• Không có kết quả nào được tìm thấy

Ngành Dệt may: - Khó nhất vẫn là tìm thị trường

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "Ngành Dệt may: - Khó nhất vẫn là tìm thị trường"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

8

CÔNG NGHIỆP>>Kỳ 1, tháng 9/2012 Website: www.tapchicongnghiep.vn

SÖÏ KIEÄN - VAÁN ÑEÀ

PV: Bà có nhận xét gì về những con số tăng trưởng của ngành Dệt may Việt Nam trong 7 tháng qua?

Bà Đặng Phương Dung: 7 tháng đầu năm, ngành Dệt may gặp rất nhiều khó khăn trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu.

Kim ngạch xuất khẩu tại một số thị trường chủ chốt chỉ tăng rất ít so với cùng kỳ năm 2011 (thị trường Mỹ tăng 3%, EU tăng 2,7%, Nhật Bản tăng 8,9% và Hàn Quốc giảm 2%). Số liệu thống kê cho thấy, trong 7 tháng đầu năm 2012, xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt khoảng 9,2-9,3 tỷ USD. So với cùng kỳ năm 2011, ngành vẫn giữ được mức tăng trưởng 7-8%, nhưng so với tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu của cả nước thì tỷ lệ tăng trưởng của dệt may còn khá khiêm tốn. Tuy vậy, đây cũng thể hiện được sự nỗ lực của toàn ngành trong thời gian qua để ổn định thị trường, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vẫn đang khủng hoảng như hiện nay.

Nhìn vào năm 2011, tuy khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng rộng khắp nhưng đơn hàng của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn rất nhiều và lúc đó các doanh

nghiệp cũng có điều kiện tăng đơn giá hàng xuất khẩu. Thời điểm đó, chủ yếu các nhà nhập khẩu phải đi tìm các nhà xuất khẩu. Nhưng bước sang năm 2012 thì tình hình đã đổi khác, vấn đề nhập khẩu của các thị trường xuất khẩu dệt may lớn của Việt Nam đều giảm. Xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào Mỹ đã tăng chậm hơn do nợ công, thất nghiệp, ảnh hưởng đến sức mua tiêu dùng, vào EU cũng giảm, nhiều khách hàng là những công ty bán lẻ rất lớn nhưng cũng phải đóng cửa, vào Hàn Quốc năm 2011 có thời kỳ đã tăng trưởng tới 200% nhưng 6 tháng vừa qua đã giảm 2%...

Tóm lại, Dệt may đang trong giai đoạn cực kỳ khó khăn, nhất là ngành Dệt may lại có đặc thù sản phẩm chủ yếu xuất khẩu nên khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng rất rõ nét đến ngành Dệt may.

PV: Vậy ngành Dệt may có những giải pháp gì để giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn?

Bà Đặng Phương Dung:

Đương nhiên và quan trọng nhất vẫn là công tác thị trường. Chúng tôi khẳng định, công tác phát triển

thị trường đã được ngành Dệt may và các doanh nghiệp trong ngành làm liên tục trong nhiều năm qua, chứ không phải khi kinh tế khó khăn, các thị trường lớn có “vấn đề” thì ngành Dệt may và doanh nghiệp dệt may mới thực hiện. Chỉ có điều trước đây các thị trường thuận lợi và dễ làm hơn nên các doanh nghiệp không tập trung triển khai mạnh mẽ, còn đến thời điểm này thì công tác phát triển thị trường đang nổi lên thành một vấn đề lớn.

Yêu cầu tất yếu hiện nay để Ngành có thể đạt mục tiêu xuất khẩu của năm 2012 cũng như các năm tiếp theo chính là bên cạnh những thị trường truyền thống, cần phải mở thêm những thị trường mới. Muốn vậy, phải làm tốt hơn các chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ, triển lãm tại nước ngoài, đồng thời các doanh nghiệp phải chủ động chuẩn bị trước những gì cần thiết để đáp ứng yêu cầu của khách hàng ngay tại các chương trình xúc tiến thương mại. Tìm hiểu trước về khách hàng, nguồn hàng, thông tin về những doanh nghiệp tham dự các chương trình để có thể tiếp cận được, sao

Ngành Dệt may:

Khó nhất vẫn là tìm thị trường

HOÀNG HỒ (ghi)

Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) phối hợp với một số đối tác tổ chức Hội thảo “Giải pháp hỗ trợ tìm kiếm nguồn lực và cơ hội mở rộng xuất khẩu dệt may Việt Nam”, với sự tham dự của hơn 100 doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong ngành Dệt may. Bên lề Hội thảo, bà Đặng Phương Dung – Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hiệp hội đã có cuộc trao đổi với báo chí về các giải pháp tháo gỡ khó khăn của ngành Dệt may. Xin trân trọng giới thiệu.

(2)

9

Kỳ 1, tháng 9/2012

Website: www.tapchicongnghiep.vn <<CÔNG NGHIỆP

SÖÏ KIEÄN - VAÁN ÑEÀ

cho một đồng chi phí bỏ ra, khi về phải có hiệu quả.

PV: Nhiều doanh nghiệp kêu thiếu vốn trầm trọng để phát triển sản xuất. Vậy các doanh nghiệp trong ngành Dệt may có gặp phải vấn đề này?

Bà Đặng Phương Dung: Do dệt may làm gia công nhiều, nên với vấn đề vốn, ngành Dệt may không khó khăn lắm. Trước kia đó là điểm yếu, nhưng đặt trong giai đoạn này thì đó lại là lợi thế. Khi làm gia công, doanh nghiệp tận dụng được nguồn vốn của khách hàng, không phải mua nguyên phụ liệu mà do khách hàng cung cấp.

Doanh nghiệp chỉ phải mua thêm nguồn phụ liệu nào trong nước đáp ứng được và nhân công. Điều đó làm doanh nghiệp ít sử dụng đến vốn. Bên cạnh đó, vì doanh nghiệp dệt may xuất khẩu nên có nguồn ngoại tệ, doanh nghiệp tận dụng lợi thế vay ngoại tệ bằng lãi suất cạnh tranh hơn so với đồng nội tệ.

Nhưng không phải vì thế mà ngành Dệt may không có khó khăn về vốn. Khó nhất là nguồn vay trung hạn và dài hạn để đầu tư. Vì nếu không đầu tư để giải quyết những điểm yếu về cung cấp nguyên liệu phục vụ chiến lược phát triển ngành, không đầu tư chiều sâu và mở rộng phát triển thì sản xuất sẽ bị thu hẹp, khó có thể phát triển lâu dài và bền vững.

PV: Có nhiều ý kiến cho rằng, do năng suất lao động của ngành Dệt may còn thấp nên dẫn đến giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may?

Bà Đặng Phương Dung: Trong số các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành Dệt may, giải pháp về nâng cao năng suất lao động cũng rất được coi trọng. Mặc dù công tác quản lý năng suất chất lượng tại các doanh nghiệp dệt may đã được đầu tư quan tâm và cũng đã mang lại hiệu quả hơn so với phương pháp

quản lý trước đây, tuy nhiên năng suất lao động đạt được vẫn thấp so với một số quốc gia, vùng lãnh thổ trong khu vực, như chỉ bằng 1/3 so với Hồng Kông, bằng 1/4 so với Trung Quốc và bằng 1/8 so với Hàn Quốc. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến giá thành, làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm.

Để giải quyết vấn đề này cần thiết phải đào tạo đội ngũ từ lao động đến cán bộ quản lý cấp trung và cao. Quản lý trong sản xuất, tiết kiệm mọi chi phí, kiểm soát tốt thời gian trên dây chuyền của người lao động. Chú trọng nâng cao tay nghề cho công nhân, tiết kiệm thao tác thừa, rút ngắn thời gian hoàn thành sản phẩm để nâng cao năng suất.

Bên cạnh đó là đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển thị trường làm FOB, ODM, làm sao để treo được nhãn hiệu của doanh nghiệp trên chính sản phẩm của mình, xây dựng được những thương hiệu Dệt may Việt Nam được người tiêu dùng thế giới biết đến, chứ không như hiện nay chỉ ghi được “Made in Vietnam” chứ chưa thể hiện được thương hiệu của nhà sản xuất nào đến với người tiêu dùng. Yêu cầu tất yếu nữa là ngành Dệt may phải hình thành được các cụm công nghiệp đáp ứng xu hướng của dệt may thế giới hiện nay là phải theo chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, giảm thiểu chi phí liên quan đến sản xuất, và tự mình phải sản xuất các nguyên liệu chủ yếu, tránh lệ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu như hiện nay.

PV: Theo bà, các doanh nghiệp dệt may có nên tham gia Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trong làm ăn với các đối tác nước ngoài?

Bà Đặng Phương Dung: Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là vấn đề mới, Chính phủ có chính sách về vấn đề này, tuy nhiên các doanh nghiệp chưa mặn mà bởi muốn làm bảo hiểm đó thì phải có chi phí,

trong lúc hiện nay rõ ràng đầu vào đã quá cao so với đầu ra, các doanh nghiệp đang cố gắng duy trì và tồn tại, nên dù thấy được lợi ích của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đấy nhưng hiện các doanh nghiệp chưa làm. Vừa qua, Hiệp hội đã tiếp cận một số đơn vị có làm những dịch vụ này và tìm hiểu thêm thông tin để phổ biến cho doanh nghiệp. Hội thảo này là một ví dụ.

Theo tôi, nếu không tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu thì sẽ giảm được chi phí đầu vào, nhưng rủi ro lại lớn và vào lúc này, có những đối tác rất lớn còn phá sản, không kể những đối tác còn nhỏ hơn. Bản thân doanh nghiệp sẽ phải cân đối bài toán giữa cái trước mắt và cái lâu dài của mình.

Dù chương trình này đã triển khai được vài năm, nhưng trên thực tế chưa có kết quả. Do đó, thời gian gần đây các tổ chức cung cấp các dịch vụ này cũng đang ráo riết tiếp cận các doanh nghiệp, các hiệp hội ngành hàng để làm thế nào đưa được dịch vụ đến doanh nghiệp, nhất là trong thời kỳ này.

PV: Xin cảm ơn bà!

Nâng cao năng suất lao động sẽ giúp khả năng cạnh tranh của ngành Dệt may

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan