• Không có kết quả nào được tìm thấy

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀNH Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG VÀNH CẤP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀNH Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG VÀNH CẤP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀNH Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG VÀNH CẤP

TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ

Võ Thị Cẩm Loan*, Trần Viết An Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

*Email: voloan2302@gmail.com

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Xác định được đặc điểm hình ảnh tổn thương động mạch vành sẽ giúp tiên lượng và lựa chọn chiến lược điều trị thích hợp ở bệnh nhân hội chứng vành cấp. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm tổn thương động mạch vành qua chụp mạch vành và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân hội chứng vành cấp tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 200 bệnh nhân hội chứng vành cấp Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Kết quả: Tuổi trung bình là 64,4 ± 12,3 và nhóm ≥ 60 tuổi 64,5%. Nam 65,5%, nữ 34,5%. Hẹp 1 nhánh động mạch vành 29,0%, 2 nhánh 39,5%, 3 nhánh 31,5%. Dòng chảy TIMI-0 33,5%, TIMI-1 40,5%, TIMI-2 6,5%, TIMI-3 19,5%. Mức độ tổn thương theo Gensini nhẹ 26,0%, trung bình 41,0%, nặng 33,0%. Có mối liên quan giữa số nhánh động mạch vành bị hẹp với các yếu tố nguy cơ như nhóm tuổi và tăng huyết áp. Kết luận: Tổn thương động mạch vành nặng và lan tỏa ở bệnh nhân hội chứng vành cấp.

Từ khóa: Hội chứng vành cấp, tổn thương động mạch vành.

ABSTRACT

RESEARCH ON VISUAL CHARACTERISTICS OF CORONARY ARTERY LESIONS IN PATIENTS WITH ACUTE CORONARY SYNDROMES

AT CAN THO CENTRAL GENERAL HOSPITAL

Vo Thi Cam Loan, Tran Viet An Can Tho University of Medicine and Pharmacy Background: Determination of the visual characteristics of coronary artery lesions helps to predict and select the appropriate treatment in patients with acute coronary syndromes. Objectives: To describe the characteristics of coronary artery lesions through coronary angiography and some factors related to patients with acute coronary syndromes at Can Tho Central General Hospital. Materials and methods: A cross-sectional descriptive study on 200 patients with acute coronary syndromes at Can Tho Central General Hospital. Results: The mean age of 64.4 ± 12.3 and the group included patients ≥ 60 years was 64.5%. Males 65.5%, females 34.5%. The prevalence of 1-vessel disease 29.0%, 2-vessel disease 39.5%, 3-vessel disease 31.5%. TIMI flow grade with TIMI-0 33.5%, TIMI-1 40,5%, TIMI-2 6,5%, TIMI-3 19.5%.

Gensini score with 26.0% low level, 41.0% average level, 33.0% high level. There was a relationship between narrowed coronary artery numbers and risk factors such as age group and hypertension.

Conclusion: Severe and widespread coronary artery lesions were appeared in patients with acute coronary syndromes.

Keywords: Acute coronary syndromes, coronary artery lesions.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gần đây, tại Việt Nam cũng như các quốc gia đang phát triển khác, tình hình mắc hội chứng vành cấp ngày càng tăng cao rõ rệt. Mặc dù có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị nhưng hội chứng vành cấp vẫn là bệnh lý nặng, diễn tiến phức tạp, có nhiều biến chứng và luôn đe dọa tính mạng người bệnh [10].

Chụp động mạch vành cản quang được xem là “tiêu chuẩn vàng” để chẩn đoán xơ vữa động mạch vành và cung cấp những thông tin cần thiết để lựa chọn chiến lược điều trị thích hợp cho bệnh nhân [7]. Xuất phát từ vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Nghiên cứu đặc điểm

(2)

hình ảnh tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân hội chứng vành cấp tại Bệnh Viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ” với mục tiêu “Mô tả đặc điểm tổn thương động mạch vành qua chụp mạch vành và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân hội chứng vành cấp tại Bệnh Viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ”.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu:

Tất cả bệnh nhân nhập viện tại Khoa Tim mạch can thiệp Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ được chẩn đoán hội chứng vành cấp.

- Tiêu chuẩn chọn mẫu: Bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng vành cấp, được chỉ định chụp động mạch vành cản quang và đồng ý tham gia nghiên cứu.

- Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân chụp động mạch vành thất bại, bệnh nhân đã được can thiệp động mạch vành và bệnh nhân có các rối loạn về tâm thần.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

- Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.

- Cỡ mẫu: Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi đã thu thập được 200 trường hợp đạt tiêu chuẩn.

- Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện.

- Nội dung nghiên cứu:

Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu: tuổi, giới.

Đặc điểm tổn thương động mạch vành qua chụp mạch vành: được đánh giá theo số nhánh động mạch vành bị hẹp, phân loại dòng chảy TIMI và phân độ Gensini.

Một số yếu tố liên quan đến tổn thương động mạch vành: đánh giá mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ tim mạch với số nhánh động mạch vành bị hẹp và phân độ Gensini.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 64,4 ± 12,3 tuổi, trong đó tuổi thấp nhất là 27, tuổi cao nhất là 96, nhóm tuổi ≥ 60 chiếm tỉ lệ 64,5% và nhóm tuổi < 60 chiếm tỉ lệ 35,5%.

Nam giới chiếm tỉ lệ 65,5% và nữ giới chiếm tỉ lệ 34,5%.

3.2. Đặc điểm tổn thương động mạch vành qua chụp mạch vành Bảng 1. Số nhánh động mạch vành bị hẹp

Số nhánh Tần số (n) Tỉ lệ (%)

1 nhánh 58 29,0

2 nhánh 79 39,5

3 nhánh 63 31,5

Nhận xét: Tỉ lệ bệnh nhân hẹp >1 nhánh động mạch vành là 71,0%.

Bảng 2. Phân loại dòng chảy chất cản quang theo TIMI

Dòng chảy TIMI Tần số (n) Tỉ lệ (%)

TIMI 0 67 33,5

TIMI 1 81 40,5

TIMI 2 13 6,5

TIMI 3 39 19,5

(3)

Nhận xét: Dòng chảy TIMI 0 và 1 chiếm tỉ lệ cao nhất là 74,0%.

Bảng 3. Mức độ tổn thương động mạch vành theo Gensini

Mức độ tổn thương Tần số (n) Tỉ lệ (%)

Nhẹ 52 26,0

Trung bình 82 41,0

Nặng 66 33,0

Nhận xét: Tổn thương động mạch vành mức độ nặng là 33,0%.

3.3. Một số yếu tố liên quan đến tổn thương động mạch vành

3.3.1. Một số yếu tố liên quan đến số nhánh động mạch vành bị hẹp Bảng 4. Sự liên quan giữa số nhánh hẹp theo tuổi

Số nhánh hẹp

Nhóm tuổi

≥ 60 < 60 P

Tần số (n) Tỉ lệ (%) Tần số (n) Tỉ lệ (%)

> 1 nhánh 104 80,6 38 53,5

< 0,001

1 nhánh 25 19,4 33 46,6

Nhận xét: Bệnh nhân ≥ 60 tuổi hẹp nhiều nhánh động mạch vành chiếm tỉ lệ 80,6%. Có sự khác biệt về số nhánh động mạch vành bị hẹp theo tuổi.

Bảng 5. Sự liên quan giữa số nhánh hẹp theo giới Số nhánh hẹp

Giới tính

P

Nam Nữ

Tần số (n) Tỉ lệ (%) Tần số (n) Tỉ lệ (%)

> 1 nhánh 88 67,2 54 78,3

0,101

1 nhánh 43 32,8 15 21,7

Nhận xét: Bệnh nhân nữ hẹp nhiều nhánh động mạch vành chiếm tỉ lệ 78,3%. Không có sự khác biệt về số nhánh động mạch vành bị hẹp theo giới.

Bảng 6. Sự liên quan giữa số nhánh hẹp và tăng huyết áp Số nhánh hẹp

Tăng huyết áp

P

Không

Tần số (n) Tỉ lệ (%) Tần số (n) Tỉ lệ (%)

> 1 nhánh 119 74,4 23 57,5

0,035

1 nhánh 41 25,6 17 42,5

Nhận xét: Có sự khác biệt về số nhánh hẹp ở nhóm có và không có tăng huyết áp.

Bảng 7. Sự liên quan giữa số nhánh hẹp và đái tháo đường Số nhánh hẹp

Đái tháo đường

P

Không

Tần số (n) Tỉ lệ (%) Tần số (n) Tỉ lệ (%)

> 1 nhánh 39 79,6 103 68,2

0,127

1 nhánh 10 20,4 48 31,8

Nhận xét: Không có sự khác biệt về số nhánh hẹp ở nhóm có và không có đái tháo đường Bảng 8. Sự liên quan giữa số nhánh hẹp và thể lâm sàng

Số nhánh hẹp

Thể lâm sàng (n (%)) Đau thắt ngực không P

ổn định

NMCT cấp không ST chênh lên

NMCT cấp có ST chênh lên

> 1 nhánh 17 (63,0) 37 (75,5) 88 (71,0) 0,514

(4)

1 nhánh 10 (37,0) 12 (24,5) 36 (29,0) Nhận xét: Không có sự khác biệt về số nhánh hẹp theo thể lâm sàng.

3.2. Một số yếu tố liên quan đến mức độ tổn thương theo Gensini Bảng 9. Sự liên quan giữa mức độ tổn thương theo tuổi

Mức độ tổn thương

Nhóm tuổi

≥ 60 < 60 P

Tần số (n) Tỉ lệ (%) Tần số (n) Tỉ lệ (%)

Nhẹ 29 22,5 23 32,4

0,276

Trung bình 54 41,8 28 39,4

Nặng 46 35,7 20 28,2

Nhận xét: Không có sự khác biệt về mức độ tổn thương theo tuổi.

Bảng 10. Sự liên quan giữa mức độ tổn thương theo giới Mức độ tổn thương

Giới tính

P

Nam Nữ

Tần số (n) Tỉ lệ (%) Tần số (n) Tỉ lệ (%)

Nhẹ 36 27,5 16 23,2

0,799

Trung bình 53 40,5 29 42,0

Nặng 42 32,0 24 34,8

Nhận xét: Không có sự khác biệt về mức độ tổn thương theo giới.

Bảng 11. Sự liên quan giữa mức độ tổn thương và tăng huyết áp Mức độ tổn thương

Tăng huyết áp

P

Không

Tần số (n) Tỉ lệ (%) Tần số (n) Tỉ lệ (%)

Nhẹ 43 26,9 9 22,5

0,642

Trung bình 63 39,3 19 47,5

Nặng 54 33,8 12 30,0

Nhận xét: Không có sự khác biệt về mức độ tổn thương giữa nhóm có và không có tăng huyết áp.

Bảng 12. Sự liên quan giữa mức độ tổn thương và đái tháo đường Mức độ tổn thương

Đái tháo đường

P

Không

Tần số (n) Tỉ lệ (%) Tần số (n) Tỉ lệ (%)

Nhẹ 13 26,5 39 25,8

0,932

Trung bình 19 38,8 63 41,7

Nặng 17 34,7 49 32,5

Nhận xét: Không có sự khác biệt về mức độ tổn thương giữa nhóm có và không có đái tháo đường.

Bảng 13. Sự liên quan giữa mức độ tổn thương và thể lâm sàng Mức độ tổn

thương

Thể lâm sàng (n (%)) Đau thắt ngực không P

ổn định

NMCT cấp không ST chênh lên

NMCT cấp có ST chênh lên

Nhẹ 13 (48,2) 12 (24,5) 27 (21,8)

0,023

Trung bình 6 (22,2) 17 (34,7) 59 (47,6)

Nặng 8 (29,6) 20 (40,8) 38 (30,6)

(5)

Nhận xét: Có sự khác biệt về mức độ tổn thương theo các thể lâm sàng.

IV. BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Theo nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ bệnh nhân nam là 65,5% cao hơn tỉ lệ bệnh nhân nữ 34,5%. Kết quả này giống với nghiên cứu của tác giả Ngô Hàng Vinh trên 213 bệnh nhân ghi nhận tỉ lệ nam là 72,77% và nữ là 27,23% [8]. Nghiên cứu của tác giả Beyranvand M. R. và cộng sự ở 288 bệnh nhân cũng ghi nhận tỉ lệ nam là 79,2% cao hơn nữ là 20,8% [9]. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với y văn hiện nay, cả hai giới nam và nữ đều có các yếu tố nguy cơ tim mạch chính như nhau nhưng nam giới phát triển bệnh động mạch vành sớm hơn nữ giới 10-15 năm. Trước tuổi mãn kinh, tỉ lệ phát bệnh của nữ giới chậm hơn nam giới do nữ giới được bảo vệ bởi hormone estrogen – một yếu tố có lợi cho tim mạch. Sau mãn kinh, tần suất bệnh động mạch vành sẽ tăng nhanh ở nữ do giảm nồng độ estrogen.

Chúng tôi ghi nhận hội chứng vành cấp gặp chủ yếu ở nhóm tuổi ≥60 với tỉ lệ 64,5%, nhóm tuổi <60 chiếm tỉ lệ thấp hơn với 35,5%. Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 64,4 ± 12,3, trong đó tuổi thấp nhất là 27, cao nhất là 96. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của tác giả Đặng Đình Cần ghi nhận tuổi trung bình là 62 ± 12 với tuổi nhỏ nhất là 28 và cao nhất là 90, trong đó nhóm tuổi 60-70 chiếm tỉ lệ 25,56% và nhóm tuổi 70-80 chiếm tỉ lệ 25,00% [3]. Theo nghiên cứu của tác giả Hồ Thượng Dũng trên 68 bệnh nhân cho thấy tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 65 ± 12 tuổi [4]. Đối với bệnh lý tim mạch thì tuổi là yếu tố nguy cơ mạnh mẽ và không thay đổi được. Độ tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự với nghiên cứu của các tác giả khác và cũng phù hợp với các y văn hiện nay. Điều này cho thấy độ tuổi mắc bệnh động mạch vành đang có xu hướng trẻ hóa.

4.2. Đặc điểm tổn thương động mạch vành qua chụp mạch vành Số nhánh động mạch vành bị hẹp

Theo nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ bệnh nhân hẹp 1 nhánh động mạch vành là 29,0%, hẹp 2 nhánh và 3 nhánh động mạch vành chiếm tỉ lệ cao hơn với 39,5% và 31,5%. Nghiên cứu của tác giả Hồ Văn Phước và cộng sự cũng ghi nhận tỉ lệ hẹp 1 nhánh, 2 nhánh và 3 nhánh động mạch vành lần lượt là 32,6%, 32,6% và 34,7% [5]. Tại Iran, nghiên cứu của tác giả Beyranvand M. R.

và cộng sự trên 288 bệnh nhân hội chứng vành cấp cho thấy hẹp 1 nhánh chiếm tỉ lệ 21,9%, hẹp 2 nhánh chiếm 29,5% và hẹp 3 nhánh chiếm 32,3% [9]. Kết quả tổn thương >1 nhánh động mạch vành ở bệnh nhân hội chứng vành cấp chiếm 71,0%, tương tự các nghiên cứu khác. Điều này chứng minh rằng bệnh nhân hội chứng vành cấp có tổn thương nhiều nhánh động mạch vành.

Tỉ lệ hẹp >1 nhánh động mạch vành cho thấy tình trạng tổn thương nặng và lan rộng ở bệnh nhân hội chứng vành cấp. Xơ vữa động mạch vành là bệnh lý tiến triển theo thời gian, tuổi của bệnh nhân, yếu tố nguy cơ tim mạch tỉ lệ thuận với khả năng phát triển mảng xơ vữa, gây hẹp lòng mạch và hẹp nhiều nhánh động mạch vành hơn. Bên cạnh đó, tuổi càng lớn và nhiều yếu tố nguy cơ sẽ thúc đẩy quá trình xơ vữa mạch nhanh hơn. Tổn thương động mạch vành sẽ phát triển theo thời gian và dễ có nguy cơ nứt vỡ, hình thành huyết khối gây tắc nghẽn động mạch vành đưa đến tắc nghẽn đáng kể lòng động mạch vàng gây ra hội chứng vành cấp [6].

Phân loại dòng chảy chất cản quang theo TIMI

Theo nghiên cứu của chúng tôi, dòng chảy chất cản quang TIMI 0 chiếm tỉ lệ 33,5%, TIMI 1 chiếm 40,5%, TIMI 2 chiếm 6,5% và TIMI 3 chiếm 19,5%. Nghiên cứu của tác giả Huỳnh Tuấn An và cộng sự trên 79 bệnh nhân bệnh động mạch vành cho thấy tỉ lệ dòng chảy cản quang TIMI 1 chiếm tỉ lệ 64,5%, TIMI 2 là 6,3% và TIMI 3 là 29,2% [1]. Tại Nhật Bản, nghiên cứu của tác giả Kotoku M. và cộng sự trên 261 bệnh nhân ghi nhận dòng chảy TIMI 0 chiếm tỉ lệ 73,2%, TIMI 1

(6)

chiếm tỉ lệ 8,0%, TIMI 2 chiếm 11,9% và TIMI 3 chiếm 6,9% [11]. Qua kết quả cho thấy rằng dòng chảy TIMI 0-1 chiếm tỉ lệ cao ở bệnh nhân hội chứng vành cấp. Chúng tôi ghi nhận dòng TIMI 0-1 chiếm 74,0%, Huỳnh Tuấn An là 64,5% và Kotoku M. 81,2%.

Việc xác định mức độ dòng chảy theo thang điểm TIMI trước can thiệp rất có ý nghĩa trong lâm sàng, góp phần xác định động mạch vành thủ phạm và tiên lượng trên bệnh nhân hội chứng vành cấp.

Mức độ tổn thương động mạch vành theo Gensini

Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tổn thương động mạch vành mức độ nhẹ chiếm tỉ lệ 26,0%, mức độ trung bình chiếm tỉ lệ 41,0% và mức độ nặng chiếm tỉ lệ 33,0%. Kết quả này tương đương với nghiên cứu của tác giả Hồ Văn Phước và cộng sự trên 95 bệnh nhân hội chứng vành cấp tại Bệnh viện Đà Nẵng ghi nhận mức độ tổn thương động mạch vành mức độ nhẹ, trung bình và nặng theo Gensini có tỉ lệ lần lượt là 32,6%, 35,8% và 31,6 % [5].

Mức độ tổn thương động mạch vành theo thang điểm Gensini giúp đánh giá độ hẹp của toàn bộ hệ thống mạch vành, qua đó cho chúng ta biết được tình trạng hẹp và xơ vữa của hệ mạch [6].

Xác định được mức độ nặng của tổn thương động mạch vành có ý nghĩa trong việc tiên lượng tử vong trên bệnh nhân hội chứng vành cấp.

4.3. Một số yếu tố liên quan đến tổn thương động mạch vành

4.3.1. Một số yếu tố liên quan đến số nhánh động mạch vành bị hẹp

Theo nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ và thể lâm sàng ở nhóm bệnh nhân hẹp >1 nhánh động mạch vành đều cao hơn nhóm chỉ hẹp 1 nhánh. Và chúng tôi cũng ghi nhận có sự liên quan giữa số nhánh động mạch vành bị hẹp với một số yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp và tuổi của bệnh nhân (p<0,05). Đồng thời, vẫn chưa thấy có sự liên quan giữa hẹp nhiều nhánh động mạch vành với thể lâm sàng và các yếu tố nguy cơ giới tính, đái tháo đường (p>0,05).

Kết quả này có phần khác với nghiên cứu của tác giả Huỳnh Quốc Bình ghi nhận có mối liên quan giữa số nhánh động mạch vành bị hẹp với yếu tố tăng huyết áp. Còn các yếu tố khác như nhóm tuổi, giới tính, đái tháo đường thì lại chưa nhận thấy có mối liên quan đến hẹp nhiều nhánh động mạch vành. Đồng thời, tác giả còn cho thấy tỉ lệ các yếu tố nguy cơ ở nhóm hẹp ≥ 2 nhánh đều cao hơn nhóm hẹp 1 nhánh [2].

Như vậy, bệnh nhân hẹp nhiều nhánh động mạch vành có tỉ lệ các yếu tố nguy cơ cao hơn nhóm bệnh nhân chỉ hẹp 1 nhánh động mạch vành. Các yếu tố nguy cơ tim mạch được nhiều nghiên cứu chứng minh có vai trò quan trọng trong tổn thương động mạch vành. Các yếu tố nguy cơ làm gia tăng mức độ tổn thương xơ vữa gây hẹp lòng mạch, từ đó làm gia tăng tổn thương ở các động mạch vành [7].

4.3.2. Một số yếu tố liên quan đến mức độ tổn thương theo Gensini

Theo nghiên cứu của chúng tôi, các yếu tố nguy cơ có tỉ lệ cao ở nhóm bệnh nhân tổn thương động mạch vành mức độ trung bình và mức độ nặng nhưng sự khác biệt này vẫn chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Và chúng tôi ghi nhận có sự liên quan giữa mức độ tổn thương động mạch vành với các thể lâm sàng (p<0,05). Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh lên và nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên ở nhóm mức độ trung bình và nặng cao hơn mức độ nhẹ. Trong khi đó, nhóm bệnh nhân đau thắt ngực không ổn định thì mức độ nhẹ lại có tỉ lệ cao hơn hai nhóm còn lại.

Mức độ tổn thương động mạch vành theo thang điểm Gensini giúp đánh giá độ hẹp toàn diện của toàn bộ hệ thống mạch vành, qua đó giúp tiên lượng tử vong trên bệnh nhân [7]. Việc xác định các yếu tố nguy cơ cũng như thể lâm sàng góp phần gợi ý mức độ tổn thương động mạch vành trên lâm sàng trước khi can thiệp, từ đó có thái độ xử trí nhanh chóng, kịp thời.

(7)

V. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 200 bệnh nhân hội chứng vành cấp nhập viện tại Khoa Tim mạch can thiệp Bệnh Viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ, chúng tôi rút ra kết luận:

Tỉ lệ hẹp >1 nhánh động mạch vành là 71,0%. Dòng chảy TIMI 0 và 1 chiếm 74,0%. Mức độ nặng tổn thương theo Gensini là 33,0%.

Có mối liên quan giữa số nhánh động mạch vành bị hẹp với các yếu tố nguy cơ như nhóm tuổi và tăng huyết áp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Huỳnh Tuấn An và cộng sự (2017), "Kết quả bước đầu can thiệp động mạch vành ở bệnh nhân bệnh động mạch vành tại Bệnh viện Trường đại học Y Dược Cần Thơ", Tạp chí Y dược học Cần Thơ, 8, tr. 86-93.

2. Huỳnh Quốc Bình (2017), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, một số yếu tố liên quan với tổn thương động mạch vành và kết quả can thiệp ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp tại Bệnh viện tim mạch An Giang, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường đại học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ.

3. Đặng Đình Cần (2011), "Nghiên cứu giá trị điện tâm đồ trong việc xác định vị trí tắc nghẽn động mạch vành ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 15 (1), tr. 193-199.

4. Hồ Thượng Dũng (2011), "Khảo sát tổn thương động mạch vành thủ phạm và các biến đổi điện tâm đồ của các bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên vùng dưới", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 15 (2), tr. 185-191.

5. Hồ Văn Phước và cộng sự (2014), "Khảo sát tuổi động mạch ở bệnh nhân bị hội chứng vành cấp tại Bệnh viện Đà Nẵng", Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, 68, tr. 234-240.

6. Nguyễn Quang Tuấn (2017), Can thiệp động mạch vành qua da trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

7. Nguyễn Quang Tuấn (2017), "Nhận định giải phẫu hệ động mạch vành qua hình ảnh chụp mạch", Chụp và can thiệp động mạch vành qua da - Tập 1: Một số nguyên lý và kỹ thuật cơ bản, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 124-142.

8. Ngô Hàng Vinh (2011), "Khảo sát các yếu tố nguy cơ tim mạch, tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân có tuổi bị nhồi máu cơ tim cấp, có hoặc không có đái tháo đường", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 15 (1), tr. 200-206.

9. Beyranvand M. R., et al. (2017), "The Relationship of ST Segment Changes in Lead aVR with Outcomes after Myocardial Infarction; a Cross Sectional Study", Emergency (Tehran, Iran), 5 (1), pp. 73-77.

10. Koopman C., et al. (2016), "Trends in risk factors for coronary heart disease in the Netherlands", BMC Public Health, 16, pp. 835-842.

11. Kotoku M., et al. (2009), "Determinants of ST-segment level in lead aVR in anterior wall acute myocardial infarction with ST-segment elevation", Journal of Electrocardiology, 42, pp. 112-117.

(Ngày nhận bài: 03/09/2019 - Ngày duyệt đăng bài: 28/09/2019)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bệnh thận do đái tháo đường (ĐTĐ) là biến chứng mạch máu nhỏ xuất hiện sớm, gặp với tỉ lệ cao, là nguyên nhân gây suy thận giai đoạn cuối cần phải lọc máu

Theo nghiên cứu trong bảng 3.14 chúng tôi thấy không có liên quan giữa tổn thương thận với những biến đổi thiếu máu, số lượng bạch cầu, tỷ lệ BCĐNTT,

Trong nghiên cứu bệnh nhân viêm loét ĐTT chảy máu chủ yếu là tổn thương ở vị trí đại tràng trái và toàn bộ, liên quan đến bệnh nhân mức độ vừa và nặng của bệnh theo thang điểm True love

ĐẶT VẤN ĐỀ Ban xuất huyết Henoch-Schönlein HSP: Henoch-Schönlein purpura là dạng viêm mạch phổ biến nhất ở trẻ em, với tỉ lệ mắc mới từ 3 – 27 ca/100000 trẻ; thường gây tổn thương tại

Phù hợp với đặc điểm tổn thương nhiều cơ quan đích của ma túy đá, methanol.14,15 Liên quan đến mức độ tổn thương thận tại thời điểm vào viện, trong số bệnh nhân nghiên cứu nhóm ngộ độc

Mục tiêu: Mô tả các tổn thương của vòi trứng theo phân mức độ tổn thương vòi trứng của Hull và Rutherford dựa vào kết quả nội soi ổ bụng của những phụ nữ hiếm muộn có nhiễm C..

Vị trí tổn thương Theo Hiệp hội Mô bào Châu Âu [8], do việc điều trị dựa trên vị trí tổn thương và sự lan tràn của bệnh, nên việc quan trọng là phân biệt được thể bệnh Một cơ quan

Nghiên cứu về các tổn thương đường tiêu hóa trên cũng như tỉ lệ nhiễm Helicobacter Pylori phát hiện qua nội soi thực quản dạ dày tá tràng bằng ống soi mềm tuy không phải vấn đề mới