• Không có kết quả nào được tìm thấy

MÔ HÌNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VIỆT NAM

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "MÔ HÌNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VIỆT NAM"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

MÔ HÌNH VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

MÔ HÌNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VIỆT NAM - NHỮNG BlỂư HIẸN

ĐẶC TRƯNG TRONG KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, VĂN HÓA VÀ XÃ HỘI

PGS, TS NGÔTUẤN NGHĨA Học viện Chỉnh trịquốcgia Hồ ChíMinh

Tóm tăt: Độc lập dân tộcgắn liềnvới chủnghĩa xã hội làmụctiêu xuyên suốt trong tiến trình cách mạng Việt Nam dưới sựlãnh đạo củaĐảng. Trong quả trình hiện thực hóa con đường đó, những giá trị mangtính câu trúc vê môhình chủ nghĩaxã hội Việt Nam cũng dần trở nên rõ nét hơn. Đó là một môhình phản ánhđặc trưng, trình độ phát triển và hoàn cảnh lịchsử cụ thể do nhân dãn, vì nhân dân ViệtNam lựa chọn và kiến tạo nên. Bài viết tập trung làm rõ những đặc trưngcủachủnghĩa xã hội ViệtNamđược nhận diện ởcácphươngdiện cốt lõi: kinh tế, chỉnh trị, văn hóa và xã hội.

Từ khóa: Mô hình chủnghĩa xã hội;Kinh tể; Chính trị; Vănhóa; Xã hội.

người. Thực tế phát triểncủa chúng ta đangxác thực giá trị đúng đắn đó. “Những thành tựu to lớn, có ýnghĩalịch sử”1, không chỉ tựchúngta công nhận mà là sự ghi nhận của cộng đồng quôc tê vê con đường và những giá trị cốt lõi trong mô hình phát triển củaViệt Nam.

1.

Thực tiễn vận độngcủa xã hội cho thấy, lịch sử phát triển của nhân loại là một dòng chảy không ngừng.Những thời đạilịch sử sau luôn có xu hướng văn minh và tiếnbộ hom thời đại trước đó. Mặc dù có thể có những khúcquanh co, thậm chí,có những thòiđiểm thụt lùi, songxu hướng lịch sử vẫn cứtiếnlên và vănminh hơn.

Trong dòng chảy lịch sử đó, việc lựa chọn conđườngvàcáchthức phát triểncủamỗiquốc gia được quy địnhbởi hoàn cảnh cụ thể, khách quancủa quốc gia đó trong sự liên hệ với sự phát trien theo chiều hướng tiến bộ cùa lịch sử. Với Việt Nam, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội (CNXH) là con đường duy nhất đúng đểpháttriểntheoxu hướng củalịch sử loài

Trong Cương lĩnh năm 2011, Đảng ta khẳng định, xã hội xã hộichủ nghĩa (XHCN) mà nhân dân Việt Nam xây dựng là mộtxãhội được biểu hiện ở những giá trị cốt lõi: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dânlàmchủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượngsản xuấthiện đại vàquanhệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiêntiến, đậm đà bản sắc dân tộc; conngười cócuộc sống

26 CHỦ NGHĨA HỘI - LUẬN VÀ THỰC TIÉN, số 4(14)2021

(2)

ấmno,tự do,hạnh phúc, có điều kiện phát triến toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bìnhđẳng,đoàn kết,tôn trọngvà giúp nhau cùng phát triển;có Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân doĐảngCộng sảnlãnh đạo; có quan hệ hữu nghị vàhợp tác vớicác nước trên thế giới”2.

Đây là một hệ thống các giá trị côt lõi định hìnhxãhội XHCN ViệtNam. Những giá trị đó cũngchính làkhát vọngmà nhân dânViệt Nam mong muốn đạt được, đồng thời,cũngphản ánh sự phù hợp với khát vọng cùa nhân loại đang hướng tới.

Xa hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội do nhân dân làm chủ. Đây là đặc trưng có ý nghĩabaotrùm,thể hiệncô đọng giá trị cốt lõi của chủ nghĩa Mác - Lênin vê mụctiêu cách mạng của những người cộng sản là đưa nhân dân lao động trở thành chủ thể, làm chủ vận mệnh lịchsử của mình. Tinh thân đó cũng đồng thờiđược phản ánh trong tư tưởngHồChí Minh rằng: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dán. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đối mới, xây dựng là trách nhiệm cùa dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dãn.

Chính quyềntừxã đến Chính phủ trung ương do dâncử ra. Đoànthể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên.Nói tómlại,quyền hành vàlực lượng đều ởnoidân”3.

Quan sát trên phạm vi quốc tế, mỗi quốc gia đều có giai cấpnhât địnhlàm chủđât nước của họ. Đốivới Việt Nam, trongxãhội XHCN của mình, chủ thể duy nhất làm chủ chính là nhân dân.Đây là giá trịcốt lõi, bao trùm,chiphối các thành tố giá trị khác và cũng là điểm căn bản phản ánhđặc trưngCNXHViệt Nam.

Hệ giá trị phản ánh mô hìnhxãhộiXHCN nêu trên làhệ thống mở, phản ánh quátrình phát triên theo chiều hướngtiến bộ củaViệt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Với tinh thân ây, xã hội XHCN mà nhân dânta xây dựng là một xã hội

hướng tới hệ giá trịthống nhấtbiện chứng: dân giàu,nước mạnh, dãnchủ, công bằng, văn minh.

Xét trong suốt chiều dài lịch sử loài người, những giá trị cốt lõi vềdângiàu, nước mạnh, dân chủ,công bằng, văn minh luôn là khát vọng chung mà mọi quốc gia đều hướngtới. Tuy vậy, lịch sử thế giớihiện nayđang cho thấy: có quốc gia dân đãgiàu song nước không mạnh; cóquốc giagiàu mạnh song chưa hẳnđã dân chủ, công băng, văn minh. Do đó, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dânchủ, công bằng, vănminh,lấysự phát triển vì conngười và giải phóng con ngườilàm hệ giá trị phản ánh khát vọng và phù hợp với xu hướng phát triển chung của nhân loại.

Với nghĩa như vậy, những giá trị cốt lõi về một xã hội mà nhân dân ViệtNam xây dựng dướisự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam phản ánh xu hướng phát triển của lịch sử và phù hợp tự nhiênvới xu hướng phát triển tiến bộ của lịchsử nhân loại.Đócũng là con đường đúng đắn định hướng cho sự phát triên của Việt Nam. Một con đường phát triển vừaphản ánh khát vọngcủa toàn thể nhân dân, vừa phù hợp với xu hướng phát triển của loài người.

Conđườngđó chắc chắn sẽ điđến thắnglợi và thành công.

2.

Trên nền tảnghệ giá trị cốt lõi, quá trình hiện thựchóaxãhội XHCN Việt Nạmcàn được quan sát cụ thể hơn trên nhiều chiều cạnh biện chứngtrong một chỉnh thể thông nhât.

về biểu hiện đặc trưng trong lĩnhvựckinhtê.

Phát triển kinh tếthị trườngđịnh hướng XHCN là phươngthức để hiện thực hóa xãhội XHCN ở ViệtNam. Nền kinh tế thị trườngđịnh hướng XHCN là một kiểuhình nền kinh tế thị trường phản ánh điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thểvà conđườngphát triển của Việt Nam. Lịch sử phát triển kinh tế thị trường trên thế giới cho thấy,cơ chế thị trường là kết quả của quá trình lịch sử nhân loại. Cơ chế thịtrường không phải là sản phẩm riêng có của một quốc gia hay một nhóm

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI - LÝ LUẬN VÀ THỰCTIỄN,số4 (14) 2021 27

(3)

MÔ HÌNH VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

quốc gia nào đó. Tuy nhiên, cơ chế thị trường được vận hành trong một nền kinh tế thị trường nhâtđịnhlại phản ánhđặcthù lịchsử,hoàncảnh cụ thể của quốcgia ấy.

Con đường phát triển của Việt Nam là độc lập dân tộc gắnliền với chủ nghĩa xã hội. Nhưng như thê không có nghĩa Việt Nam đã là một quôcgia XHCN hoàn thiện. ViệtNam đang phát triển theođịnh hướng XHCN. Mà xãhộiXHCN như trên đã chỉ ra với một hệ giátrị biện chứng thông nhât. Cho nên, kinh tể thị trường ở Việt Nam cũng phảimangđặc trưng của nền kinh tế thị trường phản ánh con đường phát triển của Việt Nam. Đó là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đây là một kiểu nền kinh tế thị trường vừa cónhững đặc trưng chung, phổ biến không thể thiếutrongmọi nền kinh té thị trường, song đông thời, cũng có nhữngđặc trưng riêng, phản ánh những đặc điểm cụ thể của Việt Nam.

Nhưvậy,kinh tế thị trường định hướng XHCN làmột kiêu hình kinhtế thị trường bổ sung vào hệ thông các kiểu hình kinh tế thị trường đadạng trênthếgiới.

về mặt lý luận, việc khái quát những đường nét lớn của mộtnền kinh tể thịtrường, cần căn cứ trên những tiêuchí củanó như: Nền tảng tư tưởng, lý luận, lý thuyết cho sựphát triển nó;

Nền tảng kinh tếbiểuhiện cô đọng ở chếđộ sở hữu và mục đích của ché độ sở hữu trong nền kinh tế đó; Bàn chất và vai trò của nhà nước trongnền kinh tếđó; Vai tròcủa thị trường trong việc điều tiết vàphânbổ nguồn lựccủanền kinh tế đó. Nếu xét theo những nét lớn này,thếgiới đang cho thấy có hàng trăm kiểu nềnkinh tếthị trườngứng với hàng trăm quốc gia khác nhau.

Không có mộtnềnkinh tế thị trường nào thuần nhất, dập khuôn của một nền kinh tế thịtrường của quôc gia khác. Mặcdùgiữacác quốcgia đó cónhiều điểmtương đồng, thậm chí cùng trình độ phát triển thì nền kinhtế thị trường của các quốc gia đó cũngkhônghoàn toàn đồng nhất.

Với những nét lớn đó, có thể thấy, nền kinh tê thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam phản ánh những đặc trưng kháiquát gồm:

Nền tảng tư tưởng của các chủ thể tham gia vận hành nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Với hệ giá trị hướng tới giải phóng con người, thừa nhận mọi quyền lực thuộc về nhân dân, phát triển xã hội vì mục đích hướng đên con người, do con người và vì con người;

chủnghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ ChíMinh là kim chỉ nam cho các hành động xây dựng, hoạch định chính sách cũng như thực hành sản xuất kinh doanh. Trên nền tảng tư tưởng này, các chủthê kinh doanh và quản lý, vừa tuân thủ các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường, vừa đồng thời hướng đến hiện thực hóa hệ giá trị dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công băng, văn minh. Đâylà đặc trưng củanềnkinh tế thị trường định hướng XHCN phânbiệt với các nềnkinh tế thị trường khác vốn rấtđa dạng trên thếgiới.

Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ởỴiệt Nam có nhiều hìnhthức sở hữu, thành phần kinh tế. Mọi nguồn lực, tiềm lực, tiềm năng và lợi ích của các nguồn lực đó là của nhân dân và do nhân dân quyết định. Đây là nguyên tăc địnhhướng trong phát triển kinhtế thị trườngở ViệtNam. Mặc dù sở hữu có vai trò quyết định trong quan hệ sản xuất và trao đôi. Song, sởhữu tự thânnó không đemlại lợi ích. Lợiích từ đối tượngsở hữu được pháthuy thông qua quá trình quản lý, phân phối, trao đôi. Do đó, đê khai thác được lợi ích từ các nguồn lực, các tiềm lực, tiềm năng và lợi thế của nền kinh tế, cần thông qua vai trò của thể chê quản lý, phân phối. Thể chế quản lý này cũng cân phải thực hiện nguyên tắc của dân, do dânvàvì dân.Với nghĩa như vậy,đặc trưng vê sở hữuđược biểuhiện tập trungở cáchthức khai thác lợi ích và sử dụng, phân bổ lợi ích.

28 CHỦNGHĨA HỘI - LUẬN THỰC TIỄN, số 4(14)2021

(4)

Chính điểm nàyphảnánh sựkhác nhau vềchế độ kinh tế giữa các nền kinh tế thị trường. Với nền kinh tế thị trường địnhhướng XHCN, bao nhiêulợi ích là của dân, dodânvà vìdân. Đây là điểm phân biệt kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam với các nền kinh tế thị trường khác trênthế giới.

Cũngnhưmọi nền kinh tế thị trường trên thế giới, nền kinh tế thị trường địnhhướng XHCN ViệtNam có sự kết họp giữavaitrò quản lý của Nhà nước với sự vận động kháchquan củacác quyluật thị trường. Xét về bản chất,Nhà nước XHCN Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân, nhà nước dân chủ, của dân, do dân, vì dân. Dođó, vai trò của Nhà nước trong điều tiết nền kinh tế thị trường vừa tuân thủ các nguyên tắc khách quan của nền kinh tể thị trường, vừa đảmbảo định hướng hoạt độngcủa cácchủthể trongtoàn xã hộihướng tới hiện thực hóa mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

về biếu hiện đặc trưng trongchính trị. Chế độchính trịcủa Việt Namlàchếđộ chính trị dân chủ, củadân, do dân, vìdân. Đó làchếđộ chính trị do nhân dân làm chủ. Quyền lực là thốngnhất của nhân dân. Nhân dân quyết định việc phân công và phối hợp giữa các thành tố cấu thành nhà nước.Không thựchiệntam quyền phân lập.

Nen tảng tư tưởng của chế độ chính trị là nhất nguyên do Đảng Cộng sản lãnh đạo, dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa tinh hoa,trí tuệ củanhân loại phùhợp để pháttriểnvà hoànthiện các phương thức vận hànhchếđộ chính trị theo đúng nguyên tắỊc của dân, do dân, vì dân. Tinh thần XHCN phản ánh trong chế độ chínhtrị ở Việt Nam là Nhànước của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạocủa Đảng Cộng sảnViệt Nam. Bao nhiêu lợi ích làcủa dân,hoạt động của bộ máy quyền lực là vì dân, do dân. Với những nguyên tắc này, phản ánh đặc trưng cơ chế vận hành, phương

thức hình thànhvàphát triển của hệ thốngchính trị mangđặc trưng XHCN Việt Nam.

Vêbiêuhiện đặc trưng trong văn hóa.Trong mô hình XHCN Việt Nam, văn hóa lànền tảng tinh thần của xã hội, là động lực của quá trình phát triển. Giá trị văn hóa truyền thống tốtđẹp luôn được pháthuykết họpvới những tinhhoa văn hóa của nhân loại luôn được giao lưu, tiếp biến tạo thành một chỉnh thể nền văn hóa đậm bản sắc, đa dạng vềbiểu hiện ứng với mồi tộc người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Các dân tộc trong nước bình đẳng, tôn trọng, giúp nhau cùng tiến bộ. Nền văn hóa XHCN được định hướng phát triển hướng tớinhững giá trị phố quát tự do, hạnh phúc, con người được giải phóng, có cơ hội phát triển toàn diện. So sánh vớiquan điểmphát triển củacác quốc gia trên thế giới, rất hiếmcó quốc gia khẳng định đượcmôhình phát triển dựatrênvănhóa là nền tảng tinh thần, là động lực của quá trình phát triển. Đây cũng là một trong những biểu hiện phản ánh đặc trưng riêng của mô hình CNXH Việt Nam. Khi văn hóa được đặtđúng vị trí là nền tảng tinhthầncủaxã hội, sẽ trở thành động lực của quá trìnhphát triển, văn hóa cho phát triểnvà phát triển có vănhóachínhlàđườngnét phản ánh sự khác biệt giữa các quốc gia. Với ViệtNam,pháttriển với động lực vănhóa cũng chính làhướngxãhội tới trìnhđộvăn minh, góp phần hiệnthực hóa hệ giá trị cốt lõi củamô hình CNXH Việt Nam.

về biếu hiệnđặc trưng tronglĩnh vực xã hội.

Phương châm phát triển lĩnh vực xã hội mang tính nguyêntắc ở Việt Nam là vì con người và do con người. Conngười, vì vậy, vừa là trung tâm, chủthể, vừa làmụcđích củaquá trình phát triển. Yeu tố xãhội gópphần phản ánhkết quả của việc hiện thực hóa giá trị XHCN ở Việt Nam. Do đó, mọi khíacạnh xã hội, nhất làcác khía cạnh xã hội cơbản như y tế, giáo dục, an sinhxãhội luôn được chú trọng, chăm lo trong

CHÙ NGHĨAXÃ HỘI -LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN, số 4(14)2021 29

(5)

MÔ HÌNH VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

quá trình phát triển xã hội. Hướng tới mục tiêu dân giàu, làm giàuchính đáng để vươnlênthoát nghèo; mỗi người dân trởnêngiàu có, đất nước sẽ giàumạnh; sự công bằng về cơhội pháttriển là mụctiêu hướng tớitrong hệ giá trị cốt lõi của mô hìnhXHCN ViệtNam. Với ýnghĩađó, khía cạnh công bằng luôn được chú ý, thựchiện tinh thần kết hợp ngay từ đầuvàtrongsuốtquátrình phát triển; tăngtrưởng kinh tế đi liền với tiến bộ, công bằng xã hội. Đây làcách thức không phải quốc gia nào trên thế giới cũng thực hiện. Với Việt Nam, việc thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội đã đem lại những thành tựu to lớn về giảm nghèo,vềcải thiệnchi số thunhập và cơ hộiphát triển. Những kết quảnày đã được cộng đồng thế giới ghi nhận. Khía cạnh xã hộiluôn được kết hợp thốngnhấtgiữa các nguồn lực của nhân dân, do nhân dân và vì nhândân.Đây là nét đặc trưngphản ánh mô hình CNXH Việt Nam khi so sánh với cách thức phát triển của các quốc gia trong bối cảnh thế giới ngày nay.

Như vậy, những giá trị cốt lõi của mô hình XHCNViệt Nam mànhân dân ta xây dựng được biểu hiện ở sựthống nhấtcác khíacạnh kinh tế, chính trị, văn hóa, xãhội. Đồng thời,các khía cạnh đặctrưng kinh tế, chínhtrị, vănhóa,xãhội cũng là sựphản ánh quá trình hiệnthực hóasự phát triển theo định hướng XHCN ở ViệtNam. Sự thực, xã hộiXHCNvà conđường đi lên CNXHmà nhân dân ta xây dựng dưới sựlãnh đạo của Đảng ngày càng sángtỏhơn.

3. Trong bối cảnh bùng nổ về thông tin và phương tiện truyền thông hiện nay, vớirất nhiều cách quan sátxuất phát từ lợiích vàđộng cơ của các thành viên trong xãhội mà có rất nhiều quan điểm khác nhau về con đường phát triển của Việt Nam.Bêncạnh những quan điểm đúng đắn, đãxuấthiện một số quan điểm saitrái,phủnhận CNXH và con đường xây dựng CNXH ở nước ta. Những quan điểm sai trái đó xuất phát từ những động cơ khácnhau, mục đích khác nhau

nhưng đã ảnh hưởng tới con đường phát triển của đất nước.Ở đâyphê phánhai quan điểmsai trái sau đây:

Một là, quan điểm phủ nhận nền tảng tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin với động cơ phủ nhận con đường phát triển theo định hướng XHCN ởViệt Nam.

Thuộc nhóm quan điểm này, cáccánhân lập luận có vẻcó tính lýluận, nhưngthực ra là nguy biện và không có chiều sâu về hiểu biết lịchsử.

Chẳng hạn, họlậpluận rằng, nhiều quốc gia trên thế giới không tuyên bố lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làmnềntảng tư tưởngtại sao họ vẫnphát triển. Còn ViệtNam dựatrên nền tảng tư tưởng làchủnghĩaMác - Lênin lạivẫn làmộtquốcgia tụt hậu. Đi xahơn, các quan điểmphủnhận chủ nghĩa Mác - Lênin còn dẫn ra một số nước có nhữngthành công nhấtđịnhtrênconđườngphát triển làm luận cứ cho việc khẳng định rằng, không dựa trên chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn có thểphát triển được, V.V.. Với cách lập luậnnày, những người muốn phủ định chủ nghĩa Mác - Lênin muốn chứng tỏ sự hiểu biếtcá nhân của mình, muốn trở thành ngôi sao lý luận mới, muốn chứng tỏ bản thân họ mới là người sáng suốtvà có học vấn. Đáng thương thay, càng say mê chứng tỏ sự hăng hái của mình, họ lại càng bộc lộra sự thiếu sâusắc trong nền tảng tri thức.

Lịch sử phát triển của nhân loại chứng minh rằng, sự phát triển của cácquốc giakhông phải làmột đường thẳng tuột. Càng không phảithành tựu phát triểncủa ngày hôm naylại không hề bắt nguồn từ lịch sử. Thời gianmặc dù chưa quádài so với lịch sử phát triển của nhân loại nhưng cũngcóthểđãđủdài để người ta quên đi những đau thương trong quá khứ. Và vì vậy, những ngườichỉ biết quan sát hiện tượng bề ngoài ngày hôm nay, làm sao đủ trải nghiệm những khúc quanh trong lịch sửmà các quốc gia ngàynay được coi là phát triển đã trải qua. Vì thế, lấy tư cáchgì để khẳng địnhrằng, cácquốcgiacứ phải

30 CHỦ NGHĨAXÃ HỘI - LÝLUẬN VÀ THỰC TIỄN, số 4(14)2021

(6)

nhất định đi những con đường phát triển dập khuôn như nhau. Mỗi quốc gia nên biết và cần phải biết lựa chọn con đường phát triển thích hợp với hoàn cảnh của mình. Và vì thế, nếu không đủ tri thức lịch sửthì rõ ràng người ta không đủ tư cách để khẳng địnhcon đường của quốc gia nào đã chính xác hay chưa. Hơn nữa, việc khẳng địnhcon đường phát triểnnào đúng còn đòi hỏi sự cống hiến cho sự phát triển đó.

Chỉ thông qua cống hiến cho sự phát triển ấy người ta mớicó tư cách để khẳng định quátrình phát triển đúng hay còn khiếm khuyết. Thật đáng tiếc cho những ai đã và đang được thụ hưởng những thành quảdo con đườngpháttriển củaViệtNam, thành quả donhândân Việt Nam cố gắngkhông mệt mỏimới có được lại quay trở lại phê phán con đườngpháttriển của đất nước mình. Theo nghĩa con người mà nói, đó là sự vong ơn vàbộinghĩavới nhân dân.

Hai là, quan điểmphủ nhận kinh tế thịtrường định hướng XHCN ở ViệtNam.

Lập luận của quan điểm phủ nhận này cho rằng,khôngthể cócái gọi là kinh tế thị trường định hướng XHCN,vàrằng, không thể gánghép kinh tế thị trường với cái đuôi định hướng XHCN. Đáng tiểc, quan điểm này không chỉ dừng lại ở nhóm các thànhviênkhông có điều kiện tích luỹ tri thức màcòn xuất hiện ngay cả trong một sô cá nhân, thành viên xã hội được đào tạo và cóhọc vấn.Vì sao lại có sự đáng tiếc này? Thực tế, mộtsố cá nhân có chút ít học vấn đỉã tự cho mình là đủ, đã có thểngộ nhậnmình co thểxoaychuyển càn khôn mà không biếtrằng

“nọc hải vô nhai” (biển học vô bờ), thànhra, khi không đủsức giải thích được và không cónăng lực tựcắtnghĩathì họ trởnên lúng túngvà cho ràng không thể có được kiểu kinh tế thị trường định hướng XHCN ởViệt Nam. Họ không thể hiểu,kinh tế thị trường định hướng XHCN cũng làmộtkiểu hình kinh tế thị trường trong đadạng các nền kinh tế thị trườnghiệndiệntrênthế giới

này. Lịch sử phát triển kinhtế thị trường trênthế giới cho thấy, kinh tế thị trường xã hội kiểu Cộng hòa Liên bang Đức chưa có trước chiến tranhthế giớilần thứ hai;kinh tế thị trườngkiểu NhậtBản cũng vậy; kinh tế thị trườngtự do kiểu Mỹcũngphảirasứcxây dựng mớicó.Nghĩa là, một nềnkinh tế thị trường không phải tự nhiên màcó, nóphải tíchcực nỗlựcxây dựng vàphát triểnmới có thể thành công. Và do đó, kinh tế thị trường định hướng XHCN muốn có được cũng phải xây dựng và nỗ lực. Những người phản đốimôhình kinh tế thị trường nàyvì muốn sẵncó mà không phải tham gia xây dựng,muốn nhập khẩu các mô hình kinh tế thị trường trên thế giới! Liệu cóthể làm được như thế? Hẳn ai có chút tri thức cũng đều hiểu rằng không thể như thế.

Mặtkhác, cũng do một số cá nhân có quan điểm phủ nhận đó không hiểu xã hội XHCN với hệthốnggiá trị cốtlõi phản ánh giá trịphổ quátcủa nhân loại như đã chỉ ra. Họ vẫn ngộ nhận, mang tư duy giáo điều về CNXH, nên không thểlý giảiđược tại saolại cóthểtồntại nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Sự lúng túngnày thực sự là do chưa đủtầmtrí tuệ để tự cắt nghĩacho bảnthân.

Tóm lại, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộilàcon đườngđúngnhất để phát triển Việt Nam. Những giá trị phổ quát của mô hình này cần phải nỗ lực hiện thực hóa mới có thể thành công được. Đó cũng chính là con đường đem lạilợi ích chân chính cho nhân dânO

1 Đảng Cộng sàn Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXIII, Nxb. CTQGST, H., 2021, tập 1, tr.25.

2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. CTQGST, H., 2011, tr.70.

3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. CTQGST, H., 2011, tập 6, tr.232.

CHỦ NGHĨAXÃ HỘI - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIÊN, số 4 (14)2021 31

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích

Trong một xã hội, những quan hệ pháp lý càng được xác định đúng đắn bao nhiêu và càng được thi hành nghiêm chỉnh bao nhiêu, thì trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa

Giáo sư Xã hội học Bỉ Francois Houtart, một nhà Xã hội đã nhiệt tình giúp đỡ Xã hội học Việt Nam trong suốt 30 năm và đã có nhiều công trình nghiên cứu Xã hội

Việc đánh giá tình hình cụ thể hiện nay cần phải xuất phát từ luận điểm Lênin nói rằng, trong mọi hiện tượng xã hội đều có dấu vế của qua khứ, cơ sở của hiện

Đại Hội XII của Đảng đã nhấn mạnh nội dung bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong giai đoạn hiện nay là: “Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn

- Đảng ta đã khẳng định: Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí

Theo Điều 5 của nghị định này thì các điều kiện thành lập hội là: có mục đích hoạt động không trái với pháp luật; không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được

Lĩnh vực “chăm sóc”, về lý thuyết có nội dung khá rộng, gồm: Bảo trợ xã hội đảm bảo nhu cầu vật chất tối thiểu cho nhóm đối tương người cao tuổi yếu thế nhất, bảo đảm mức sống tối