• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHÁT TRIỂN KINH TÊ TƯ NHÂN ở NGHỆ AN

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "PHÁT TRIỂN KINH TÊ TƯ NHÂN ở NGHỆ AN"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TẠP CHi CỦNG THtfdNG

PHÁT TRIỂN KINH TÊ TƯ NHÂN ở NGHỆ AN

• LƯƠNG THỊ QUỲNH MAI

TÓM TẮT:

Pháttriển kinhtế tưnhân ở tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 -2010 đã đạt được những kết quả đáng ghi nhậnđượcthể hiện ở sự giatăng vềsốlượng doanh nghiệp, vốn bình quân,cũng như kết quảhoạt động kinh doanh của khu vực này. Ngoài ra,kinhtế tư nhân cũng gópphầntạo việc làm vàthúc đẩy phát triển kinh tếcủatỉnh. Tuy nhiên, sự pháttriển kinh tếtư nhân của tỉnh vẫn còn chậm,chưa xứng với tiềm năng và chưa phát huy tốt vaitrò của mình. Bài viết đã làm rõnhững thách thức và các vấn đề đặt racầnđược giải quyết đối với pháttriển kinh tếtưnhânởNghệAn, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chếđể thúc đẩy pháttriển kinh tế tư nhântrên địa bàntỉnh.

Từ khóa: doanhnghiệp, doanh nghiệp tưnhân, kinh doanh, phát triển, Nghệ An.

1. Đặtvấhđề

Trongthời gian qua, khối doanh nghiệp tưnhân ởNghệ An đã có nhiều đóng góp vào thúcđẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên,những thành quả đó vẫn chưa xứngđángvới tiềm nàng, chưa đáp ứng đượckỳ vọng của chính quyền và nhân dân Nghệ An. Vì vậy, cần phải nghiên cứuthựctrạng kinh tế tư nhân, nhằmđánh giá tiềm năng, tìm racác mặt còn hạn chếvề tình hình và xu hướngphát triểncủakinh tế tư nhân, từ đó đề ra các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinhtế tư nhân củatỉnhNghệ An.

2. Kếtquả đạt đưực và nhữngvấn đề đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế tư nhân ở NghệAn

2.1. Nhữngkếtquảđạtđược

về số lượng doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp (DN) mới của khu vực kinh tế tư nhân ở Nghệ Ancó xu hướng ngày càngtăng trong 5 năm gầnđây.Tính đến cuối năm 2020, số DN thuộc khu

vực kinh tế tư nhân (KTTN) ở Nghệ Anđạt 11.719 DN,tăng 71,38%so với năm 2016. (Bảng 1)

về

quy mô vốn. số vốn kinh doanh bình quân trên mỗi DN cũng tăng quacácnăm. Tuy nhiên, tốc độ tăng vốnbình quân qua các năm không đồng đều và có xu hướng giảm. Nhìn chung, vốn kinh doanh của các DN kinh tế tưnhân ưong tỉnh còn thấp. (Bảng 2)

về

sô' lượnglaođộng.Tốcđộ tăng hàng nămvề sốlượnglao độngkhuvựckinhtếtư nhântronggiai đoạn 2015-2019khôngđềuđối với từng loại hình DN qua cácnăm. Tăng nhanhnhất là sốlượng lao động tại các công ty cổ phần với tốc độ tăng bình quân giai đoạn đạt 3,16%/năm, tiếp đến là công ty TNHH với tốc độ tăng bình quân đạt 6,5%/năm, DN tưnhân tăng giảmbình quân 6,9%/năm.sốlao động toàn khu vực kinh tế tư nhân trong giai đoạn 2015- 2019 tăng bìnhquân 3,6%/năm. (Bảng 3)

về

mặt bằng sản xuất kinh doanh. Hiện nay, toàn tỉnh có 41 cụm công nghiệp tổng diện tích

132 SỐ27-Tháng 12/2021

(2)

KINH TẾ

ĐVT: DN Bảng 1. Số lượng các DN kinh tế tư nhân Nghệ An qua các năm

Loại hình DN 2016 2017 2018 2019 2020

DN tưnhân 1.387 1.426 1.440 1.301 1.390

CôngtyTNHH 3.029 4.571 5.367 5.529 6.523

Công tycổ phẩn 2.422 3.283 3.702 3.704 3.806

Tổng cộng 6.838 9.280 10.509 10.534 11.719

Nguồn: CụcThông kê NghệAn

Bàng 2. Vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm của các DN kinh tê' tư nhân ồ tỉnh Nghệ An ĐVT: Tỷ đồng

Loại hình DN 2016 2017 2018 2019 2020

DN tư nhân 11.744,2 9.779,2 11.891,6 13.274,0 9.796,3

CôngtyTNHH 37.279,7 39.314,5 52.057,5 66.303,8 71.538,9

Côngtycổ phẩn 126.979,8 146.345,5 179.672,5 203.172,3 222.662,7

Tổng cộng 176.003,7 195.439,2 243.621,6 282.750,1 303.997,9

Nguồn: CụcThống Nghệ An Bảng 3. Số lượng lao động trong các DN kinh tế tư nhân tỉnh Nghệ An

ĐVT: người

Loại hlnh DN 2016 2017 2018 2019 2020

DN tư nhân 13.423 12.614 11.628 11.145 10.117

CôngtyTNHH 52.606 56.972 64.491 65.000 67.642

Côngty cổ phần 77.770 81.414 85.801 85.675 88.089

Tổng cộng 143.799 151.000 161.920 161.820 165.848

Nguồn: Cục Thống Nghệ An

Í>99,59 ha,trongđócó 10 cụmcôngnghiệp với diện ích 181,21 ha đã được đầu tư xây dựng và đang loạtđộng; 8 khucông nghiệp tổng diện tích 2.800 la;khu Kinh tế ĐôngNamdiện tích 18.826ha. Hạ tầng thiết yếu vềđường giao thông, điện,cấp thoát pước đã và đang được khẩntrương xây dựng. Các cụm công nghiệp, chính sách ưuđãi cho DN đầu tư vào cụm công nghiệp đangtạo ra nguồn quĩ đấtlớn cho DN đầutư phát triển.

về áp dụng khoa họccông nghệ.Tinh trạng đổi lịiới công nghệ tại DN thuộc khu vực kinh tế tư níhân tỉnh Nghệ An đang diễn ra chậm so với các đìa phương khác: Hệ thống các máy móc, dây

chuyền sảnxuâ'tkhá lạc hậu, hầuhếtđã cũ, mang tính chắp vá, không đồng bộ; Lực lượng lao động trongDN cóưình độ kỹthuật cònở mức trungbình, phần lớn là lao động phổ thông; Chưa huy động được nguồn vốn từ các kênh khác nhauđể đầu tư cho dây chuyền sảnxuẩt màlệ thuộc quá nhiềuvào sự hỗ trợ từ ngân sách khoa họccủatỉnh.

về

kếtquả hoạtđộng kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân. Khu vực kinh tế tư nhân ngày càng đóng góp lớncho giá trị sản xuâ't của toàn tỉnh, góp phần gia tăng kim ngạch xuâ'tkhẩu của tỉnhvà giải quyết đầu ra chocác mặthàng nông sản trong địa bàn tỉnh. Doanh thu của các DN

SỐ27-Tháng 12/2021 133

(3)

TẠP CHÍ CÔNG THIÍÕNS

kinh tếtư nhân ngày càng chiếmtỷ lệ cao trong 52% đang sửdụng thiếtbị lạc hậu, 38% sử dụng tổng sô' doanh thu củacác DNđóng trênđịabàn thiết bị trungbình, chỉcó 10%là thiết bị tương đối tỉnhNghệ An. (Bảng 4) hiệnđại. Đây là điều đáng báo động trong bối cảnh

Bảng 4. Cơ cấu doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của các DN kinh tế tư nhân tỉnh Nghệ An

Ê>VT: %

LoạihlnhDN 2016 2017 2018 2019 2020

DN tưnhân 5,05 5,19 4,08 3,36 2,69

CôngtyTNHH 27,67 30,58 35,23 35,93 33,67

Công tycổ phần 45,28 43,33 42,65 45,49 51,54

Tôrig cộng 78,00 79,10 81,96 84,77 87,90

Nguồn: Cục ThốngNghệ An

2.2. Nhữngkhókhăn, tháchthứcvấnđềđặt ra đối vớiphát triểnkinh tếnhân

Bên cạnh những kết quảquan trọng đãđạt được, nhìn chung kinh tếtư nhân đang đứng trước những khó khăn và thách thứclớn.

Thách thức lớn nhấtđối với quátrình hội nhập kinh tế quốc tế củanước ta là khảnăngcạnh tranh của các DN, các sản phẩm và của nền kinhtế nói chung còn hạn chế, chậm được khắcphục.

Cơ chế chính sách phát triển kinh tế - xã hội, phát triển DN, hiện vẫn còn thiếu đồng bộ,chồng chéo, việcthựcthi chậm, thiếuthống nhất,bộ máy hành chính ở một số địaphương kém hiệu quảphần nào gây khó khăn, cản trở cho pháttriểnDN.Nghệ Ancũng là tỉnh cótỷ lệchi phí gia nhập thị trường của các DN thuộc loại cao nhất nước. Đểthành lập mộtDNvà đi vào hoạt động cần làm nhiều thủ tục (xin mã số thuế, lắp đặt hệ thống điệnnước, điện thoại, phòngcháychữacháy, giấy phép xâydựng nhà xưởng, giấy chứng nhận về môi trường,...).

Chính chi phí nàycộngthêm sự bất lợi của quá trình sản xuất- kinh doanhlànguyên nhân chủ yếu làm cho giá thành sản phẩm củacác DNcao,khả năng cạnh tranhhạn chế trongđiều kiệnhội nhập kinh tế quốc tế.

Ngoài quy mô nhỏ thì hạn chế nổi bậtcủa khu vực kinh tế tưnhânlàtrìnhđộ của lao động số đông không được đào tạo, kỹ năng tay nghề thấp, trình độ tiếngAnh còn kém. Bên cạnh đó là công nghệ chậm được đổi mới. Đa số cácDN tưnhân đang sử dụng công nghệ của những năm 1980, trong đó

tácđộng của cuộc cách mạngcôngnghiệplần thứ 4 (công nghiệp4.0) đang diễn ra mạnh mẽhiện nay.

Ngoàikhó khăn kể trên, hiệnnay ưênthực tế, kinh tế tư nhân còn gặp nhiều trở ngại, như khó khăn vềmôi trường pháp lý, môi trườngtâmlý xã hội,...

3. Một số giảiphápcơ bản pháp triển kinh tế tư nhânởNghệ An

3.1. Giải pháp đối với gia tăng số lượng cácDN trên địabàn tình

Trên cơ sở về điều kiệntự nhiên,tiềmnăng kinh tế- xã hội và tập quán sản xuất, quy hoạchphát triển vùng kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh một cách hợp lý, nhằm khaithác hiệu quả quỹ đấtvà các nguồn tài nguyên.

Đồng thời, cần xác định rõngành mũinhọn,sản phẩmchủ lựccủa từng vùng để địnhhướng bằng những chính sách ưu đãi cụ thể, khuyến khích và thu hút đầu tư, từ đó nâng cao số lượng cũng như chất lượng các DN kinhtế tưnhân.

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh bằng việc: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức từ lãnh đạo các cấp, ngành, cánbộ côngchức nhất là các cơ quan liên quan đếnchỉ sô'PCI; Tiếp tục triển khai mạnhmẽ và sâu rộng công tác cảicách hành chính (từtư duy, nhận thức chođến hành động);

Chủ động gặpgỡ, trao đổi và lắng nghe các phản hồi, phản ánh từ cơ sở, DNđểgiải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của các DNvà hoàn thiệncơ chế,chínhsách của tỉnh;Đẩy mạnh công tácthông tin, tuyên truyền về môi trường đầu tư

134 SÔ'27-Tháng 12/2021

(4)

KINH TÊ

kinh doanh và các chính sách hỗ trợ đầu tư của tỉnh; Đầu tư nâng cấp,cải thiện hệthống cơsởhạ tầng;Nângcao nhận thức, kiến thức về phápluật chocác DN cũng như chấtlượng laođộngtrênđịa bàn tỉnh.

3.2. Giải pháp đối vớigia tăng cácyếu tô'nguồn lực của cácdoanh nghiệp

+Gia tăng nguồnvốn sản xuất: Nhằm tạo điều kiện cho các DN mở rộng quy mô sản xuất,đổi mới khoa học công nghệ, phát triển mở rộng thị trường,... Chính quyền địaphương cần có giải pháp nhằm gia tăng nguồn vốnsảnxuất cho các DN: Rà soát, đánh giá để kịp thời có những kiến nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách; Nâng cao chất lượng của các cơ sởđào tạo; Chính quyền tỉnh cần đơngiản các thủ tục, cấp đúng hạn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữunhà ở, nhà máy; Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho DN vừa và nhỏ.

+ Phát triển nguồn nhânlực: Nhận thức được tầm quan trọng về công tác phát triển nguồn nhân lực nói chung và công tác đào tạo lực lượng lao động của tỉnh nói riêng. Một số' giải pháp phát triển nguồn nhân lựctrongthời gian tớinhư sau:

Trước hết, cần nâng cao trình độ học vấn, trình độ

;hoa học kỹ thuật, tập trung đào tạo, bổ sung nguồn nhân lực cho những ngành, lĩnh vực then chốt, có lợi thế cạnh tranh giữ vai trò quyết định;

Huy động nguồn lực đầu tưphát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị, đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng giáodụctheohướng hiện đai, phù hợp với thực tiễn đào tạo nguồn nhânlực va đón đầu sự phát triển xã hội, xu hướng hội mập củakhuvực và thế giới. Đặcbiệt, cần sớm nấng cấp đầutưcơ sở vậtchấtcáctrườngđạihọc, cào đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề trọng tỉnh;Định kỳ tiếnhành khảo sát đánh giá số lương và chát lượng nguồn nhân lực trênđịa bàn tỉnh; Phân bổ lại nguồn lao độngmột cách hợp lí, có chính sách khuyếnkhích,thu hút cán bộ khoa học kĩ thuật, lực lượng lao động có trình độ về công táctại các huyệnmiền núi.

+ Phát triểnnguồn lực vậtchất: Tập trung quy hoạch không gianbố trí mặtbằng sản xuất cho lĩnh vực nông lâm ngư, xây dựng hạ tầng các khu,cụm công nghiệp trên địabàntỉnh. Rà soát, bổsung các

cơchếchính sách nhằm khai tháchợp lý, hiệu quả quỹđấtvàcác nguồn tài nguyên. Làmtôi công tác giải phóng mặt bằng, thu hútvốn đầu tưxây dựng hạtầngkỹ thuật, tạo thuận lợi cho các DN, nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tưvàoNghệAn.

3.3. Tăng cường liên kết kinh tế

Tăng cường vai trò, hoạt động có chất lượng, hiệu quả của Hội DN tỉnhNghệ An để tăng cường mối quan hệgiữa DN với địaphương; giaolưu, hợp tác giữa các DN để cùng phát triển,...góp phầnđưa hoạt độngsản xuấtkinhdoanh trênđịa bàn tỉnh dần đi vào ổn địnhvàcó bước chuyển biến tíchcực.

3.4. Phát triển, mởrộng thịtrường

Thị trường tiêu thụlà yếu tốquyếtđịnh đầu ra của mỗi cơ sở sản xuất. Chính vì vậy để có thị trường, không chỉ riêng cơ sở sảnxuất quan tâm, mà với vai trò quản lý nhà nước thìthành phố cần sựnỗ lực phối hợp, huy động,tham gia hỗ trợ DN tìm kiếm thị trường, để có những biện pháp, chính sách kịpthời tạođượcthị trường mới và thị trường truyền thống ổn định.

Giải quyết cácvân đề thị trường trongphát triển kinhtếtư nhân tại tỉnh Nghệ An cũng là một trong các giải pháp quan trọnggópphần phát triển kinh tếnói chung của cả nước, thời giantới cần tập trung giải quyết một số vấn đề chủ yếu sau: sắp xếp, hoàn thiện và phát triển mạnglướidịch vụ thương mại trên địa bàn tỉnh; Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước.

4. Kết luận

Đê’ phát huy được vai trò vị trí của kinh tế tư nhân trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa, NghệAn cần tiếptục đổi mới,hoàn thiệnhơn nữa môitrường thể chế cho sự phát triển,thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh tư nhân phát triển. Rà soát lại hệ thông chính sách, pháp luật,loại bỏ các qui định chồngchéo,kémhiệu lực, gây cảntrở phát triển. Xây dựng hệ thống luật pháp và qui địnhtheo hướng đơngiản, dễ hiểu và dễ thực hiện. Ôn định các chính sách kinhtếvĩ mônhằm tạođộng lực thúc đẩy quá trình đầutưvàosản xuất kinhdoanh của cácthành phần kinh tế. Đẩy nhanh việc tái cơ cấu các ngân hàng thương mại,mở rộng huy động vốh, tăng năng lực tài chính, năng lực cungcấpdịch vu ■

SỐ27-Tháng 12/2021 135

(5)

TẠP CHÍ CÔNG THIÍdNG

TÀI LIỆU THAMKHẢO:

1. CụcThốngNghệAn (2020). Niên giám thống kê cácnăm 2015- 2020.

2. UBND tỉnh Nghệ An (2014).Đề án tập trung thuhútđầuhiệu quả vào tỉnh Nghệ Anđếnnăm 2020 các giải pháp cải thiệnmôitrườngđầu tư, nângcaoChỉsô'nănglực cạnh tranhcấp tỉnh.

3. Bùi Thị Quỳnh Trang, (2017). Cơ hội thách thức của doanhnghiệptrước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Tạp chí Tài chính, https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/trao-doi-binh-luan/co-hoi-va-thach-thuc-cua- doanh-nghiep-truoc-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-40-125689.html

4. KhánhAn (2018). Cách mạngcông nghiệp 4.0, Thời cơthách thức của doanh nghiệp Việt Nam, Báo Nhân dân.https://nhandan.vn/nhan-dinh/thoi-co-va-thach-thuc-cua-doanh-nghiep-viet-nam-292813

Ngày nhận bài:7/10/2021

Ngày phảnbiện đánh giá vàsửa chữa: 7/11/2021 Ngàychấp nhận đăngbài: 17/11/2021

Thông tintác giả:

ThS. LƯƠNG THỊQUỲNH MAI Trường Đại học Kinh tế, Đại học Vinh

THE PRIVATE ECONOMIC DEVELOPMENT IN NGHE AN PROVINCE

• MA. LUONG THI QUYNH MAI School of Economics, Vinh University

ABSTRACT:

Nghe An is a province located in the North Central key economic region. In recent years,the private business sector in Nghe An has significantly contributed to the local socio-economic development.However,those achievements have not been commensurate with the potential and have not metthe expectations of the local governmentandpeople ofNgheAn. Therefore,itis necessary to study the currentsituation of Nghe An’sprivate economy in order to assess the potential and find out solutions topromote the private economicdevelopment inNgheAn.

Keywords: enterprise, private enterprise, business, development, Nghe An Province.

136 So 27-Tháng 12/2021

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nghị quyết Đại hội XI của Đảng chỉ rõ: “Con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại

Trong những năm qua, nền kinh tế phát triển một cách nhanh chóng nhu cầu vốn ngày càng trở nên cần thiết để sản xuất kinh doanh với tiêu chí phát triển để phục vụ

Một thách thức to lớn và cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đã từng được cảnh báo là khi các tập đoàn thương mại điện tử phát triển và vận hành một hệ sinh thái kinh doanh khép kín bao gồm

- Một số chính sách của nhà nước đối với kinh tế trang trại chưa đồng bộ, chưa thông thoáng… - Kinh nghiệm phát triển kinh tế hàng hoá của phần lớn chủ trang trại trong cơ chế thị

KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 - Thông qua việc tìm hiểu, khái quát lại khái niệm, những đặc điểm và vai trò của KTTN, chúng tôi khẳng định tầm

Tổ chức thực hiện Để đào tạo có kết quả cần sự nổ lực của cả hai bên, nhân viên phải quyết tâm nâng cao khả năng làm việc và nhà quản lý phải tạo điều kiện về mặt thời gian và kinh

Để giúp cán bộ khoa học công nghệ kịp thời nắm bắt công nghệ tiên tiến, Đài Loan đã thực thi những chính sách chuyển giao một số công nghệ chủ chốt được lựa chọn từ các nước phát triển;

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 10 kinh tế hộ gia đình; họp tác xã; doanh nghiệp tư nhân; công ty, tập đoàn kinh tế thực hiện kinh doanh trên nhiều