• Không có kết quả nào được tìm thấy

SỰ PHÁT TRIỂN CÁC LĨNH VỰC VĂN HOÁ

N/A
N/A
Nguyễn Gia Hào

Academic year: 2023

Chia sẻ "SỰ PHÁT TRIỂN CÁC LĨNH VỰC VĂN HOÁ"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Số 3 - Tháng 3 - 2013

60 Số 3 - Tháng 3 - 2013 61

VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

NGHIÊN CỨU

V Ă N HÓ A

NGHIÊN CỨU

V Ă N HÓ A

1. Một lối sống mới, tiến bộ đã hình thành và phát triển

L

ối sống là một bộ phận cấu thành không thể thiếu của một nền văn hoá. Mỗi một chế độ xã hội đều tạo ra những lối sống nhất định. Trong thời kỳ bị thực dân Pháp thống trị, nhân dân Việt Nam chịu gông cùm nô lệ và các chính sách đồng hoá của thực dân nên những giá trị truyền

thống tốt đẹp của dân tộc có phần bị mai một, lai căng. Cách mạng tháng Tám thành công đã khai sinh ra nước Việt Nam mới với chế độ dân chủ cộng hoà. Chế độ mới đã tạo ra một lối sống mà ở đó con người được giải phóng hoàn toàn khỏi ách nô lệ, trả lại cho nhân dân một cuộc sống có văn hoá, có điều kiện hướng toàn bộ trí lực của mình vào một lý tưởng cao đẹp nhất, xây dựng cuộc sống mới trên cơ sở một trình độ văn hoá cao.

SỰ PHÁT TRIỂN CÁC LĨNH VỰC VĂN HOÁ

TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945-1954)

TRẦN THANH GIANG Tóm tắt

Dưới ánh sáng đường lối văn hoá của Đảng và với những nỗ lực lớn của đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, cán bộ hoạt động trong lĩnh vực văn hoá cùng đông đảo quần chúng nhân dân, nền văn hoá kháng chiến đã phát triển mạnh mẽ, thể hiện trên nhiều lĩnh vực: Lối sống mới, Phong trào văn nghệ quần chúng, Văn học nghệ thuật, Báo chí xuất bản... Mỗi bước đi của cuộc kháng chiến đều chứng kiến những bước phát triển của các lĩnh vực văn hoá. Ngược lại, những thắng lợi trên mặt trận văn hoá đã tiếp sức cho các mặt trận quân sự, kinh tế, chính trị..., góp phần thúc đẩy cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giành lại độc lập, tự do, đi tới thắng lợi.

Từ khóa: Lối sống mới, văn nghệ quần chúng, báo chí xuất bản, văn học nghệ thuật Abstract

In light of cultural line of the Party and with great efforts of intellectuals, writers, artists, staffs working in the field of culture and the masses, resistance culture have significantly developed, reflected in many areas: a new lifestyle, public art movement, Literature and Arts, Press published... Every step of the resistance has witnessed the development of the cultural areas. In contrast, the cultural victories have given strength to military, economics, politics..., contributing to boosting the resistance against the French invasion, and taking back independence, freedom and victory.

Keyword: New lifestyle, public arts, press publish, literature and arts

Trên thực tế, ngay sau Cách mạng tháng Tám, cả dân tộc Việt Nam đã bước vào một đời sống mới trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá... Cả dân tộc đã thoát khỏi gông cùm nô lệ, đứng lên làm chủ vận mệnh của cá nhân và đất nước mình. Họ đã thực hiện được khát vọng giải phóng dân tộc mà các thế hệ người Việt Nam trước đó đã luôn nung nấu qua hàng trăm năm đô hộ của thực dân Pháp.

Ngay trong năm đầu giành được độc lập, cuộc vận động đời sống mới đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của đông đảo các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Các phong trào được phát động mạnh mẽ lúc bấy giờ như

“Hũ gạo cứu đói”, “Lá lành đùm lá rách”, “Tuần lễ vàng”... thể hiện truyền thống tương thân tương ái quý báu của dân tộc. Đồng thời hầu khắp các địa phương đều phát động phong trào xoá bỏ những hủ tục lạc hậu trong ma chay, cưới xin; bài trừ ma tuý, rượu chè, cờ bạc. Tác giả Nguyễn Đình Thi trong bài “Nguồn sống mới của văn hoá Việt Nam” trên tạp chí Tiên phong số đặc san tết Bính Tuất (1946) đã nhận xét: “Một cách sống mới được nhóm lên...

Những giá trị tinh thần mới đã bắt đầu, thành hình”, “Một luồng tư tưởng mới bắt đầu quét sạch những quan niệm hèn yếu, truỵ lạc, hẹp hòi. Một lẽ sống mới bùng lên, lan rộng mau chóng, lôi cuốn mọi người đến một nền luân lí mới, rộng rãi hợp với đoàn thể và tinh thần cách mạng. Nền luân lí ấy lấy nước Việt Nam làm mực thước cho hành động: tranh đấu cho nền độc lập Việt Nam, làm việc để kiến thiết nước Việt Nam mới” (8, tr. 13).

Trong cuộc kháng chiến, nếp sống lành mạnh, tốt đẹp và có văn hoá vẫn được tiếp tục xây dựng và phát triển khắp mọi nơi. Đặc biệt là ở những vùng giải phóng như: Bắc Kạn, Thái Nguyên..., chính quyền nơi đây đã có sáng kiến vận động nhân dân lập “xã ước” nhằm sửa đổi những phong tục tập quán lạc hậu. Một số công tác xã hội khác cũng được chính quyền và các đoàn thể chăm lo. Ở vùng hậu phương kháng chiến, các gia đình quân nhân gặp khó khăn đều được đùm bọc, giúp đỡ. Các hội mẹ

binh sĩ đón thương binh không nơi nương tựa về nuôi dưỡng. Phát huy truyền thống “lá lành đùm lá rách”, nhân dân địa phương thành lập các hội tương tế, cứu tế giúp đỡ nhau khi hoạn nạn. Ở liên khu V, hàng triệu nhân dân tự giác thực hiện bữa “đồng tầm”, đóng góp tiền để giúp đồng bào vùng bị địch tạm chiếm. Ngoài ra, mỗi bữa, từng gia đình bớt một ít gạo góp dần vào “hũ gạo kháng chiến” để nuôi quân đánh giặc.

Lối sống mới được xây dựng trong thời gian này là sự kế thừa từ trong truyền thống tốt đẹp của dân tộc: lòng yêu nước, đức hy sinh,... được phát huy cao độ với tinh thần “mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng bản là một pháo đài”.

Mỗi cá nhân đã hy sinh hạnh phúc riêng tư của mình để xung phong ra mặt trận, góp phần vào chiến thắng của cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại. Con người sống yêu thương, đùm bọc lẫn nhau trong khó khăn của chiến tranh. Ở hậu phương, người dân ra sức sản xuất để chi viện cho tiền tuyến, hàng vạn tấn lương thực, thực phẩm được đưa ra chiến trường, hàng ngàn dân công luôn sẵn sàng ra mặt trận đã minh chứng cho tinh thần đoàn kết, hy sinh vì nghĩa cả của dân tộc Việt Nam trong thời gian này.

Từ năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động phong trào Thi đua yêu nước và đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các tầng lớp nhân dân. Phong trào thi đua đã phát huy cao độ tinh thần yêu nước, trí tuệ và năng lực sáng tạo vốn có của mọi người Việt Nam lên một tầm cao mới. Điều đó trở thành một nét đẹp của văn hoá Việt Nam, đồng thời tạo nên một động lực tinh thần to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần thúc đẩy cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi.

2. Phong trào văn nghệ quần chúng phát triển mạnh mẽ ở khắp các địa phương

Ở khắp các địa phương trong cả nước, những thuần phong mỹ tục của dân tộc được bảo tồn và phát huy, phong trào văn nghệ quần chúng sôi nổi, sinh động tạo nên một luồng sinh khí mới ở các vùng nông thôn.

(2)

Số 3 - Tháng 3 - 2013

62 Số 3 - Tháng 3 - 2013 63

VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

NGHIÊN CỨU

V Ă N HÓ A

NGHIÊN CỨU

V Ă N HÓ A

Những người nông dân, thợ thủ công trong chế độ cũ là những thành phần bị coi là “thấp cổ, bé họng” bần cùng của xã hội thì nay đã trở thành người làm chủ và thể hiện khả năng sáng tạo nghệ thuật dồi dào, phong phú. Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam lần thứ nhất được tổ chức trong hai năm 1951 - 1952 có 501 tác phẩm dự thi với 289 tác giả, trong đó có nhiều tác giả mới là nông dân, công nhân hoặc người dân tộc thiểu số. Các tác giả này viết về đời sống nông thôn, về ruộng đất, về sản xuất tiết kiệm, thuế nông nghiệp dưới nhiều thể loại như ca dao, hò, vè, kịch, truyện ngắn....

Mạng lưới các tổ chức văn hoá, văn nghệ phát triển rộng khắp ở các địa phương. “Từ tháng 4 năm 1947, các cấp thông tin, tuyên truyền ở tỉnh, huyện, xã được chấn chỉnh và có tổ chức chặt chẽ. Các Ty Thông tin ở cấp tỉnh đã xây dựng các ban chuyên môn như: Hội hoạ, ấn loát, phát hành các bản tin. Các Phòng Tuyên truyền ở huyện và xã nhận được tin của Ty sẽ viết ra và phát thanh bằng loa...”(1, tr.76).

Ty Thông tin Tuyên truyền còn có các đoàn chèo, nhạc kịch... lưu động, được trang bị thêm cả báo chí, bích báo, truyền đơn, tranh ảnh, phim... Các tổ văn nghệ được xây dựng ở cấp huyện. Các thôn, xã đều có những đội văn nghệ, đội chèo và kịch riêng. Ban đầu mỗi tỉnh chỉ có 10 đến 15 tổ văn nghệ nhưng đến năm 1952, 1953, con số này tăng lên gấp nhiều lần.

Điển hình như ở Ninh Bình, tính tới tháng 10 năm 1952, có tới 197 tổ văn nghệ nông thôn...

Các đội văn nghệ ngoài tự sáng tác, tự biểu diễn thường xuyên, còn tổ chức các triển lãm, mở các cuộc thi sáng tác, biểu diễn hò, vè, ca dao... Sau chiến thắng Biên giới năm 1950, một số đoàn biểu diễn lớn được thành lập như Đoàn Văn công Nhân dân Trung ương, Đoàn Văn công Tổng cục Chính trị, Đoàn Quân nhạc... đã thúc đẩy phong trào văn nghệ phục vụ kháng chiến mạnh mẽ, sôi nổi và rộng khắp hơn.

Nhận xét về phong trào văn nghệ quần chúng, Hoài Thanh trong bài “Tám năm văn nghệ Việt Nam” đăng trên tạp chí Văn nghệ

số 46 (1953) viết “Nhân dân thưởng thức văn nghệ, biểu diễn văn nghệ, sáng tác văn nghệ, và những sáng tác đầu tay ấy tuy phần lớn còn mộc mạc, thô sơ nhưng chắc nịch những tình cảm lành mạnh của người lao động”(6, tr.470) 3. Báo chí, xuất bản phát triển mạnh

Trong giai đoạn củng cố và bảo vệ chính quyền (1945 – 1946), sách báo trở thành công cụ đắc lực để tuyên truyền cho các phong trào Bình dân học vụ, Hũ gạo cứu đói, Tuần lễ vàng, Bầu cử... Báo chí được xuất bản công khai. Các cơ sở xuất bản trong thời kỳ trước cách mạng được duy trì, cải tổ và phát triển. Sự xuất hiện của hàng trăm tờ báo ở khắp các địa phương trong cả nước, đặc biệt là tại các đô thị lớn như:

Hà Nội, Sài Gòn... trong thời gian này đã phản ánh một bầu không khí sôi động trong lĩnh vực báo chí, xuất bản. Đặc biệt, sự ra đời của tạp chí Tiên phong, cơ quan ngôn luận của Hội Văn hoá cứu quốc, đã có tác dụng định hướng cho giới văn nghệ sĩ, tuyên truyền những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, phản ánh sinh động đời sống văn hoá dân tộc trong năm đầu tiên giành được độc lập.

Từ khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, với chủ trương “tiêu thổ kháng chiến”, các cơ sở xuất bản, toà soạn được di dời về chiến khu.

Công tác xuất bản và phát hành các tờ báo gặp không ít khó khăn nhưng vẫn không ngừng phát triển. Các tờ báo, tạp chí và cơ sở xuất bản được thành lập trong giai đoạn 1945-1946 đến lúc này vẫn tiếp tục được in ấn và phát hành khá rộng rãi. Riêng tạp chí Tiên phong ngừng xuất bản nhưng từ năm 1948, Hội Văn nghệ đã xuất bản tạp chí Văn nghệ để tiếp tục tuyên truyền và phản ánh đời sống văn hoá nghệ thuật của nhân dân trong kháng chiến.

Ở Nam bộ, sau Đại hội Đảng lần thứ II (2- 1951), tạp chí Nghiên cứu, báo Nhân dân miền Nam, cơ quan lý luận, ngôn luận của Trung ương cục miền Nam ra đời.

Chiến tranh đã hạn chế rất nhiều các phương tiện thông tin giải trí nên báo chí càng là môi trường thích hợp để chuyên chở và đáp

ứng các hưởng thụ, sáng tác văn nghệ. Các nhà xuất bản vẫn tiếp tục được thành lập và hoạt động như: Xây dựng, Phân hội Mác, Mùa thu, Ban Tuyên huấn Xứ uỷ Nam bộ, Ban vận động Hợp tác xã miền Nam, Liên khu IV, Ban Tuyên huấn Trung ương, Ban Huấn luyện, Văn nghệ, Liên khu V, Bộ Quốc gia Giáo dục, Bắc đẩu, Lao động, Bộ Tổng tham mưu, Việt Hồng, Hội những người Việt Hoa Nam bộ, Ban Học tập chính trị, Ban Kinh tế Chính phủ, Tiểu ban Huấn học Trung ương, Khu học xá Trung ương, Quân đội nhân dân (3, tr.3).

Tại Nam bộ, từ năm 1951 đến 1954, nhà in Trần Phú đã in liên tục và phát hành báo chí cách mạng như: tạp chí Nghiên cứu, báo Nhân dân miền Nam, báo Kinh nghiệm tuyên truyền, Văn nghệ miền Nam, Lá lúa. Đặc biệt, nhà in còn là nơi in ấn nhiều tác phẩm lý luận cách mạng như: Mấy vấn đề về quân dân (Lê Duẩn), Cách mạng dân chủ mới (Nguyễn Kim Cương), Trận chiến Stalingrat (Nguyễn Văn Vĩnh)...

(2, tr.214).

Ngoài ra, ở mỗi tỉnh lại có phát hành các tờ báo riêng phản ánh tình hình chính trị, xã hội, văn hoá tại địa phương mình: Hải Ninh kháng chiến (tỉnh Hải Ninh), Thái Nguyên kháng chiến (tỉnh Thái Nguyên), Đề Thám (tỉnh Bắc Giang), Thông tin kháng chiến (tỉnh Lạng Sơn)... Các báo địa phương, báo chí các loại xuất bản từ năm 1946 đến 1954 được 77.212.128 số. Báo Sự thật tăng từ 8.000 lên 11.000 bản/ngày; báo Cứu Quốc tăng từ 25.00 đến 30.000 bản/ngày.

Sách các loại có 8.915.972 cuốn (4, tr.102).

Sự ra đời của nhiều nhà xuất bản, phát hành và các tờ báo trong kháng chiến đã thể hiện sự lớn mạnh của công tác tuyên truyền.

Đó là sự lớn mạnh vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, quy mô của báo chí và xuất bản.

Về vấn đề này Hoài Thanh so sánh: Ngày trước, trung bình một quyển truyện chỉ phát hành được 2000 bản cho toàn Đông Dương. Bây giờ, chỉ phát hành từ khu IV trở ra trung bình đã 2000 bản. Có quyển từ khu IV trở ra đã phát hành 40.000 bản (7, tr.470).

4. Nền văn học nghệ thuật cách mạng hình thành và phát triển, một đội ngũ văn nghệ sỹ được rèn luyện, trưởng thành

Dưới ánh sáng đường lối văn hoá văn nghệ của Đảng, tầng lớp văn nghệ sĩ trước đây đi tìm trong “chủ nghĩa lãng mạn một tiếng thở dài chống chế độ thuộc địa” (Trường Chinh) thì nay đã được tập hợp. Họ đi theo cách mạng và tự cải tạo, giác ngộ thành những chiến sĩ trên mặt trận văn hoá nghệ thuật. Thời kỳ này có thể coi là thời kỳ “lột vỏ” nhiều khi đau xót đến “rỏ máu”

(Nguyễn Đình Thi) của tầng lớp trí thức văn nghệ sĩ Việt Nam. Họ trăn trở, hăm hở tìm tòi, thể nghiệm để xây dựng và kiến tạo một nền văn hoá nghệ thuật dân chủ nhân dân.

Thực tiễn bao giờ cũng là thước đo của chân lý. Trong khói lửa chiến tranh các tầng lớp văn nghệ sĩ đã được tôi luyện, thực sự trở thành những chiến sĩ lấy ngòi bút làm vũ khí.

Một số văn nghệ sĩ trẻ tuổi trưởng thành từ trong cuộc kháng chiến này và trở thành lực lượng sáng tác phục vụ nền văn hoá nghệ thuật nước nhà trong các giai đoạn về sau.

Các tác phẩm của họ xuất hiện trên nhiều lĩnh vực (văn học, hội hoạ, âm nhạc, sân khấu, điện ảnh...) ở giai đoạn này đều ghi những dấu ấn đáng tự hào.

Trong văn học, hầu hết tác giả đều sáng tác theo phương châm dân tộc - khoa học - đại chúng. Những tác phẩm tiêu biểu như: Việt Bắc (Tố Hữu); Truyện và ký sự (Trần Đăng); Việt Nam trở dạ (Xuân Diệu); Ở rừng, Đôi mắt (Nam Cao); Làng (Kim Lân); Thư nhà (Hồ Phương); sự Cao Lạng (Nguyễn Huy Tưởng); Xung kích (Nguyễn Đình Thi); Bên đường 12 (Vũ Tú Nam);

Vùng mỏ (Võ Huy Tâm); Con trâu (Nguyễn Văn Bổng); Truyện Tây Bắc (Tô Hoài);...Về thơ có các tác giả tiêu biểu như: Xuân Diệu, Quang Dũng, Hoàng Cầm, Lưu Trọng Lư, Tế Hanh, Khương Hữu Dụng, Anh Thơ, Chính Hữu, Thôi Hữu, Hoàng Trung Thông, Trần Hữu Thung, Minh Huệ, Vĩnh Mai, Lưu Trùng Dương, Nguyễn Hải Trừng... (5, tr.263).

Sau ba năm phát động, tháng 1 năm 1953, Hội Văn nghệ Việt Nam đã tổ chức trao giải

(3)

Số 3 - Tháng 3 - 2013

64 Số 3 - Tháng 3 - 2013 65

VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

NGHIÊN CỨU

V Ă N HÓ A

NGHIÊN CỨU

V Ă N HÓ A

thưởng văn nghệ lần thứ nhất. Giải nhất về thể loại truyện và ký sự thuộc về tác phẩm Vùng mỏ của Võ Huy Tâm, về thơ là tập Thơ ca kháng chiến của tác giả Tú Mỡ. Giải nhất về dịch thuật thuộc về tác giả Phan Khôi.

Bên cạnh những tác giả quen thuộc trong làng văn học, xuất hiện nhiều tác giả mới thuộc nhiều tầng lớp nhân dân. Các tác phẩm văn học chủ yếu có nội dung ca ngợi các chủ trương, chính sách của Đảng, tình quân dân, sự nhiệt tình cách mạng,... Các nhân vật, đối tượng của văn học cũng đã thay đổi so với trước. Lần đầu tiên đám đông công, nông, binh, được đưa vào truyện (như trong các tác phẩm Xung kích, Ký sự Cao Lạng) đã đem tới một sức sống đông đảo, tưng bừng cho văn học kháng chiến, điều chưa từng thấy trong các tác phẩm trước đó.

Với phương châm đại chúng, sáng tác phục vụ đại đa số công chúng, các thể loại như thơ ca, truyện ngắn, ký sự,... đều được các tác giả viết ngắn gọn, dễ hiểu.

Năm 1951, giải thưởng “Văn nghệ Cửu Long” lần thứ nhất tại Nam bộ đã thu hút đông đảo sự quan tâm của giới văn nghệ sĩ. Giải nhất về văn học đã trao cho tập truyện ngắn Con đường sống của Minh Lộc; về nhạc là tác phẩm Thu đông chiến thắng của Lưu Cầu; về kịch, giải nhất trao cho nghệ sỹ Tư xe... Năm 1953, giải thưởng “Văn nghệ Cửu Long” lần thứ hai một lần nữa được phát động. Giải nhất văn học được trao cho tác phẩm Vỡ hoang (Hoàng Bổn), Bên rừng Cù lao Dung (Phạm Anh Tài); giải nhất âm nhạc được trao cho nhạc phẩm Niềm thương nhớ (Phan Vận), giải nhì là tác phẩm xanh của Hoàng Việt... (2, tr.225).

Công tác dịch thuật trong văn học cũng khá phát triển trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Các tác phẩm văn học của Trung Quốc được dịch và phát hành rộng rãi như:

Chúc phước, AQ chính truyện (Lỗ Tấn), Ánh lửa đằng trước (Lưu Bạch Vũ), Trời hửng (Vương Lực); các tác phẩm của Liên Xô như: Chủ nghĩa Mác và ngôn ngữ học (Xíttalin), Cây phong bạc (Bubennốp), Ngăn sông (Iurêdanski),... Một số dịch giả nổi tiếng thời kỳ này là: Phan Khôi, Thế Lữ, Ngô Tất Tố...(10, tr.50-51).

Trong lĩnh vực hội họa, qua 9 năm kháng chiến, Hội Văn hoá Việt Nam đã tổ chức nhiều cuộc triển lãm. Cuộc triển lãm lần thứ nhất được tổ chức vào cuối năm 1946 tại Hà Nội.

Cuộc triển lãm lần thứ hai được tổ chức tại Hội nghị Văn nghệ toàn quốc tháng 7 năm 1948 với 53 bức tranh của nhiều tác giả như: Trần Văn Cẩn; Văn Cao; Nguyễn Sỹ Ngọc; Tô Ngọc Vân, Phạm Văn Đôn, Phan Kế An,... Các tác giả tuy mới ban đầu tham gia kháng chiến nhưng đã lấy cảm xúc từ cuộc kháng chiến để hình thành những tác phẩm hội hoạ với mục đích tuyên truyền. Tháng 12 năm 1951, triển lãm hội họa một lần nữa được tổ chức ở Việt Bắc.

Cuộc triển lãm này lớn hơn về quy mô và số lượng so với hai triển lãm trước đó. Nó đã tập hợp nhiều tác phẩm của các họa sĩ từ liên khu III, khu IV, khu V. Đó là sự có mặt của các tác giả quen thuộc như: Trần Văn Cẩn, Nguyễn Sỹ Ngọc, Nguyễn Văn Tỵ, Phạm Văn Đôn, Bùi Xuân Phái, Phan Kế An và các tác giả có tuổi nghề trẻ hơn như: Mạc Văn Nam, Trần Đông Lương, Nguyễn Tài Lương, Lê Lam, Nguyễn Đức Vượng, Ngô Mộng Lân, Thục Phi, Thu Dung, Mai Long, Lê Nguyên Lợi,.. (11, tr.241-244).

Các tác phẩm hội họa được trưng bày ở triển lãm đã thể hiện sức sáng tạo dồi dào, tinh thần nhiệt thành cách mạng của các họa sỹ. Đến thời điểm này họ đã thực sự trở thành những chiến sĩ trên mặt trận văn hoá, dùng cây cọ, màu vẽ làm vũ khí để phụng sự Tổ quốc.

“Ý thức phụng sự rắn rỏi hơn, cái tình phụng sự trở nên chân thành, đằm thắm”. “Họ đã trút đi những dị tật của cuộc đời cũ khi nhìn, cảm, sống trong lòng đông đảo quần chúng chịu đựng, quyết tâm, hy vọng ở cuộc chiến đấu”.

Tác giả Xuân Diệu trong bài “Hội nghị hội họa”

đăng trên tạp chí Văn nghệ số 35 đã đánh giá về triển lãm này: “Hội nghị hội họa năm nay có thể coi là một hội nghị tư tưởng. Hội họa và các ngành văn nghệ có ý thức sâu xa hơn về phụ trách với nhân dân, ý thức làm chiến sĩ trên mặt trận văn nghệ”.

Âm nhạc là một lĩnh vực phát triển và trở thành một hình thức cổ vũ mạnh mẽ, tích cực cho cuộc kháng chiến. Sau khi Cách mạng

tháng Tám thành công, các tác phẩm được sáng tác trước cách mạng hoặc mới sáng tác từ chiến khu đã lan toả xuống mọi miền Tổ quốc như: Tiến quân ca, Chiến sĩ Việt Nam (Văn Cao); Diệt phát xít (Nguyễn Đình Thi); Du kích ca (Đỗ Nhuận), Cờ Việt Minh (Vương Gia Khương) Tiếng gọi thanh niên, Lên đàng (Lưu Hữu Phước)... Công chúng hát vang các ca khúc cách mạng trong không khí tưng bừng của những đợt cổ động cho phong trào Bình dân học vụ, Tổng tuyển cử... Đặc biệt, sau khi được thành lập và phát sóng, Đài tiếng nói Việt Nam đã trở thành nơi chuyển tải những âm thanh xúc động, rực lửa của các ca khúc cách mạng trên khắp cả nước.

Cuộc kháng chiến bùng nổ đã đánh thức cả dân tộc Việt Nam trong đó có các nhạc sĩ.

Số lượng tác phẩm được sáng tác trong thời gian này rất lớn. Các tác phẩm viết về những chiến thắng oanh liệt, về các chiến sĩ trên mặt trận như: Bài ca trên đường xa (Lương Ngọc Trác), Tiểu đoàn 307 (Nguyễn Hữu Trí), Qua miền Tây Bắc (Nguyễn Thành), Hò kéo pháo (Hoàng Vân), Chiến thắng Tầm Vu (Đắc Nhẫn và Quốc Hương), Trường ca sông Lô (Văn Cao), Chiến thắng Điện Biên Phủ (Đỗ Nhuận),... Đặc biệt là rất nhiều tác giả đã có nhạc phẩm ca ngợi sông Lô sau các chiến thắng Bông Lau, Đèo Giành: Chiến thắng sông Lô: Sông Lô diệt thù (Nguyễn Mộng Ngọc), Sông Lô (Văn Cao), Lô giang (Lương Ngọc Trác)...

Các tác phẩm thể hiện lòng kính yêu, biết ơn, niềm tin đối với Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh như: Lãnh tụ ca (Lưu Hữu Phước), Ca ngợi Hồ Chủ Tịch (Đỗ Nhuận), Chào mừng Đảng Lao động Việt Nam (Đỗ Minh), Nhớ ơn Hồ Chủ tịch (Văn Cao, Lưu Bách Thụ)...

Năm 1948, Hội Văn nghệ đã cho xuất bản tờ Tin nhạc, mỗi tháng ra một số. Tờ báo này đăng những bài viết phê bình âm nhạc, giới thiệu các hoạt động âm nhạc, lịch sử âm nhạc, trao đổi chuyên môn... nhằm mục đích thông tin âm nhạc tới quần chúng rộng rãi.

Trong giải thưởng văn nghệ lần thứ nhất đã có 295 bài hát của 133 tác giả gửi về từ

khắp mọi miền của Tổ quốc. Trong đó có 18 tác phẩm hoà âm, 4 tác phẩm nhạc múa, 6 tác phẩm nhạc cảnh. Trong số 133 tác giả tham dự có tới 86 tác giả không chuyên là cán bộ, công nhân và học sinh. Như vậy, có thể nhận thấy, âm nhạc trong kháng chiến không chỉ là lĩnh vực độc tôn của giới thượng lưu như trước đây mà đã trở thành lĩnh vực được đông đảo quần chúng quan tâm và phục vụ quần chúng.

Ngoài các tác phẩm âm nhạc mới, âm nhạc dân gian cũng được duy trì và phát triển mạnh:

những điệu hò, làn chèo,... được cất lên không chỉ ở các vùng quê nông thôn mà còn trở nên quen thuộc trong các công xưởng, nhà máy, đơn vị bộ đội,... thậm chí được giới thiệu với công chúng nước ngoài qua các chuyến lưu diễn của các đoàn nghệ thuật.

Bên cạnh những tinh hoa cổ truyền được sưu tầm và khôi phục, một nền nghệ thuật âm nhạc mới dân tộc nhưng hiện đại của Việt Nam đã hình thành và phát triển trong cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.

Nghệ thuật sân khấu có những nét khởi sắc mới. Những hình thức sân khấu dân gian như: chèo, tuồng được khôi phục và phát triển mạnh, đặc biệt là từ khu IV trở ra. Nhắc đến nghệ thuật chèo trong kháng chiến chống Pháp không thể không nhắc đến những nghệ sĩ nổi tiếng như: Năm Ngũ, Dịu Hương. Đạt giải thưởng Hội Văn nghệ lần thứ nhất là vở chèo

“Quách Thị Tước” của tác giả Ngô Tất Tố. Vở chèo này được đánh giá cao bởi tính dân tộc và tính tuyên truyền.

Bên cạnh chèo, kịch là một nghệ thuật có khả năng biểu hiện sự đấu tranh mãnh liệt của cuộc sống. Nếu so với các hình thức sân khấu truyền thống như chèo, tuồng, cải lương thì kịch diễn tả thực tế sinh động hơn và dễ cảm hóa người xem, người nghe hơn.

Ở Hà Nội trong năm đầu của chế độ mới, Nhà hát Lớn trước đây chỉ là nơi dành cho tầng lớp thượng lưu của xã hội, nay đã trở thành nơi biểu diễn cho đông đảo công chúng những tác phẩm sân khấu. Ngày 7-4-1946 vở kịch “Bắc

(4)

Số 3 - Tháng 3 - 2013

66 Số 3 - Tháng 3 - 2013 67

VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

NGHIÊN CỨU

V Ă N HÓ A

NGHIÊN CỨU

V Ă N HÓ A

Sơn” của tác giả Nguyễn Huy Tưởng đã được công diễn. Đây là tác phẩm ca ngợi sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo, rất hiện thực.

Vở diễn đã gặt hái nhiều thành công và sau đó còn tiếp tục công diễn ở Huế, Nghệ An, Tha- nh Hoá... Ngoài vở “Bắc Sơn”, thời gian này còn xuất hiện nhiều vở kịch với chủ đề yêu nước, lịch sử như: 19-8, Lối sống (Thâm Tâm), Quán Thăng Long (Lưu Quang Thuận), Hoàng Hoa Thám (Trần Phụng Lưu)...

Sau ngày toàn quốc kháng chiến, “kịch từ những sân khấu nguy nga của các đô thành chuyển sang những sân khấu bé nhỏ, lụp xụp, tối tăm của thôn quê,... Một tấm màn mỏng khép vào lấy lệ, một tấm phên hay một manh chiếu buông xuống làm phông trên một tấm ván hoặc một nền đất...”(9, tr.410).

Tác giả Nguyễn Huy Tưởng trong bài viết về thể loại nghệ thuật này đăng trên tạp chí Văn nghệ số 1 năm 1948 đã mô tả sinh động:

Nhà hát không còn xa nữa. Xa lắm cảnh tưng bừng của những khán giả chải chuốt, ngồi trên hàng ghế thoải mái đợi chờ những tài tử quen thuộc. Kịch giản dị đi nhiều, bình dân đi nhiều. Do cuộc kháng chiến, kịch không còn là món tiêu khiển riêng cho những người dân đô thị mà là món ăn của đại chúng, của dân quê.

Trên thực tế, kịch trở thành một hình thức tạo nên sự nhộn nhịp, sôi động ở khắp mọi nơi. Quần chúng diễn kịch ở các huyện lị, làng mạc thôn quê, ở đồng ruộng, ở những cánh rừng. Họ thi đua nhau tập kịch ở trường học, công xưởng, các cuộc cắm trại,... Trong lòng công chúng, các tác phẩm kịch đã ra đời như:

Bão chuyển (Vũ Lăng), Tin chiến thắng Nghĩa Lộ (Thế Lữ), Du kích thôn Đồi (Lộng Chương), Chiến sỹ nông nghiệp (Trần Hoạt), Lúa ngửng đầu (Nắng Mai Hồng),... (10, tr.41-44).

Một ngành nghệ thuật hoàn toàn mới lần đầu tiên xuất hiện và phát triển ở Việt Nam là ngành điện ảnh. Ngày 15 tháng 3 năm 1953, Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam. Đó được coi là ngày khai sinh ra ngành điện ảnh Việt Nam. Tuy nhiên, ở miền Nam, từ những

năm 1948 - 1949, tại rừng U Minh (Đồng Tháp) những người làm công tác điện ảnh miền Nam đã ghi lại các trận đánh và những đề tài thời sự khác ở cả hậu phương và tiền tuyến bằng phim chưa có tiếng. Năm 1950, bộ phim Chiến dịch Cao Bắc Lạng đã ghi được những hình ảnh anh dũng của bộ đội ta trong chiến dịch biên giới. Sau đó, nhiều bộ phim có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao đã ra đời như: Chiến thắng Tây Bắc, Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại hội chiến sĩ thi đua.

Ngành điêu khắc và kiến trúc cũng đã bắt đầu có bước phát triển. Trong thời kỳ phong kiến, những di tích kiến trúc chịu nhiều ảnh hưởng của kiến trúc Trung Hoa, trong thời kỳ thực dân Pháp thống trị, kiến trúc Việt Nam chuyển hướng bởi sự du nhập của văn hoá phương Tây. Điều kiện có chiến tranh không cho phép các nhà kiến trúc, điêu khắc Việt Nam thể hiện những ý tưởng của mình trên thực tế. Nhưng giới văn nghệ sĩ thời kỳ này đã xác định rằng: “Cần phát huy thêm tinh thần dân tộc, phối hợp với nền khoa học mới, đưa nền kiến trúc đi sâu vào dân chúng với bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam đồng thời thoả mãn nhu cầu mới về đời sống vật chất và tinh thần”. Điều đó đã tạo nền móng cho sự phát triển của nền kiến trúc, điêu khắc Việt Nam trong các thời kỳ tiếp theo.

Thời kỳ này không chỉ chứng kiến sự ra đời của nền văn học nghệ thuật cách mạng và sự trưởng thành của đông đảo anh chị em văn nghệ sĩ mà còn đóng vai trò như một quá trình tích luỹ, “thai nghén” của một thế hệ trí thức, văn nghệ sĩ trẻ. Từ những trải nghiệm mà họ tích luỹ cùng với độ lùi và khoảng cách thời gian cho sự trưởng thành của tầm nhìn và tư duy nghệ thuật, khi hoà bình lập lại trên toàn miền Bắc và cả nước dốc sức cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trên diễn đàn văn hoá nghệ thuật đã xuất hiện liên tục, dồn dập các tác phẩm nổi tiếng của họ như: Truyện ký Những giọt nước bể (1957) của Thanh Tịnh, Quê hương (1960) của Vũ Tú Nam; Cô lái đò sông Ninh (1960) của Chu Văn... Tiểu thuyết Một

chuyện chép ở bệnh viện (1959) của Bùi Đức Ái, Cao điểm cuối cùng của Hữu Mai, Sống mãi với thủ đô (1961) của Nguyễn Huy Tưởng, Đất lửa (1963) của Nguyễn Quang Sáng, Những người cùng làng (1960) của Vũ Cao, Hoa hướng dương (1960) của Đoàn Giỏi...

Kết luận

Nhìn chung, văn hoá Việt Nam 1945 – 1954 đạt được nhiều thắng lợi đáng tự hào. Thực tiễn của quá trình xây dựng và hoạt động văn hoá trong thời kỳ 1945-1954 là minh chứng cho những giá trị khoa học và cách mạng của đường lối, chủ trương của Đảng về văn hoá, đặc biệt là quan điểm của Hồ Chí Minh về “kháng chiến hoá văn hoá, văn hoá hoá kháng chiến”.

Những tàn tích của nền văn hoá nô dịch, phản động dưới chế độ thực dân phong kiến đã bị xoá bỏ. Người dân đã thoát khỏi nạn “đói cơm, thiếu chữ”, được sống một cuộc sống tự do, có niềm tin và hy vọng. Họ đã thực sự làm chủ những giá trị văn hoá của dân tộc, trở thành chủ thể của nền văn hoá mới Việt Nam.

Trên cơ sở những di sản văn hoá truyền thống của dân tộc, một nền văn hoá dân chủ nhân dân, kháng chiến kiến quốc căn bản đã được xác lập và từng bước phát triển với tính chất dân tộc - khoa học - đại chúng.

Đời sống văn hoá của dân tộc đã thực sự chuyển mình, mang một sắc thái mới. Ý chí của dân tộc Việt được huy động và phát huy cao độ để có thể đáp ứng được yêu cầu của một cuộc chiến tranh nhân dân mà ở đó chúng ta đã “biến không thành có”, “biến vũ khí thô sơ trở thành những vũ khí hiện đại”...

Hơn thế, những thành tựu của nền văn hoá mới này còn tạo dựng nền móng, cơ sở vững chắc cho sự phát triển của các lĩnh vực văn hoá trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ cứu nước trong giai đoạn tiếp theo.

T.T.T.G (ThS, Khoa Lý luận Chính trị & Khoa học Cơ bản)

Tài liệu tham khảo

1. Báo cáo 1000 ngày kháng chiến của Uỷ ban kháng chiến hành chính Liên khu I, Trung tâm lưu trữ Quốc gia III, phòng Phủ Thủ tướng.

2. Hồ Sơn Diệp (2003), Trí thức Nam bộ trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954), Nxb Đại học Quốc gia TP.HCM.

3. Đỗ Quang Hưng, Lê Văn Thịnh (1997), Ảnh hưởng của văn hoá Xô viết ở Việt Nam trong giai đoạn 1945 – 1954, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 1.

4. Đinh Xuân Lâm (1998), Đại cương lịch sử Việt Nam, Tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

5. Phong Lê (1987), Văn học Việt Nam kháng chiến chống Pháp (1945-1954), Nxb Văn học, Hà Nội.

6. Trần Huy Liệu (1996), Tiến tới đời sống mới, Tiên phong, số 12, 1946, Trích từ cuốn Sưu tập trọn bộ Tiên phong (1945 – 1946) (2 tập), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

7. Hoài Thanh (1998), Tám năm văn nghệ kháng chiến, Văn nghệ, số 46 trích từ Sưu tập Văn nghệ 1948 – 1954 (6 tập), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

8. Nguyễn Đình Thi (1996), Nguồn sống mới của văn hoá Việt Nam, Tiên phong, số đặc san Tết Bính tuất 1946, trích từ cuốn Sưu tập trọn bộ Tiên phong (1945 – 1946) (2 tập), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

9. Đoàn Phú Tứ (1998), Sân khấu mới, Văn nghệ số 6, trích từ Sưu tập Văn nghệ 1948 – 1954 (6 tập), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

10. Kết quả giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1951 - 1952, Văn nghệ số 39, trích từ Sưu tập Văn nghệ 1948 – 1954 (6 tập), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 1998.

11. Tô Ngọc Vân (1998), Phòng triển lãm 1951, Văn nghệ, số 35, trích từ Sưu tầm Văn nghệ 1948- 1954 (6 tập), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

12. Xuân Diệu (1998), Hội nghị hội họa, Văn nghệ, số 35, Trích từ Sưu tập Văn nghệ 1948-1954 (6 tập), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

Ngày nhận bài: 30/12/2012

Ngày phản biện, đánh giá: 31/1/2013 Ngày chấp nhận đăng: 26/2/2013

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 3 (2,0 điểm): “Thời đại Văn hoá Phục hưng chứng kiến sự tiến bộ vượt bậc của khoa học - kĩ thuật, sự phát triển phong phú về văn học và sự nở rộ các tài