• Không có kết quả nào được tìm thấy

và sự phát triển lục luụĩig sản xuất của chủ nghía xã hội

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "và sự phát triển lục luụĩig sản xuất của chủ nghía xã hội"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

NGHIÊN cứu-TRAO ĐÒI

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LÀN THỨ sự phát triển lục luụĩig sản xuất của chủ nghía hội

PGS, TS NGUYỄN CHÍ DŨNG

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

1. Quan niệm của K.Marx về lực lượng sản xuấttrong quá trình phát triển, biến đổi của các hình thái kỉnh tếxã hội

Theo K.Marx, lực lượng sản xuất bao gồm: Con với tất cả những tri thức, kỹ năng và khả năng lao động sáng tạo mà thời đại đã tạo ra. Đồng thời lực lượng sản xuất còn bao gồm các công cụ lao động mà con người sử dụng, nham kéo dài các khí quan laođộngcủa họ. Trong mỗi bước phát triển về chất của công cụ lao động, loài người tạodựng một quan hệ sản xuất phù họp trong một HTKTXH xác định.

Đây là vấn đề có tính quy luật. Lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử của quá trinh phát triển theo quy luật này.

Xã hội phát triển, để sống, tồn tại, con người phải không ngùng cải tiến công cụ lao động, sáng tạo ra những công cụ mới tốt hơn, hiện đại hơn.

Cũng chính trong quátrình sản xuất và tổ chức đời sốngxãhội của minh,con ngườiphải tổnghọp, đúc rútcác kinh nghiệm đã có; tăng cường lưu trữ, mở rộng và nâng cao kho tàng tri thức của mình. Tất cả tạo cho con người những khả năng sáng tạo mới.

Biểuhiện của những sáng tạo này là các phát minh khoa học dưới dạngcác học thuyết, các lýthuyếtvề những quy luậtvà tính quy luật chi phối tự nhiên và xã hội. Từ những cơ sở lý luận, phương pháp luận có tính cơ bàn này, con người tìm và xác lập các phương pháp tiếp cận mới, các phương tiện, các công cụ mới đề nâng cao khả năng lao động, khả năng sản xuấtvà khả năng ứng phó của mình trước

tự nhiên và xã hội. Cải tiến công cụ lao động trở thành yêu cầu tất yếu của con người trong mọi thời đại. Cũng chính từ đây mà con người sáng tạo ra những phương pháp để nâng cao mạnh mẽ những khả năng quản lý/quản trị của mình. Trong những thời điểm có tính bước ngoặt, sự bùng no của các phát minh, các sáng kiến cải tiến kỳ thuật được coi là dấu mốc quan trọng cho một cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật mới. Đen lượtnó, các phát minh khoahọc vàcáccải tiếnkỳ thuật này lại đòi hỏi con người phải cải tổ hệ thống tổ chức, quản lý, phân phối sản phẩm xã hội của mìnhcho phù họp. Quan hệ sản xuất mới đượcxác lập. Đây chính là nguyên nhân của quátrìnhchuyển biến có tính cáchmạng từ một HTK.TXH này lên một HTK.TXH khác cao hơn.

Theo đúng quy luật của sự vận động và phát triển này của xã hội, đến nay, xã hội loài người đã vàđang trải qua 5 HTKTXH:cộng sảnnguyênthủy;

chiếm hữu nô lệ; phong kiến; tư bản chủ nghĩa và đang từng bước chuyển sang HTKTXH mới- cộng sản chủ nghĩa(CSCN).

Vấn đề đặt ra là, HTKTXH CSCN bắt đầu với trình độ phát triển nào của lực lượng sản xuất?

Những phát minh khoa học nào đã được đưa ra?

Những công cụ lao động tiên tiến nào đã được sử dụng? Ảnhhưởngcủa nó vớitrinh độ phát triển của lực lượng sản xuất thế nào? Tất cả, đang là những vấnđề cần phải làm rõ, nếu muốn tìm hiếuvai trò của các cuộc cách mạngkhoa học, công nghệ trong thời đại “quá độ lên chủ nghĩa xã hội” hiện nay.

(2)

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐÔI

Đê làm rõ những vấn đề nghiên cứu,phải trở lại với quá trình phát triển của chu nghĩa xã hội (CNXH) trong thế kỷ XX. Đến nay, có thể khẳng định rằng, mô hình xây dựng CNXH trong thế kỷ XX ở Liên Xô và Đông Ảu là một mô hình thử nghiệm không thành công, nếu nhìn nó từ ngay lý luận Marx về HTKTXH. Cụ thể, sau Cách mạng XNCN Tháng Mười Nga năm 1917, một xã hội mới - xã hội XHCN đã ra đời. Song thực tế chỉ có thượng tầng kiến trúc cua xã hội XHCN là đã được thiêt lập, cònhạ tầng cơ sở của nó, thi hầunhư, chưa có gì. Nền kinh tế được gọi là XHCN ở Liên Xô, Đông Âu và ở nhiều nước XHCN khác, về thực chât, vẫnlà nền kinhtếđang được công nghiệp hóa (CNH). Trìnhđộ của CNH, trên một số tiêu chí cơ bản, trong nhiều trường hợp, vẫn chưa bằng ở các nước tư bản chu nghĩa phát triển. Điều này khiến cho, hệ thống XHCN thế giới càng phát triển, mờ rộng, thì tốc độ tăng trưởngcàng chậm lại, năng suất lao động thấp, hiệu quả sản xuất không cao, sản phẩm xã hội không dồi dào, không phong phú, không đáp ứng được nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của cộng đồng xã hội. Điều này, khiến CNXH ở Liên Xô vàĐông Âu, vào cuối thế kỷXX sụp đổ.

Neu nhìnnhậnvấnđềtừgóc độ lý luận Marx về HTK.TXH, có thể thấy rằng, ở thế ký XX, xã hội loài người đã được tổ chức dưới hai loại mô hình:

chủ nghía tưbản (CNTB) và CNXH. CNXH, về lý thuyết,là giai đoạn thấp của HTKTXHcộngsảnchủ nghĩa. Nhưng CNTB, được xây dựng và phát triền theo đúngnhững quy luật vận động vàphát triển tự nhiêncủa xãhội. CònCNXH,ơ mộtgóc độnàođó, thì ra đời và phát triển do ý thức và những nỗ lực chủ quan của con người. Tiếc rằng, ở the ký XX, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở cả hệ thống XHCN và TBCN vần chỉ là nền đại công nghiệp cơ khí. Trong đó, ởmộtsố lĩnh vực, nền đại công nghiệp cơ khí của các nước TBCN, đà phát triển cao hơn nền đạicông nghiệp cơ khí ờ các nước định hướng lên XHCN. Một nghịch lý đã xảy ra ở đây:trên cùng một trìnhđộpháttriền của lực lượng sảnxuất, xã hội loài người đà tổ chứchai HTKTXH khác biệt nhau - CNXH và CNTB. CNTB thì xuất hiện và phát triển theo đúng những quy luật tự

nhiên, vốn có của nó; CNXH thì do ý muốn đây nhanh tiến trình phát triên kinh tế xã hội mà loài người đã sáng tạo ra. Ket qua, cuối thế kỷ XX, CNXH xây dựngtheo môhình hành chính, bao cấp ở Liên Xô vàĐông Ảu đã sụp đổ. Rõ ràng, nếu nhìn hiệntượng nàytù góc nhìn cùa lý luận Marx về sự chưaphù hợp của quan hệsản xuất XHCN tiên tiến với lực lượngsản xuất đang còn rất lạc hậu, thì đây là một tất yếu. Thượng tầng kiến trúc của xã hội XHCN tuy đã được tạo ra và duy trì trong gầnsuốt thế kỷ XX, song nó không thế tạo ra được cơ sởhạ tầng kỹ thuật tiêntiênnhư nó cần phải có.

Vấn đề đặt ra là CNXH cần phải xây dựng trên cơ sờ cùa một lực lượng sãn xuất đạt trình độ nào?

Phải chăng đến cuối thế kỷ XX, những yếu tố này mới xuất hiện. Đó là nền kinh tếtri thức. Màđể có được nền kinh tế tri thức, cần tiến hành các cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã diễn ra từ giữa thế kỉ XX. Nhiều người đà gọi đó là cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 3 và sauđó, vào cuối thế ký XX, là cuộc Cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 4. Trong đó, một ngày, các phát minh khoa học đã bằng cả chục năm, thậm chí trăm năm trước đó. Từ phát minh khoa học chuyến hóa thành các phương tiện kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất được rút ngắn không ngừng. Hiện tại, thời gian từ các phát minh khoa học chuyển thành những sáng tạo kỹ thuật chỉ còn một vài năm, một vài tháng thậm chí áp dụng trực tiếp vào các lĩnh vực khác nhau của sản xuất và đời sống. Tin học đãtrở thành ngành mới, pháttriênvượt bậc và tạo ra nhiều đột phátrong tất cả các lình vực sàn xuất, phàn phối, traođồi, tiêu dùng. Công nghệ thông tin đãtạo ra cuộc cách mạng khoa học công nghệ lớn nhất trong lịch sư. Nó làmchonền đại công nghiệp cơ khí - nền tảng kinh tế kỹ thuật của CNTB, chuyển thành nền kinh tế tri thức- nền tảng kinh tế kỳ thuật của CNXH. Một thời đại mới đàbắtđầu.

Với nềnkinh tế tri thức, khoa học trở thành lực lượng sân xuất trực tiếp. Tin học đà số hóa ca nền sản xuất và các dịch vụ xã hội. Trí tuệ nhân tạo bắt đầu đượcsángtạo ra, internet được thiết lập và phổ biến trên toàn thế giới, không gian ao và không gian thực xâm nhập vào nhau. Robot, tựđộng hóa đang trơ thành xu thế tất yếu. Lao động chân tay nặng

(3)

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỒI

nhọc đang được thay thế bằng lao động trí óc, chất lượng cao. Năng suất lao động đã tăng lên gấp bội trong nhiêu lình vực sản xuât và dịch vụ xã hội.

Nhất thê hóavề kinh tế trong từng khuvực và toàn cầu hóa là một xu thế không thể đảo ngược. Thế giới đang xích lại gần nhau, ranh giới giừacácquốc gia, dân tộc đang giám đi sự cách biệt về địa lý, hànhchính.

Nhữngtiến bộ nhanh chóng về khoa học và công nghệ trên lình vực vật lý, thông tin lan sangcác lĩnh vực hóa học, sinh học, các khoa học về không gian... đã tạo ra nhiều phát kiến, tiến bộ trên các lĩnh vực vật liệu mới, phòng sinh học, tái sinh...

Conngườingày càng hiểu sâu hơn về thế giới vi mô và thế giới vĩ mô. Giải mã bộ gen, làm rõ bản chất và quá trình phát triển của tế bào gốc, sinh sản vô tính vàkhoa học về vũ trụ đang làmbiếnđổi có tính bước ngoặttư duy và hoạtđộng sân xuất của xãhội loài người.Thế kỷXXI là thế kỷ cùa nhữngthayđối quan trọng trong lịch sửphát triên của kỹ thuật sản xuất, công cụ laođộng và phương thức sử dụng các công cụ và kỳ thuật sàn xuất tiên tiến,hiện đại nhất.

Đây chính là nền tàng kinh tế, kỳ thuật của HTKTXH mới - CSCN.

Từ những phântíchvề mặtkinhtế, kỹthuậtnhư vậy, cỏ thể đi đến kết luận về mặt xã hội là: Chu nhàn của nền kinh tế tri thức không phải ai khác, là

“trí thức”. Lao động cua nhóm xã hội này là lao động trí óc. Sản phẩm lao động của họ là các phát minh khoa học. là sáng tạo kỹ nghệ, là thông tin, là việcsử dụng những vật liệumới, kỹ nghệ mới trong sản xuất để tạo ra những sản phẩm mới mà hàm lượng trí tuệ ngàycàngchiếmtỷ trọng tuyệtđối. Họ được tập họp lại từ chính tầng lóp trí thức cũ, từ những nhà quản lý, từ những công nhân, nông dân và những người lao động khác mà hoạt động lao động sản xuất của họ cũng đã được lập trình bằng công nghệ thôngtin. Sự xích lại gần nhau giữa các giai tầng xã hội, trờ thành xu thế tất yếu. Theo đó, một giai tầng mới - giai tầng trí thức sè hình thành.

Đây là chủ nhàn thật sự của HTK.TXH mới- CSCN.

2. Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư và tiến trình lên chủ nghĩa xã hội

Nếu căn cứvàocáchphânchia của cácnhàkỹtrị hiện đạithì đến nay,loài người đang ở khoảng giữa

của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư. Cuộc CáchmạngCông nghệlần thứ nhất bắt đầu từ thế kỉ XVI với những phát minh khoa học và kỹ nghệ trong lĩnh vựcdệt may. Ngành dệt may yêu cầuphải sử dụng sức nước và máy hơi nước. Từ đó kích thíchsự phát triẻn cua các ngành khai khoáng, luyện kim, cơ khí, đường sắt, điện... Đây chính là nền tangkinh tế,kỹ nghệ chosự phát triên của CNTB.

Cuộc cáchmạng khoa học và công nghệ lân thứ hai bắtđầutừgiữa thế ki XIX,phát triểnđến giữathế kì XX với sựhoàn thiện của máy hơi nước, động cơ đốt trong, động cơ điện và máy mócsử dụng điện,...

Trình độ phát triển của khoa học công nghệ, của hệ thống máy cơkhí đã phát triền lênmột trìnhđộ cao.

Nen đại công nghiệp cơ khí của CNTB đã cơ bản hoàn thiện. CNTB đà phát trién lên giai đoạn mới - CNTB độc quyền. Đây là giai đoạn phát triển cao nhất, “Tột cùng” của CNTB. Sự phát triển về khoa học công nghệ tiếp theo sẽ đặt nền tảng kinhtế- kỹ thuật cho sựphát triêncủa HTKTXH mới cao hơn - HTKTXH CSCN.

Từ giữa the ki XX, cuộc Cách mạng khoa học côngnghệ lần thứ 3 đã diễn ra.Thành tựu khoa học côngnghệ nồi bật là phát hiện rachất bán dần, phát triên ngành điện tử, tin học vào giữa thập niên 60.

Thập niên 70, 80, là sự sàn xuất ra máy vi tính.

Trong một giây, hàng triệu thậm chí hàng chục triệu phép tính đãđược giải quyết. Hệ thốngmáy móc tự động đượcsàn sinh ra và đưa vàosử dụng trongcác quá trình sản xuất và dịch vụ xã hội. Internet và mạng lưới thôngtin toàn cầu đã được thiết lập. Cuộc cách mạng số bắt đầu từ thập kỷ 90 thế ki XX và phát triên mạnh mẽ trong những thập kỷđầu của thế kỉ XXI đã được coi là dấu mốc quan trọng cho sự mởđầu cua cuộc cách mạngcông nghiệp lần thứ tư.

Trong đó, dựa trên những thành tựu của khoa học công nghệ, tin học trong thế kỉ XX, nhiềuthành tựu cua cuộc cáchmạngsố đà đưa đếnviệc tạo lập công nghệ in 3D; thiết kế các robot dam bảo nhiều tính nănghoạt động; phát triển công nghệ nano, vật liệu mới; phát triến công nghệ sinh học, giai mà gen;

sinh sàn vô tính và đặc biệt phát triển tri tuệ nhân tạo. Sự phát triển của công nghệ thông tin đã cho phép lưu trừ, truyền tải, liên kết và sử dụng không giới hạn những tri thức khoa học, kỹ nghệ và kinh

(4)

NGHIÊNCỬU - TRAO ĐỎI

nghiệm mà con người đà sángtạo ra. Đây là yêu tô tạo nênnhững điềukiện lý tưởng choviệc phát kiến và sử dụng có hiệu quả nhất những thành tựu của khoa học, công nghệ hiện đại. Lực lượng sản xuất cùa xã hội loàingười đãpháttriểnvượtbậc. Có thê coi đây là những yếu tố đầu tiên cùa nền tảng vật chấtkỳ thuậtcua một HTKTXH mới -CSCN. Tiếc răng,cơ sở vậtchất kỳthuậtnày chỉxuất hiện ởcác nước TBCN phát triẻn vào cuối the ky XX, đầu thế kỷ XXI. ỏ những nước xây dựng XHCN theo mô hình Xô viết, những yếutố này chưa hội đu. Đây là điều cat nghĩa cho những khủng hoàng mà CNXH gặp phải trong thế kỉ XX, đưa đến sự đổ vờ không tránhđược cùa mô hình CNXH Xô viết vào thập ki 90 của thếkỉ XX.

ờ đây, với trinh độ phát triển của khoahọc công nghệ không hơn CNTB, nền kinh tế xã hội của hệ thống XHCN thế giới không tạođược năng suất lao động - yếu tố cuối cùng, quyết định thắng lợi của một HTKTXH mới so với HTKTXH cũ. Do vậy, CNXH mô hình Xô viết càng tồn tạilâu, càng thiếu hiệu quả, năng suất lao động không cao. Mức sống của người lao động thấp, động lực và khả năng sáng tạo của ngườilao động bị cơ chế quàn lý hành chính và quan liêu hóa làm cho thui chột. Tình trạng lãng phí rất trầm trọng, hiệu quảsản xuất không cao. Sự đô vờcùa CNXH mô hình Xô viết vào cuối thế kỷ XX làđiều có thể cắtnghĩa. Đây chính là sự đô vỡ của một mô hình mà quan hệ sản xuất tiêntiến đã đi trước quáxasovớitrìnhđộ phát triển cua lực lượng sản xuất. Các yếu tố cua cuộc cách mạng khoa học công nghệ chưa nảy sinh phát triển đủ sức đảm bảo cho quan hệ sản xuất tiên tiến tồn tại phát huy khả năng mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển.

Ngược lại, chính những hình thức tổ chức, quản lý quá “tiên tiến” đã kim hàm sự phát triên của lực lượng sản xuất, làm người lao động thiếu cả động lực cá nhân lẫn ý chí lao động sáng tạo, đảm bảo cho sự phát triển vượt bậccủa mộtHTKTXH mới - cộng sản chủnghĩa.

Như vậy là, nếu nhìn nhận các cuộc cách mạng công nghiệptừ thế ki XVI đến nay, dưới quan điểm mác xít về lực lượng sản xuất, sẽ thấy cuộc Cách mạng Côngnghiệp lần thứ nhất và thứ hai là hai cuộc cách mạng tạo lập nền tảng kinh tế, kỹ thuật của

CNTB. Cuộc Cách mạng Côngnghiệp lầnthứ ba và thứ tư là hai cuộc cáchmạngcông nghiệp tạo ra tiền đề kinh tế, kỹ thuật cho HTK.TXH mới - CNCS. p đây, trong hai cuộc cách mạngsau này với những tiên bộ vượt bậc về công nghệ thông tin, về điều khiên học,vềsinh học, vekhoa học vùtrụ,vềsự phát triển trí tuệ nhân tạo, tự độnghóacácquá trình sản xuất và dịch vụxãhội đã bắt đầu. Lực lượngsản xuất cua xã hội loàingười đã bước sang một giaiđoạn phát triên mới về chất. Một nền kinh tế tri thức đã hìnhthành đật cơ sở cho sự phát triên họp quyluật của CNXH- giai đoạn thấp cua HTKTXH CSCN. Điều này cho thấy, ở bất kỳ giaiđoạn phát triên nào của HTKTXH CNCScũng cần được đảm bao bơi trình độ phát triển của một nền kinh tế tri thức. Trong đó, khoa học, thông tin, tri thức trở thành lực lượngsản xuất trực tiếp. Công nghệ thông tin, điều khiển học, tri tuệ nhân tạo và các cuộc cách mạng trong hóa học, lý học, sinh học... sẽ tạo ra một nền sán xuất tự động hóangày một cao.Năng suất lao động sẽ tăngkhông ngừng. Thời gian lao động tất yếu sẽ giảm tối đa.

Người lao động sẽ làm việc tự giác hơn, có trách nhiệm hơn với tất cả năng lực cua minh. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ lầnthứ tư sẽ hoànthành vai trò lịch sử cùa nó - xây dựng và hoàn thiện lực lượng sản xuất tiên tiến hiện đại, đặt cơ sở vừng chầc cho HTKTXH CSCN.

Theo định hướng này, quá trình phát triên, hoàn thiện cùa lực lượngsảnxuất cùa HTKTXH CNCS sẽ phát triênqua hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất, khi nền kinh tế tri thức hìnhthành, HTKTXH CSCN sẽ bước vào giai đoạn 1 - giai đoạn xây dựng CNXH. ờ giai đoạn này, trình độphát triển của lực lượng sản xuất sẽ được dam bao bởi thành quà của hai cuộc cáchmạngcông nghiệp lần thứ ba và đặc biệt là thứ tư. Trong đó, thước đo quan trọng nhất là sự gia tăng mạnh mẽ của các phát minh khoa học, biến khoa học trơ thành lực lượng sàn xuất trực tiếp. Nhiều phát minh khoa học được kỹ nghệ hóa hoặc ứng dụng ngay vào quá trình sàn xuất và dịch vụ xã hội. Các robot sè thay thếmột phần không nhò hoạt động sản xuât của con người.Trí tuệ nhân tạo sẽphát triên giúp con người nâng cao khả năng sáng tạo đến những trình độ mới. Các giai tầng xã hội sẽ xích lại gần nhau, hình thành giai câp mới - giai tầngtríthức - chủ

(5)

NGHIÊN CỬU - TRAOĐỔI

nhân thật sự cúa xã hội XHCN. Nhà nước chuyên chính sẽ chuyển dần thành cơ quan tự quản xã hội trongquá trình này, đúngnhưdựbáo của K.Marx và các nhà kinh điển mac xít. Giai đoạnnày, dựbáo, sẽ kết thúc vào nửa cuối thế kì XXI.

Giai đoạn thứ hai, giai đoạn phát triển cao của HTKTXH CSCN. Trong giai đoạn này, cuộc cách mạng KHCN tiếp theo sè diễn ra. Trong đó, đa số các phát minh khoa học sẽđược áp dụng ngayvào sản xuất và đời sốngxã hội. Hầu hết các hoạt động sản xuất và dịch vụ xã hội được tự động hóa hoàn toàn. Lao động chân tay được thay thế bằng lao động trí óc. Các robot sẽ gánh vác tất cà các hoạt độnglao động sản xuất và dịch vụ của con người.

Các hoạt động giaothông và dịch vụ cũng sẽ được tự động hóa. Trí tuệ nhân tạo sẽthay thế con người trongnhiềumặt của quá trinh sản xuất và quản lý xã hội. Thời gian lao động tất yếu của con người sẽ giảm xuống tối đa. Một tuần con người, có thể, chỉ phải lao động một vài ngày, thậmchí một vài giờ.

Lao động trở thành nhu càutựthân,tấtyếu, là giá trị xã hội được mồi người tôn trọng tuyệt đối. Đây là giai đoạn mà khoahọc và công nghệcó những thành tựu to lớn, bất ngờ làm thay đổi cả tư duy và hoạt động của con người. Các khái niệm về thời gian, không gian và quan niệm về thế giới vật chât, tinh thần, có thể, có những thay đổi có tính đột biến. Sự tự do của con người được tôntrọng nhờ những hiêu biết đầy đủ hơn về bản chất của thế giới và sự tuân thủ trong hoạt động của con người với những quy luật cùa cà tự nhiên vàxã hội. Đây là giai đoạn mà loài người sẽ tiến bước từ những thập kỷ cuối của thế kỷ XXIsang thế kiXXII.CNCS - HTKTXH mà con người mong ước, được K.Marx dự báo, sẽ trơ thành hiện thực - thếgiới “đại đồng”.

3. Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư và quá trình lên chủnghĩa xã hộiở Việt Nam

Đến nay,Việt Nam vần làquốc gia kiêntrì định hướng đến CNXH. Dù cho đường đi khá gian nan.

Để xây dựng thành công CNXH, Việt Nam phải đánh giá đúng xuất phát điểm hiện nay cùa mình, có so sánh với quá trình cần phai trải qua nhằm xác địnhchính xác các giaiđoạn phát triển tới đích. Đây chínhlà quátrình phát triểncủa lực lượng sàn xuất

mà các cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo ra trong lịchsửphát triển của nhânloại.

Trước hết phải khẳng định rằng, Việt Nam là nước đang phát triển;Việt Nam đang đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH).

ViệtNam đang ởgiữa cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ bavàtíchcựcứng dụng những thành tựu của cuộccách mạngcông nghiệp lần thứ tư để đi tắt đón đầu, phát triên. Cơ hội là rất lớn nhưng thách thức cũngkhông hềnhỏ. Tháchthức từ chínhnội tại quá trìnhpháttriểnvà thách thức từmôi trường kinh tế xàhộiquốc tế mà Việt Nam đanghộinhập vào.

Hiện tại, Việt Nam đang chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang côngnghiệp, từng bước pháttriển kinh tế tri thức, vốn đầu tư đang khá dồi dào từ cả nội bộ nền kinhtế lẫn từcác nguồnđầu tư củanước ngoài.Vốn xãhộicòn không ít vấn đề cần bàn.Trong đó, có những hạn chế từ tâmlý, tập quán củangười sản xuất nhỏ; tư duy hành chính,bao cấp còn chi phối cà suy nghĩvàhànhđộng của một bộ phận cán bộ và cộngđồng. Cơ chế quảnlý chưa thông thoáng, thiếu minh bạch làm cho tệ nạn tham nhũng lãng phí hết sức trầmtrọng. Nen giáo dục đang trong quátrình cải cách, thiếu ổn định, thiếu cả định hướng phát triên.

Đầu tư cho khoa học thấp, chưa hiệu quà, còn rất lãng phí. Trong khi đó, thịtrường chưa phát triểnđầy đú.

Thể chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ hiện thựchóatrên thực tế cònkhókhăn;

mô hình đổi mới, chuyển sang kinh tế thị trường trong điều kiện hiện nay khiến Việt Namđứngtrước nhiều thách thức. Xác định chính xác các giai đoạn phát triển với những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thê, rõ ràng đang là nhiệm vụ hết sức cấp thiết hiện nay.

Trong “Báo cáo 10 năm thựchiện Cương lĩnh 2011” tại Đại hội lần thứ XIII của Đảng, một trong những vấnđề quan trọng cần bổ sung, phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội và conđường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được xácđịnh là: “Nghiên cứu về sự phát triển có tính quy luật của chủ nghĩa tưbản hiện đại, những thay đổi của nó đê thích ứng với phát triển mạnh mẽ của cáchmạngkhoa học kỹ thuật và công nghệ, nhất là các điều kiện của cuộcCách mạng Công nghiệplần thứ tư, cũng như quá trình xã hộihóa cùa lựclượngsản xuất trongnềnkinh tế tri thức”1.

(6)

NGHIÊNCỨU - TRAOĐỔI

Neu căncứ vàoyêu cầuphát triển của lực lượng sản xuất của CNXH, cần phaithấyrằng để xâydựng xong CNXH phải trải qua một quá trình cải biến cách mạng lâu dài. ơ những nước đang phát triển, chưa kinh qua giai đoạnphát triên TBCN, quá trình càng dài hơn. Trong đó, quá trinh xây dựng CNXH phải qua, ít nhất,hai giai đoạn. Giai đoạn 1,saukhi giành chính quyền, nhà nước chuyên chính phải sử dụng quyền chuyên chính của mình đê hoàn thành nốt những nhiệmvụ mà CNTB chưa làm, đó là hoàn thành sự nghiệp CNH, HĐH, bien đất nước thành nước công nghiệp phát triển với nền công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, khoa họcvàkỹ thuật tiên tiến. Sau đó, phai chuyên sang xây dựng nền kinh tế tri thức - cơ sở vật chất thành kỹ thuật của CNXH - giai đoạn 2. Quá trình nàyđòi hoi phải tiến hành và sử dụng những thành tựu của cuộc Cách mạng Côngnghiệp lần thứ ba vàtranhthutối đa các thành quảcủacuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư. Từng bước biến nền đại công nghiệp cơ khí trở thành nền kinh tế tri thức với những bước đi và nội dung thích hợp. Đi tắt, đón đầu lựa chọnphát triển những ngànhkinh tế tri thức có thế mạnh, phù hợp là yêu cầu đầu tiên,tất yếu phái làm. Thời gian cho quá trình cải biến cáchmạngnày phụ thuộcvào xuất phát diêm của trình độ phát triên khoa học, công nghệ vàtrìnhđộ phát triếnnền giáodục ở từng quốc gia, dân tộc.

VớiViệt Nam, đêhoàn thành giai đoạn 1 của quá trình xây dựng CNXH, biến Việt Nam thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, cần phai trải qua một quá trình dài.Trong đó,đế đạt được trìnhđộphát triển kinh tế - xã hội như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore hiện nay, Việt Nam phải trài qua nhiều thập kỷ phát triênnừa.Nghĩa là, phai đếngiữa thế kỷXXI này, Việt Nammới hoàn thành giai đoạn 1: “ Phấn đấu đến giũa thế kỷ XXI, nước taươ thành nước phát triển có thu nhập cao” với mực tiêucụ thể là:“Đennăm2045: Trở thành nước phát triển có thunhập cao, khoảng 18.000 USD/người/năm”2. Thậtra, đây vẫn là mụctiêu khiêm tốn cho một nước muốn hoànthành công nghiệp hóa.

Bơi lẽ, những nước NICs mới như Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan,... đà có thu nhập binh quân đầu người từ hơn 30.000 USD đến hơn 40.000 USD/

người/năm hiện nay rồi.

Từ nay đến giữa thế kỷ này, căncứvào quá trình đầu tư, phát triển khoa học công nghệ, thực hiện CNH,HĐH thời gian qua cho thấy rằng, Việt Nam đã phat triến đúng hướng ngành công nghệ thông tin; sử dụng bước đầu có hiệu quả những thành tựu của ngành khoa học nàytrongxâydựng và phát triền một số ngành kinh tế như thông tin liên lạc, năng lượng, điện, hàng không, hóa chất, vật liệu xây dựng, dịch vụ xãhội,giao thông và một sốlĩnh vực trong ngành nông nghiệp... Tốc độ CNH, HĐH đà được đẩy nhanh. Tuy vậy, quá trình đâu tư, phát triên và ứng dụngcácthànhquả của cáccuộc cách mạng khoa học công nghệ, nhất là cuộc cách mạng khoa học công nghiệplầnthứ tưcòn rất nhiều vấnđề cầnbàn. Chủ trương đitắt, đónđầu, vận dụng những thành quả mà cuộc cách mạng khoa học công nghiệp lần thứ tư trong các ngành luyện kim, khai khoáng, chế tạo máy,hóa chất, vật liệu xây dựng... đang còn khá lúng túng, lãngphí, hiệu quả thấp. Một số vấn đề phát sinh liên quan đến môi trường vàkha năng cạnhtranhcua nền kinh tế đang chưa được giải quyết phù hợp với yêu cầu phát triền bền vừng trong cuộc cách mạng khoa học công nghiệp lần thứ tư này.

Đe sử dụng có hiệu quá các thành tựu của các cuộc cách mạng khoa học công nghệ, nhất là của cuộc cánh mạng khoa học công nghiệp lần thứ tư, Việt Nam, trước hết, phải đấy nhanh cải cách giáo dục, làmchongành giáo dục đào tạo được lópngười lao động mới, cóđủnăng lực vàphàmchấtđápứng yêu cầu của thời kỳ CNH, HĐH, phát triển nềnkinh tế tri thức, định hướng đến CNXH. Ngoài ra, Việt Nam cân tiếp tục đầu tư phát triên tiếp tục ngành công nghệ thông tin, làm cho ngành này trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp Việt Nam, đi tắt, đón đầu, hội nhập thành công vào quá trình phát triển cua nhânloại. Trênnhững cơ sở nàymà hoànchinh kế hoạch phát triên cùa các ngành kinh tế chu chốt khác mà Việt Nam đangmuốn và có điều kiện phát triên như dầu khí, năng lượng điện, luyện kim, hóa chat, vật liệu xây dựng, che tạo máy... Song song với những vấn đề về kinh tế, khoa học công nghệ này, Việt Nam còn cần những cải cách về thẻ chế, làm cho thể chế phù hợp với yêu cầu phát triển của các lực lượngsan xuất mà cuộc cáchmạng khoa học công nghiệp lần thứ tư đang mang lại. Trongđó,tiếp

(7)

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỎI

tục hoàn thiện thể chếkinh tế thị trường, giải phóng triệt đê sức sáng tạo của mồi người lao động, kết hợp chặt chẽ giữa các chủ thể trong quá trình sản xuất và thực hiện các dịch vụ xã hội gồm: Nhà nước, nhà đầu tư, nhà khoa học, nhà quản lý và người lao động. Tranhthủ sự hỗ trợ và giúpđỡquốc tế đê đẩy nhanh việc thực hiện và sử dụng các thành tựu của các cuộc cách mạng khoa học công nghiệp hiệncó cũng là việc rất cần làm trong giai đoạn hiện nay. Tất cả sẽ giúp cho quá trình Việt Nam đây nhanh sự nghiệp CNH, HĐH, phát triển lực lượng sản xuất cầncó của CNXH giai đoạn thứ nhất.

Từ nưa cuối thế kỉ XXI, Việt Nam sẽ chuyển trực tiếp vào giai đoạn thứ hai, giai đoạn xây dựng nền kinh tế tri thức - cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH. Giaiđoạn này phụ thuộc vào quá trình phát triên và ứng dụng những thành tựu của khoa học, công nghệ vào thực tiền để phát triển nền kinh tế tri thức với trình độ tự động hóa cao. Việt Nam sẽ hội nhập quốc tế sâu rộng. Sự phát triên nhanh hay chậm của ViệtNam trong giai đoạn này phụ thuộc vào khả năng đi tắt, đón đầu và mức sử dụng hiệu quả các thành tựu khoa học công nghệ mà các cuộc cáchmạng lần thứ tư, thứ năm... mang lại.

Đe làm được điều này, ngay từ bây giờ, Việt Nam phải nhanh chóngcải cách, hoàn chỉnh lại nền giáodục, đàotạo, xâydựng và phát triển các nguồn vốnkinhtế, vốnxàhội đã có, tạo môi trường xã hội thuận lợi cho phát triển. Đi tắt, đón đầu, học tập, tiếp thu, sử dụngvà phát triên những thành tựucủa cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã có, phát triểnbền vững đất nước, đưa Việt Nam thành quốc gia: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công băng, dân

MỘT sóGIẢI PHÁP BÃO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN....

cùa Người nhằm thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược - xâydựngvàbào vệ Tố quốcViệt Nam xã hộichủnghĩatrong tình hình mới.

1. V.I.Lênin: Toàn tập, t. 6, Nxb CTQG - ST, H, 2005, tr. 336.

2. Sđd, tr. 30.

3. Sđd, tr. 32.

4. Sđd, t. 41, tr. 34.

5. Sđd, t. 11, tr. 281.

Ỗ.SđdA. 39, tr. 251.

chủ, văn minh”. Giai đoạn thứ hai này sẽ kéo dài từ sau khi kết thức giai đoạn thứ nhất vào nửa cuối thế kỷXXI đếnđầu thế kỷ XXII. Đâylà một quá trình dài. Sự phân chia các thời kỳ phát triển cụthể hơn, chi tiết hơn, phải hết sức căn cứ vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ ứng dụng thành tựu của các cuộc cách mạng khoa học công nghệ trongtừng gia đoạnphát triển mang lại.

Rõ ràng, HTKTXH CSCN chỉ trở thành hiện thực khi loài người đã phát triên xong nền kinh tế tri thức. Nen kinh tế này chỉ có được nhờ những thành tựu cùa cuộc cách mạng khoa học và công nghiệp lần thứ 3 và đặc biệt là lần thứ 4. Trong đó, tri thức, khoa học và thông tin trởthành lực lượng sân xuất trực tiếp; nền đại côngnghiệp cơ khí - nền tảng vật chất, kỹthuật của CNTB, sẽ biến thànhnềnsảnxuất tự động hóa; tuyệt đại đasốngười lao động là người làmviệc trí óc. Đây là chù nhân củaxã hội mới - xã hội CSCN. Thế giới sẽ dần trở nên“đại đồng” thông quaquá trình nhất thê hóavề kinh tế và toàn cầu hóa về cả xãhội. Những mơ ước ngànđời của loài người về tính tất yếu của “tự do” cho mỗi con người sẽ được hiện thực hóa. Những tư tường cơ bản của K.Marx vềCNXH và CNCS sẽ được chứngminh.

1. Đảng Cộng sàn Việt Nam: Báo cáo 10 năm thực hiện Cương lĩnh 2011, Nxb CTQG - ST, H, 2020, tr. 133.

2. Tlđd, tr. 143.

Tài liệu tham khảo:

1. c. Mác và Ph, Àngghen: Toàn tập, t. 4, t. 13, t. 20, NxbCTQG, H, 1995.

2. V.I.Lênin: Toàn tập, t. 33, Nxb Tiến bộ, Maxcova, 1976.

Tiêp theo trang 31

7. Sđd, t. 30, tr. 160.

ị.SđdA. 39, ,tr. 309 - 310.

9. Sđd,t. 37, tr. 312-313.

10. sm 39, tr. 251.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, t. 1, Nxb CTỌG - ST, H, tr. 25.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biêu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG - ST, H, 2011, tr. 88.

13. Sđd, tr. 70.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

1 KN : Bản chất của nền dân chủ XHCN là quyền làm chủ của nhân dân trong các lĩnh vực đời sống xã hội của đất nước ,dân chủ là một hình thức nhà nước gắn với giai

Chỉ một khi nhận thức đƣợc rằng, trong phân tầng xã hội có cả phân tầng xã hội hợp thức và phân tầng xã hội không hợp thức, trong đó phân tầng xã hội hợp thức là

Để nghiên cứu hành vi cá nhân trong tình huống, khác với phương pháp định lượng hay phương pháp thống kê xã hội nêu trên, nhà tâm lí - xã hội

Tháng Tám năm 1946 , Đảng Cộng sản Liên Xô đã ra chỉ thị về ((Những biện pháp nhằm tiếp tục phát triển các khoa học xã hội và nâng cao trai trò của nó trong công

Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu của xã hội học thực nghiệm thường ở phạm vi nhỏ, hẹp, quan tâm đến một số lĩnh vực nhất định đã và đang thu hút sự chú ý trong

Đại hội lần thứ XXVII Đảng Cộng sản Liên Xô đã yêu càu các nhà khoa học xã hội, trong đó có các nhà xã hội học, phải chuyển hướng thật mạnh mẽ sang những vấn đề thực

Thủ đoạn thâm độc nhất của thực dân Pháp trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là:.. Đánh thuế nặng vào các

Ngoài ra còn có một số bài báo, đề tài nghiên cứu khác cũng như các cuộc hội thảo khoa học về lĩnh vực nhà ở xã hội của Bộ xây dựng - Bộ kế hoạch và đầu tư - Bộ