• Không có kết quả nào được tìm thấy

MỨC ĐỘ TỔN THƢƠNG VÒI TRỨNG Ở PHỤ NỮ HIẾM MUỘN CÓ NHIỄM CHLAMYDIA TRACHOMATIS TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN MÊKÔNG

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "MỨC ĐỘ TỔN THƢƠNG VÒI TRỨNG Ở PHỤ NỮ HIẾM MUỘN CÓ NHIỄM CHLAMYDIA TRACHOMATIS TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN MÊKÔNG"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

MỨC ĐỘ TỔN THƢƠNG VÒI TRỨNG Ở PHỤ NỮ HIẾM MUỘN CÓ NHIỄM CHLAMYDIA TRACHOMATIS TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN MÊKÔNG

Hồ Vân Phúc1, Nguyễn Hồng Hoa2, Âu Nhựt Luân2

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Nhiễm Chlamydia trachomatis là một tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường tình dục hàng đầu với 4-5 triệu ca mắc mới hàng năm. Nếu nhiễm không tự thoái triển hoặc không đều trị sẽ dẫn tới tổn thương vòi trứng và hiếm muộn. Khảo sát hiếm muộn thường khảo sát tổn thương vòi trứng mà chưa khảo sát chuyên sâu mức độ tổn thương vòi trứng ở các phụ nữ hiếm muộn có nhiễm Chlamydia trachomatis.

Mục tiêu: Mô tả các tổn thương của vòi trứng theo phân mức độ tổn thương vòi trứng của Hull và Rutherford dựa vào kết quả nội soi ổ bụng của những phụ nữ hiếm muộn có nhiễm C. trachomatis tại bệnh viện phụ sản MêKông

Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo loạt ca các phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có đủ tiêu chuẩn chẩn đoán hiếm muộn và có nhiễm C. trachomatis đến khám tại BV phụ sản MêKông. Tiêu chuẩn xác định có nhiễm C. trachomatis bằng xét nghiệm ELISA C. trachomatis dương tính (IgM hoặc IgG) hoặc xét nghiệm NAATs dương tính với C. trachomatis. Xác định tổn thương vòi trứng qua hình ảnh nội soi ổ bụng được ghi chép vào phần mềm lưu trữ của bệnh viện và đánh giá mức độ tổn thương được kiểm chứng với chuyên gia hiếm muộn.

Kết quả: Nghiên cứu 122 trường hợp (TH) phụ nữ hiếm muộn có nhiễn C. trachomatis, có 102 TH có tổn thương vòi trứng nhưng có 20 TH hoàn toàn không tổn thương vòi trứng (VT) nên không đưa vào phân độ. Khi phân độ tổn thương VT theo Hull và Rutherford chúng tôi ghi nhận có 102 TH có tổn thương gồm 47/102 TH (46%) tổn thương nặng (độ III), 55/102 TH (54%) tổn thương nhẹ (độ I và II).

Kết luận: Người phụ nữ hiếm muộn có nhiễm C. trachomatis, đa số sẽ có tổn thương vòi trứng và nhiều khả năng sẽ ở mức độ nặng.

Từ khóa: tổn thương vòi trứng, nhiễm Chlamydia trachomatis, hiếm muộn

ABSTRACT

TUBAL DAMAGE IN THE WOMEN HAVING TUBAL FACTOR INFERTILITY AND CHLAMYDIA TRACHOMATIS INFECTION

Ho Van Phuc, Nguyen Hong Hoa, Au Nhut Luan

* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No. 1 - 2021: 48 - 54 Background: Chlamydia trachomatis is the leading cause of bacterial sexually transmitted disease worldwide resulting in 4-5 million new cases of Chlamydia annually. If infections are either not resolved or left untreated, Chlamydia can infect the fallopian tubes (FTs) causing salpingitis that may lead to functional damage of the FTs and tubal factor infertility (TFI).

Objectives: To evaluate tubal damage in the women had tubal factor infertility and Chlamydia trachomatis infection.

Methods: a retrospective cases study conducted at Mekong Hospital, Vietnam, from January 2018 to May 2020. One hundred twenty- two women who had tubal factor infertility and Chlamydia trachomatis (CT) infection were collected.

(2)

Results: 20 women were not tubal damage. One hundred and two women were identified as having tubal damage. Of them, 46% (47/102) had serious damage (Level III) and 54% had mild and average damage (Level I anh II) according to the ‘Hull và Rutherford’ classification.

Conclusions: It seems strong relationship between Chlamydia trachomatis and the severity of tubal damage in women had infertility.

Keywords: tubal damage, Chamydia trachomatis infection, infertility

Đ T VẤN ĐỀ

Hiếm muộn là một vấn đề sức khỏe sinh sản khá phổ biến toàn cầu, ước tính có khoảng 8%

đến 15% các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản trên thế giới(1) và khoảng 7,7% tại Việt Nam.

Hiếm muộn có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó tổn thương vòi trứng là một trong những nguyên nhân chính gây ra 35% những trường hợp hiếm muộn ở phụ nữ và khoảng 11% - 30%

hiếm muộn do bệnh lý vòi trứng là do viêm nhiễm. Đặc biệt, nhiễm trùng sinh dục do Chlamydia trachomatis được xác định là một trong những tác nhân chủ yếu gây bất thường vòi trứng (VT) dẫn đến hiếm muộn.

Tỷ lệ hiếm muộn ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam có xu hướng gia tăng đồng hành với bệnh lây truyền qua đường tình dục mà đứng hàng đầu là nhiễm Chlamydia trachomatis chiếm 12,3% (KTC 95%: 10,6-14,2%)(2). Mối liên quan giữa nhiễm Chlamydia trachomatis và bất thường vòi trứng đã được nhiều nghiên cứu ghi nhận. Tắc nghẽn đường dẫn vòi trứng rõ ràng sẽ gây hiếm muộn do mất sự thông thương với buồng tử cung. Tuy nhiên, trong trường hợp không có biến dạng cơ học đáng kể thì vòi trứng nhiễm trùng vẫn còn có thể gây hiếm muộn do độc tố hiện diện trong lòng ống hoặc tình trạng viêm nội mạc tử cung mãn tính.

Tại Việt Nam có nhiều nghiên cứu về C.

trachomatis và hiếm muộn, tuy nhiên đa số tập trung vào nghiên cứu tỷ lệ hiện mắc và các yếu tố liên quan. Điển hình trong nhóm hiếm muộn có tắc vòi trứng, tỷ lệ nhiễm C. trachomatis gia tăng nhanh từ 33% năm 2005(3) lên hơn 50% năm 2011(4). Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào tại Việt Nam tập trung khảo sát và phân độ các tổn thương tại vòi trứng sau nhiễm C. trachomatis

phụ nữ hiếm muộn. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Khảo sát mức độ tổn thương vòi trứng ở phụ nữ hiếm muộn có nhiễm Chlamydia trachomatis tại bệnh viện phụ sản MêKông”.

Mục tiêu

Dựa vào kết quả nội soi ổ bụng và nội soi buồng tử cung chẩn đoán của những phụ nữ hiếm muộn có nhiễm C. trachomatis tại bệnh viện phụ sản MêKông.

Mô tả các tổn thương của vòi trứng và các cấu trúc khác của cơ quan sinh dục nữ.

Phân mức độ tổn thương vòi trứng theo Hull và Rutherford từ kết quả mô tả tổn thương vòi trứng.

ĐỐI TƢỢNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tƣợng nghiên cứu

Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có đủ tiêu chuẩn chẩn đoán hiếm muộn có nhiễm C.

trachomatis đến khám tại BV phụ sản MêKông.

Tiêu chuẩn nhận vào

Các đối tượng chọn vào nghiên cứu từ những hồ sơ bệnh án thỏa tất cả các tiêu chuẩn sau:

Cặp vợ chồng có quan hệ tình dục trong 1 năm không dùng bất kỳ biện pháp ngừa thai nào mà không có thai (đủ tiêu chuẩn chẩn đoán hiếm muộn).

Có xét nghiệm ELISA C. trachomatis dương tính (IgM hoặc IgG) hoặc xét nghiệm NAATs dương tính với C. trachomatis.

Được thực hiện nội soi ổ bụng và buồng tử cung khảo sát hiếm muộn và có ghi lại đĩa DVD cuộc phẫu thuật.

Tiêu chuẩn loại ra

Các trường hợp chẩn đoán hiếm muộn do lạc nội mạc tử cung như: lạc tuyến tử cung trong

(3)

cơ (Adenomyosis) hay lạc nội mạc tử cung ở phúc mạc vùng chậu (Endometriosis).

Tiền căn lao, tiền căn bệnh viêm ruột thừa vỡ hay áp xe ruột thừa.

Tiền căn phẫu thuật vùng chậu như: bóc u xơ tử cung, bóc u buồng trứng…

Phƣơng pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu

Báo cáo hồi cứu hàng loạt ca.

Biến số chính của nghiên cứu

Biến số dịch tễ: tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp, trình độ học vấn, số con, tiền căn sản khoa, tính chất chu kỳ kinh nguyệt.

Biến số về tình trạnh hiếm muộn: số năm hiếm muộn, nguyên nhân hiếm muộn, phương cách điều trị hỗ trợ sinh sản

Biến số độc lập: nhiễm C. trachomatis dương tính khi có xét nghiệm ELISA C. trachomatis dương tính (IgM hoặc IgG) hoặc xét nghiệm NAATs dương tính với C. trachomatis.

Biến số phụ thuộc: các tổn thương được mô tả qua tường trình phẫu thuật, hình ảnh DVD bao gồm đánh giá sự thông vòi trứng, các bất thường hình dạng như: xơ hóa, tắc nghẽn đoạn gần hay đoạn xa, biến dạng hay ứ dịch VT hoặc dính vùng chậu. Qua nội soi ổ bụng cho thấy những phát hiện đã được ghi lại một cách tiêu chuẩn. Mức độ nghiêm trọng của các tổn thương khác nhau được tìm thấy khi nội soi được xếp loại và phân độ tổn thương vòi trứng theo Hull và Rutherford.

Cách tiến hành nghiên cứu

Bước 1: Chọn lọc các hồ sơ bệnh án trong kho bệnh án điện tử của phòng khám hiếm muộn (chọn được 158 hồ sơ)

Trong thời gian từ tháng 11/2019 đến tháng 5/2020 chọn vào nghiên cứu những trường hợp từ hồ sơ lưu trữ đủ tiêu chuẩn chọn mẫu và không có tiêu chuẩn loại trừ.

Bước 2: Xem đĩa DVD ghi nhận thông tin mô tả các tổn thương và xếp vào bảng phân độ

Nghiên cứu viên xem lại đĩa DVD và thu

thập các hình ảnh tổn thương thực thể của buồng tử cung và VT ghi nhận vào bảng thu thập số liệu. Đồng thời, nghiên cứu viên xem xét hồ sơ bệnh án lưu trữ và đĩa DVD ghi hình cuộc phẫu thuật để ghi nhận các thông tin về biến số nền, tình trạng hiếm muộn vào bảng thu thập số liệu.

Bước 3

Nghiên cứu viên tổng hợp và hoàn chỉnh các phiếu thu thập của mỗi bệnh nhân, kiểm tra lại những số liệu; nhập và phân tích số liệu; viết luận văn và bài báo.

Phân tích số liệu

Số liệu được nhập, quản lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0, các tổ hợp được vẽ và tính toán trong phần mềm R.

Y đức

Nghiên cứu này được thông qua bởi Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Đại học Y Dược TP. HCM, số 477/ĐHYD-HĐĐĐ, ngày 11/10/2019.

KẾT QUẢ

Trong thời gian 6 tháng tiến hành chọn mẫu tại kho lưu trữ bệnh án điện tử của phòng khám hiếm muộn bệnh viện MêKông, tất cả các các hồ sơ bệnh án nhập viện từ tháng 1/2018 đến 5/2020 được tìm kiếm và chọn lọc, có tổng cộng 158 trường hợp có xét nghiệm C. trachomatis dương tính và đã phẫu thuật nội soi khảo sát hiếm muộn thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu. Sau khi tác giả xem lại 158 đĩa DVD phẫu thuật ghi nhận có 36 trường hợp có dính hay tổn thương vòi trứng do lạc nội mạc TC ở phúc mạc, ở vùng chậu và bệnh lý lạc tuyến trong cơ tử cung (tiêu chuẩn loại trừ) gây sai lệch kết quả nên bị loại ra khỏi nghiên cứu. Chúng tôi nhận vào nghiên cứu 122 trường hợp còn lại để thu thập số liệu vào bảng câu hỏi.

Sau khi nhập liệu và phân tích thống kê, chúng tôi ghi nhận các kết quả như sau:

Đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu

Dân số nghiên cứu có tuổi trung bình là 35,4

± 3,5 tuổi. tuổi nhỏ nhất là 29 và lớn nhất là 44.

(4)

Bảng 1: Đặc điểm chung các đối tượng nghiên cứu

Đặc điểm Tổng (n=122) Tỷ lệ (%) TB ± ĐLC Tuổi TB 35,4 ± 3,5 tuổi (nhỏ nhất;

29; lớn nhất 44) Thời gian hiếm muộn Trung bình 5 ± 2,8 năm, tối

thiểu là 1 năm và tối đa 13 năm FSH Trung vị 6 với khoảng tứ phân

vị 25-75 là 5-8 mUI/ml AMH Trung vị 3 với khoảng tứ phân

vị 25-75 là 1,7 -6 mUI/ml

≤1,25 28 23,0

>1,25 94 77,0

Loại hiếm muộn

Nguyên phát 77 63,1

Thứ phát 45 36,9

Nguyên nhân hiếm muộn

Do vòi trứng 48 39,3

Giảm dự trữ buồng trứng 23 18,9

Rối loạn phóng noãn 22 18,0

Do tinh trùng 17 13,9

Không rõ nguyên nhân 12 9,8

TC điều trị hiếm muộn

IUI 34 27,9

IVF 32 26,2

Chỉ định phẫu thuật nội soi

HSG bất thường 66 54,1

Thất bại IUI 32 26,2

Thất bại IVF 24 19,7

Thời gian hiếm muộn trung bình là 5 năm với số năm mong con ít nhất là 1 năm và dài nhất là 13 năm.

Về nội tiết cơ bản của đối tượng nghiên cứu cho thấy: giá trị AMH trung vị 3 với khoảng tứ phân vị 25-75 là 1,7 - 6 mUI/ml.

Trong đó, 77% trường hợp có AMH >1,25 và 23% có AMH ≤1,25.

Trị số FSH có giá trị trung vị là 6 với khoảng tứ phân vị 25-75 là 5-8 mUI/ml.

Hơn 60% đối tượng thuộc nhóm hiếm muộn nguyên phát, hiếm muộn thứ phát thấp hơn chỉ khoảng 37%.

Hơn một nửa đối tượng đã từng trãi qua điều trị hiếm muộn trước khi đến khám tại viện (54,1%) gồm có 27,9% đã qua bơm tinh trùng và 26,2% ít nhất 1 lần có thụ tinh ống nghiệm.

Nguyên nhân hiếm muộn chủ yếu do vòi trứng (khoảng 40%) và còn lại phân bố khá đồng

đều cho các yếu tố khác như: rối loạn phóng noãn (18%), giảm dự trữ BT (18,9%) và do tinh trùng 13,9%, vô sinh không rõ nguyên nhân chỉ khoảng 10%.

Thống kê các chỉ định phẫu thuật của tất cả các đối tượng trong mẫu nghiên cứu ghi nhận:

hơn 50% do kết quả HSG bất thường, khoảng 20

% do thất bại IVF, 26% do thất bại IUI.

Đặc điểm tổn thƣơng vòi trứng và phân độ Bảng 2: Đặc điểm chung các tổn thương VT và mức độ tổn thương (n=122)

Đặc điểm Tổng Tỷ lệ (%) NS tắc đoạn gần

1 bên 14 11,5

2 bên 3 2,5

NS tắc đoạn xa

1 bên 52 42,6

2 bên 17 13,9

NS ứ dịch

1 bên 39 32,0

2 bên 18 14,8

Kết quả nội soi

Thông 2 VT 27 22,1

Tắc VT 95 77,9

Phân độ theo Hull and Rutherford 102 100

Độ I 28 27,5

Độ II 27 26,4

Độ III 47 46,1

Thông qua nội soi ổ bụng chẩn đoán có tổng cộng 95/122 trường hợp tắc VT (chiếm 77,8%).

Tình trạng ứ dịch một hoặc 2 bên chiếm gần một nửa số mẫu (52/122, khoảng 47%).

Kết quả nội soi ghi nhận tổn thương chủ yếu vẫn là tắc đoạn xa VT (hơn 50%), tình trạng ứ dịch cũng không nhỏ chiếm gần một nửa số mẫu (47%) và tắc đoạn gần vẫn chiếm tỉ lệ thấp nhất (14%). Vùng chu cung và buồng trứng 2 bên cũng có tỉ lệ dính khoảng 45% cho mỗi bên.

Chúng tôi áp dụng hệ thống phân loại tổn thương vòi trứng theo Hull và Rutherford để phân mức độ nặng nhẹ của bất thường VT. Hệ thống này khá đơn giản giúp chia phụ nữ mắc bệnh VT thành ba nhóm dựa theo mức độ nghiêm trọng của tổn thương: độ I, II và III. Kết quả chúng tôi ghi nhận 46% tổn thương VT ở mức độ nặng (47/102 trường hợp độ III), 54% tổn

(5)

thương nhẹ (độ I và II).

Các tổn thƣơng khác trên đƣờng sinh dục Bảng 3: Các tổn thương khác ghi nhận từ nội soi

Đặc điểm Tổng (n=122 ) Tỷ lệ (%) Dính túi cùng Douglas

Không dính 50 41,0

Dính nhẹ 48 39,3

Dính dày 24 19,7

Fitz_Hugh_Curtis

Không 86 70,5

36 29,5

Viêm mạn BTC 50 41

Không viêm 72 59

36/122 TH (khoảng 30%) có hội chứng Fitz_Hugh_Curtis.

72/122 TH dính túi cùng Douglas và khoảng 20% TH dính nặng.

Khi nội soi buồng tử cung ghi nhận 50/122 TH (41%) viêm mạn nội mạc tử cung và 59%

hình ảnh nội mạc bình thường.

BÀN LUẬN

Đặc điểm đối tƣợng nghiên cứu

Tuổi trung bình các đối tượng trong nghiên cứu (35 tuổi) cao hơn các nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hà(4) (31 tuổi) và tác giả Lê Minh Tâm(5) (32 tuổi) nhưng khá tương đồng với nghiên cứu ở Công-Gô (Congolese) năm 2016 với tuổi trung bình là 33,9±4,8(6) vì cùng nhóm đối tượng nhiễm C. trachomatis và tổn thương vòi trứng. Một nghiên cứu khác tìm mối liên quan giữa nhiễm C. trachomatis ở nhóm phụ nữ hiếm muộn bị tắc VT ghi nhận xét nghiệm C.

trachomatis dương tính cao nhất là nhóm tuổi từ 36-40 tuổi (46%)(7). Điều này cho thấy, sau khi nhiễm C. trachomatis tiên phát ở tuổi trẻ (trước 25 tuổi) nếu không được chẩn đoán và điều trị sẽ diễn tiến dai dẵng gây ra các di chứng trên VT ở nhóm tuổi cao hơn.

Nguyên nhân hiếm muộn

Được chẩn đoán sơ bộ chủ yếu do vòi trứng bất thường và còn lại phân bố khá đồng đều cho các yếu tố khác như: rối loạn phóng noãn (18%), giảm dự trữ buồng trứng (18,9%) và do tinh trùng 13,9%, hiếm muộn không rõ nguyên nhân

chỉ chiếm khoảng 10%. Các đối tượng của nghiên cứu chúng tôi thuộc nhiều nhóm nguyên nhân hiếm muộn khác nhau chứ không chỉ riêng lẻ chỉ có tổn thương vòi trứng mặc dù tất cả đều có xét nghiệm C. trachomatis dương tính. Điều này cho thấy việc chọn mẫu là ngẫu nhiên, không thiên lệch hoàn toàn vào các đối tượng bất thường vòi trứng.

Tiền sử điều trị hiếm muộn

Các đối tượng nghiên cứu của chúng tôi khá đặc biệt, khác hẳn với các nghiên cứu khác vì đa số đã tìm đến các chuyên gia vì vấn đề hiếm muộn của mình và chưa đạt kết quả mong đợi là có con sinh sống. Vì vậy, họ được khảo sát toàn diện nhằm chẩn đoán nguyên nhân thất bại hỗ trợ sinh sản các lần trước để có kế hoạch tiếp theo.

Thời gian hiếm muộn

Khá dài nhưng phù hợp với các nghiên cứu đã thực hiện với thời gian hiếm muộn trung bình là 5,1 3,5 năm(6) ở nhóm phụ nữ hiếm muộn có nhiễm C. trachomatis.

Đặc điểm tổn thƣơng vòi trứng

Trong nghiên cứu của chúng tôi, có tổng cộng 95/122 trường hợp tắc VT (chiếm 77,8%), cao hơn so với kết quả của tác giả Nguyễn Viết Tiến tỉ lệ tắc VT qua nội soi khoảng 54,3%(8). Nhưng tỉ lệ tắc đoạn gần 14%, tương tự với nghiên cứu Nahar 2014 (13%)(9). Vòi trứng bị nhiễm C. trachomatis sẽ bị tổn hại nghiêm trọng cả về giải phẫu và chức năng, nghĩa là mất hoàn toàn các tế bào trụ thấp có lông chuyển và phá hủy cấu trúc của biểu mô, thay vào đó bằng các mô sẹo xơ chai làm mất hoàn toàn khả năng dinh dưỡng và vận chuyển của VT. Do các phản ứng viêm, VT bị tổn hại, xơ hóa và tắc cơ học gây ra tình trạng tắc đoạn gần mà hình ảnh tổn thương nặng nề nhất là các viêm vòi trứng đoạn kẽ dạng nốt (SIN).

Tình trạng ứ dịch một hoặc 2 bên chiếm gần một nửa các đối tượng nghiên cứu (khoảng 47%). Đây là một tổn thương khá nghiêm trọng gây mất hoàn toàn chức năng của vòi trứng

(6)

đồng thời chứa một lượng dịch trong lòng ống gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng có thai tự nhiên và sự thành công của sinh sản hổ trợ. So sánh với nghiên cứu dùng nội soi khảo sát nguyên nhân hiếm muộn do vòi trứng cho kết quả thấp hơn (chỉ có 2-4% ứ dịch một hoặc hai bên VT(9). Sự khác biệt này có thể do chỉ định phẫu thuật trong nghiên cứu là thất bại của hổ trợ sinh sản, có thể vì vậy mà tỷ lệ ứ dịch VT có cao hơn các nghiên cứu khác. So sánh với nghiên cứu tại Ấn Độ đánh giá tổn thương VT qua nội soi cho kết quả: ứ dịch (10%), tắc VT 1 bên (16%) và 13% tắc VT 2 bên và 11% có viêm dính quanh VT(10). Nghiên cứu này tiến hành trên nhóm phụ nữ hiếm muộn chung không đặc trưng cho nhiễm C. trachomatis nên cho kết quả bất thường VT thấp hơn của chúng tôi. Kết quả chúng tôi khá tương đồng với một nghiên cứu ở Công Gô(6) ghi nhận các tổn thương VT ở những phụ nữ hiếm muộn có nhiễm C. trachomatis cho kết quả 74% đối tượng trên 30 tuổi có tổn thương VT, cụ thể gồm tắc 2 bên VT chiếm trên 50% và 7,5% tắc 1 bên VT.

Chúng tôi áp dụng hệ thống phân loại tổn thương vòi trứng theo Hull và Rutherford để phân mức độ nặng nhẹ của bất thường VT. Hệ thống này khá đơn giản giúp chia phụ nữ mắc bệnh VT thành ba nhóm dựa theo mức độ nghiêm trọng của tổn thương: độ I, II và III. Kết quả chúng tôi ghi nhận 46% tổn thương VT ở mức độ nặng (47/102 trường hợp độ III), 54% tổn thương nhẹ (độ I và II) cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Mboloko E(6) cũng báo cáo tổn thương VT nặng (độ III theo Hull và Rutherford) chiếm tỉ lệ 25%.

Các tổn thƣơng khác trên đƣờng sinh dục Nghiên cứu ghi nhận hội chứng Fitz- Hugh-Curtis do viêm dính trên gan của C.

trachomatis, dính nặng vùng cùng đồ Douglas, chu cung và buồng trứng 2 bên rất cao cho thấy C. trachomatis có thể lan tỏa toàn bộ phúc mạc chậu và phát tán lên đến vùng gan gây viêm dính. Một nghiên cứu 2019 khảo sát bất thường VT bằng 2 phương tiện phối hợp là

HSG và nội soi chẩn đoán cũng đưa ra kết quả dính quanh VT phúc mạc chậu khoảng 28%(11). Tác giả Thanh Hà cũng ghi nhận viêm dính quanh gan khoảng 56%(4).

Tình trạng viêm nội mạc tử cung trong nghiên cứu chúng tôi khá cao tuy nhiên nghiên cứu của Haggerty CL(12) không tìm thấy mối liên quan giữa đặc điểm mô học nội mạc tử cung với viêm vùng chậu. Tuy nhiên, soi buồng tử cung có độ nhạy phát hiện viêm mạn nội mạc cao hơn nhiều so với nuôi cấy nội mạc tử cung(13). Các phát hiện chẩn đoán viêm mạn nội mạc từ nội soi tử cung bao gồm vi polyp, phù mô đệm và xung huyết khu trú hoặc lan tỏa(14); Có một mối tương quan thuận tốt (độ nhạy 16% –54% và độ đặc hiệu 60% –94%) giữa những phát hiện nội soi tử cung duy nhất này và viêm mạn nội mạc(15).

Hạn chế của đề tài

Nghiên cứu báo loạt ca nên không có tính đại diện. Các kết quả xác định tổn thương vòi trứng được nhận định theo tiêu chuẩn rõ ràng nhưng vẫn có tính chủ quan của người phẫu thuật viên. Điểm mới của nghiên cứu đó là đưa phân loại theo Hull và Rutherford đánh giá tổn thương vòi trứng, phân loại này dễ áp dụng đồng thời có giá trị định hướng điều trị hỗ trợ sinh sản.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu các đối tượng hiếm muộn nhiễm C. trachomatis có thời gian hiếm muộn trung bình 5 năm và đã từng thất bại với 1 hay nhiều biện pháp hỗ trợ sinh sản thì mức tổn thương vòi trứng đa phần ở mức độ nặng theo Hull và Rutherford, đồng thời có nhiều tổn thương khác đi kèm như viêm mạn nội mạc tử cung, dính chu cung, buồng trứng và vùng trên gan.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Inhorn Marcia C, Patrizio P (2015). Infertility around the globe:

new thinking on gender, reproductive technologies and global movements in the 21st century. Human Reproduction Update, 21(4):411-426.

2. Ahmadi MH, Mirsalehian A, Bahador A (2015). Prevalence of genital Chlamydia trachomatis in Iran: a systematic review and

(7)

meta-analysis. Pathog Glob Health, 109(6):290-9.

3. Hồ Mạnh Tường (2005). Giá trị Tiên Lượng của Tổn Thương vòi trứng khi chụp cản quang tử cung vòi trứng (HSG)và xét nghiệm tìm kháng thể kháng Chlamydia. Hội nghị sản Phụ khoa Việt Pháp Châu Á Thái Bình Dương lần thứ 5, TP Hồ Chí Minh.

4. Nguyễn Thị Thanh Hà (2011). Tỷ lệ nhiễm CHlamydia Trachomatis và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ vô sinh có tắc vòi tử cung. Luận án Tiến sĩ Y khoa, Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ CHí Minh.

5. Lê Minh Tâm, Nguyễn Vũ Quốc Huy, Nguyễn Lê Na Thi, et al (2020). Is Chlamydia trachomatis PCR Detection from Cervical Canal Swabs Associated with Tubal Obstruction. Fetility and Reproductive, 2(1):3-8.

6. Emmanual N, Mboloko E, Fataki M, et al (2016). Tubal Infertility and Chlamydia Trachomatis in a Congolese Infertile Population.

Open Journal of Obstetrics and Gynecology, 10:6-8.

7. Sukatendel K, Tri E, Aboet A, et al (2019). Relationship between Chlamydia Trachomatis Infection with Patency Tubal and Non- Patency Tubal Occurrence in Infertile Women. Open Access Maced J Med Sci. 7(20):3437-3442.

8. Nguyễn Viết Tiến (2013). Các quy trình chẩn đoán và điều trị vô sinh. Nguyễn Viết Tiến. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa, pp.45-50. Nhà xuất bản Y học Hà Nội.

9. Nahar S, Jahan D, Nazmin A, et al (2014). Laparoscopic evaluation of tubo-peritoneal causes of infertility. Bangladesh Medical Journal Khulna, 46:1-2.

10. Khetmalas SM, Kathaley MH (2016). A study evaluation of tubal factors of infertility by hysterosalpingography and diagnostic laparoscopy. Indian J Radiol Imaging, 3(1):11–17.

11. Agrawal A, Kumari S (2019). Role of Hysterosalpingography In Management Of Female Infertility And Its Laparoscopic Correlation. Indian Journal of Applied Research, DOI:10.36106/ijar/2400835.

12. Haggerty CL, Roberta BN (2003). Endometritis does not predict reproductive morbidity after pelvic inflammatory disease. Hum Repro, 188(1):141-148.

13. Cicinelli E, Matteo M (2015). Prevalence of chronic endometritis in repeated unexplained implantation failure and the IVF success rate after antibiotic therapy. Hum Repro, 30(2):323-330.

14. Resta L, Mariana P (2012). Histology of micro polyps in chronic endometritis. Histopathology, 60(4):670-674.

15. Kitaya K, Takumi T (2018). Endometritis: new time, new concepts". Fertility and Sterility, 110(3):344-350.

Ngày nhận bài báo: 10/11/2020

Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo: 06/02/2021 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2021

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan