• Không có kết quả nào được tìm thấy

LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG Phan Bội Châu - OLM

N/A
N/A
Nguyễn Gia Hào

Academic year: 2023

Chia sẻ "LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG Phan Bội Châu - OLM"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN 1

LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG Phan Bội Châu

I. TIỂU DẪN:

1. Tác giả:

- Phan Bội Châu (1867 – 1940), hiệu Sào Nam, quê ở Nam Đàn – Nghệ An.

- Là một nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn của dân tộc đầu thế kỉ XX:

+ Sinh ra và lớn lên khi đất nước trong cảnh nô lệ, lầm than và các phong trào Cần Vương đều thất bại, Phan Bội Châu đã chủ trương đi tìm con đường cứu nước kiểu mới.

+ Năm 33 tuổi, ông đỗ đầu trong kì thi hương tại Nghệ An nhưng không ra làm quan mà vào Nam, ra Bắc, tìm những người yêu nước, lập ra Duy Tân hội, cứu nước theo con đường dân chủ tư sản, tổ chức phong trào Đông Du.

+ 1905 – 1925: ông đã bôn ba nhiều nước để mưu sự phục quốc nhưng không thành.

- Là một tác giả văn học lớn đầu thế kỉ XX, có cả sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm.

+ Nội dung: cổ vũ tinh thần yêu nước, tuyên truyền cách mạng -> Dùng văn chương làm vũ khí cách mạng.

+ Nghệ thuật: Mở đầu thể loại thơ trữ tình chính trị.

2. Tác phẩm:

- Sáng tác: Năm 1905, trước lúc Phan Bội Châu lên đường sang Nhật Bản.

- Thể loại: thất ngôn bát cú Đường luật - Bố cục: đề - thực – luận – kết

II. TÌM HIỂU TÁC PHẨM:

1. Hai câu đề - Quan niệm mới về chí làm trai:

- Câu 1: “làm trai” phải mong có sự lạ - > có quan niệm, có lí tưởng sống cao đẹp, dám mưu đồ những việc phi thường, hiển hách.

- Câu 2: không chấp nhận vũ trụ xoay vần thế sự, làm ảnh hưởng đến số phận, cuộc đời mình -> không chấp nhận bị động, thụ động mà phải giành thế chủ động, phải tự tạo ra thời thế, số phận.

 Khẩu khí, giọng điệu tự tin, táo bạo.

2. Hai câu thực – Ý thức trách nhiệm của cá nhân với thời cuộc:

- Câu 3:

(2)

OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN 2

+ “Trăm năm”: 1 đời người, 1 thế kỉ nhiều biến động của xã hội.

+ “cần có tớ”: để cống hiến, hoàn thành sứ mệnh của kẻ làm trai, trả món nợ công danh, lưu danh muôn thuở.

- Câu 4: câu hỏi hướng đến thế hệ tiếp nối, những thanh niên thế hệ đương thời.

 Ý thức sâu sắc về trách nhiệm của cá nhân với thời cuộc, sẵn sàng gánh vác sứ mệnh mà lịch sử giao cho.

3. Hai câu luận – Thái độ quyết liệt trước tình cảnh đất nước:

- Câu 5:

+ Nhận thức về thực trạng đất nước: “non sông đã chết” – đất nước mất chủ quyền + Thái độ của tác giả: “sống thêm nhục” -> biểu hiện sâu sắc của lòng yêu nước.

- Câu 6: Phủ nhận nền học vấn Nho học, nó không phù hợp với hoàn cảnh thực tại của đất nước.

4. Hai câu cuối – Khát vọng hành động và tư thế buổi lên đường:

- Bối cảnh kì vĩ: ngọn gió dài, biển Đông, ngàn đợt sóng bạc

 Làm nổi bật tư thế “bay lên” khiến con người sánh ngang vũ trụ.

- Khát vọng hành động: ra đi tìm đường cứu nước, thỏa chí làm trai.

III. TỔNG KẾT:

1. Nội dung:

- Khắc họa vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX.

- Qua đó, ta thấy được tư tưởng mới mẻ, táo bạo, bầu nhiệt thuyết sôi trào, khát vọng cháy bỏng buổi lên đường.

2. Nghệ thuật:

- Nghệ thuật phóng đại.

- Giọng thơ tâm huyết, có sức lay động mạnh mẽ.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nguyễn Ái Quốc đã có nhận xét gì về con đường cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh?.. Câu 6

Như vậy, vai trò của lực lượng tiểu tư sản trí thức Việt Nam trong phong trào dân tộc những năm 20 của thế kỉ XX là góp phần gây dựng một số tổ chức