• Không có kết quả nào được tìm thấy

Sáng kiến kinh nghiệm - Nâng cao chất lượng dạy Tiếng việt cho học sinh dân tộc - Giáo dục tiếu học

N/A
N/A
Nguyễn Gia Hào

Academic year: 2023

Chia sẻ "Sáng kiến kinh nghiệm - Nâng cao chất lượng dạy Tiếng việt cho học sinh dân tộc - Giáo dục tiếu học"

Copied!
19
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Nâng cao chất lượng dạy Tiếng việt cho học sinh dân tộc

I. PHẦN MỞ ĐẦU I.1

/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Cùng với việc đổi mới kinh tế, xã hội đang phát triển từng ngày trên khắp đất nước.

Đòi hỏi phải có những lớp người lao động mới có bản lĩnh, có năng lực, chủ động sáng tạo dám nghĩ dám làm thích ứng được với đời sống xã hội luôn phát triển. Nhu cầu này làm cho mục tiêu đào tạo con người ngày càng trở nên toàn diện hơn. Đòi hỏi việc giáo dục nhân cách cũng như các phương pháp dạy học phải điều chỉnh một cách hợp lí.

Như chúng ta đã biết theo điều 24 luật giáo dục qui định: Giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên xã hội và con người. Có kỹ năng cơ bản về nghe, đọc, nói, viết và tính toán.

Chính vì vậy, nhiệm vụ của người giáo viên Tiểu học là hết sức nặng nề. Chúng ta phải thực hiện tốt nhiệm vụ của mình là: “Chăm sóc chồi non”. Bồi dưỡng, uốn nắn kịp thời và chuyển giao cho các em tri thức đặt nền móng vững chắc chuẩn bị hành trang cơ bản cho các em hướng tới học những cấp học cao hơn hoặc đi vào cuộc sống một cách dễ dàng hơn. Giảng dạy là loại hình lao động sáng tạo thường xuyên đổi mới, đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức sâu rộng, luôn luôn bổ sung cái mới nhằm hoàn thiện nghệ thuật sư phạm. Đổi mới phương pháp dạy - học là vấn đề bức xúc hiện nay, trước yêu cầu của đổi mới giáo dục tiểu học và thay sách giáo khoa. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, ngành Giáo dục và Đào tạo đã và đang thực hiện cuộc vận đông "Hai không" của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường là đề tài quan trọng, đây vừa là mục tiêu vừa là sự đảm bảo uy tín Thương hiệu của mỗi trường học. Chất lượng dạy và học là sự quan tâm hàng đầu xuyên suốt không chỉ của những nhà quản lý trường học có tâm huyết, của mỗi cán bộ giáo viên mà còn là sự quan tâm, là niềm tin của nhân dân khi gửi gắm con em vào các nhà trường. Muốn vậy đòi hỏi nhà trường phải không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học. Việc nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà truờng nói chung và trường Tiểu học EaDáh nói riêng là vấn đề trọng tâm của hoạt động giáo dục. Sáng kiến kinh nghiệm này chắc chắn chưa đáp ứng được lòng mong mỏi của quý bạn đọc quan tâm đến vấn đề nâng cao chất lượng dạy học hiện nay. Tuy nhiên, đây là những trăn trở của một người làm công tác giảng dạy, rất mong được sự chia sẻ và đóng góp ý kiến của quý vị cho đề tài

(2)

được hoàn thiện hơn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường tiểu học hiện nay.

Trong những năm qua giáo viên trường tiểu học EaDáh chúng tôi đã cố gắng trong việc thực hiện đổi mới trong phương pháp học để phát huy tối đa khả năng tư duy, óc sáng tạo của học sinh.

Nhận thức tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học đối với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả Đào tạo lớp công dân Việt Nam trong xã hội hiện đại. Thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp dạy trong các trường Tiểu học nói chung và trường Tiểu học EaDáh nói riêng đang thực hiện chủ trương cải tiến phương pháp dạy học hết sức mạnh mẽ ở tất cả các môn học. Từ kinh nghiệm thực tế của 8 năm giảng dạy, 5 năm giảng dạy chủ nhiệm lớp 5 đối với trường có hơn 90% học sinh là con em người dân tộc. Trong đó đặc biệt có con em nguời dân tộc H’Mông ở xa gia đình không có người lớn kèm cặp và một số em học xong bậc tiểu học là nghỉ học ở nhà làm kinh tế và lập gia đình. Nên tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường hiện nay cho học sinh tại vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn như trường tiểu học Eadáh qua đề tài

“ Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học tiếng việt cho học sinh dân tộc lớp 5”.

I.

2. MỤC TIÊU NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI.

Trước đây người ta ít than phiền về chất lượng giáo dục do có ít loại hình giáo dục, nhưng hiện nay việc phát triển ào ạt các quy mô, các loại hình giáo dục đào tạo kết hợp với trình độ dân trí phát triển thì vấn đề chất lượng giáo dục được toàn xã hội quan tâm. Nhiều đơn vị trường học đã trở thành địa chỉ tin cậy được nhiều cha mẹ học sinh tin tưởng khi gửi gắm con em tới học và trở thành những “ Thương hiệu”. Để hiệu quả giáo dục trong nhà trường ngày càng cao thì điều tất yếu là tập thể sư phạm nhà trường phải đoàn kết và nỗ lực hết mình cho công tác dạy và học.

Trong những năm qua bản thân tôi được phân công dạy lớp 5 tôi luôn luôn trăn trở đi sâu tìm hiểu nội dung chương trình Tiếng Việt lớp 5 đại trà và nâng cao, tìm phương pháp tốt nhất để giảng dạy có hiệu quả. Tôi cũng nghĩ rằng việc dạy học môn Tiếng Việt nói chung và việc bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng cơ bản về Tiếng Việt cho học sinh nói riêng không phải đơn giản để sau này các em trở thành những nhà văn, nhà thơ …mà tôi mong muốn các em trở thành một con người hoàn thiện trong xã hội.Các em có thể có được vốn sống cho bản thân để hòa mình vào xã hội ngày nay. Vậy lý do chính khi chọn đề tài này là muốn góp được một phần nhỏ bé vốn sống , tâm hồn, khả năng tư duy và năng lực ngôn ngữ, cảm thụ văn chương cho học sinh, góp phần hình thành nhân cách con người Việt

(3)

Nam hiện đại. Để đạt được mục tiêu đó việc bồi dưỡng kiến thức kĩ năng cơ bản môn Tiếng Việt đặt ra cho tôi những nhiệm vụ sau:

1. Tạo hứng thú học Tiếng Việt cho học sinh.

2. Nâng cao kiến thức kĩ năng cơ bản cho học sinh.

3. Bồi dưỡng vốn sống cho học sinh để các em giao tiếp tốt hơn.

Trên thực tế trường Tiểu học ... xã ... Huyện ... thuộc địa bàn tương đối khó khăn so với nhiều trường khác trong toàn huyện. Tỉ lệ học sinh đồng bào dân tộc thiểu cao hơn 90%, nên gặp không ít khó khăn trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Tỉ lệ học sinh yếu hàng năm vẫn còn cao so với một số địa bàn thuận lợi. Là người giáo viên tôi luôn trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường. Đó là lí do tôi chọn đề tài “ Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học tiếng việt cho học sinh dân tộc lớp5”. Với mong muốn góp một phần nhỏ để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường hiện nay.

I.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: .

Đối tượng nghiên cứu là Học sinh lớp 5C trường Tiểu học ..., Huyện ..., Tỉnh ...

Các bài học trong chương trình sách giáo khoa.

Nghiên cứu biện pháp bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng cơ bản Tiếng Việt cho học sinh để kịp thời phát hiện và giúp đỡ các em học tốt hơn môn tiếng việt.

I.4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Như các đồng chí đã biết, môn Tiếng việt có rất nhiều phân môn. Song do thời gian và khả năng có hạn nên tôi chỉ tiến hành nghiên cứu một số vấn đề nhỏ trong việc rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng việt cho học sinh để các em học môn học này tốt hơn.

I.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Thực hiện nghiên cứu đề tài này tôi tiến hành nghiên cứu các phương pháp sau.

- Phương pháp điều tra.

Thông qua việc trao đổi giữa giáo viên với học sinh, bàn bạc giữa giáo viên với phụ huynh nhằm mục đích nắm bắt thu thập những tài liệu, thông tin và tình hình thực tế có liên quan đến nội dung đề tài cần nghiên cứu.

Trao đổi với giáo viên sau một tiết dạy phân môn của tiếng việt phải đạt được những yêu cầu gì ? Trao đổi với phụ huynh về vấn đề học ở nhà của các em học sinh những tồn tại của con em họ, ý kiến của phụ huynh về phân môn này.

- Phương pháp quan sát.

Thông qua các tiết dự giờ, các giờ giảng trên lớp của giáo viên mà tôi quan sát được, khảo sát thí điểm một số lớp trong tiết học, biết được khả năng tiếp thu bài của các em học

(4)

sinh, biết được cách đọc cách sử dụng tiếng việt của các em, bên cạch đó tiếp thu học hỏi được kinh nghiệm hay của giáo viên, và phát hiện ra những hạn chế trong quá trình giảng dạy của bản thân .

- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết .

Đọc sách nghiên cứu tài liệu tìm ra những kiến thức có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu, từ đó giúp cho kết quả của đề tài được năng cao, được mở rộng và có tính khả thi trong các năm học tiếp theo.

- Phương pháp thực nghiệm khoa học .

Thông qua các tiết dạy thực nghiệm để chứng minh cho các biện pháp đề xuất là đúng đắn và các biện pháp đó có tính giáo dục cao khi áp dụng chất lượng được nâng lên rõ rệt.

II.PHẦN NỘI DUNG:

II.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN:

a. Vài nét khái quát về môn tiếng việt.

Hệ thống ngữ âm và cách phát âm chuẩn tiếng việt hiện nay phát triển theo xu hướng thống nhất. Tức là lấy phương ngôn bắc nam làm hệ thống âm chuẩn, bổ sung thêm những yếu tố tích cực của các phương ngôn khác.

Tiếng việt không phải là một thực thể nhất dạng mà luôn biến đổi với những sắc thái địa phương khác nhau. Để bảo đảm thiên chức của mình, công cụ giao tiếp giữa người và người thì ngôn ngữ xét về mặt cấu trúc và chức năng phải được thống nhất trong cộng đồng. Do vậy chuẩn ngôn ngữ thường có tính ổn định tương đối, tính lựa chọn và tính bắt buộc.

Tùy thuộc vào điều kiện lịch sử, điều kiện xã hội, tùy thuộc vào cấu trúc nội bộ của ngôn ngữ và mỗi quốc gia, mặc dù dựa trên những nguyên tắc chung nhưng vẫn có cách khác nhau trong việc xác định âm chuẩn. Tình hình thực tế trên , các nhà nghiên cứu đã đưa ra luận thuyết về việc lấy hệ thống âm của Hà Nội làm chuẩn.

Theo nguyên tắc này chuẩn mực ngữ âm rất phù hợp với hệ thống ngữ âm mà chữ quốc ngữ phản ánh. Tức là rất phù hợp với chữ viết. Nó sẽ tránh được hiện tượng đồng âm. Chính vì thế, bên cạnh chuẩn phát âm quốc gia chúng ta chấp nhận thêm một khái niệm nữa “chuẩn phát âm địa phương”.

b. Vấn đề lỗi phát âm của học sinh trong quá trình giao tiếp.

Khác với chuẩn phát âm có tính quốc gia sử dụng trên bình diện viết thì chuẩn phát âm địa phương lại tập trung sử dụng trên bình diện nói. Một khi nói đúng sẽ ảnh hưởng

(5)

cho đối tượng tiếp nhận viết đúng và chuẩn. Học sinh có ảnh hưởng của ba vùng phương ngữ: phương ngữ Bắc, phương ngữ Trung và phương ngữ Nam. Do đó số lượng từ địa phương tồn tại rất lớn đây là cơ sở ban đầu tạo nên hàng loạt học sinh viết sai chính tả, cần có sự định hướng về chuẩn phát âm để các em có thể viết đúng theo hệ thống âm chuẩn tiếng việt. Do đó yêu cầu chính âm chủ yếu đặt ra trong phạm vi giao tiếp có tính văn hóa trong nhà trường là nó đòi hỏi sử dụng một thứ chuẩn mực cả về mặt âm. hơn nữa trong mối liên hệ giữa đọc và viết, Ở những trường hợp dễ gây ra nhầm lẫn thì sự cố gắng phát âm một cách trưởng thành và chuẩn mực là yêu cầu của nghề nghiệp.

c. Đặc điểm chính tả Tiếng Việt

Tiếng việt là ngôn ngữ phân tiết tính: cách phát âm được tách bạch rõ ràng trong dòng lời nói.Vì thế khi viết các chữ biểu thị âm tiết được viết rời, cách biệt nhau.

âm tiết tiếng việt đều mang một thanh điệu nhất định ( tiếng việt có 6 thanh) khi viết chữ phải đánh dấu ghi thanh điệu lên âm chính (hoặc bộ phận chính, đối với âm chính là nguyên âm đôi) của âm tiết.

Cấu tạo âm tiết của tiếng việt: rất chặt chẽ và ổn định. Ở dạng đầy đủ, âm tiết tiếng việt có cấu tạo như sau:

THANH ĐIỆU

PHỤ ÂM ĐẦU VẦN

ÂM ĐỆM ÂM CHÍNH ÂM CUỐI

Trong đó, âm chính và thanh điệu là hai bộ phận không thể thiếu được trong cấu tạo của âm tiết nào.

Cách xác định kí hiệu ghi âm chính trong chữ : muốn xác định ghi âm chính trong chữ, ta đặt chữ vào trong khuôn âm tiết.

Chất lượng dạy và học trong nhà trường là đề tài quan trọng, đây vừa là mục tiêu vừa là sự đảm bảo uy tín thương hiệu của mỗi trường học. Chất lượng dạy và học là sự quan tâm hàng đầu xuyên suốt không chỉ của những nhà quản lý trường học, của mỗi cán bộ giáo viên mà còn là sự quan tâm, là niềm tin của nhân dân khi gửi gắm con em vào các trường học.

.

Với việc thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng cơ bản Tiếng Việt cho học sinh đồng thời phát hiện nhân tài cho đất nước. Hàng năm Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức thi “học sinh dân tộc giao lưu Tiếng Việt” nhằm thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trong các trường học đặc biệt là đối với các trường có tỉ lệ học sinh dân tộc cao các em được thể hiện bản thân và tự tin hơn trong giao tiếp.

II.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ: . a. Thuận lợi – khó khăn:

(6)

- Thuận lợi: Trường Tiểu học ... là một trường thuộc xã vùng III nhưng được sự quan tâm hết mực của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phương (xã – huyện). Hệ thống giao thông đi lại thuận lợi trục đường chính về tới xã và tới điểm trường lẻ đã được đổ nhựa thông tin liên lạc thuận lợi. Công tác xã hội hoá Giáo dục được Đảng, chính quyền quan tâm và được đồng tình hưởng ứng.

+ Đa số các em ngoan, biết vâng lời, có ý thức trong học tập. Một số em biết quan tâm giúp đỡ bạn trong học tập.

+ Điều kiện cơ sở vật chất như bảng đen, bàn ghế, ánh sáng, tranh ảnh tương đối đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu dạy học.

+ Phần lớn học sinh của lớp đã đọc thông, viết thạo.

- Khó khăn:

+ Trình độ, độ tuổi học sinh không đồng đều gồm các độ tuổi: (10 tuổi; 11 tuổi; 12 tuổi).

+Đa số học sinh của lớp là người dân tộc thiểu số con gia đình sống bằng nghề nông, bố mẹ suốt ngày bận rộn với nương rẫy, tối về lo cơm nước, áo quần nên không có thời gian kèm cặp, hướng dẫn cho con em mình học tập mà hoàn toàn phó thác việc dạy dỗ con em cho giáo viên.

+ Ý thức học tập của một số em chưa cao.

+ Một số em phát âm còn thiếu chính xác.

+ Đa số các em chưa biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ, bài văn, bài thơ. Vốn tiếng Việt của đại đa số học sinh dân tộc đặc biệt các em dân tộc H’Mông còn hạn chế.

+ Một số em chưa tự tin trong học tập.

II.3. CÁC GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP: .

.

a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:

Để giúp học sinh giao tiếp và sử dụng tiếng việt được tốt. Từ những kinh nghiệm của bản thân trong quá trình vận dụng các phương pháp dạy - học vào thực tiễn giảng dạy môn Tiếng việt nói chung và các phân môn Tập đọc, luyện từ và câu, kể chuyện, tập làm văn nói riêng. Qua trao đổi kinh nghiệm dạy các phân môn của tiếng việt với các bạn đồng nghiệp, tham khảo thêm tài liệu chuyên môn. Tôi đã vận dụng các giải pháp sau vào việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm và khả năng sử dụng câu, từ cho học sinh lớp 5C do tôi chủ nhiệm như sau:

b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:

(7)

Tiến hành phân loại học sinh. :

Ngay từ buổi đầu tiên lên lớp giáo viên cần khảo sát kiến thức học sinh sau đó vạch ra kế hoạch bồi dưỡng giúp học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản. Sau đó giáo viên kịp thời phát hiện phân loại học sinh thành từng nhóm như:

* Nhóm thứ nhất: - Các em yêu thích văn học, có hứng thú với nghệ thuật ngôn từ, yêu thích thơ ca, ham mê đọc sách báo, thích nghe kể chuyện, có những em ước mơ sau này thành nhà văn hoặc trở thành cô giáo dạy Văn - Tiếng Việt... Phần lớn các em không thờ ơ trước cái hay, cái hấp dẫn của ngôn từ, luôn ghi nhớ và sưu tầm những câu văn, đoạn văn hay.

Đối với nhóm học sinh này các em có sự tư duy lô ríc và thống nhất như: tư duy phân loại, phân tích, trừu tượng hóa, khái quát hóa. . Có năng lực quan sát, nhận xét ngôn từ của mọi người và của chính mình.

Có em còn biết quan sát hiện thực, biết liên tưởng, giàu cảm xúc.

Ví dụ: Trong bài “ Tre Việt Nam” của nhà thơ Nguyễn Duy có đoạn:

“ Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm Thương nhau tre chẳng ở riêng

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người.” . Các em đã hiểu được phẩm chất tốt đẹp của tre đó là sự đùm bọc, đoàn kết lại vừa nói lên được phẩm chất, những truyền thống tốt đẹp cao quý của con người, dân tộc Việt Nam.

Từ đó ta thấy các em có khả năng tư duy nghệ thuật là có khả năng tiếp nhận vẻ đẹp của ngôn từ, cách nói của văn chương, biết phát hiện nghệ thuật ngôn từ trong việc diễn đạt nội dung. . Với khả năng sử dụng từ: Những học sinh học tốt Tiếng Việt thường có khả năng sử dụng từ khá phong phú, giàu hình ảnh nhiều tính từ, từ láy, từ tượng hình, từ tượng thanh, sử dụng những câu có nhiều thành phần phụ như định ngữ, bỗ ngữ, câu văn trôi chảy, rõ ý, bộc lộ được tình cảm của mình với hiện thực được nói tới. Sau đây ta thử đọc đoạn viết của 2 em HS xem có gì khác:

HS1: “Trời đã về chiều. Nắng trên sân trường đã tắt. Chỉ còn gió lao xao trong những tán lá bàng, lá phượng và thổi dọc hành lang vắng vẻ. Chúng em đang học tiết cuối cùng của buổi học hôm nay.Bỗng một hồi trống vang lên thế là buổi học đã kết thúc”.

HS2: “Tiết học thứ năm đã hết một hồi trống vang lên buổi học đã kết thúc”.

Đoạn văn của em học sinh ở nhóm thứ nhất nó có tác động không phải chỉ vào lí trí mà cả tình cảm của người đọc. .

(8)

Đối với nhóm đối tượng học sinh này giáo viên nên tập trung tham gia đội tuyển bồi dưỡng học sinh giỏi trường.. Trên thực tế có thể nói việc bồi dưỡng học sinh có khả năng học tiếng việt tốt càng bắt đầu sớm bao nhiêu càng có hiệu quả bấy nhiêu.

.

* Nhóm thứ hai : các em học sinh học ở mức độ trung bình các em đọc được và việc sử dụng từ ngữ nhưng chưa hay trong từng ngữ cảnh, trong giao tiếp cũng như trong quá trình viết văn các em còn chưa thật sự tự tin và sử dụng câu từ hợp lí.

* Nhóm thứ ba: các em có vốn từ vựng rất ít đọc cũng còn yếu việc sử dụng từ ngữ không được hay đôi lúc còn sai trong từng ngữ cảnh, trong giao tiếp cũng như trong quá trình viết văn các em viết câu văn còn lộn xộn dụng câu từ hợp lí.

* Sau khi tiến hành phân loại học sinh tôi tiến hành các biện pháp sau.

.

b.1/ Tạo hứng thú học tâp cho học sinh: .

Hứng thú có vai trò quan trọng trong học tập và làm việc. Không có việc gì người ta không làm được dưới ảnh hưởng của hứng thú. Vì vậy M.goocki có nói: “ Thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc”. Vì vậy bồi dưỡng hứng thú học tập rất quan trọng.

Không có con đường nào khác là giúp các em thấy được vẻ đẹp và khả năng kì diệu của Tiếng Việt – Văn học, từng giờ, từng phút trong giờ Tiếng Việt, người giáo viên đều hướng đến để hình thành, duy trì hứng thú cho học sinh. .

Ví dụ cách giới thiệu bài: Chúng ta đã được học rất nhiều bài nói về hình ảnh người mẹ như: “ Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng”.

“ Hôm nay trời nắng như nung

Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày”…

Bài học hôm nay chúng ta học cũng nói về “ Mẹ” của nhà thơ Bằng Việt, các em hãy cùng cô tìm hiểu xem“Mẹ” trong bài thơ này có gì khác với những bài về mẹ mà các em đã học. . Những bài về từ ngữ sinh động câu văn trôi chảy cũng gây hứng thú cho HS.

Cho trẻ tiếp xúc trực tiếp càng nhiều càng tốt với những tác phẩm văn chương, những mẫu hình sử dụng ngôn ngữ mẫu mực vì “ không làm thân với văn thơ thì không nghe thấy được tiếng lòng chân thật của nó”( Lê Trí viễn). . Ngoài ra GV giúp các em tiếp thu văn chương tốt bằng cách kể cho các em nghe về cuộc đời riêng của các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng, tổ chức nói chuyện thơ văn, ngoại khóa …hay giáo viên thường xuyên thiết kế các trò chơi để các em được sử dụng tiếng nhiều hơn trong cách trình bày diễn đạt hợp lí trong trò chơi đó

Ví dụ: như tập làm văn tả người giáo viên có thể thiết kế trò chơi ghép cột A với cột B A B

(9)

Thông qua trò chơi các em sẽ biết sử dụng các câu văn có tính nghệ thuật có các hình ảnh mang tính nhân hóa, tính so sánh giúp bài văn thêm sinh động.

b.2/Tăng cường khả năng quan sát và trải nghiệm:

Ngày nay theo xu hướng chung đa số giáo viên lên lớp dạy tập làm văn cho học sinh thường thiên về dạy lý thuyết nhiều .Mặc dù các em nắm vững bố cục nhưng vốn từ khô khan, thiếu hình ảnh thì bài văn không hay. Điều quan trọng là cung cấp các chất liệu sống – cái tạo nên nội dung bài viết.

Khi một em học sinh ngồi trước một đề văn 15-20 phút vẫn chưa viết được, giáo viên thường cho rằng các em không nắm được lí thuyết thể văn mà không hiểu rằng nguyên nhân đầu tiên làm các em không có hứng thú viết là các em không tạo được một quan hệ thân thiết giữa mình với đề bài - đối tượng kể hoặc tả, nghĩa là các em không có nội dung, không có gì để nói, để viết. Nguyên nhân đó là việc thiếu hụt về vốn sống, vốn cảm xúc của học sinh.

Từ đó, tôi rút ra phương pháp dạy và bồi dưỡng vốn sống cho các em trước hết đó là vốn sống trực tiếp: cho các em quan sát, trải nghiệm những gì các em sẽ phải viết.

Ví dụ hướng dẫn các em quan sát con đường trước khi yêu cầu các em tả nó. Tất nhiên giáo viên cần làm cho vốn sống thực này không cản trở trí tưởng tượng của các em. Nhưng trí tưởng tượng dù có bay bổng đến mấy vẫn phải có cơ sở bắt nguồn từ thực tiễn. Người giáo viên đóng vai trò dẫn dắt, gợi mở, tạo nguồn cảm hứng khơi dậy suy nghĩ trong các em như khi quan sát một cảnh vật, một bông hoa đang nở, một đàn trâu đang gặm cỏ, ông mặt trời thức dậy...

Giáo viên tạo cho học sinh sự hứng thú và thói quen đọc sách . Đọc sách, các em không

Bồng bềnh như nhũng đám mây trôi Mái tóc

Trắng mịn hồng hào

Làn da Đen mượt óng ả được kẹp gọn gàng phía sau bằng chiếc kẹp nhỏ Dong dỏng cao,dáng đi nhanh nhẹn

Thân hình

Trắng trẻo mịn màng như da em bé

Thân hình thon thả với dáng đi nhẹ nhàng uyển chuyển

(10)

chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp khơi dậy trí tuệ, bồi dưỡng tâm hồn.

*Là giáo viên dạy học tại điểm trường lẻ xa trường chính không có thư viện tại điểm trường tôi thường xuyên mượn các loại sách báo mới khuyến khích các em đọc thêm vào đầu giờ sinh hoạt hoặc các giờ ra chơi nhằm giúp các em vừa có hứng thú đọc sách vừa nâng cao vốn từ cũng như cách sử dụng câu ngày một hay hơn phù hợp hơn.

b.3/ Tăng cường kiến thức kĩ năng Tiếng Việt:

b.3.1 Tăng cường vốn kiến thức- kĩ năng từ ngữ trong dạy luyện từ và câu:

* Tiến hành phân loại nhận diện từ theo cấu tạo:

Dựa vào số lượng tiếng của từ chia ra từ đơn và từ đa âm.

Phân loại nhóm từ đa âm phải dựa vào mối quan hệ giữa các tiếng trong từ: Nếu có mối quan hệ về mặt ngữ nghĩa là từ ghép. Nếu có mối quan hệ về âm là từ láy.

Lưu ý ở tiểu học, những từ thuần Việt như tắc kè, bồ hóng, bồ kết... hay những từ vay mượn: mì chính, xà phòng, mít tinh...là những từ mà cả 2 tiếng đều không có quan hệ cả về nghĩa lẫn về âm, vì vậy những từ này không được dùng làm ngữ liệu để ra bài tập. Nếu HS chủ động đưa ra để hỏi thì giáo viên trả lời đó là một từ ghép đặc biệt: từ ghép ngẫu hợp các từ 2 tiếng có sự giống nhau nào đó về âm như chôm chôm, thằn lằn, ba ba, ngày ngày, gật gật...đều được xem là từ láy.

Các kiểu từ như ồn ào, ầm ĩ, ọc ạch, ỏn ẻn... đều được xem là từ láy và được giải thích nó giống nhau ở chỗ cùng vắng khuyết phụ âm đầu.

Những từ như cong queo, cuống quýt,... cũng là từ láy có phụ âm đầu viết dưới dạng thức các con chữ khác nhau.

Về phân biệt từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại;

Từ ghép tổng hợp: Giữa các tiếng có quan hệ đẳng lập, mang tính tổng hợp, khái quát.

Từ ghép phân loại: Có yếu tố cụ thể hóa, cá thể hóa nghĩa cho yếu tố kia.

Lưu ý một số từ tùy từng ngữ cảnh mà xếp khi là từ ghép tổng hợp, khi là từ ghép phân loại . Ví dụ: từ “ sáng trong” trong câu: “ Một tấm lòng sáng trong như ngọc” là từ ghép tổng hợp. Có thể đổi thành “ trong sáng”. Nhưng trong câu “ Nhớ mua bóng đèn sáng trong đừng mua bóng đèn sáng đục” thì “ sáng trong” ở đây là từ ghép phân loại.

b.3.2/Từ chia theo từ loại thì là danh từ, động từ, tính từ:

a/ Danh từ:

Có nhiều loại: danh từ chung, danh từ riêng…

- Danh từ riêng: là tên gọi riêng của một loại sự vật.

VD: Võ Thị Sáu, núi Trường Sơn...

(11)

VD: Học sinh, công nhân, thành phố...

- Danh từ cụ thể: chỉ những sự vật mà ta có thể nhận ra được bằng giác quan (nhìn, nghe,ngửi, thấy, đếm được...)

VD: Nhà, tủ ...

- Danh từ trừu tượng: chỉ những sự vật mà ta nhận ra được bằng suy nghĩ chứ không phải bằng các giác quan.

VD: Niềm vui, đạo đức, thái độ...

Trong câu, danh từ (Đứng một mình hoặc kèm theo các từ phụ thuộc) có thể làm nhiều chức vụ khác nhau: Làm chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ.

b/Động từ:

- Động từ chỉ hoạt động hay trạng thái của người, sự vật.

VD: Ngủ, chạy...

* Có hai loại động từ:

- Động từ chỉ trạng thái, hoạt động do người hay sự vật thực hiện, không ảnh hưởng tới người hay sự vật khác gọi là động từ nội động.

VD: Em bé ngủ.

- Động từ chỉ hoạt động của người hay sự vật thực hiện có ảnh hưởng đến người hay sự vật khác gọi là động từ ngoại động

VD: Bác nông dân đang gặt lúa.

Các động từ: có, là, bị, được...

- Động từ "bị"và "được" chỉ trạng thái tiếp thu - Động từ "có" chỉ trạng thái tồn tại hặc sở hữu

- Động từ "là" chỉ được dùng trong câu giới thiệu , nhận xét, đánh giá.

c/Tính từ:

* Tính từ là từ chỉ tính chất của người, loài vật, đồ vật, cây cối như: màu sắc, hình thể, khối lượng, kích thước, dung lượng, phẩm chất...

Ví dụ : - Xanh, đỏ, xanh biếc, đỏ thắm (chỉ màu sắc) - Vuông, tròn, thon (chỉ hình thể)

- To, nhỏ,dài, ngắn...(chỉ kích thước)

- Nặng, nhẹ, nhiều, ít...(chỉ khối lượng, dung lượng) - Tốt, xấu, thông minh...(chỉ phẩm chất)

* Có hai loại tính từ:

-Tính từ chỉ tính chất chung, không có mức độ:

Ví dụ: Xanh, đỏ, dài, tốt...

- Tính từ chỉ tính chất có xác định mức độ hoặc có tác dụng gợi tả hình ảnh, cảm xúc.

(12)

Ví dụ: Xanh biếc, gầy nhom, chi chít...

d/ Đại từ:

- Đại từ dung để thay thế cho danh từ,động từ hoặc tính từ trong câu.

Ví dụ: Cú chẳng có tổ, phai sống trong những hốc cây tăm tối.

-Trong giao tiếp người ta có thể dùng đại từ để xưng hô. Đó là đại từ chỉ ngôi. các đại từ chỉ ngôi thường dùng là :

Ngôi thứ nhất: Tôi, chúng tôi, tao, chúng tao Ngôi thứ hai : mày , chúng mày…

Ngôi thứ ba : nó, chúng nó …

* Danh từ chỉ người cùng thường được dùng trong xưng hô như đại từ chỉ ngôi.

VD: anh , chị , ông , bà

e/ Số từ – Phó từ – Từ chỉ quan hệ – Từ cảm:

* Số từ là từ chỉ số lượng hoặc thứ tự.

- Chỉ số lượng : một , hai , vài , dăm…

- Chỉ thứ tự : thứ hai , thứ tư…

* Phó từ : là những từ đi kèm danh từ, động từ , tính từ để bổ sung một số ý nghĩa cho các từ ấy.

VD:Các môn học, rất giỏi, đẹp lắm , khoảng bốn mươi kg PT PT PT PT

* Từ chỉ quan hệ (quan hệ từ , từ nối)

Từ chỉ quan hệ là từ dùng để nối các từ trong câu, các vế câu trong một câu ghép … VD: Nam và Bình đi học.

Nam lười học nên bạn bị điểm kém.

b.3.3/ Làm giàu vốn từ hay luyện kĩ năng nắm nghĩa từ và sử dụng từ cho HS:

- Yêu cầu HS giải nghĩa từ ngữ hay thành ngữ . Ví dụ: Em hiểu thành ngữ “ Gió chiều nào che chiều ấy” là thế nào? Lao động trí óc là gì?

- Cho những từ có cùng yếu tố cấu tạo: Ví dụ phân biệt nghĩa của mẹ đẻ, mẹ nuôi, mẹ kế, mẹ ghẻ...

- Yêu cầu HS kể ra các từ theo chủ đề:

- Yêu cầu phân loại từ theo nhóm nghĩa và đặt tên cho nhóm.

- Dạng đề sửa lỗi dùng từ sai;

- Đặt câu, viết đoạn văn với từ cho sẵn:

- Điền từ vào chỗ trống.

Và nhiều dạng khác nữa, giáo viên phải nắm chắc, cho HS được tiếp cận nhiều lần thì

(13)

bài kiểm tra mới đạt hiệu quả cao.

b.3.4/ Giúp học sinh nắm vững kiến thức, kĩ năng ngữ pháp:

Trong các bài học trên lớp phần ngữ pháp thường chiếm số điểm cao.

Các dạng đề và những điều cần lưu ý cho HS:

a/ Khái niệm câu và bản chất của câu:

Các em thường nhầm trạng ngữ là câu, nhầm ngữ danh từ là câu, thường đặt câu thiếu thành phần. Vì vậy cần tập trung vào các dạng bài tập:

- Trong các ví dụ sau, ví dụ nào đã thành câu? Ví dụ nào chưa thành câu? Vì sao?Chữa lại cho đúng.

- Chữa câu sai bằng 2 cách.

b/ Cấu tạo ngữ pháp của câu, các thành phần câu:

Đó là các dạng bài tập: Yêu cầu HS chỉ ra các thành phần của câu cho sẵn.

Yêu cầu HS tìm bộ phận chính, bộ phận phụ của câu.

Yêu cầu HS kết hợp các thành phần câu.

Dạng mở rộng nòng cốt câu bằng cách thêm các thành phần phụ.

c/ Kiến thức về dấu câu và kĩ năng sử dụng dấu câu.

Dạng cho một đoạn văn không có dấu câu yêu cầu HS tự đánh dấu câu và chỗ thích hợp Dạng chữa lại những chỗ đã đặt dấu câu không đúng.

d/ Kiến thức về từ loại, kĩ năng xác định từ loại:

Dạng yêu cầu HS tìm danh từ, động từ, tính từ trong câu, đoạn văn...

b.4 . Dạy cảm thụ văn học:

Dạy cảm thụ văn học là một vấn đề khó khăn vất vả vì đây là phần mới mẻ đối với học sinh nên đòi hỏi giáo viên phải thật tận tâm để giúp các em hiểu, cảm nhận và liên tưởng để tiếp nhận tác phẩm qua những câu văn, câu thơ, đoạn thơ…Để có được điều đó thì giáo viên là người gợi mở dẫn dắt cho sự tiếp xúc của HS với tác phẩm tốt.

Hoạt động của giáo viên chỉ có tác động bổ trợ cho cảm xúc thẩm mỹ nảy sinh. cần tôn trọng suy nghĩ, cảm xúc thực, ngây thơ của trẻ và nâng chúng lên ở chất lượng cao hơn.

Ví dụ: Hãy chỉ ra cái đúng và hay của sự so sánh trong câu thơ sau:

Bà như quả ngọt chín rồi

Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng.

(Võ Thanh An)

Đúng vì bà sống đã lâu, tuổi đã cao giống như quả ngọt chín rồi - đều phát triển đến độ già dặn, có giá trị cao.

(14)

Hay vì hình ảnh đưa ra làm chuẩn để so sánh quả ngọt chín rồi gợi sự suy nghĩ, liên tưởng đẹp và giàu ý nghĩa về bà: Có tấm lòng thơm thảo, đáng quý, có ích cho cuộc đời, đáng nâng niu trân trọng.

Cảm thụ văn học có rấy nhiều dạng.Để giúp HS cảm thụ được tác phẩm, giáo viên cần có hệ thống câu hỏi, bài tập liên tưởng, tưởng tượng, đó là những câu hỏi về ý nghĩa của tác phẩm giúp HS hiểu mục đích thông báo của văn bản, đánh giá nhân vật, thái độ, tình cảm, tư tưởng của tác giả, đánh giá giá trị nghệ thuật những từ ngữ hình ảnh cấu tứ gây ấn tượng.

b.5/ Dạy tập làm văn:

Để làm được bài văn hay người giáo viên cần hướng cho các em có một ý tưởng cụ thể về đề bài đã cho. Điều quan trọng ở các em là vốn sống, vốn văn học, khả năng cảm thụ tốt, giàu cảm xúc và điều đặc biệt trí tưởng tượng phong phú. Học sinh phải thể hiện cảm xúc suy nghĩ của mình bằng ngôn ngữ nói và viết tạo thành những câu văn, bài văn hay.

Quá trình viết một bài văn thật khó nên cần phải có sự chuẩn bị kĩ để bài vă đạt hiệu quả.

Bên cạnh đó giáo viên cần phải bám sát yêu cầu của đề để đánh giá thực chất và tìm ra những điểm yếu cần khắc phục đồng thời cũng cần phát huy ưu điểm để các em học tập.

c. Điều kiện thực hiện giải pháp.

- Có sự quan tâm sâu sát của các cấp lãnh đạo: Nhà nước và chính quyền địa phương có những chính sách hỗ trợ thiết thực đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Nhà trường trang bị cho học sinh bàn ghế cơ sở vật chất đạt chuẩn. Mỗi năm học cần phải tổ chức cuộc thi

“giao lưu tiếng việt cho học sinh dân tộc” cho các em tại các khối lớp.

- Để thực hiện được các giải pháp trên đòi hỏi người giáo viên phải tận tụy, chịu khó, yêu nghề mến trẻ. Về học sinh các em phải đọc thông viết thạo,... Bên cạnh đó sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiên của ban giám hiệu nhà trường là một yếu tố không thể thiếu để thực hiện tốt các giải pháp.

d. Mối quan hệ giữa các giải pháp.

Các biện pháp đều có mối quan hệ biện chứng với nhau,biện pháp này có mối liên hệ chặt chẽ với biện pháp kia và ngược lại. Ví dụ nếu học sinh có sự chuẩn bị đầy đủ trước khi đến lớp thì kết quả học tập sẽ cao hơn hoặc nếu học sinh ghi nhớ được mẹo luật chính tả thì sẽ khắc phục được rất nhiều lỗi mà các em mắc phải. Các biện pháp đều có sự tác động qua lại với nhau nên khi thực hiện giáo viên chủ nhiệm cần phải thực hiện một cách đồng bộ, không được coi nhẹ một biện pháp nào nhằm đạt hiệu quả như mong muốn

e. Kết quả khảo nghiệm.

* Năm học 2010 – 2011:

(15)

XL

Môn TSHS

Lớp 5C Giỏi Khá TB Yếu

Tiếng Việt 22 2 5 9 6

Tỉ lệ % 9 23 41 27

Sau khi áp dụng giải pháp cùng với sự nỗ lực cố gắng của bản thân mỗi học sinh, sự rèn luyện bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên, đến nay kỹ năng sử dụng tiếng và kết quả học môn tiếng việt của học sinh đã tăng lên rõ rệt. Kết quả đạt được như sau:

XL

Môn TSHS

Lớp 5C Giỏi Khá TB Yếu

Tiếng Việt 22 5 7 10 0

Tỉ lệ % 23 32 45

Số HS tham gia thi HS chữ đẹp cấp huyện là 2 em.

Kết quả Giải nhất Giải nhì Giải ba Giải k- khích Công nhận

Số HS 0 0 1 1 0

* Năm học 2011-2012:

Trước khi áp dụng:

XL

Môn TSHS

Lớp 5C Giỏi Khá TB Yếu

Tiếng Việt 23 3 4 9 7

Tỉ lệ % 13 17,4 39,1 30,5

Sau khi áp dụng giải pháp cùng với sự nỗ lực cố gắng của bản thân mỗi học sinh, sự rèn luyện bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên, đến nay kỹ năng sử dụng tiếng và kết quả học môn tiếng việt của học sinh đã tăng lên rõ rệt. Kết quả đạt được như sau:

XL

Môn TSHS

Lớp 5C Giỏi Khá TB Yếu

Tiếng Việt 23 5 8 10 0

Tỉ lệ % 21,7 34,8 44,5

(16)

Số HS tham gia thi học sinh dân tộc giao lưu tiếng cấp huyện là 2 em.

Kết quả Giải nhất Giải nhì Giải ba Giải k- khích Công nhận Số HS 0 1 1 0 0

II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.

Qua quá trình giảng dạy, nhờ đã kiên trì bền bỉ áp dụng những biện pháp trên đây đối với tất cả học sinh ở những lớp tôi đã từng chủ nhiệm nói chung, đặc biệt là học sinh lớp 5C nói riêng, tôi thấy các em đã có những chuyển biến tích cực và đạt được một số kết quả cụ thể như sau:

-Trong giờ tập học hiện nay số học sinh say mê học tập tăng lên, lớp học sôi nổi hơn.

-Những em đọc nhỏ, lí nhí, chưa trôi chảy đến nay đã đọc to, rõ ràng, lưu loát hơn.

-Những em đọc đều đều, ngang ngang nay đã biết lên xuống giọng phù hợp với nội dung của câu thơ, câu văn, bài thơ, bài văn.

-Còn những em đọc sai do ảnh hưởng phương ngữ hay đọc ngọng thì nay đã có nhiều tiến bộ. Đặc biệt có em trong số này còn thường xuyên xung phong đọc những từ ngữ khó mà tôi thường ghi bảng để luyện đọc đúng cho học sinh cả lớp và hơn thế nữa có em còn rất tự tin khi thi đọc diễn cảm với những em đọc tốt.

-Gần 50% số học sinh của lớp đến nay đã tự tin thể hiện trước đám đông khi trình bày một vấn đề gì và việc sử dụng từ ngữ, câu văn cũng hợp lí trong bài viết tập làm văn . Điều đó cho thấy kỹ năng sử dụng tiếng việt của các em được nâng lên rõ rệt.

III.PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ III.1 Kết luận:

Rèn luyện bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng cơ bản tiếng việt học sinh là một vấn đề vô cùng khó khăn nên đòi hỏi giáo viên phải có đầu tư kiến thức và truyền thụ cho HS một cách phù hợp.Ngoài ra giáo viên bồi dưỡng cần phải luôn tìm tòi sách vở đặc biệt là có một hệ thống kiến thức cơ bản và sử dụng linh hoạt để khi giảng dạy thật phù hợp tránh sự nhàm chán.

Qua nhiều năm dạy lớp 5 bản thân tôi đã rút ra được một vài bài học kinh nghiệm sau:

1/ Thực sự yêu nghề, tâm huyết với công việc.

2/ Thường xuyên học hỏi trau dồi kiến thức, tích lũy một hệ thống kiến thức phong phú.

3/ Luôn thân thiện, gần gũi cởi mở với HS, luôn mẫu mực trong lời giảng .Thường xuyên trò chuyện hay kể những câu chuyện với HS để các em cảm nhận lời văn hay.Tạo cho các em có niềm say mê hứng thú học môn Tiếng việt. Thường xuyên sáng tạo các trò chơi mới

(17)

phù hợp với tiết dạy tạo sự hứng thú gần gủi cho học sinh để học sinh tự tin thể hiện bản thân. Tăng cường hoạt động dự giờ thăm lớp có góp ý cụ thể sau mỗi tiết dạy. Tích cực sáng tạo trong việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học, sưu tầm tài liệu bộ môn. Tự động viên khuyến khích, đặt ra yêu cầu mới và sáng tạo không ngừng.

4/ Học sinh cần có nhiều loại sách để tham khảo.

Thư viện nhà trường phải thường xuyên bổ sung cập nhập các loại sách tham khảo mới và các loại sách báo thiếu nhi dân tộc các loại sách báo của đội...

Việc nghiên cứu đề tài này là vô cùng bổ ích, là nguồn tài liệu quý báu, phục vụ cho việc giảng dạy các phân môn Tiếng Việt giúp cho học sinh không những đọc đúng, viết đúng mà còn là cơ sở hết sức quan trọng để học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ, giao tiếp, năng lực cảm thụ văn học và phục vụ cho việc học các môn như: Toán học, môn khoa học tự nhiên xã hôi và các môn học khác

Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực hiện đề tài này, tôi nhận thấy tuy đây mới chỉ là bước đầu vừa làm vừa rút kinh nghiệm những HS khối 5 mà tôi phụ trách đã có nhiều bước chuyển biến mới như;

- Về kiến thức từ ngữ, ngữ pháp các em nắm rất chắc và đã quen thuộc với các dạng đề.

Điều đặc biệt hơn là vốn từ rất phong phú. khả năng giao tiếp và diễn đạt được nâng cao.

- Về khả năng cảm thụ văn học và tập làm văn thì đa số các em nắm vững về kiến thức nhưng điểm tốt mới dừng lại ở một số ít học sinh nhưng các em đã có sự tiến bộ rõ rệt. Học sinh cảm nhận thơ, văn sâu sắc, biết dùng từ viết câu có nhiều hình ảnh làm cho đoạn văn, câu văn thêm sinh động và hay hơn nhiều so với năm học trước.

III.2. KIẾN NGHỊ:

Đối các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương :

Cần quan tâm hơn nữa đầu tư xây dựng cở sở vật chất để khuôn viên trường học có được thêm cảnh quan nhà trường để tiến tới công nhận đạt chuẩn quốc gia.

Đối với ngành giáo dục :

Thường xuyên tổ chức các hội thi phù hợp để tạo điều kiện cho học sinh được giao lưu học hỏi lẫn nhau ngày càng nhiều.

Đối với trường học cần quan tâm đến việc nâng cao chất lượng học sinh hơn nữa ở các khối ,lớp để có được kết quả cao hơn.

Do thời gian và năng lực có hạn nên những vấn đề đưa ra chắc chắn sẽ có nhiều thiếu sót. Tôi rất mong được những ý kiến đóng góp của các đồng chí và bè bạn đồng nghiệp để giúp cho đề tài của tôi được hoàn thiện hơn và được sử dụng rộng rãi.

Tôi xin chân thành cảm ơn !

(18)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

********

1/ Học tốt môn Tiếng Việt I ở tiểu học 2/ Học tốt môn Tiếng Việt II ở tiểu học

(19)

4/ Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 5/ Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 6/ Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 7/ Luyện cảm thụ văn học ở tiểu học 8/ Giúp em học tốt Tiếng Việt 5 9/ Bồi dưỡng, phát triển văn 4-5 10/ 27 đề tuyển chon TLV 5 11/ Sách giáo viên Tiếng Việt 4,5

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kết quả tìm hiểu đề xuất của sinh viên về việc nâng cao chất lượng học kỹ năng nói tiếng Anh trong các lớp học trực tuyến cho thấy, hầu hết SV đều đồng ý

KT:- Học sinh biết lợi ích của việc đi học đều, đúng giờ là giúp cho các em việc thực hiện tốt quyền học tập của mình.. KN:- Học sinh thực hiện việc đi