• Không có kết quả nào được tìm thấy

kết quả điều trị nội nha nhóm răng trước vĩnh viễn

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "kết quả điều trị nội nha nhóm răng trước vĩnh viễn"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NỘI NHA NHÓM RĂNG TRƯỚC VĨNH VIỄN HÀM TRÊN BẰNG TRÂM PROTAPER TAY VÀ TRÂM CỔ ĐIỂN

TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2017 – 2019

Đàm Thái Hà*, Trần Thị Phương Đan Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ

*Email: damthaiha@gmail.com TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Sửa soạn ống tủy là một trong những bước quan trọng dẫn đến thành công của nội nha, nhằm kéo dài tuổi thọ của răng và duy trì sức nhai. Hệ thống trâm Protaper ra đời là một cuộc cách mạng về dụng cụ trong điều trị nội nha. Đã có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về loại dụng cụ này. Tuy nhiên, tại Cần Thơ, vẫn chưa có các công trình nghiên cứu về hiệu quả của Protaper. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị nội nha nhóm răng này bằng trâm Protaper tay và trâm cổ điển. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả có can thiệp trên 84 bệnh nhân có chỉ định điều trị nội nha, được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm. Nhóm I, sửa soạn bằng trâm tay cổ điển và nhóm II, sửa soạn bằng trâm tay Protaper. Bệnh nhân được theo dõi kết quả điều trị sau 1 ngày, 1 tuần, 3 tháng. Kết quả nghiên cứu: Nhóm răng cửa giữa và cửa bên chiếm tỷ lệ nhiều nhất, lần lượt 57,1% và 30,9%, răng nanh ít nhất với 12%. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do biến chứng của sâu răng, tỷ lệ 68%.

Thời gian sửa soạn ống tủy trung bình 16,26 ± 1,73 phút ở nhóm điều trị bằng trâm cổ điển và 12,58 ± 1,42 phút ở nhóm sử dụng trâm Protaper tay, không có sự khác biệt về kết quả điều trị giữa hai nhóm điều trị bằng trâm protaper tay và trâm cổ điển.

Từ khóa: Protaper tay, trâm cổ điển

ABSTRACT

THE OUTCOMES OF ENDODONTIC TREATMENT OF PERMANENT LABIAL MAXILLARY TOOTH GROUP WITH HAND PROTAPER FILES AND CLASSICAL ONES AT THE HOSPITAL OF CAN THO UNIVERSITY

OF MEDICINE AND PHARMACY FROM 2017-2019

Dam Thai Ha, Tran Thi Phuong Dan Can Tho University of Medicine and Pharmacy Background: Preparing the root canal is one of the important steps leading to the success of endodontics, aiming to extend the lifespan of the tooth and maintain chewing power.

The birth of Protaper files system was a revolution in dental treatment. There have been many domestic and foreign studies on this type of endodontic instrument. However, in Can Tho, there are still no studies on the effectiveness of Protaper. Objectives: To evaluate the result of endodontic treatment of the labial tooth group treated with hand Protaper files and classical ones. Materials and methods: Descriptive study with intervention of above 84 patients who are allocated the endodontic treatments. Group 1: 42 teeth were prepared with Classical Protaper instrumentation and Group 2: 42 teeth were prepared with hand protaper instruments. The outcomes of treatment were monitored in patients after 1 day, 1 week and 3 months. Results:

The central and lateral incisors are responsible for the highest rates, with 57.1% and 30.9%

respectively; the canine is the lowest one with 12%. The primary pathogenic cause is the complication of tooth decay, with 68%. The mean preparing time is 16.26 ± 1.73 minutes in the group treated with classical Protaper files and is 12.58 ± 1.42 minutes in the alternative group, there is no disparity in the treatment outcomes between 2 groups.

(2)

Keywords: hand Protaper NiTi, Classical Protaper instrument.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Từ những năm 60 của thế kỷ trước, Herber Shilder đã đưa ra “tam thức nội nha”, bao gồm làm sạch, tạo hình ống tủy và hàn kín hệ thống ống tủy theo 3 chiều không gian bằng các vật liệu thích hợp về mặt sinh học [1]. Trong đó, tạo hình ống tủy luôn là một bước quan trọng để thực hiện các bước tiếp theo như bơm rửa, làm sạch ống tủy và hàn kín ống tủy theo 3 chiều không gian. Tuy nhiên, tạo hình ống tủy luôn là một nhiệm vụ khó khăn trong những trường hợp ống tủy cong hoặc là hình chữ S, đặc biệt với hệ thống trâm tay thép không gỉ truyền thống. Sự xuất hiện của các loại trâm nội nha mới làm bằng hợp kim Nikel-Titanium (trâm NiTi) với độ mềm dẻo và khả năng nhớ hình dạng ban đầu đã mang đến một cuộc cách mạng trong điều trị nội nha. Việc sử dụng trâm xoay Ni-Ti với kỹ thuật Crown-down giúp tạo hình được hình dạng ống tủy có độ thuôn tốt hơn, có khả năng đẩy mùn ngà theo hệ thống trâm ra khỏi ống tủy, thời gian làm việc ngắn hơn, đồng nghĩa với giúp cho việc sửa soạn ống tủy nhanh, hiệu quả, với kỹ thuật đơn giản hơn các loại trâm làm bằng thép không gỉ rất nhiều.

Thực tế cho thấy rằng những dụng cụ tạo hình ống tủy bằng trâm NiTi quay tay cũng có nhiều lợi thế, vì giá thành hợp lý, dễ sử dụng, thực hành an toàn, tiết kiệm thời gian có thể áp dụng rộng rãi cho mọi cơ sở điều trị. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này, với mục tiêu như sau "Đánh giá kết quả điều trị nội nha nhóm răng này bằng trâm Protaper tay và trâm cổ điển tại bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ".

II.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

Những răng trước hàm trên có chỉ định điều trị nội nha không phẫu thuật.

2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện tại khoa Răng Hàm Mặt Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.

Thời gian: Từ tháng 05/2017 – tháng 05/2019.

2.3. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu can thiệp lâm sàng với mẫu nghiên cứu là 84 răng thuộc nhóm răng trước hàm trên có chỉ định điều trị nội nha không phẫu thuật

2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu

+ 84 răng thuộc nhóm răng trước hàm trên có chỉ định điều trị nội nha không phẫu thuật. Chọn ngẫu nhiên và chia 2 nhóm nghiên cứu:

+ Nhóm 1 (42 răng), sửa soạn ống tủy bằng trâm cổ điển theo phương pháp Step Back thông thường.

Bước 1: Dùng trâm tay số 10 hoặc số 15 để thăm dò và thông ống tủy Bước 2: Xác định chiều dài làm việc

Bước 3: Tạo hình và làm sạch hệ thống ống tủy.

Bước 4: Tạo điểm thắt chóp, xác định trâm sau cùng, thực hiện các bước bước lùi theo phương pháp Step Back.

Bước 5: Bơm rửa liên bằng H2O2 + NaOCl 2,5% và dùng chất làm trơn đặt tại buồng tuỷ sau khi thấm khô ống tủy.

+ Nhóm 2 (42 răng), sửa soạn ống tủy tằng trâm Protaper tay theo phương pháp Crown Down như hướng dẫn của nhà sản xuất.

(3)

Bước 1: Dùng trâm tay số 10 hoặc số 15 để thăm dò và thông ống tủy

Bước 2: Đưa trâm Protaper S1 vào ống tủy hướng về phía chóp với độ sâu ít hơn trâm tay số 10 số 15 vừa dùng, để làm rộng 2/3 trên của ống tủy

Bước 3: cây Sx đưa vào ống tủy hướng tới chóp, cùng với động tác trên với độ sâu ít hơn cây S1. Nếu cần ta có thể dùng thêm Gate Glidden

Bước 4: Đo chiều dài làm việc

Bước 5: Tạo hình và làm sạch hệ thống ống tủy bằng các trâm S1, S2, F1, F2, F3 theo phương pháp Step Back.

Bước 6: Bơm rửa liên bằng H2O2 + NaOCl 2,5% và dùng chất làm trơn đặt tại buồng tuỷ sau khi thấm khô ống tủy.

84 răng trong nghiên cứu sau khi sửa soạn, ống tủy sẽ được trám bít bằng Gutta percha nguội theo phương pháp lèn ngang [3].

Tiêu chí đánh giá kết quả sửa soạn ống tủy trên lâm sàng [3]:

Tốt: Ống tủy thuôn liên tục. Thành ống tủy trơn nhẵn Không tạo khấc trong lòng ống tủy đặc biệt ở vùng ống tủy cong. Không gãy cụng cụ trong khi sửa soạn ống tủy.

Không thủng ống tủy.

Trung bình: Không tạo được độ thuôn. Thành ống tủy không nhẵn. Tạo khấc trong lòng ống tủy, đặc biệt là vùng tủy cong, loe rộng lỗ chóp răng.

Thất bại: Gãy dụng cụ. Thủng ống tủy. Thủng, rách lỗ chóp răng.

Tiêu chí đánh giá lâm sàng sau bít ống tủy 3 tháng [3]:

Bảng 1. Tiêu chí đánh giá lâm sàng sau bít ống tủy 3 tháng

Triệu chứng Tốt Trung bình Kém

Đau Không đau Đau nhẹ khi nhai Đau tự nhiên

Đáy hành lang Không sưng Không sưng Đỏ, nề, ấn đau

Gõ răng Không đau Đau nhẹ Đau nhiều

2.5. Vật liệu nghiên cứu Bộ đê cao su cách ly

Mũi khoan Endo Access, Endo Z, mũi Gates Glidden (số 2 đến số 4) Bộ trâm xoay tay Protaper và bộ trâm tay cổ điển.

Gel Glyde, dung dịch NAOCL 2,5%, bơm tiêm bơm rửa ống tủy.

Gutta Percha nguội có chuẩn độ và Gutta Percha độ thuôn 2%, Cement AH 26.

Thước đo nội nha, máy đo chiều dài ống tủy, dụng cụ khám, ghế máy nha khoa.

2.6. Xử lý số liệu

Nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm thống kê y học SPSS 20.0 2.7. Đạo đức nghiên cứu.

Tất cả các bệnh nhân tình nguyện tham gia nghiên cứu và được giải thích về kế hoạch điều trị.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu:

Bảng 2. Phân bố nhóm tuổi trong nghiên cứu Tuổi

Giới

16 - 25 n (%)

26 – 35 n (%)

36 - 45 (n%)

Tổng n (%)

(4)

Tuổi Giới

16 - 25 n (%)

26 – 35 n (%)

36 - 45 (n%)

Tổng n (%)

Nữ 32 (50,8%) 12 (19,0%) 19 (30,2%) 63 (100%)

Nam 07 (33,3%) 04 (19,1%) 10 (47,6%) 21 (100%)

Tổng 39 (46,4%) 16 (19,1%) 29 (34,5%) 84 (100%) Nhận xét: Nghiên cứu được tiến hành trên 84 người, trong đó có 63 nữ (chiếm tỷ lệ 75%) và 21 nam (25%). Độ tuổi nhỏ nhất là 16 tuổi chiếm 8% và lớn nhất 45 tuổi chiếm 21%.

3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng các răng cửa được điều trị nội nha.

Bảng 3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm răng và vật liệu điều trị Vật liệu

Răng

Protaper tay n (%)

Cổ điển n (%)

Tổng n (%)

Cửa giữa 23 (47,9%) 25 (52,1%) 48 (100%)

Cửa Bên 15 (57,7%) 11 (42,3%) 26 (100%)

Nanh 04 (40,0%) 06 (60,0%) 10 (100%)

Tổng 42 (50,0%) 42 (50,0%) 84 (100%)

Nhận xét: Răng cửa giữa chiếm nhiều nhất 48 răng, tỷ lệ 57,1%. Kế đến là răng cửa bên có 26 răng với 30,9%. Răng nanh chiếm tỷ lệ thấp nhất, chỉ có 10 răng với tỷ lệ 12%.

Bảng 4. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và nguyên nhân.

Tuổi Nguyên nhân

16 – 25 n (%)

26 - 35 n (n%)

36 – 45 n (%)

Tổng n (%) Biến chứng sâu răng 31 (45,6%) 14 (20,6%) 23 (33,8%) 68 (81%) Chấn thương khớp cắn 02 (50,0%) 0 (0,0%) 02 (50,0%) 04 (4,8%) Chấn thương răng 01 (33,3%) 02 (66,7%) 0 (0,0%) 03 (3,6%) Mòn răng 01 (20,0%) 0 (0,0%) 04 (80,0%) 05 (6,0%)

Khác 04 (100%) 0 (0,0%) 0 (0,0%) 04 (4,8%)

Tổng 39 (100%) 16 (100%) 45 (100)% 84 (100%) Nhận xét: Trong các nguyên nhân dẫn đến việc điều trị tủy thì biến chứng sâu răng chiếm đa số với 68 trường hợp, tỷ lệ 81%, trong khi đó chấn thương răng ít gặp nhất với 03 trường hợp chiếm 3,6%.

Nhóm tuổi 45 (23,5%), là nhóm tuổi mắc các biến chứng về sâu răng cao hơn hết các độ tuổi còn lại.

3.3 Kết quả điều trị:

Bảng 5. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thời gian sửa soạn ống tủy Nhóm

Thời gian (phút)

Protaper Trâm cổ điển

Ngắn nhất 09 11,5

Dài nhất 16,5 23,5

Trung bình 12,58 ± 1,42 16,26 ± 1,73

(5)

Nhận xét: Thời gian sửa soạn ống tủy được tính riêng cho từng ống tủy. Dùng test kiểm định T-test, thời gian sửa soạn ống tủy có dạng phân phối chuẩn. Thời gian sửa soạn ống tủy trung bình là 16,26 ± 1,73 phút ở nhóm điều trị bằng trâm cổ điển và 12,58

± 1,42 phút ở nhóm sử dụng trâm Protaper tay. Và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Bảng 6: Tai biến xảy ra trong quá trình điều trị tủy Không có tai

biến (n%)

Dịch chuyển lỗ chóp (n%)

Gãy Dụng cụ

(n%) Tổng (n%)

Trâm cổ điển 41 (97,6%) 1 (2,4%) 0 (0%) 42(100%)

Protaper 42 (100%) 0 (0%) 0 (0%) 42 (100%)

Nhận xét: Nhóm điều trị bằng trâm cổ điển: răng không có tai biến trong quá trình sửa soạn ống tủy chiếm tỉ lệ 97,6%. Có một răng bị dịch chuyển lỗ chóp tỷ lệ 2,4%.

Không có trường hợp gãy dụng cụ.

Nhóm điều trị bằng Protaper tay: răng không có tai biến trong quá trình sửa soạn ống tủy chiếm tỉ lệ 100%. Không có trường hợp tai biến làm dịch chuyển lỗ chóp và gãy dụng cụ

Bảng 7: Đánh giá kết quả lâm sàng ngay sau trám bít ống tủy

Đánh giá Trâm cổ điển (n%) Protaper (n%) Tổng số (n%)

Tốt 39 (92,9%) 42 (100%) 81 (96,4%)

Trung bình 02 (04,8%) 0 (0,0%) 02 (02,4%)

Kém 01(02,4%) 0 (0,0%) 01 (01,2%)

Tổng số 45 (100%) 42 (100%) 84 (100%)

Nhận xét: Ở nhóm điều bằng trâm cổ điển: răng được điều trị tốt có tỷ lệ 92,9%.

Có 4,8% có tỷ lệ điều trị trung bình và 2,4% có tỷ lệ kém.

Ở nhóm điều trị bằng Protaper tay có tỷ lệ thành công tuyệt đối. Không ghi nhận các kết quả điều trị trung bình và kém ở nhóm này.

Bảng 8: Kết quả điều trị sau 3 tháng

Đánh giá Trâm cổ điển (n%) Protaper (n%) Tổng số (n%)

Tốt 41 (97,6%) 42 (100%) 83 (98,8%)

Trung bình 01 (02,4%) 0 (0,0%) 01 (01,2%)

Kém 0 (0,0%) 0 (0,0%) 0 (0,0%)

Tổng số 42 (100%) 42 (100%) 84 (100%)

Nhận xét: Sau 3 tháng bít tủy, đánh giá kết quả dựa trên lâm sàng kết hợp với phim X Quang quanh chóp. Ở nhóm điều trị bằng trâm cổ điển có kết quả tốt chiếm 97,6%. Một răng có kết quả trung bình (2,4%) và không có răng có kết quả kém. Ở nhóm điều trị bằng Protaper tay, có 100% ghi nhận kết quả tốt. Không ghi nhận các kết quả điều trị trung bình và kém ở nhóm này.

IV. BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi nghiên cứu trong khoảng từ 16 đến 45 tuổi, tuy nhiên khi lựa chọn mẫu ngẫu nhiên thì tỷ lệ độ tuổi trong nhóm từ 16 đến 25 chiếm

(6)

tỷ lệ cao hơn (46,4%). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Lê Hồng Vân (55,6%) [5], Đặng Thị Liên Hương (46,2%) [1], có thể lí giải rằng đây là nhóm tuổi trưởng thành, có ý thức về thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng nên chủ động đến khám khi gặp các vấn đề về răng miệng nhiều hơn nhóm tuổi còn lại. Nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn (75%), điều này phù hợp với một số nghiên cứu của của Bùi Thị Thanh Tâm (2004) [3], Nguyễn Quốc Trung (2007) [4], có thể lý giải có lẽ do nữ thường có xu hướng quan tâm chăm sóc răng miệng và thường xuyên được kiểm tra khám răng định kỳ tốt hơn nam giới, nên tỷ lệ phát hiện cao hơn, hoặc cũng có thể do ngưỡng chịu đựng đau của phụ nữ thấp hơn so với nam giới, do đó, họ thường không quen chịu đựng mà sẽ chọn cách đi khám, do vậy tỷ lệ phát hiện bệnh ở nữ giới sẽ cao hơn.

4.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng các răng được điều trị nội nha.

4.2.1. Phân bố nhóm răng:

Trong tất cả 84 răng thuộc nghiên cứu, ghi nhận nhóm răng cửa giữa chiếm tỷ lệ cao nhất (57,1%), kế đến là nhóm răng cửa bên, chiếm tỷ lệ 30,9%, còn lại nhóm răng nanh chỉ có 12%. Nguyên nhân có thể do, nhóm răng cửa giữa và cửa bên hàm trên là những răng vĩnh viễn được thay sớm hơn nhóm răng nanh hàm trên và chiếm vị trí quan trọng liên quan đến vấn đề thẫm mỹ nên dù chỉ là một tổn thương hay một thay đổi nhỏ cũng được quan tâm chú ý, dẫn đến việc đến điều trị nhiều hơn.

4.2.2.Nguyên nhân gây bệnh:

Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận các nguyên nhân gây bênh chủ yếu do: biến chứng của sâu răng chiếm tỷ lệ 68% cao nhất trong số các nguyên nhân, điều này phù hợp với nghiên cứu của Carlos Estrela; Orlando Aguirre Guedes (2011)[6]

(73,2%); Selzer S. Pain (1998)[12] (72,11%); Hargreaves KM (2002)[10] (80,9%), điều này có thể được lý giải trong một số nghiên cứu trước đây, chẳng hạn của Khabbaz MG, Anastasiadis PL (2000)[11]; Hann C–L; Liewehr FR (2007)[9]; cho rằng lỗ sâu răng là nơi chứa đựng và là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, do đó là nguyên nhân dễ gây nhiễm trùng tủy răng nhất trong số các nguyên nhân. Hoặc Sundqvist G (2012) [13], đã nghiên cứu và chỉ ra chính lỗ sâu răng là môi trường chứa đựng độc chất endotoxin của vi khuẩn gây sâu răng và là con đường thuận lợi nhất, ngắn nhất dẫn đếm viêm tủy răng. Các nguyên nhân khác như do chấn thương răng, chấn thương khớp cắn, mòn răng, và các nguyên nhân khác chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ

4.3. Đánh giá kết quả điều trị 4.3.1. Thời gian sửa soạn ống tủy

Trong nghiên cứu này, thời gian sửa soạn ống tủy được tính cho từng răng, thời gian sửa soạn ống tủy thấp nhất là 9 phút và cao nhất là 15,5 phút. Thời gian sửa soạn ống tủy trung bình 16,26 ± 1,73 phút ở nhóm điều trị bằng trâm cổ điển và 12,58 ± 1,42 phút ở nhóm sử dụng trâm Protaper tay, đều này phù hợp vì hệ thống trâm Protaper có độ thuôn lớn (thay đổi từ 0,2 đến 1,15), cho nên trong giai đoạn sử dụng trâm tạo dạng (S1,S2,Sx) lượng ngà được lấy đi nhiều hơn, đặc biệt ở phần ba cổ và phần ba giữa, giúp thuận lợi loại bỏ những cản trở, tạo đường vào cho những cây trâm hoàn tất (F1,F2,F3).

4.3.2. Tai biến xảy ra trong quá trình sửa soạn ống tủy

Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ có một trường hợp tai biến chiếm 1,2%

do bị dịch chuyển lỗ chóp sau khi sửa soạn ống tủy nằm ở nhóm điều trị bằng trâm cổ điển. Do các trâm tay thông thường không tạo được độ thuôn tốt ở mức độ ống tủy khá

(7)

công bằng trâm Protaper. Kết quả này phù hợp với kết quả ghi nhận từ nghiên cứu của Nguyễn Quốc Trung (2007) [4] và Bùi Thị Thanh Tâm (2011) [3]. Tuy nhiên, trong thực tế nghiên cứu, trâm NiTi, vẫn cần phải có sự phối hợp của trâm xoay thông thường trong sửa soạn ống tủy.

4.3.3. Đánh giá kết quả ngay sau điều trị tủy

Kết hợp giữa Xquang, ngay sau bít ống tủy và triệu chứng lâm sàng sau bít ống tủy 1 tuần chúng tôi thấy rằng: Ở nhóm điều bằng trâm cổ điển: răng được điều trị tốt có tỷ lệ 92,9%. Có 4,8% có tỷ lệ điều trị trung bình và 2,4% có tỷ lệ kém. Ở nhóm điều trị bằng Protaper tay có tỷ lệ thành công tuyệt đối. Không ghi nhận các kết quả điều trị trung bình và kém ở nhóm này. Điều này, phù hợp với kết quả trong nghiên cứu của Bùi Thị Thanh Tâm (2011) [3] (96%) tỷ lệ thành công đạt được khi điều trị bằng trâm Protaper tay.

4.3.4. Đánh giá kết quả sau điều trị 3 tháng

Trong khoảng thời gian 3 tháng sau khi bít ống tủy cho 84 răng, chúng tôi ghi nhận tỷ lệ thành công 98%. Có 1 trường hợp trung bình, nghi ngờ, cần theo dõi và ghi nhận tiếp chiếm 1,2% và nằm ở nhóm điều trị bằng trâm cổ điển. Không ghi nhận trường hợp thất bại. Tỉ lệ thành công trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn tỉ lệ thành công của Bùi Thị Thanh Tâm (86,67%)[3] và Lê Thu Hường (84,43%) [2], nguyên nhân do nghiên cứu của chúng tôi thực hiện ở nhóm răng cửa, hiếm khi xuất hiện ống tủy dị dạng, cong, bất thường số lượng ống tủy.

V. KẾT LUẬN

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng: Nhóm răng cửa giữa và cửa bên chiếm tỷ lệ nhiều nhất, lần lượt 57,1% và 30,9%, răng nanh ít nhất với 12%. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do biến chứng của sâu răng, tỷ lệ 68%.

Kết quả điều trị: Thời gian sửa soạn ống tủy trung bình 16,26 ± 1,73 phút ở nhóm điều trị bằng trâm cổ điển và 12,58 ± 1,42 phút ở nhóm sử dụng trâm Protaper tay, không có sự khác biệt về kết quả điều trị giữa hai nhóm điều trị bằng trâm protaper tay và trâm cổ điển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Thị Liên Hương (2011), Nhận xét đặc điểm lâm sàng, Xquang và đánh giá kết quả điều trị nội nha các răng có ống tủy cong bằng trâm tay Protaper, Đại học Y Hà Nội 2. Lê Thu Hường (2000), Nhận xét phương pháp chuẩn bị ống tủy bằng dũa máy Profile,

Đại Học Y Hà Nội.

3. Bùi Thị Thanh Tâm (2004), Nhận xét hiệu quả điều trị tủy với Niti Protaper cầm tay, Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

4. Nguyễn Quốc Trung, (2007), Nghiên cứu điều trị tủy nhóm răng hàm có chân cong bằng phương pháp sửa soạn ống tủy với trâm xoay máy và xoay tay NI-TI, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

5. Lê Hồng Vân (2001), Nhận xét kết quả điều trị tủy bằng phương pháp hàn nhiệt ba chiều với kỹ thuật lèn tay và lèn máy Touch N Heat - Obtura II, Đại học Y Hà Nội.

6. Carlos Estrela, Orlando Aguirre Guedes, (2011), “Diagnostic and clinical factors associated with pulpal and periapical pain”, Brazilian Dental Journal, 22(4), pp. 74- 153.

7. Falk Schwendicke, Gerd Göstemeyer, (2017), “Single-visit or multiple-visit root canal

(8)

treatment: systematic review, meta-analysis and trial sequential analysis”, BMJ Open, 7(2), pp. 131.

8. Glennon JP, Ng YL, Setchell DJ et al, (2014), “Prevalence of and factors affecting postpreparation pain in patients undergoing two-visit root canal treatment”, Int Endod J, pp. 29-37.

9. Hahn C-L, Liewehr FR, (2007, “Relationships between caries bacteria, host responses, and clinical signs and symptoms of pulpitis”, J Endod, pp. 132-137.

10. Hargreaves KM. (2002), “Pain mechanisms of the pulpodentin complex”, Quintessence Publishing, pp. 181-203.

11. Khabbaz MG, Anastasiadis PL, (2000), “Determination of endotoxins in caries:

association with pulpal pain”, Int Endod J, pp. 132-137.

12. Seltzer S. Pain, (1998), “Endodontology: biologic considerations in endodontic procedures”, Philadelphia: Lea & Febiger, pp. 471-499.

13. Sundqvist G, (2012), “Capacity of anaerobic bacteria from necrotic dental pulps to induce purulent infections”, Infect Immun, pp. 685-693.

(Ngày nhận bài: 05/07/2019- Ngày duyệt đăng: 20/08/2019)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan