• Không có kết quả nào được tìm thấy

TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 22-23-24-25/2019 1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 22-23-24-25/2019 1"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE II VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở CÁN BỘ CÔNG AN TỈNH CÀ MAU

NĂM 2017

Châu Thanh Phong*, Nguyễn Trung Kiên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

*Email: chauphong69@gmail.com TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Theo tổ chức y tế thế giới, bệnh đái tháo đường tăng gấp đôi từ năm 1980 là 4,7% lên 8,5% vào năm 2014, tạo gánh nặng kinh tế cho toàn thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ bệnh đái tháo đường type II và một số yếu tố liên quan ở cán bộ công an tỉnh Cà Mau năm 2017. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Sử dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang có phân tích với cỡ mẫu nghiên gồm 550 cán bộ công an có độ tuổi từ 20 đến 55 hiện đang làm việc tại Công an tỉnh Cà Mau. Kết quả: Tỷ lệ mắc Đái tháo đường type II là 10,5%. Một số yếu tố liên quan giữa bệnh Đái tháo đường type II: Tuổi, tiền sử gia đình mắc bệnh đái tháo đường, tình trạng mắc bệnh tăng huyết áp, tình trạng rối loạn chuyển hoá lipid, thói quen sinh hoạt (vận động thể lực, uống rượu/bia, ăn mỡ động vật, tiêu thụ rau), tình trạng thừa cân-béo phì. Kết luận: Chúng ta cần tăng cường hoạt động khám phát hiện sớm bệnh đái tháo đường, nhằm quản lý, điều trị kịp thời và giảm biến chứng bệnh đái tháo đường đối tượng công an cũng như người dân trong cộng đồng.

Từ khoá: Đái tháo đường type II, cán bộ công an

ABSTRACT

PREVALENCE OF TYPE 2 DIABETES MELLITUS AND SOME ELATED FACTORS IN POLICE OFFICERS IN CA MAU PROVINCE, 2017

Chau Thanh Phong, Nguyen Trung Kien Can Tho University of Medicine and Pharmacy

Background: According to the World Health Organization, the global prevalence of diabetes has nearly doubled since 1980, rising from 4.7% to 8.5% in the adult population, creating economic burdens for the world, especially developing countries.

Objectives: the arm of this is to determine the prevalence and some related factors of type 2 diabetes in police officers in Ca Mau province, 2017. Materials and methods: A cross-sectional study was conducted in 550 police officers aged between 20 and 55, currently working at Ca Mau Police Department. Results: The prevalence of type 2 diabetes mellitus in police officers was 10.5%. Several factors are associated type 2 diabetes such as: Age, family history of diabetes mellitus, hypertension, dyslipidemia, lifestyle habits (physical activity, alcohol/beer consumption, animal fat consumption, consumption of vegetables), overweight and obesity status. Conclusion: We need to strengthen the examination and early detection of disease, to manage, treat in time and reduce the complications of diabetes patients as well as people in the community.

Keywords: Type 2 diabetes mellitus, police officers

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

(2)

2

Bệnh đái tháo đường, chủ yếu là đái tháo đường type II, là vấn đề y tế công cộng của toàn cầu, theo tổ chức Y tế thế giới năm 2014 có 422 triệu mắc bệnh đái tháo đường tăng gấp 4 lần so với những năm 1980. Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường tăng gấp đôi từ năm 1980 là 4,7% lên 8,5% vào năm 2014 [12]. Ở Hoa Kỳ năm 1998 có khoảng 16 triệu người mắc bệnh đái tháo đường đã phải tiêu tốn 98,2 tỷ đôla/năm. Tại một số nước Châu Âu, chi phí chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường chiếm 2-7%

tổng ngân sách Y tế quốc gia [11]. Ở Việt Nam, kết quả điều tra dịch tễ học đái tháo đường ở Hà Nội năm 2000 cho thấy tỷ lệ đái tháo đường ở nam là 3,95% và ở nữ 3,46%. Năm 2001, điều tra dịch tễ học đái tháo đường ở 4 thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh) cho thấy: ở nam, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường là 4,4% và ở nữ, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường là 5,2%

[1]. Với tốc độ đô thị hoá nhanh như hiện nay, cùng với sự thay đổi về lối sống, điều kiện làm việc làm cho bệnh đái tháo đường ngày càng trở thành gánh nặng về kinh tế xã hội và chất lượng cuộc sống hàng đầu ở Việt Nam.

Bệnh đái tháo đường type II là bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa được, và đó là cách hiệu quả nhất để tiết kiệm ngân sách y tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy: nếu người mang yếu tố nguy cơ áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý và luyện tập phù hợp thì có thể tránh được hoặc làm chậm sự xuất hiện của đái tháo đường. Chế độ dinh dưỡng và luyện tập cũng là một giải pháp hữu hiệu trong việc kiểm soát glucose máu, làm chậm xuất hiện và tiến triển các biến chứng do đái tháo đường type II.

Cà Mau là tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế nhanh trong khu vực miền Tây Nam Bộ, có nhiều khu công nghiệp lớn, với tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng. Đây là những điều kiện thuận lợi cho bệnh đái tháo đường gia tăng. Việc điều tra xác định tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường sẽ cung cấp những số liệu khoa học giúp cho cơ quan hoạch định chính sách của địa phương đánh giá đúng về tình hình mắc bệnh và nguy cơ phát triển của bệnh đái tháo đường đặc biệt trong ngành Công an, qua đó sẽ xây dựng kế hoạch phòng chống và quản lý bệnh một cách hiệu quả. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài này với các mục tiêu:

1. Xác định tỷ lệ bệnh đái tháo đường type II ở cán bộ công an tỉnh Cà Mau năm 2017.

2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường type II ở cán bộ công an tỉnh Cà Mau năm 2017

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là cán bộ công an có độ tuổi từ 20 đến 55 hiện đang làm việc tại Công an tỉnh Cà Mau. Các trường hợp loại trừ là người đang bị bệnh cấp cứu hoặc người vắng mặt trong thời gian nghiên cứu.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương nghiên cứu mô tả cắt ngang với cỡ mẫu 550 cán bộ được từ 5 đơn vị bao gồm công an thành phố Cà Mau, công an huyện Phú Tân, công an huyện Năm Căn, công an huyện U Minh, công an huyện Cái Nước. Mỗi đơn vị chọn đối tượng theo hình thức chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống với số lượng mẫu theo tỷ lệ cán bộ công an hiện có tại từng đơn vị.

Đái tháo đường type II khi: Những người đã được chẩn đoán là đái tháo đường hoặc đang được điều trị bằng thuốc hạ đường huyết. Những người mới phát hiện đái tháo đường theo tiêu chí chẩn đoán của ADA 2013 khi có bất kỳ một trong những tiêu chí sau [7],[10]: HbA1C ≥6,5% hoặc Glucose huyết tương lúc đói >7mmol/L (126mg/dL) xét nghiệm lúc bệnh nhân đã nhịn đói >10 giờ hoặc Glucose huyết tương 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống ≥200mg/dL (11,1mmol/L)

(3)

3

hoặc triệu chứng lâm sàng của tăng glucose huyết và glucose huyết tương bất kỳ ≥200mg/dL.

Nhứ dung nghiên cứu bao gng nghiên cứutăng glucose huyết và glucose huyết tương bất kỳ ờng, vận động thể lực, hút thuốc lá, ăn mỡ động vật, thói quen ăn nhigng ngh

thói quen ughiên cứutăng; tăng huyn ugh; thng huyn ughiên; rống huyn ughiên c.

2.3 Phương pháp và kỹ thuật thu thập số liệu

Điều tra viên là nhóm nghiên cứu là nhân viên y tế công tác tại bệnh viện Công an tỉnh Cà Mau. Điều tra viên phỏng vấn trực tiếp đối tượng được chọn, khám tổng quát ghi nhận vào phiếu điều tra và tiến hành xét nghiệm máu mao mạch lúc đói vào buổi sáng tại bệnh viện Công an tỉnh Cà Mau. Các đối tượng được đo huyết áp, chỉ số khối cơ thể, định lượng nồng độ glucose máu, định lượng

HbA1C, định lượng lipid máu.

Các thông tin được nhập vào phần mềm và phân tích bằng chương trình phần mềm phiên bản SPSS 15.0. Dùng phép kiểm định chi bình phương để so sánh sự khác biệt giữa các tỷ lệ và tìm một số yếu tố liên quan với đái tháo đường.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Thông tin chung của các đối tượng nghiên cứu Bảng 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Thông tin chung Tần số Tỷ lệ (%)

Giới Nam 477 86,7

Nữ 73 13,3

Nhóm tuổi

20-29 tuổi 159 28,9

30-39 tuổi 270 49,1

40-55 tuổi 121 22,0

Tiền sử gia đình mắc đái tháo đường

Có 30 5,5

Không

520 94,5

Tăng huyết áp Có 47 8,5

Không 503 91,5

Rối loạn chuyển hóa Lipid

Có 73 13,3

Không 477 86,7

Thừa cân – béo phì

Có 324 58,9

Không 226 41,1

Trong nghiên cứu, 49,1% đối tượng nghiên cứu trong độ tuổi 30-39 tuổi; 86,7% đối tượng nghiên cứu là nam; 5,5% đối tượng có tiền sử gia đình mắc đái tháo đường. Tại thời điểm nghiên cứu, chỉ có 8,5% đối tượng bị tăng huyết áp được ghi nhận; 13,3% đối tượng nghiên cứu có rối loạn chuyển hoá lipid.

Trong nghiên cứu 92,7% đối tượng cán bộ công an có vận động thể lực, 38,5% đối tượng có hút thuốc lá, 81,5% đối tượng có ăn mỡ động vật và 65,8% đối tượng có uống rượu bia, 70% đối tượng có tiêu thụ rau củ quả (biểu đồ 1)

(4)

4

Biểu đồ 1. Đặc điểm về thói quen sinh hoạt của đối tượng nghiên cứu 3.2. Tỷ lệ đái tháo đường type 2 của đối tượng nghiên cứu

Bảng 2. Tỷ lệ đái tháo đường type 2 của đối tượng nghiên cứu

Đái tháo đường Tần số (n) Tỷ lệ (%)

Có 58 10,5

Không 492 89,5

Tổng 550 100,0

Tỷ lệ đái tháo đường type 2 của các đối tượng nghiên cứu là 10,5%.

3.3. Các yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường type 2 ở cán bộ công an Cà Mau Bảng 3. Mối liên quan giữa tuổi, tiền sử gia đình, tăng huyết áp và đái tháo đường type 2 đối tượng nghiên cứu

Yếu tố

Đái tháo đường

OR (CI 95%) p

Có Không

n % n %

Nhóm tuổi 20 – 29 tuổi 2 1,3 157 98,7 1 1

30 – 39 tuổi

17 6,3 253 93,7 5,28 (1,2-

23,1) 0,028

40 – 55 tuổi

39 32,2 82 67,8 37,3(8,8-

158,5) <0,001 Tiền sử gia

đình bị đái tháo đường

Có 16 53,3 14 46,7

13,(5,9-28,5) <0,001

Không 42 8,1 478 91,9

Tăng huyết áp Có 23 48,9 24 51,1 12,8(6,6 -

24,9) <0,001

Không 35 7,0 468 93,0

Tuổi càng cao, tỷ lệ đái tháo đường càng tăng, nhóm tuổi 20 – 29 tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường là 1,3%, nhóm 30 – 39 tuổi tỷ lệ này là 6,3%, nhóm 40 – 55 tuổi thì tỷ lệ là 32,2%. Nguy cơ tăng dần theo nhóm tuổi, sự khác biệt đều có ý nghĩa thống kê. Có mối liên quan giữa đái tháo đường

0 20 40 60 80 100

Vận động

thể lực Hút thuốc

lá Tiêu thụ

rượu bia Ăn mỡ Ăn rau

92,7

38,5

65,8 81,5

70 7,3

61,5

34,2 18,5

30

Không Có

(5)

5

type 2 và tiền sử gia đình đái tháo đường, người mắc bệnh tăng huyết áp đều có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhóm còn lại.

Bảng 4. Mối liên quan giữa các yếu tố thối quen sinh hoạt và đái tháo đường type 2 của đối tượng nghiên cứu

Yếu tố

Đái tháo đường

OR (CI 95%) p

Có Không

n % n %

Vận động thể lực

Có 49 9,6 461 90,4 0,366

(0,165-0,814) 0,011

Không 9 22,5 31 77,5

Hút thuốc lá Có 28 13,2 184 86,8 1,562

(0,905-2,698) 0,107

Không 30 8,9 308 91,1

Ăn mỡ Có 55 12,3 393 87,7 4,618

(1,415-15,071) 0,006

Không 3 2,9 99 97,1

Ăn rau Có 30 7,8 355 92,2 0,413

(0,238-0,718) <0,001

Không 28 17,0 137 83,0

Rượu bia Có 51 14,1 311 85,9 4,240

(1,884-9,541) <0,001

Không 7 3,7 181 96,3

Thừa cân Có 45 13,9 279 86,1 2,643

(1,390-5,024) 0,002

Không 13 5,8 213 94,2

Rối loạn chuyển hoá

Lipid

Có 20 27,4 53 72,6

4,359

(2,364-8,038) <0,001

Không 38 8,0 439 92,0

Có mối liên quan giữa tình trạng vận động thể lực, thói quen ăn mỡ động vật, thói quen ăn rau, thói quen uống rượu bia, tình trạng thừa cân béo phì, rối loạn chuyển hoá lipid và bệnh đái tháo đường của các đối tượng nghiên cứu (p<0,005). Chưa ghi nhận mối liên quan giữa đái tháo đường type 2 và thói quen hút thuốc lá của đối tượng nghiên cứu (p<0,05).

IV.BÀN LUẬN

4.1 Thông tin chung

Trong nghiên cứu của chúng tôi 86,7% đối tượng nghiên cứu là nam và chỉ 13,3% đối tượng ngiên cứu là nữ giới, phần lớn đối tượng nghiên cứu trong độ tuổi 30-39 tuổi (chiếm 49,1%), ngoài ra đối tượng từ 20-29 tuổi chiếm 28,9%, và 22% đối tượng nghiên cứu là từ 40-55 tuổi. Nghiên cứu của chúng tôi hầu như khác biệt với các nghiên cứu khác lý do công an và nghề mà trong ngành là nam giới số lượng cao tuổi đa phần những người này đều tuổi trẻ, đối tượng đang công tác trong ngành có giới hạn tuổi từ 20 đến 55 tuổi.

Trong nghiên cứu, 92,7% đối tượng thường xuyên vận động thể lực, 70% đối tượng có thói quen ăn nhiều rau và trái cây 38,5% đối tượng có thói quen hút thuốc lá, 81,5% đối tượng có thói quen ăn nhiều dầu, mỡ, và 65,8% đối tượng có thói quen uống bia/rượu. Tỷ lệ ăn nhiều rau của đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự nghiên cứu của Trần Quốc Luận (2011) với tỷ lệ đối tượng thường xuyên ăn rau là 57% [6]. Tỷ lệ đối tượng trong nghiên cứu vận động thể lực cao là do người cán bộ phải trải qua một thời gian đào tạo trong môi trường khá khắc nghiệt, đồng thời phải có

(6)

6

sức khoẻ tốt để phục vụ công việc nên cũng hình thành các thói quen vận động thể lực những người cán bộ này.

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 8,5% đối tượng mắc bệnh THA tại thời điểm tham gia nghiên cứu. Tỷ lệ rối loạn chuyển hoá lipid trong nghiên cứu của chúng tôi là 13,3%. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu Đặng Hải Đăng tiến hành trên cùng địa bàn nghiên cứu có tỷ lệ này là 7,4% [3]. Trong nghiên cứu, 58,9% đối tượng nghiên cứu có BMI ≥23 kết quả này tương tự nghiên cứu của Đỗ Ích Thành với tỷ lệ thừa cân béo phì là 54,2% [8].

4.2 Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường type 2 ở cán bộ công an Cà Mau

Trong nghiên cứu của chúng tôi, 10,5% đối tượng mắc đái tháo đường type 2. Kết quả của Trần Ngọc Dung và cộng sự cũng cho kết quả tương tự là 9,8% [2], theo Trần Văn Hải tỷ lệ này là 10,5% [5]. Nghiên cứu gần đây nhất của Đỗ Ích Thành cũng cho tỷ lệ mắc đái tháo đường là 13,1% [8].

4.3 Các yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường type 2 ở cán bộ công an Cà Mau

Trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận sự khác biệt về tỷ lệ mắc đái tháo đường giữa các nhóm tuổi, tuổi càng tăng tỷ lệ đái tháo đường càng tăng. Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với một số nghiên cứu khác như nghiên cứu của Đỗ Ích Thành, Đặng Hải Đăng cũng ghi nhận sự khác biệt tỷ lệ đái tháo đường theo nhóm tuổi [3], [8]. Điều này cho thấy rằng, ở những người trẻ tuổi cũng có nguy cơ mắc đái tháo đường nhưng khi càng lớn tuổi những thay đổi đặc biệt về sinh lý và bệnh lý khiến con người càng dễ mắc bệnh đái tháo đường hơn.

Chúng tôi ghi nhận mối liên quan giữa đái tháo đường type 2 và tiền sử gia đình đái tháo đường. Kết quả nghiên cứu của Đỗ Ích Thành, Trần Quốc Luận, Đặng Hải Đăng ghi nhận có sự khác biệt cũng ghi nhân sự khác biệt này với p<0,05 [3], [6], [8]. Những đối tượng có rối loạn chuyển hóa lipid có tỷ lệ mắc đái tháo đường type 2 cao hơn nhóm không bị rối loạn chuyển hoá lipid. Nghiên cứu Đặng Hải Đăng, Đỗ Ích Thành cũng ghi nhận sự khác biệt về tỷ lệ mắc đái tháo đường giữa nhóm có chuyển hóa lipid và nhóm không có chuyển hóa lipid (p<0,05) [3], [8].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, ghi nhận mối liên quan giữa đái tháo đường và thói quen ăn nhiều rau, thói quen ăn nhiều mỡ động vật, thói quen uống rượu/bia, tình trạng vận động thể lực nhưng chưa ghi nhận mối liên quan giữa đái tháo đường và thói quen hút thuốc lá của đối tượng. Kết quả này tượng tự nghiên cứu của Trần Ngọc Dung, Đặng Hải Đăng cũng ghi nhận mối liên quan giữa đái tháo đường và tình trạng vận động thể lực của đối tượng (p<0,05) [2],[3]. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại chưa ghi nhận mối liên quan giữa đái tháo đường và tình trạng vận động thể lực như nghiên cứu của Trần Quốc Luận Đỗ Ích Thành và một số nghiên cứu khác [4], [6, [7], [8]. Chúng tôi cũng ghi nhận mối liên quan giữa đái tháo đường type 2 và tình trạng thừa cân-béo phì của đối tượng.

Từ những kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng thói quen sống ảnh hưởng rất nhiều đến nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. Nên duy trì một hình thức tập thể dục nhất định nào đó với mức độ phù hợp. Kiểm soát chế độ ăn uống, cùng với tập luyện thể dục đều đặn sẽ làm giảm trọng lượng nhằm phòng ngừa bệnh đái tháo đường trong cán bộ công an.

V.KẾT LUẬN

Qua tiến hành nghiên cứu trên 550 đối tượng công an đang công tác tại địa bàn các huyện, thành phố Cà Mau của tỉnh Cà Mau, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: Tỷ lệ mắc đái tháo đường type 2 là 10,5%. Chúng tôi ghi nhận mối liên quan giữa bệnh đái tháo đường type 2 và các yếu tố: tuổi, tiền sử gia đình mắc đái tháo đường, tình trạng mắc bệnh tăng huyết áp, tình trạng rối loạn chuyển hoá lipid, thói quen sinh hoạt (vận động thể lực, uống rượu/bia, ăn mỡ động vật, ăn nhiều rau), tình trạng thừa cân-béo phì.

Qua kết quả nghiên cứu trên, chúng ta cần tăng cường hoạt động khám phát hiện sớm bệnh, nhằm quản lý, điều trị kịp thời và giảm biến chứng bệnh đái tháo đường đối tượng công an cũng như người dân trong cộng đồng. Đồng thời đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ nhằm nâng

(7)

7

cao nhận thức người dân để người dân có cách tự phòng chống bệnh. Công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ cần được tiến hành trên nhiều mặt, nhiều hình thức và phải phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa phương và phù hợp cho từng nhóm đối tượng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Tạ Văn Bình và cs (2012), “Bệnh Đái tháo đường: Dịch tễ học và một số thuốc điều trị hiện nay”, Tạp chí Thông tin Y dược, Số 7.

2.

Trần Ngọc Dung, Nguyễn Văn Lành (2011), “ Yếu tố liên quan bệnh Đái tháo đường ở người dân độ tuổi 40-69 tại thị xã Ngã Bảy tỉnh Hậu Giang năm 2009”, Tạp chí Y học thực hành (778), Số 10.

3.

Đặng Hải Đăng, Nguyễn Văn Lành (2016), “Nghiên cứu tỷ lệ bệnh đái tháo đường typ 2 và các yếu tố nguy cơ tại tỉnh Cà Mau, đề xuất biện pháp quản lý và phòng chống”, Tạp chí Y học cộng đồng.

4.

Lê Thị Hương Giang, Hà Văn Như (2013),” Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị bệnh đái tháo đường type 2 của người bệnh đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện 198 năm 2013”, Tạp chí Y học thực hành (893), Sô 11.

5.

Trần Văn Hải, Đàm Văn Cương (2013), “Nghiên cứu tình hình đái tháo đường và kiến thức, thực hành dự phòng biến chứng ở người dân 30-64 tuổi tại tình Hậu Giang năm 2011”, Tạp chí Y học Thực hành (865), Số 4.

6.

Trần Quốc Luận, Trần Đỗ Hùng, Phạm Đức Thọ (2012), “ Nghiên cứu tỷ lệ đái tháo đường type 2 ở nhóm công chức- viên chức các trường Tiểu học, Trung học Quận Ô Môn, TPCT”, Tạp chí Y học Thực hành (807), Số 2.

7.

Đinh Thị Thu Ngân, Trần Văn Tuấn (2015), “Cập nhật một số tiêu chuẩn năm 2015 trong điều trị bệnh nhân Đái tháo đường của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA – American Diabetes Association)”, Tạp chí Khoa học và công nghệ, số 141 (12), tr131-135.

8.

Đỗ Ích Thành (2017), “ Nghiên cứu tỷ lệ Đái tháo đường typ 2 và các yếu tố nguy cơ ở người dân từ 45 tuổi trở lên tại Thành phố Đà Nẵng năm 2016”, Luận văn Thạc sĩ Y tế Công cộng, Trường Đại học Y dược Huế.

9.

Nguyễn Bá Trí, Lê Trí Khắc, Đào Duy Khánh, Lê Nam Khánh, Nguyễn Trọng Hào (2017), “Tỷ lệ hiện mắc bệnh Đái tháo đường ở người bệnh 45-69 tuổi và một số yếu tố liên quan tại Thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thày, Tỉnh Kon Tum năm 2016”, Tạp chí Y học Dự phòng, Tập 27, số 8.

10.

American Diabetes Association (2014), “Diagnosis and Classification of Diabetes Mellitus”, Diabetes Care, Volume 37, Supplement 1, January 2014.

11.

J.E. Shaw, R.A. Sicree, P.Z. Zimmet (2010), “Global estimates of the prevalence of diabetes for 2010 and 2030”, Diabetes Research and Clinical Practice 87, 4-14.

12.

World Health Organization (2016), “Global Report On Diabetes”.

(Ngày nhận bài: 21/9/2019- Ngày duyệt đăng: 09/11/2019)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Tuy nhiên, tỷ lệ người dân nhận biết bản thân đang mắc các bệnh không lây nhiễm như tăng huyết áp, đái tháo đường và rối loạn lipid máu lại không cao. Đối với những

Tuy nhiên, tỷ lệ người dân nhận biết bản thân đang mắc các bệnh không lây nhiễm như tăng huyết áp, đái tháo đường và rối loạn lipid máu lại không cao. Đối với những

Bản đồ HTTTV huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh được thành lập ở tỷ lệ 1:50.000 có một số yêu cầu trong việc thể hiện các yếu tố nội dung của bản đồ sau: + Chỉ giữ lại các đối tượng dạng vùng

Độ an toàn của remdesivir được đánh giá dựa trên tỷ lệ biến cố không mong muốn ghi nhận theo thang AIDS 2017.Kết quả: Nghiên cứu thu thập được 152 bệnh nhân COVID -19 được điều trị bằng

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 304 trẻ em đã được chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ và đang can thiệp tại các trường mầm non, các trung tâm

Xuất phát từ những lý do trên, để tìm hiểu đặc điểm rối loạn lipid máu ở bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp, chúng tôi nghiên cứu đề tài với mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ rối loạn lipid máu và

Kết luận: Rối loạn chức năng tình dục nữ và rối loạn cương dương ở bệnh nhân suy tim chức năng tâm thu thất trái giảm với tỷ lệ cao, có tương quan với tuổi của bệnh nhân suy tim... 10

KẾT LUẬN Bảo hiểm y tế thanh toán khoảng 96,1% tổng chi phí phát sinh trong đợt điều trị của bệnh nhân có BHYT tại các bệnh viện công lập tỉnh Sóc Trăng nhiều nhất là chi phí thuốc,