• Không có kết quả nào được tìm thấy

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH KIỂM SOÁT HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP TẠI THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG, NĂM 2018

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH KIỂM SOÁT HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP TẠI THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG, NĂM 2018"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH KIỂM SOÁT HUYẾT ÁP VÀ

MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP TẠI THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG, NĂM 2018

Lê Minh Hữu*, Trương Bá Nhẫn, Lâm Nhựt Anh Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

* Email: lmhuu@ctump.edu.vn TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Kiểm soát huyết áp (KSHA) tốt giúp phòng ngừa và giảm được nguy cơ tổn thương các cơ quan đích. Mục tiêu nghiên cứu: (1) xác định tỷ lệ kiểm soát huyết áp; (2) tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến việc KSHA ở những bệnh nhân tăng huyết áp (THA) tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích được tiến hành trên 522 đối tượng là bệnh nhân đang mắc THA. Kết quả:

tỷ lệ KSHA là 55,7%; có 60,1% nữ giới KSHA và 47,8% nam giới KSHA (OR = 1,64; p = 0,007); tỷ lệ kiểm soát huyết áp giảm theo tuổi; nhóm uống uống thuốc đều đặn và không hút thuốc lá, không có biến chứng có tỷ lệ kiểm soát huyết áp tốt hơn nhóm còn lại (p<0,05), có 56,9% đối tượng không sử dụng rượu bia ở mức có hại KSHA và 28,6% đối tượng có sử dụng rượu bia ở mức có hại KSHA (OR = 3,3; p = 0,01). Kết luận: Tỷ lệ KSHA là 55,7%, các yếu tố liên quan như tuổi, giới, sử dụng rượu bia, hút thuốc lá, uống thuốc đều đặn, biến chứng.

Việc kiểm soát huyết áp nên triển khai bằng nhiều hình thức trong đó chú trọng công tác truyền thông và giáo dục sức khỏe.

Từ khóa: kiểm soát huyết áp, tăng huyết áp, huyết áp

ASTRACT

THE SITUATION OF BLOOD PRESSURE CONTROL AND RELATED FACTORS IN HYPERTENSIVE PATIENTS IN BINH MINH TOWN, VINH

LONG PROVINCE, 2018

Le Minh Huu, Truong Ba Nhan, Lam Nhut Anh Can Tho University of Medicine and Pharmacy Background: Good blood pressure control helps prevent and reduce the risk of damage of target organs. Objectives: (1) To determine the rate of blood pressure control; (2) to explore related factors of blood pressure control in hypertensive patients in Binh Minh commune, Vinh Long. Materials and Methods: A descriptive cross-sectional study was conducted on 522 hypertensive patients. Results: The rate of blood pressure control was 55.7%; the proportion of blood pressure control decreased with age; the group of patients who took the pill regularly, did not smoke, and were without complications of hypertension had better the percentage of blood pressure control than the other group (p<0,05); 60.1% of womenblood pressure control and 47.8% of men blood pressure control (OR = 1.64; p = 0.007); 56.9% patients did not use alcohol at a harmful level for control blood pressure and 28.6% of subjects used alcohol at a harmful level for control blood pressure (OR = 3.3; p = 0.01). Conclusion: The rate of blood pressure control was 55.7% which were associated with factors such as age, gender, alcohol consumption, smoking, take medications regularly, and complications of hypertension. Blood pressure control should be implemented in many ways with a focus on communication and health education.

Keywords: blood pressure control, hypertension, blood pressure

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Tăng huyết áp (THA) được cho là kẻ giết người thầm lặng, vô hình do THA hiếm khi có các triệu chứng rõ ràng. Do đó, việc phát hiện sớm bệnh và kiểm soát tốt huyết áp ở

(2)

bệnh nhân tăng huyết áp là điều rất cần thiết. Từ năm 2000 đến năm 2010, tỷ lệ mắc THA theo tuổi đã giảm 2,6% ở các nước thu nhập cao, nhưng tăng 7,7% ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Trong cùng thời gian, tỷ lệ phát hiện (58,2% so với 67,0%), điều trị (44,5% so với 55,6%) và kiểm soát (17,9% so với 28,4%) tăng đáng kể ở các nước thu nhập cao, trong khi tỷ lệ phát hiện (32,3% so với 37,9 %) và điều trị (24,9% so với 29,0%) tăng ít hơn và kiểm soát (8,4% so với 7,7%) thậm chí giảm nhẹ ở các nước thu nhập thấp và trung bình.

Tại Việt Nam, một cuộc điều tra dịch tễ trên 8 tỉnh thành phố tại Việt Nam với 5454 người trưởng thành năm 2015, kết quả cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp là khá cao 47,3%

(2577/5454). THA được phát hiện là 60,9% (trong đó có 92,8% được điều trị và chỉ 31,3%

trong số đó được kiểm soát). Tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp trong cộng đồng cao hơn so với các thống kê cung cấp vì phần lớn bệnh không có triệu chứng. Đa số người dân chỉ được phát hiện tăng huyết áp khi có biến chứng tổn thương cơ quan đích hoặc thông qua việc kiểm tra sức khỏe định kỳ. Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, theo nghiên cứu của Nguyễn Huỳnh Dũng Tâm trên 298 bệnh nhân tăng huyết áp tại quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ năm 2012, tỷ lệ kiểm soát huyết áp là 36,2%, các yếu tố liên quan đến kiểm soát huyết áp là hạn chế ăn muối; ăn nhiều rau, trái cây. Theo nghiên cứu của Trần Đỗ Thanh Phong về tình hình kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang năm 2017 cho thấy tỷ lệ kiểm soát huyết áp ở đối tượng nghiên cứu là 31%, một số yếu tố liên quan đến kiểm soát huyết áp là hạn chế ăn mặn, giảm chất béo bão hoà, duy trì cân nặng hợp lý, ngưng hút thuốc lá, tuân thủ điều trị.

Việc kiểm soát huyết áp tốt giúp phòng ngừa và giảm các tổn thương cơ quan đích nhưng thực tế có nhiều nghiên cứu cho thấy mức độ kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp thấp khác nhau giữa các vùng. Từ những vấn đề ở trên, chúng tôi tiến hành “Nghiên cứu tình hình kiểm soát huyết áp và một yếu tố liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, năm 2018” với 2 mục tiêu như sau:

1. Xác định tỷ lệ kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, năm 2018

2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, năm 2018

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

- Tiêu chí chọn: Người dân đã được nhân viên y tế chẩn đoán mắc bệnh THA (những người này đang được quản lý tại các Trạm y tế) hoặc được nhóm nghiên cứu khám sàng lọc dựa trên sổ khám bệnh, có hộ khẩu thường trú từ 6 tháng trở lên tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

- Tiêu chuẩn loại trừ: Đối tượng hiện đang mắc các bệnh lý cấp tính, ác tính, đối tượng không có khả năng nghe, hiểu; đang mắc bệnh tâm thần ảnh hưởng đến khả năng trả lời phỏng vấn hoặc đối tượng đã rời bỏ địa bàn tại thời điểm nghiên cứu

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích

Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: Sử dụng công thức ước lượng tỷ lệ với cỡ mẫu 522 đối tượng tăng huyết áp, được chọn theo phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn tại 5

(3)

nghiên cứu được chọn bằng cách lập danh sách những người tăng huyết áp trong các ấp được Trạm y tế quản lý hoặc những người được nhóm nghiên cứu sàng lọc. Tùy thuộc vào số lượng người tăng huyết áp trong danh sách quản lý, chọn ngẫu nhiên đơn 22 – 26 đối tượng tại mỗi ấp/khóm

Nội dung nghiên cứu: Kiểm soát huyết áp là huyết áp của bệnh nhân THA tại thời điểm nghiên cứu dưới 140/90 mmHg. Việc đánh giá huyết áp của bệnh nhân được kiểm soát hoặc không kiểm soát thông qua việc đo huyết áp của bệnh nhân 2 lần (lúc bắt đầu phỏng vấn và sau khi kết thúc phỏng vấn), kết hợp phỏng vấn, các chỉ số huyết áp của bệnh nhân đã đo trước đó (đo định kỳ hoặc được đo lúc đi khám bệnh) để kiểm tra chéo thông tin về việc kiểm soát huyết áp. Nhóm các biến số về nhân trắc: tuổi, giới. Nhóm các biến số liên quan: giới, tuổi, uống thuốc đều đặn hằng ngày, tái khám định kỳ theo chỉ định bác sĩ, thói quen hút thuốc lá, sử dụng rượu bia ở mức có hại (≥4 đơn vị trong đối với nữ và ≥6 đơn vị đối với nam trong 30 ngày qua), biến chứng tăng huyết áp bao gồm các biến chứng tim, mắt, não, thận, các biến chứng này được thu thập từ sổ khám bệnh của bệnh nhân. Số liệu sau khi thu thập được kiểm tra, mã hoá, nhập liệu bằng phần mềm Epidata phiên bản 3.1 và phân tích bằng phần mềm SPSS phiên bản 23.0.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu:

Bảng 1. Thông tin về giới tính và nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu

Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)

Giới tính

Nữ 338 64,8

Nam 184 35,2

Nhóm tuổi

< 50 tuổi 28 5,4

50-59 tuổi 119 22,8

60-69 tuổi 221 42,3

70-79 tuổi 89 17,0

≥ 80 tuổi 65 12,5

Đối tượng nghiên cứu đa phần là nữ giới (64,8%), nhóm tuổi chiếm nhiều nhất là 60-69 tuổi (42,3%).

(4)

Biểu đồ 1. Tình hình các biến chứng THA của đối tượng nghiên cứu

Tỷ lệ biến chứng ở các đối tượng THA trong nghiên cứu của chúng tôi khá cao (46,9%), biến chứng chiếm tỷ lệ cao nhất là thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim (25,7%), tiếp theo là tai biến mạch máu não (16,1%) và thấp nhất là biến chứng về mắt (2,7%).

3.2. Tình hình kiểm soát huyết áp

Biểu đồ 2. Tình hình kiểm soát huyết áp của đối tượng Tỷ lệ đối tượng có KSHA trong nghiên cứu của chúng tôi là 55,7%.

3.3. Một số yếu tố liên quan đến kiểm soát huyết áp Bảng 2. Liên quan giữa kiểm soát huyết áp và giới tính

Giới tính Kiểm soát huyết áp OR

(95%CI) p

Có (n, %) Không (n, %)

Nữ 203 (60,1) 135 (39,9)

1,64

(1,14 – 2,36) 0,007

Nam 88 (47,8) 96 (52,2)

Tổng 291 (55,7) 231 (44,3)

Có 60,1% nữ giới và 47,8% nam giới kiểm soát tốt huyết áp. Tỷ số chênh chỉ ra sự khác biệt về tỷ lệ kiểm soát huyết áp ở nữ so với nam là 1,64 (1,14 – 2,36) có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

46.9

25.7

16.1

4.6 4.4 3.6 2.7

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

Chung Nhồi máu

cơ tim Tai biến mạch máu

não

Suy tim Thận Mạch máu

ngoại vi Mắt

%

55.7 44.3

Có KSHA Không KSHA

(5)

Nhóm tuổi Kiểm soát huyết áp OR

(95%CI) p

Có (n, %) Không (n, %)

< 50 tuổi 22 (78,6) 6 (21,4) 4,28

(1,53 – 11,93) 0,004

50-59 tuổi 58 (48,7) 61 (51,3) 1,11

(0,61 – 2,03) 0,737

60-69 tuổi 127 (57,5) 94 (42,5) 1,58

(0,904 – 2,75) 0,107

70-79 tuổi 54 (60,7) 35 (39,3) 1,8

(0,94 – 3,44) 0,074

≥ 80 tuổi 30 (46,2) 35 (53,8) 1 -

Tỷ lệ kiểm soát huyết áp ở đối tượng dưới 50 tuổi là 78,6%, 50-59 tuổi là 48,7%, 60-60 tuổi là 57,5%, 70-79 tuổi là 60,7% và từ 80 tuổi trở lên là 46,2%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ kiểm soát huyết áp giữa 2 nhóm tuổi dưới 50 và từ 80 tuổi trở lên (với OR = 4,28; p < 0,05). Tuy nhiên, sự khác biệt về tỷ lệ này giữa các nhóm tuổi còn lại so với nhóm từ 80 tuổi trở lên không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Bảng 4. Liên quan giữa kiểm soát huyết áp và uống thuốc đều đặn, tái khám, biến chứng

Yếu tố Kiểm soát huyết áp OR

(95%CI) p

Có (%) Không (%) Uống thuốc

đều đặn

250 (57,5) 185 (42,5) 1,52

(0,96 – 2,41) 0,076

Không 41 (47,1) 46 (52,9)

Tái khám định kỳ

203 (57,2) 152 (42,8) 1,2

(0,83 – 1,74) 0,336

Không 88 (52,7) 79 (47,3)

Biến chứng Không 165 (59,6) 112 (40,4) 1,39

(0,98 – 1,97) 0,062

126 (51,4) 119 (48,6)

Nhóm đối tượng tuân thủ uống thuốc đều đặn, tái khám định kỳ có tỷ lệ kiểm soát huyết áp cao hơn nhóm còn lại. Tuy nhiên chúng tôi chưa ghi nhận khác biệt có ý nghĩa thống kê. Nhóm đối tượng có biến chứng có tỷ lệ kiểm soát huyết áp thấp hơn nhóm còn lại, tuy nhiên sự khác biệt vẫn chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Bảng 5. Liên quan giữa KSHA và tình hình sử dụng rượu bia mức có hại, hút thuốc lá và vận động thể lực

Yếu tố Kiểm soát huyết áp OR

(95%CI) p

Có (%) Không (%) Sử dụng rượu bia

mức có hại

Không 285 (56,9) 216 (43,1) 3,3

(1,26 – 8,64) 0,01

6 (28,6) 15 (71,4)

Hút thuốc lá Không 257 (58,0) 186 (42,0) 1,83

(1,13 – 2,97) 0,014

34 (43,0) 45 (57,0)

Vận động thể lực 113 (56,5) 87 (43,5) 1,05

(0,74 – 1,50) 0,785 Không 178 (55,3) 144 (44,7)

Nhóm có sử dụng rượu bia ở mức có hại có tỷ lệ kiểm soát huyết áp thấp hơn rất nhiều so với nhóm còn lại, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (với OR = 3,3; p = 0,01). Có 58% đối tượng không hút thuốc lá kiểm soát được huyết áp và 43% đối tượng có hút thuốc lá kiểm soát được huyết áp sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (với OR = 1,83; p = 0,014).

Chúng tôi chưa ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ kiểm soát huyết áp giữa 2 nhóm đối tượng có và không vận động thể lực (p>0,05).

(6)

Bảng 6. Mô hình hồi qui logistic đa biến về các yếu tố liên quan kiểm soát huyết áp Yếu tố Phân tích đơn biến Phân tích đa biến

OR (95%CI) p OR (95%CI) p

Hút thuốc lá Không 1,83 (1,13 – 2,97) 0,014 1,84(1,13-3,0) 0,014

Có 1 1 1 1

Uống thuốc đều đặn

Có 1,52 (0,96 – 2,41) 0,076 1,63(1,02-2,63) 0,043

Không 1 1 1 1

Biến chứng Không 1,39 (0,98 – 1,97) 0,062 1,52(1,07-2,18) 0,021

Có 1 1 1 1

Các yếu tố có liên quan đến kiểm soát huyết áp trong phân tích mô hình hồi qui đa biến là hút thuốc lá, uống thuốc đều đặn và biến chứng.

IV. BÀN LUẬN

4.1. Tình hình kiểm soát huyết áp

Nghiên cứu của chúng tôi khảo sát việc KSHA và các yếu tố kiểm soát huyết áp ở những đối tượng THA. Theo Khuyến cáo của Hội tim mạch học Việt Nam, một cá nhân được xem là có kiểm soát huyết áp khi mức HA được kiểm soát dưới 140/90mmHg [2].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhằm đảm bảo tính chính xác của việc thu thập thông tin về tình hình kiểm soát huyết áp, chúng tôi đã thực hiện đo huyết áp 2 lần tại thời điểm khảo sát, bên cạnh đó, chỉ số huyết áp này cũng được kiểm chứng thông qua việc đo huyết áp định kỳ của người bệnh hoặc lúc tái khám nhằm đảm bảo tính giá trị của thông tin thu được. Kết quả về tình hình KSHA trong nghiên cứu của chúng tôi với 55,7% đối tượng có KSHA có cao hơn một số nghiên cứu khác (Bảng 7).

Bảng 7. So sánh tỷ lệ KSHA nghiên cứu của chúng tôi với một số nghiên cứu khác

Tác giả Năm nghiên cứu Kiểm soát HA (%)

Pham Thai Son [11] 2002 10,7

Ha T.P. Do et al [6] 2005 32,4

Nguyễn Huỳnh Dũng Tâm [3] 2012 36,2

Đỗ Văn Tuấn [1] 2016 47,5

Trần Đỗ Thanh Phong [5] 2017 31,0

Chúng tôi 2018 55,7

Từ kết quả ở trên, chúng ta có thể nhận thấy mức độ kiểm soát được HA rất khác nhau ở các nghiên cứu khác nhau. Lý giải cho điều này liên quan đến nhiều yếu tố từ chủ quan đến khách quan, tuy nhiên, cách lý giải phù hợp nhất đó là yếu tố về thời gian giữa các nghiên cứu, cụ thể các nghiên cứu trước đó thì bệnh THA chưa phải là vấn đề sức khỏe được quan tâm nhiều. Tuy nhiên, từ năm 2000 đến nay, các vấn đề sức khỏe được quan tâm không chỉ là các bệnh lây truyền, mà còn là những bệnh mạn tính (trong đó có tăng huyết áp). Các bệnh này thường diễn tiến âm thầm, kéo dài và hậu quả của chúng rất trầm trọng thu hút sự quan tâm rất lớn của cộng đồng. Tuy nhiên ở giai đoạn hiện nay, nhờ các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe, cũng như sự phát triển của công nghệ thông tin mà đa số người dân có cái nhìn mới và toàn diện hơn về bệnh tật, đặc biệt các bệnh mạn tính trong đó có tăng HA đang là những vấn đề sức khỏe chủ yếu, được quan tâm hàng đầu

(7)

4.2. Một số yếu tố liên quan đến kiểm soát huyết áp

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ kiểm soát HA ở nam là 47,8% và ở nữ là 60,1%, sự khác biệt về tỷ lệ kiểm soát HA giữa 2 giới có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết quả này khác so với trong nghiên cứu của Nguyễn Huỳnh Dũng Tâm năm 2012 với tỷ lệ kiểm soát HA ở nam là 33%, ở nữ là 38,2%, sự khác biệt này giữa 2 giới không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Tỷ lệ kiểm soát tăng huyết áp giảm dần theo tuổi, nhóm tuổi < 50 là 78,6%, 50-59 tuổi là 48,7%, 60-60 tuổi là 57,5%, 70-79 tuổi là 60,7%

và từ 80 tuổi trở lên là 46,2%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với kết quả cứu của Nguyễn Huỳnh Dũng Tâm vào năm 2012.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ kiểm soát HA ở những người có uống thuốc đều đặn và tái khám định kỳ lần lượt cao hơn 1,52 và 1,2 lần so với nhóm còn lại. Trong phân tích hồi qui đa biến, chúng tôi nhận thấy rằng việc uống thuốc đều đặn có tỷ lệ kiểm soát huyết áp tốt hơn nhóm còn lại, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tương tự, nhóm không có biến chứng tỷ lệ KSHA cũng cao hơn nhóm còn lại, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong phân tích đa biến. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu trong nghiên cứu của Trần Đỗ Thanh Phong, kết quả tỷ lệ kiểm soát HA ở những người có uống thuốc và tái khám đều đặn lần lượt là 2,65 và 1,74 lần cao hơn so với những người không uống thuốc và không tái khám đều đặn với p < 0,001.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 43% đối tượng có hút thuốc lá kiểm soát được huyết áp và 58% đối tượng không hút thuốc lá kiểm soát được huyết áp. Việc kiểm soát HA ở nhóm không hút thuốc lá cao hơn 1,83 lần so với nhóm có hút thuốc lá với p<0,05. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Trần Đỗ Thanh Phong (2016), kiểm soát HA ở nhóm không hút thuốc lá cao hơn 2,0 lần so với nhóm có hút thuốc lá với p<0,05 .Tuy nhiên, nghiên cứu của Đỗ Văn Tuấn (2015), tỷ lệ kiểm soát HA ở những người không hút thuốc lá và những người có hút thuốc lá chưa có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Về sử dụng rượu bia ở mức có hại trong 30 ngày qua, kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ kiểm soát HA ở những người không sử dụng rượu bia mức có hại (56,9%) cao hơn 3,3 lần so với tỷ lệ kiểm soát HA những người nhóm còn lại (28,6%) với p < 0,05. Kết quả này tương đồng so với nghiên cứu của Trần Đỗ Thanh Phong, tỷ lệ kiểm soát HA ở những người uống rượu bia vừa phải cao hơn 3,25 lần so với những người uống rượu bia quá mức với p<0,001. Kết quả này khác với nghiên cứu của Đỗ Văn Tuấn với tỷ lệ kiểm soát HA ở người uống rượu bia vừa phải hoặc không uống lần lượt là 1,38, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Về thói quen vận động thể lực, sự khác biệt về tỷ lệ kiểm soát huyết áp giữa 2 nhóm đối tượng có và không vận động thể lực trong nghiên cứu của chúng tôi không có ý nghĩa thống kê (với p > 0,05).

V. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu cho thấy tỷ lệ kiểm soát huyết áp vẫn còn thấp (55,7%) với các yếu tố liên quan là tuổi, giới, sử dụng rượu bia, hút thuốc lá, uống thuốc đều đặn, biến chứng. Vì vậy cần đẩy mạnh công tác quản lý và KSHA có hiệu quả để dự phòng biến chứng của tăng huyết áp. Bên cạnh đó, việc can thiệp kiểm soát huyết áp nên triển khai bằng nhiều hình thức, trong đó chú trọng công tác truyền thông và giáo dục sức khỏe. Cụ thể, nên tập trung nhiều vào nhóm đối tượng nam giới, nhóm có biến chứng, ngưng việc hút thuốc lá, hạn chế việc sử dụng rượu bia, uống thuốc đều đặn nhằm kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống của người tăng huyết áp.

(8)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Văn Tuấn (2016), Nghiên cứu tình hình, đánh giá kết quả kiểm soát huyết áp và tìm hiểu các yếu tố liên quan đến không kiểm soát được huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp từ 40 tuổi trở lên tại thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng năm 2015-2016, Luận văn Chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ.

2. Hội Tim Mạch Học Quốc Gia Việt Nam (2018), Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp 2018, Phân hội Tăng Huyết Áp Việt Nam, Hà Nội.

3. Nguyễn Huỳnh Dũng Tâm (2012), Nghiên cứu tình hình kiểm soát huyết áp và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân tăng huyết áp tại quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ năm 2012, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ.

4. Nguyễn Lân Việt (2016), Kết quả mới nhất điều tra tăng huyết áp toàn quốc năm 2015- 2016, Hội Tim Mạch Học Việt Nam, Hà Nội.

5. Trần Đỗ Thanh Phong (2017), Nghiên cứu tình hình kiểm soát huyết áp và đánh giá kết quả can thiệp ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang năm 2016-2017, Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ.

6. Ha T.P. Do and et al (2015), "National Prevalence and Associated Risk Factors of Hypertension and Prehypertension Among Vietnamese Adults", American Journal of Hypertension. 28(1), pp. 89-97.

7. Jiapeng Lu and et al (2018), "Prevalence and control of hypertension – Authors' reply", The Lancet. 392, pp. 1306.

8. JM Mallion and et al (2001), "Blood pressure levels, risk factors and antihypertensive treatments: lessons from the SHEAF study", Journal of Human Hypertension. 15, pp. 841-848.

9. Katherine T. Mills and et al (2016), "Global Disparities of hypertension Prevalence and control - A systematic analysis of Population-Based studies From 90 countries", Circulation. 134, pp. 441-450.

10. Michael J. Bloch (2016), "Worldwide prevalence of hypertension exceeds 1.3 billion", Journal of the American Society of Hypertension. 10(10), pp. 753-754.

11. Pham Thai Son (2012), Hypertension in Vietnam from community-based studies to a national targeted programme, Epidemiology and Global Health, Department of Public Health and Clinical Medicine, Umeå University, Sweden.

12. Vanessa Peberdy (2016), Hypertension: putting the pressure on the silent killer, International Federation of Pharmaceutical Manufacturers & Associations, Switzerland.

13. World Health Organization (2013), A global brief on hypertension: Silent killer, global public health crisis, MEO design – communication – web, Switzerland.

(Ngày nhận bài: 06/07/2019- Ngày duyệt đăng: 20/08/2019)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Thực hiện chương trình tầm soát khiếm thính lần này bằng sử dụng nghiệm pháp đo âm ốc tai (otoacoustic-emission =OAE), chúng tôi mong rằng sẽ góp phần nhỏ trong phát

Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi đã chứng minh được hiệu quả của điều trị cường giáp thúc đẩy sự chuyển RN về nhịp xoang, để ngăn ngừa các biến chứng

Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên đối tượng sinh viên Y Dược, hầu hết mọi người được ý thức tầm quan trọng của đôi mắt, hiểu biết các kiến thức về nguyên nhân,

Nghiên cứu của chúng tôi nhằm mô tả đặc điểm và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng của bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Trung ương Thái

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nhận định của nhiều tác giả khác trong và ngoài nước cho thấy, khởi phát đột ngột kèm rối loạn ý thức với điểm Glasgow ≤ 9, kích thích

Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam, vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục tiêu: So sánh tác dụng dự phòng tụt huyết áp của truyền dịch ngay khi bắt