• Không có kết quả nào được tìm thấy

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

VJE Tạp chí Giáo dục, Số 473 (Kì 1 - 3/2020), tr 60-63

60 Email: ndtu@tech-nhc.edu.vn

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP HIỆN NAY

Nguyễn Đình Tú - Trường Trung cấp Kinh tế - Kĩ thuật Nguyễn Hữu Cảnh, Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày nhận bài: 10/12/2019; ngày chỉnh sửa: 15/01/2020; ngày duyệt đăng: 31/01/2020.

Abstract: The current situation shows that students are indifferent to the national culture, morally corrupt; The crime rate among teenagers has increased sharply and particularly serious offenses are increasing, causing social pain and instability in the country's situation. Therefore, the political, ethical and lifestyle education for the young generation is the responsibility not only of the schools but also of the whole society.

Keywords: Political, ethical and lifestyle education, intermediate school, revolutionary ethics.

1. Mở đầu

Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh là giáo dục tinh hoa truyền thống văn hóa của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng để toàn Đảng, toàn dân noi theo. Người quan niệm đạo đức là nền tảng, là sức mạnh của người cách mạng, là cái

“gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước”; Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, những thành tựu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng phát triển. Đó là những thành quả to lớn vượt bậc không thể phủ nhận. Bên cạnh đó, những tác động tiêu cực của thời kì đổi mới, đặc biệt là mặt trái của cơ chế thị trường đã làm xói mòn đạo đức, ảnh hưởng tới xã hội.

Vấn đề này tác động lớn đến thế hệ trẻ, nhất là thanh niên và học sinh, trụ cột của nước nhà trong tương lai.

Nhằm tạo ra sức mạnh, động lực tinh thần to lớn trong toàn Đảng và trong tất cả các tầng lớp xã hội để góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng trên tinh thần: “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”

[1]; ngày 14/05/ 2011, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 03-CT/TW về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Cuộc vận động này đã trở thành phong trào sâu rộng, ảnh hưởng tích cực, sâu sắc tới mọi ngành nghề, lĩnh vực đời sống xã hội;

giúp mọi tầng lớp nhân dân thấy thêm tinh thêm yêu Đảng, phấn đấu noi gương Chủ tịch Hồ Chí Minh, một lòng đi theo con đường mà Bác và Đảng đã lựa chọn.

Tuy vậy, vẫn còn tồn tại đâu đó việc giới trẻ thờ ơ với

văn hóa dân tộc, tha hóa về mặt đạo đức, tỉ lệ tội phạm ở độ tuổi thanh thiếu niên tăng mạnh và tính chất phạm tội đặc biệt nghiêm trọng ngày càng nhiều, gây nhức nhối cho xã hội. Việc cần thiết phải giáo dục chính trị, đạo đức lối sống cho thế hệ trẻ là trách nhiệm không chỉ của nhà trường mà là toàn xã hội.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Tích cực đẩy mạnh cuộc vận động Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho học sinh trường trung cấp

Hồ Chí Minh là tấm gương sáng chói về con người mới với đạo đức mẫu mực trong sáng, lối sống cao đẹp;

đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng, đạo đức của người cộng sản. Người dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng; độc lập cho dân tộc; tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân; hòa bình, dân chủ, tiến bộ cho nhân loại là mục tiêu duy nhất của người chiến sĩ cộng sản kiên trung này. Người nói: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích là phấn đấu cho quyền lợi của Tổ quốc và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo - là vì mục đích đó”

[2; tr 272].

Hồ Chí Minh còn là hiện thân của lối sống mới. Đó là lối sống có lí tưởng, có đạo đức. Không chỉ kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, Hồ Chí Minh còn tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại tạo nên lối sống văn minh, tiên tiến. Trong việc công cũng như trong đời tư, Người luôn nêu cao phong cách sống khiêm tốn, giản dị, chừng mực, điều độ, ngăn nắp, vệ sinh, yêu lao động, quý trọng thời gian, không ham muốn về vật chất, chức quyền, danh lợi. Người luôn nghiêm khắc với bản thân; cởi mở, chân tình, ân cần tế nhị với mọi người. “Bản thân Người là tấm gương sáng, là hiện thân của nền đạo đức cách mạng Việt Nam, mãi mãi là ngọn đèn pha chiếu rọi con đường rèn luyện, phấn đấu để trở nên “tốt” hơn, đạt đến

“chân thiện mĩ” của con người Việt Nam ngày nay và mai sau” [3].

(2)

VJE Tạp chí Giáo dục, Số 473 (Kì 1 - 3/2020), tr 60-63

61 Giáo dục cần kết hợp nhiều hình thức như: giới thiệu chuyên đề, xem phim tư liệu, giao lưu với các nhân chứng lịch sử đã từng sống, làm việc cùng Người, phát động các cuộc thi tìm hiểu thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tham quan bảo tàng, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trọng tâm của giáo dục là giúp học sinh nhận thức “Vì sao Hồ Chí Minh trở thành tấm gương tuyệt vời về con người mới?”. Những đức tính cao quý ở Người không phải là bẩm sinh mà là kết quả của việc không ngừng học tập, đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày. Hiểu rõ con đường hình thành và phát triển đạo đức của Hồ Chí Minh, học sinh trường trung cấp ra sức phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện để bản thân ngày càng hoàn thiện.

2.2. Tích cực chăm lo bồi dưỡng, nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Giáo dục chính trị trong việc giáo dục đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh cho học sinh

Giáo dục chính trị, đạo đức lối sống là một hoạt động hướng đích, trong đó các lực lượng giáo dục sử dụng các phương pháp và những phương tiện nhất định tác động đến đối tượng nhằm hình thành ở họ ý thức đạo đức, tình cảm đạo đức và năng lực thực hiện hành vi đạo đức.

Trong giảng dạy các môn Khoa học Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, đa phần các giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình là chủ yếu. Các phương pháp khác không được sử dụng và nếu có chỉ ở một mức độ nhất định. Phương pháp chung vẫn là thầy truyền thụ và trò ghi chép tiếp thu, ghi nhớ một cách máy móc. Các hình thức thảo luận, đối thoại, tranh luận ở nhóm, ở lớp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, năng lực độc lập tư duy của học sinh chưa được đa số giáo viên quan tâm thực hiện đã biến buổi giảng thành giờ “truyền phát thông tin” một cách xuôi chiều.

Thêm vào đó, việc giáo viên đơn thuần trình bày lí luận mà ít liên hệ thực tiễn càng làm cho giờ học trở nên khô khan, nhàm chán. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập và rèn luyện của học sinh. Học sinh còn cho rằng lí do làm họ không ham thích các môn học trên là phương pháp giảng dạy còn khó hiểu.

Từ thực tế đó, chúng tôi cho rằng để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác giáo dục chính trị, đạo đức lối sống cho học sinh, nhà trường cần phải đổi mới về phương pháp, đa dạng về phương tiện giáo dục đạo đức, lối sống sao cho hấp dẫn, lôi cuốn, sinh động.

Thực chất của đổi mới phương pháp là sự thay đổi cách thức giảng dạy, chuyển từ cách dạy nặng về truyền đạt tri thức sang dạy cho người học cách thu nhận tri thức - nghĩa là dạy cách học.

Đổi mới phương pháp trong giảng dạy, giáo viên cần phải tăng cường kết hợp, sử dụng hợp lí các phương

pháp, hình thức, phương tiện nhằm làm cho người học vừa có được những kiến thức cần thiết, vừa rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Trong giáo dục, giáo viên không thể tùy tiện lựa chọn phương pháp mà phải căn cứ vào nội dung và đặc điểm đối tượng giáo dục. Nói cách khác, nội dung quyết định phương pháp. Hàng năm nên tổ chức các cuộc hội nghị tổng kết, hội thảo khoa học về công tác giáo dục trong các trường đại học để rút kinh nghiệm.

Đổi mới phương pháp giảng dạy đòi hỏi giáo viên cần tăng cường sử dụng các trang thiết bị phục vụ trợ giảng. Đó là các phương tiện tranh ảnh, hệ thống nghe nhìn. Việc kết hợp giữa dạy lí thuyết với sử dụng các phương tiện hiện đại làm cho buổi học thêm sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn, từ đó làm tăng hiệu quả dạy và học.

Hình thức giáo dục đạo đức cũng phải hết sức đa dạng.

Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh không chỉ bó hẹp ở việc lên lớp, giảng bài, thảo luận mà cần mở rộng, kết hợp nhiều hình thức khác như: thuyết trình, tọa đàm, nghiên cứu thực tế, giao lưu với những gương điển hình tiên tiến trong nhà trường lẫn ngoài xã hội, tham quan du lịch, du khảo, các hoạt động “về nguồn”, các hoạt động xã hội, hội thi Olympic các môn Khoa học Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh cấp khoa, trường, thành phố… Đây là những giờ học ngoại khóa rất cần thiết và đầy bổ ích vừa giúp học sinh có thêm những hiểu biết về quy tắc chuẩn mực đạo đức vừa là dịp để học sinh trải nghiệm trong thực tiễn tiến tới hình thành tình cảm và niềm tin đạo đức.

2.3. Giáo dục chính trị, đạo đức lối sống cho học sinh các trường trung cấp phải bằng hành động cụ thể, nêu gương sáng; phát huy ý thức tự giác trong rèn luyện, tu dưỡng bản thân

Hồ Chí Minh quan niệm, giáo dục đạo đức là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Trong xã hội, mỗi người vừa là chủ thể vừa là đối tượng của giáo dục đạo đức. Do đó, ai cũng có thể và cần phải nêu gương đạo đức. Việc nêu gương tốt, việc tốt của mọi người góp phần xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, tiến bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh rèn luyện nhân cách.

Tuy nhiên, cần thấy rằng nhân cách của những người trực tiếp đảm nhận công tác giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đối với người được giáo dục. Vì thế, ông bà, cha mẹ, thầy cô phải thật sự là các tấm gương sáng về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống để học sinh noi theo. Nêu gương trong giáo dục đạo đức đòi hỏi các lực lượng tham gia giáo dục phải tuân thủ nguyên tắc

“nói đi đôi với làm”. Mọi lời rao giảng đạo đức đều trở nên vô ích nếu “dạy một đằng nhưng làm một nẻo”.

Ngược đãi ông bà, cha mẹ không thể khuyên bảo con

(3)

VJE Tạp chí Giáo dục, Số 473 (Kì 1 - 3/2020), tr 60-63

62 cái hiếu thuận với mình. Sống ích kỉ, cá nhân, không đúng mực, thầy cô không thể dạy học sinh sống lành mạnh, sống vì mọi người. Nguyên tắc “nói đi đôi với làm” đòi hỏi người làm công tác giáo dục cũng phải được giáo dục, không ngừng tự hoàn thiện nhân cách của mình để trở thành tấm gương sáng về mọi mặt cho học sinh noi theo.

Phần đông học sinh của các trường trung cấp ở vào độ tuổi từ 15-19. Đây là giai đoạn định hình về mặt nhân cách. Ở giai đoạn này, học sinh có xu hướng chọn cho mình một mô hình nhân cách, một mẫu người lí tưởng để noi theo. Trong khi đó, xã hội có quá nhiều giá trị để cho họ lựa chọn. Điều lưu ý là khi giới thiệu chân dung của các lãnh tụ, nhà khoa học, nhà giáo, anh hùng lao động… để học sinh học tập noi theo phải gắn liền với việc làm rõ những cống hiến lớn lao của họ đối với Tổ quốc, với nhân dân, đạo đức nhân phẩm của họ, lối sống của họ. Giáo dục đạo đức, lối sống thông qua việc nêu cao các hình tượng mẫu mực trong xã hội là giúp cho học sinh xây dựng động cơ phấn đấu, rèn luyện bản thân đúng đắn.

Bên cạnh việc nêu cao những tấm gương sáng, gương tốt để học sinh noi theo, hiệu quả giáo dục sẽ cao hơn nhiều nếu chúng ta biết kết hợp với việc chỉ ra và phê phán những gương mờ, gương xấu để học sinh biết mà tránh không mắc phải. Đặc biệt là cần lên án và có biện pháp ngăn chặn triệt để những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên nhằm củng cố niềm tin của học sinh vào lí tưởng đạo đức xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra, cũng nên tổ chức cho học sinh giao lưu với những người một thời lầm lỡ nhưng lại biết hoàn lương làm lại cuộc đời, có ý chí nghị lực phấn đấu vươn lên trong cuộc sống. Chính tiếng nói của những người trong cuộc là lời cảnh tỉnh đối với học sinh, giúp họ tránh đi vào vết xe đổ của người trước.

2.4. Phát huy tối đa vai trò của các tổ chức, đoàn thể

trong nhà trường nhằm giáo dục chính trị, đạo đức lối sống theo tư tưởng Hồ Chí Minh một cách sâu rộng trong học sinh

Theo Hồ Chí Minh, giáo dục học sinh còn phải biết dựa vào sức mạnh của tổ chức, sức mạnh của tập thể.

Người chủ trương đưa học sinh vào trong các tổ chức đoàn thể xã hội như: Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp thanh niên... Muốn tập hợp rộng rãi, thu hút đông đảo thanh niên thì mỗi đoàn viên phải gương mẫu, giữ vững đạo đức cách mạng, khiêm tốn, cần cù, hăng hái, dũng cảm, xung phong trong mọi công việc để lôi cuốn thanh niên, học sinh. Tổ chức Đoàn các cấp phải quan tâm đến đời sống, công tác và học tập của học sinh, “phải nghiên cứu tìm ra nhiều hình thức và phương pháp thích hợp

để đoàn kết và tổ chức thanh niên một cách rộng rãi và vững chắc”.

Chi ủy, Ban Giám hiệu nhà trường cần quan tâm, tạo điều kiện và có những hỗ trợ cần thiết cho các hoạt động của Đoàn Thanh niên, Công đoàn như: tổ chức hội thi, hội diễn văn nghệ, thi đấu thể dục, thể thao, các cuộc thi tìm hiểu truyền thống cách mạng, các hoạt động xã hội nhân đạo, từ thiện… Lồng ghép vào những hoạt động này những bài học, lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thanh niên nói chung và học sinh nói riêng. Là những tổ chức đại biểu cho lợi ích của học sinh, sinh viên, Đoàn Thanh niên có nhiệm vụ chủ yếu là tham gia vào việc giáo dục lí tưởng, niềm tin cách mạng, tuyên truyền tư tưởng chính trị, định hướng và vận động học sinh thực hiện lối sống lành mạnh, văn minh. Để nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, ngoài việc tiếp tục củng cố và phát huy các thành tựu đã đạt được, Đoàn Thanh niên cần chú ý thực hiện những giải pháp có tính định hướng như sau:

- Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn vững mạnh làm trung tâm đoàn kết, tập hợp, vận động, giáo dục học sinh. Các cán bộ Đoàn, cần nâng cao phẩm chất, năng lực hoạt động của mình, gắn bó mật thiết với học sinh; thường xuyên nghiên cứu, nắm vững tình hình, dự báo diễn biến về tư tưởng, thái độ chính trị, đạo đức, lối sống của học sinh và chủ động đề xuất các giải pháp khả thi để giáo dục, rèn luyện, định hướng sự phát triển nhân cách cho học sinh.

- Đoàn Thanh niên tập trung nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, đặc biệt là giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho học sinh. Đoàn Thanh niên cần thường xuyên tổng kết, rút kinh nghiệm công tác giáo dục ở từng đơn vị phòng, khoa nhằm phát hiện và đẩy mạnh việc nhân rộng các mô hình, các hình thức giáo dục có hiệu quả cao.

- Nội dung, chương trình giáo dục phải đảm bảo tính khách quan, khoa học, phù hợp với những yêu cầu xã hội đặt ra đối với học sinh. Chương trình, kế hoạch phải thiết thực và mang tính khả thi cao, không nên đặt

“những chương trình, kế hoạch mênh mông, đọc nghe sướng tai nhưng không thực hiện được” và “một chương trình nhỏ mà thực hiện được, hẳn hoi, hơn là một trăm chương trình to tát mà làm không được”. Hình thức giáo dục cần phong phú, đa dạng, hấp dẫn, sinh động và khi triển khai thực hiện phải đảm bảo tính sâu rộng, đều khắp, thường xuyên liên tục, cần khắc phục hiện tượng “đầu voi đuôi chuột” của phong trào.

- Cần quán triệt các nguyên tắc: “nói đi đôi với làm”,

“nêu gương”, “xây đi đôi với chống” trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Bên cạnh việc

(4)

VJE Tạp chí Giáo dục, Số 473 (Kì 1 - 3/2020), tr 60-63

63 đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục cần phải hướng dẫn, tổ chức học sinh đấu tranh, xã hội lên tiếng chống lại những tiêu cực nhằm góp phần lành mạnh hóa môi trường xã hội.

2.5. Kết hợp giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội trong việc giáo dục chính trị, đạo đức lối sống theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho học sinh; gắn chặt giáo dục trong nhà trường với giáo dục trong thực tiễn

Quá trình giáo dục trong gia đình, nhà trường và xã hội có những đặc trưng riêng, ưu thế riêng. Sự thống nhất biện chứng giữa giáo dục của Gia đình - Nhà trường - Xã hội là yếu tố quyết định quá trình hình thành đạo đức, lối sống cho học sinh. Sự bất cập ở mỗi yếu tố đều có thể dẫn đến sự xuất hiện những nhân cách mà xã hội không mong muốn. Tăng cường kết hợp giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh của trường hiện nay cần tiến hành theo những định hướng sau:

- Thống nhất quan điểm, chủ trương, mục đích trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh giữa Gia đình - Nhà trường và đoàn thể xã hội.

- Tăng cường hơn nữa ý thức trách nhiệm của gia đình, nhà trường và các đoàn thể xã hội trong việc phối hợp quản lí, giáo dục học sinh, nhất là học sinh ngoại trú.

- Chú trọng công tác tổng kết, rút kinh nghiệm trong việc phối hợp quản lí và giáo dục giữa 3 môi trường nhằm phát huy những mặt tích cực và khắc phục những thiếu sót.

Mỗi gia đình cần suy nghĩ, kế thừa kinh nghiệm giáo dục gia đình từ xưa đến nay để từ đó hình thành phương pháp giáo dục mới phù hợp với điều kiện xã hội hiện nay. Phải khắc phục những cách giáo dục xúc phạm đến nhân phẩm như tệ gia trưởng độc đoán, chỉ dùng hình phạt hoặc nuông chiều quá mức. Cần giáo dục con cái bằng chính tấm gương, nền nếp gia đình và đạo đức của bố mẹ chứ không chỉ biết kiếm tiền, chu cấp vật chất cho con. Muốn giáo dục có hiệu quả, các bậc phụ huynh cần phải hiểu rõ con cái, nên tạo cơ hội gần gũi con để lắng nghe và chia sẻ hoặc tìm hiểu thông qua bạn bè đồng trang lứa với con; hướng dẫn và tìm cách đáp ứng các nhu cầu hợp lí của con em mình.

Phải biết động viên kịp thời những thành quả của con cái và uốn nắn kịp thời những hành vi lệch chuẩn dù là nhỏ nhất. Xây dựng nền nếp gia phong, tạo bầu không khí hòa thuận, cởi mở, hạnh phúc, quan tâm đến từng thành viên khi có thuận lợi cũng như khi gặp khó khăn… Các cơ quan, tổ chức đoàn thể hữu quan cần đổi mới phương pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trên cơ sở đa dạng hóa các hình thức giáo dục. Chi ủy, Ban Giám hiệu, Phòng công tác học sinh, Đoàn

Thanh niên phải tạo ra nhiều hoạt động phong phú nhằm thu hút được học sinh tham gia đông đảo, tự giác và hứng thú. Cần kết hợp chặt chẽ giữa việc đẩy mạnh tuyên truyền với giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh thông qua tổ chức giáo dục lao động, các hoạt động chính trị - xã hội, các hoạt động mang tính tập thể.

Trong giáo dục cần phát huy vai trò của dư luận xã hội trong việc điều tiết hành vi, giáo dục luân thường đạo lí, định hướng chuẩn mực đạo đức đúng đắn cho học sinh. Phải tạo dư luận xã hội rộng rãi ủng hộ cái hay, cái tốt, cái đẹp, phản đối với cái dở, cái xấu, cái ác…

3. Kết luận

Tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh có vai trò rất tích cực đối với việc nâng cao lí tưởng và nhận thức của học sinh, hiện nay. Đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ giúp cho học sinh nâng cao thế giới quan, nhân sinh quan mà còn có lí tưởng, nhận thức, lối sống phù hợp. Chẳng hạn, đạo đức Hồ Chí Minh về lòng yêu thương con người giúp cho các bạn trẻ giàu lòng nhân ái hơn, quan tâm hơn đến người khác, sống có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình và xã hội. Hay, đạo đức Bác Hồ về tiết kiệm rất phù hợp với bối cảnh KT-XH hiện nay; bản thân những lời dạy của Bác cũng rất gần gũi, có thể áp dụng trong đời sống thực tiễn. Không chỉ vậy, với học sinh, những người đang hoàn thiện nhân cách, thì đạo đức Bác Hồ là chuẩn mực để các em học tập và noi theo.

Do đó, việc tiếp tục giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh một cách sâu sắc hơn, đầy đủ hơn, toàn diện hơn, cụ thể hơn, thuyết phục hơn trong nhà trường càng cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Tài liệu tham khảo

[1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2011). Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI.

[2] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.

[3] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.

[4] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.

[5] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh toàn tập, tập 9. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.

[6] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.

[7] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Do đó, nhà trường cần chú trọng hơn nữa đến công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, nhân viên về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nói

Tiếp tục thực hiện hiệu quả việc tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống trong các chương trình môn học và hoạt động giáo dục,

Giáo viên liên hệ: tích cực tham gia việc lớp, việc trường còn thể hiện ở việc tích cực tham gia các hoạt động giáo dục tài nguyên, môi trường biển, đảo phù hợp với

Chúng tôi hy vọng các giải pháp ñề xuất sẽ ñược thực thi và mang lại hiệu quả thiết thực cho việc nâng cao chất lượng giáo dục khi mà có sự hợp lực của ñội

Thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao trình độ chính trị, đạo đức nghê nghiệp cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên,

+ Tại các cơ sở giáo dục: tổ chức thi học sinh giỏi, thi vở sạch chữ đẹp, làm và sử dụng đồ dùng dạy học tiếng Chăm. Tổ chức sinh hoạt tiếng dân tộc theo đơn vị

Ở trường học, những môn đạo đức, giáo dục công dân thường ít được liên kết với quá trình trải nghiệm sáng tạo và học tập tình huống, đặc biệt là chưa có sự gắn kết với các môn học khoa

Với mục đích đó, nội dung giáo dục của Khổng Tử chủ trương dạy cho con người rất phong phú, gồm những điểm cơ bản sau: Thứ nhất, giáo dục đạo đức, nhân cách và đạo lý làm người.*