tiện và quan hệ cá nhân trong bộ máy quản lý nhà nước về thị trường khoa học và công nghệ. Tăng cường trách nhiệm giải trình của Nhà nước thông qua việc huy động sự tham gia nhiều hơn của các chu thê, doanh nghiệp trên thị trường vào các hoạt động của Nhà nước cùng với các cơ chế truy cứu trách nhiệm mạnh mẽ.

Hai là, thúc đây phát triên nguôn cung của thị trường khoa học và công nghệ. Đa dạng hóa chủ thể tham gia và các nguồn vốn đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ nhàm mở rộng khả năng cung cấp hàng hóa cho thị trường khoa học và công nghệ. Do vậy, cần thu hút nhiều tổ chức, cá nhân vào hoạt động nghiên cứu khoa học, đặc biệt là sự tham gia của đông đảo các doanh nghiệp. Đồi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý kinh tế theo hướng thị trường, làm

(6)

cho các doanh nghiệp thấy ràng để tồn tại và phát triển không có con đường nào khác là phải tập trung đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học, thường xuyên đưa ra các sản phẩm mới. Khuyến khích hợp tác nghiên cứu giữa các trường, viện với doanh nghiệp, đặc biệt hỗ trợ nguồn nhân lực khoa học và công nghệ cho các doanh nghiệp từ các tổ chức nghiên cứu của Nhà nước. Bên cạnh đó, cần tăng cường nguồn cung hàng hóa khoa học và công nghệ từ nước ngoài thông qua hoạt động chuyển giao công nghệ, đặc biệt chú trọng những công nghệ nguồn, công nghệ gốc và từng bước làm chủ công nghệ để tránh sự lệ thuộc với bên ngoài.

Ba là, thúc đấy phát triển nguồn cầu của thị trường khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực hấp thụ, làm chủ và đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Xây dựng môi trường kinh doanh mang tính cạnh tranh lành mạnh nhằm thúc đấy hoạt động đổi mới sáng tạo. Cạnh tranh lành mạnh thúc ép các chủ thể của nền kinh tế luôn đưa ra những sản phẩm mới trên thị trường, do đó tất yếu họ phải tìm đến các sản phẩm khoa học và công nghệ. Do đó, cần đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ; sử dụng mạnh mẽ chính sách tín dụng tạo điều kiện cho doanh nghiệp đổi mới công nghệ. Đồng thời, phát triển nhu cầu đối với sản phẩm khoa học và công nghệ ở khu vực nông nghiệp và nông thôn, vì đây là khu vực có nhu cầu rất lớn đối với các hàng hóa và dịch vụ khoa học và công nghệ.

Bốn là, phát triển các tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ.

Khuyến khích các tổ chức nghiên cứu, trường đại học thành lập các tổ chức dịch vụ tư vấn, giám định, đánh giá công nghệ. Thu hút các tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động thẩm định, đánh giá công nghệ. Nâng cao năng lực hoạt động, chất lượng của các tổ chức nhà nước về tư vấn, giám định, thẩm định, đánh giá công nghệ. Tăng cường hiệu

_____________________________________ 49 quả hoạt động của chợ công nghệ, cần định hướng phát triển một số loại hình chợ theo hướng công nghệ ưu tiên, công nghệ mũi nhọn, công nghệ cần phổ biến đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

Tóm lại, phát triển thị trường khoa học và công nghệ là chủ trương, định hướng lớn của Đảng và Nhà nước. Để phát triển thị trường này, nhất định phải có sự kết hợp giữa Nhà nước và thị trường (“bàn tay hữu hình ” và “bàn tay vô hình Sự vận dụng, kết hợp hài hòa mối quan hệ nêu trên vừa phù hợp với yêu cầu thực tiễn ở Việt Nam, vừa bảo đảm phát triển nhanh và bền vững thị trường khoa học và công nghệ nói riêng, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam nói chung □

(1) Hà An, Tốc độ gia tâng giá trị giao dịch câng nghệ tăng mỗi năm, https://vnexpress.net/toc-do-gia-tang- gia-tri-giao-dich-cong-nghe-tang-moi-nam-4263339.

html, ngày 15/4/2021

(2) Ánh Tuyết, Giải pháp phát triến thị trường khoa học và công nghệ, https://nhandan.vn/khoahoc-congnghe/

giai-phap-phat-trien-thi-truong-khoa-hoc-va-cong- nghe-642350/, ngày 17/4/2021

(3> Hoàng Hải - Ánh Tuyết, Giải pháp phát triển thị trường khoa học công nghệ, https://www.qdnd.vn/

giao-duc-khoa-hoc/tin-tuc/giai-phap-phat-trien-thi- truong-khoa-hoc-cong-nghe-656872, ngày 15/4/2021 (4) Thúy An, Tổng kết 10 năm phát triển thị trường KH&CN và chiến lược phát triển giai đoạn 2021 - 2030, https://natec.gov.vn/tong-ket-10-nam-phat- trien-thi-truong-khcn-va-chien-luoc-phat-trien-giai- doan-2021-2030, ngày 16/4/2021

<5) Hoàng Giang, Tiếp thêm sức sống cho thị trường KH&CN, http://baochinhphu.vn/Khoa-hoc-Cong-nghe/

Tiep-them-suc-song-cho-thi-truong-KHCN/430599.vgp, ngày 08/5/2021

(6) Trần Hà, Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ giai đoạn 2015-2020, https://

khcncongthuong.vn/tin-tuc/t6895/chuong-trinh- phat-trien-thi-truong-khoa-hoc-va-cong-nghegiai- doan-2015-2020.html, ngày 07/11/2020

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Do đó, theo Bộ Khoa học và Công nghệ cần xem xét đẩy mạnh và nhân rộng việc xây dựng, áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 tại các đơn vị sự nghiệp công

Mới đây, dưới sự bảo trợ của Bộ Ngoại giao và Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&amp;CN), “Mạng lưới các Hội trí thức kiều bào hỗ trợ đổi mới sáng tạo và thương

+ Làm thay đổi nhận thức và cách tổ chức, vận hành các hoạt động xã hội. + Thay đổi phong cách sống. + Thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của hầu hết các lĩnh vực khoa học

Phía Hàn Quốc, tiếng Việt và ngành Việt Nam học cũng được triển khai đào tạo tại Khoa Đông Nam Á học - Trường Đại học Ngoại ngữ Busan, Khoa Việt Nam học -

Năm 2014, ông tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành Khoa học Vật liệu tại Viện khoa học và Công nghệ tiên tiến Nhật Bản (JAIST). HIện nay, ông giảng dạy tại Trường Đại học

- Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để biến đổi thư viện Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, thư viện luôn tìm mọi cách để ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ

2.2 Thành phần hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, bao gồm: 1 Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ của tổ chức đăng ký chủ trì nhiệm vụ khoa học và công

Giải pháp góp phần phát triển khoa học và công nghệ ở tỉnh Thanh Hoá hiện nay Từ những vấn đề trên, để hoạt động khoa học và công nghệ thực sự phát huy hiệu quả đối với sự phát triển