• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 18 / 3 / 2021

Tiết 25 BÀI 15: BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA (T2)

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Nắm được khái niệm di sản văn hoá bao gồm di sản phi vật thể và di sản văn hoá vật thể.

- Biết kể được một số di sản văn hoá ở nước ta .

- Hiểu được ý nghĩa của việc giữ gìn bảo vệ di sản văn hoá.

- Kể được những quy định của pháp luật về sử dụng và bảo vệ di sản văn hoá.

2. Kỹ năng:

* Kĩ năng bài học: Biết cách:

- Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá - Hành động cụ thể bảo vệ di sản văn hoá.

- Tuyên truyền cho mọi người tham gia giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá.

- Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống trong bài học.

3.Thái độ:

- Tôn trọng và tự hào về các di sản văn hoá của quê hương đất nước .

- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ tôn tạo những di sản văn hoá. Ngăn ngừa những hành động cố tình hay vô ý xâm phạm đến di sản văn hoá.

4. Những năng lực cơ bản có thể rèn luyện trong bài.

- Năng lực tự học, tự giác chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của GV - Năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp,

- Năng lực hợp tác, tìm hiểu và xử lí thông tin.

- Tự nhận thức về giá trị của bản thân, tự chịu trách nhiệm về các hành vi và việc làm của bản thân.

* Giáo dục pháp luật:

- Luật Di sản văn hóa năm 2001 (Sửa đổi, bổ sung năm 2009) + Điều 5,10,13

* Giáo dục tích hợp kiến thức liên môn: Môn Giáo dục công dân, Ngữ Văn, Lịch sử khi tìm hiểu nội dung bảo vệ di sản Văn hóa.

* Tích hợp Giáo dục quốc phòng và an ninh

- Nêu những tấm gương cá nhân và tập thể góp phần bảo vệ di sản văn hóa II. Tài liệu và phương tiện

1. Giáo viên:

- SGK, SGV, GDCD lớp 7,Chuẩn kiến thức.

- Tranh ảnh, băng hình, về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Các thông tin về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

(2)

* Văn bản pháp luật:

- Luật bảo vệ môi trường năm 2005: Nghiêm cấm pháp hoại, khai thác trái phép rừng và các nguồn tài nguyên khác (điều 7, khoản 1).

- Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004

- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam điều 29 - Tranh ảnh, băng hình về các di sản văn hoá.

2. Học sinh:

- SGK, Vở BT, học bài cũ, chuẩn bị bài mới, sắm vai tiểu phẩm - Tài liệu sách báo, tạp chí nói về di sản văn hoá.

+ Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về di sản văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh.

III.Phương pháp và kĩ thật dạy học:

1. Phương pháp:

- Thảo luận nhóm - Giải quyết tình huống

- Nghiên cứu trường hợp điển hình 2 . Kĩ thuật dạy học:

- Động não, KT hỏi và trả lời, sắm vai IV.Tiến trình bài dạy

1. Ổn định tổ chức: (1’)

Lớp Ngày giảng Sĩ số (vắng )

7A 25 / 3 / 2021

7B 26 / 3 / 2021

7C 22 / 3 / 2021

2. Kiểm tra bài cũ: (5’) Câu hỏi :

? Di sản văn hoá gồm mấy loại? Đó là những loại nào?

? ‚ Kể tên một số di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam được xếp hạng thế giới?

* Yêu cầu:

 - Di sản văn hoá bao gồm: 2 loại:

văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể

+ Di sản văn hóa vật thể: bao gồm tiếng nói, chữ viết, lối sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân gian và những tri thức dân gian khác.

‚ - Vd: Nhã nhạc cung đình Huế, hội Gióng, hát Xoan, ca trù,....

- Di sản văn hóa vật thể bao gồm di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Vd: Vịnh Hạ Long, Thánh địa Mỹ Sơn, Phong Nha Kẻ Bàng, cố đô Huế,...

3. Bài mới:

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài.(4 phút.)

(3)

- Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

- Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề

Chúng ta đã học và biết được dân tộc VN có một kho tàng quý báu, rất phong phú đó là hàng loạt các di sản văn hoá. Việc giữ gìn và bảo vệ các di sản văn hoá có ý nghĩa nh thế nào cũng nh quy định của PL về bảo vệ các DS đó ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp qua bài học hôm nay.

* Hoạt động 2: Lắng nghe, đàm thoại tìm hiểu phần đặt vấn đề. (15’)

- Mục tiêu: H/s nắm được thế nào là di sản văn hóa , ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa.

- Hình thức: dạy học tình huống

- Phương pháp: nêu vấn đề, nghiên cứu trường hợp điển hình, thảo luận nhóm, tự liên hệ

- Kĩ thuật: động não, giao nhiệm vụ, chia nhóm

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

Giới thiệu ý nghĩa và xác định trách nhiệm của mỗi CD.

- GV nêu câu hỏi:

? ý nghĩa của việc giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá?

- HS trả lời, GV nhận xét.

GV kết luận:

+ ý nghĩa LS: Dấu ấn của sự phát triển của DT, giúp ta thấy rõ cội nguồn của DT

+ ý nghĩa văn hoá: Phản ánh giá trị đặc sắc riêng của DT Việt Nam.

+ Giá trị kinh tế-văn hoá: Ngày nay DSVH có ý nghĩa kinh tế không nhỏ. ở nhiều nước, du lịch sinh thái đã trở thành ngành kinh tế có thu nhập cao, đ- ược gọi là ngành kinh tế công nghiệp không khó, đồng thời qua du lịch thiết lập quan hệ quốc tế trong thời đại hội nhập cùng phát triển.

+ Bảo DSVH còn góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sống của con người, một vấn đề bức xúc của nhân loại hiện nay.

- HS lấy VD chứng minh.

- GV: Để làm tốt vấn đề này, Đảng và nhà nước ta đã ban hành Luật di sản văn hóa.

2. Nội dung bài học

c. ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa

- Đối với sự phát triển của nền văn hoá Việt Nam : Di sản văn hoá là tài sản của dân tộc nói lên truyền thống dân tộc, thể hiện công đức tổ tiên trong cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trong các lĩnh vực. Các thế hệ sau có thể tiếp thu, kế thừa truyền thống, kinh nghiệm đó để phát triển nền văn hoá mang đậm đà bản sắc dân tộc.

- Đối với thế giới: Di sản văn hoá Việt Nam đóng góp vào kho tàng di sản văn hoá thế giới. Một số di sản văn hoá của Việt Nam được công nhận là di sản thế giới để được tôn vinh, giữ gìn như những tài sản quý của nhân loại.

VD: Cố đô Huế, di tích Mĩ Sơn, Vịnh hạ Long, nhã nhạc cung đình Huế..

(4)

- GV đa ND luật DSVH ngày

29-06-2001 lên máy chiếu. 2HS đọc.

? Em hãy nêu tóm tắt quy định của PL về BVDSVH ?

? Nêu một vài tấm gương tốt (xấu) về việc giữ gìn và bảo vệ các di sản văn hoá mà em biết?

- GV cho HS biết thực trạng BVDSVH ở nớc ta qua thông tin sự kiện

- GV cho HS nghe Điều 272 Bộ luật hình sự

? Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ và giữ gìn các di sản văn hoá?

(Bảo vệ, sử dụng hợp lý, không làm trái các quy định của PL)

- HS nêu - nhận xét.

? Em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn và

bảo vệ DSVH?

(Giữ gìn sạch đẹp, đi tham quan không vứt rác bừa bãi, tố giác kẻ ăn cắp các cổ vật, di vật, chống mê tín dị đoan, tham gia các lễ hội truyền thống.)

? Là học sinh em cần phải làm gì để

bảo vệ di sản văn hóa?

d. Những quy định của pháp luật về bảo vệ DSVH.

- Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.

- Nhà nước bảo vệ quyền, ích lợi hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hoá..

Chủ sở hữu có trách nhiệm bảo vệ, phát huy gía trị di sản văn hoá.

+ Nghiêm cấm các hành vi:

- Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hoá.

- Huỷ hoại, gây nguy cơ huỷ họai di sản văn hoá.

- Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di sản lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh.

- Mua bán trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử danh nam thắng cảnh, đưa trái phép di vật cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.

- Lợi dụng bảo vệ phát huy giữ gìn di sản văn hoá để thực hiện những hành vi trái pháp luật.

d. Trách nhiệm của học sinh

- Giữ gìn sạch sẽ các di sản văn hóa địa phương.

- Đi thăm quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hóa.

- Không vứt rác bừa bãi.

- Tố giác kẻ gian ăn cắp các cổ vật di vật,…

- Tham gia các lễ hội truyền thống.

* Hoạt động 4: Thực hành, luyện tập (12’)

(5)

- Mục tiêu: H/s biết vận dụng một số kiến thức vào làm bài tập, Củng cố khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

- Hình thức: cá nhân

- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, xử lý tình huống - Kĩ thuật: động não

- Cách tiến hành

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

- GV chiếu nội dung BT a lên máy chiếu, HS làm vào phiếu học tập.

- GV chữa bài.

- GVKL: Bảo vệ DSVH không chỉ là ý muốn, sở thích mà còn là quyền lợi, trách nhiệm của mọi người. Đồng thời cần tuyên truyền mọi ngời cùng thực hiện. Nếu phát hiện có những hành vi phá hoại thì phải kịp thời ngăn chặn, báo cho cơ quan có trách nhiệm ngăn chặn, xử lý kịp thời.

?Em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh?

- Giữ gìn sạch đẹp các di sản văn hoá ở địa phương.

- Đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hoá.

- Không vứt rác bừa bãi.

- Tố giác kẻ gian ăn cắp các cổ vật, di vật…

- Chống mê tín dị đoan.

- Tham gia các lễ hội truyền thống.

Kết luận: Xã hội càng văn minh càng phát triển thì người ta càng có xu hướng quan tâm đến di sản văn hoá đến di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh. Đó là một nhu cầu của cuộc sống.

Thế hệ mai sau có quyền biết được những giá trị văn hoá nói chung và di sản văn hoá vật thể nói riêng. Với trách nhiệm là một công dân tương lai, chúng ta phải biết bảo vệ, gìn giữ, và phát huy những giá trị văn hoá đó. Để làm giàu đất n- ước để góp phần cho văn hoá nhân loại ngày càng phong phú hơn.

3. Bài tập:

a. Hành vi góp phần giữ gìn, bảo vệ DSVH: 3, 7, 8, 9, 11, 12.

- Hành vi phá hoại DSVH: 2, 4, 5, 6, 10, 13.

4. Củng cố: (5’)

GV: Tổ chức cho HS thảo luận cá nhân theo nội dung sau:

(6)

1) Luật Di sản văn hoá Việt Nam ra đời ngày tháng năm nào?

2) Em cho biết ý kiến đúng về ý nghĩa du lịch của nước ta hiện nay:

a. Giới thiệu đất nước, con người Việt Nam.

b. Thể hiện tình yêu quê hương đất nước.

c. Phát triển kinh tế, xã hội.

d. Thương mại hoá du lịch

3) Điền vào bảng sau:

Di sản văn hoá Di tích lịch sử Danh lam thắng cảnh VN

TG

5. Hướng dẫn hs học bài cũ, chuẩn bị bài mới: 3p

- Về nhà hoàn thành các bài tập còn lại trong SGK.

- Làm bài tập 3, phần luyện tập củng cố.

- Sưu tầm tranh ảnh về các di sản văn hoá, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh.

Tư liệu tham khảo

Luật Di sản văn hoá đợc Quốc hội nớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khoá X, kì họp thứ V thông qua ngày 29-6-2001.

Điều 13: Nghiêm cấm các vi phạm sau đây:

1. Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hoá.

2. Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hoá.

3. Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai, thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh.

4. Mua bán trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh. Đa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nớc ngoài.

5. Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá để thực hiện các hành vi trái pháp luật.

V. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

ĐỌC BẢN ĐỒ- PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ ẢNH CỦA TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CỦA TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ. 2.Phân tích ảnh hưởng của tài nguyên khoáng

Bài tập1-trang 25+26-SGK : Những thái độ và hành vi nào sau đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc:c. a.Tìm đọc tài liệu nói về các

2.Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống đáng tự hào: yêu nước, bất khuất chống ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, tôn sư trọng đạo,

2.Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống đáng tự hào: yêu nước, bất khuất chống ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, tôn sư trọng đạo,

- Dân ca là tài sản chung của dân tộc, giữ gìn dân ca là chúng ta giữ gìn truyền thống văn hóa của dân tộc mình.... Âm nhạc 7

[r]

Câu hỏi (trang 97 sgk Giáo dục công dân 10) thuộc nội dung lòng yêu nước: Học sinh chúng ta, những công dân trẻ của đất nước, chúng ta cần phải làm gì để

Xuất phát từ thực tiễn trên và nhận thấy được tầm quan trọng của họat động Marketing và tìm hiểu thực tế tại Công ty TNHH Xây dựng và Dịch vụ HUY THỊNH,