• Không có kết quả nào được tìm thấy

thúc đẩyđói mớiisáng tạo theo quanđiểmđại hội xiii

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "thúc đẩyđói mớiisáng tạo theo quanđiểmđại hội xiii"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

THÚC ĐẨY ĐÓI MỚIISÁNG TẠO

THEO QUAN ĐIỂM ĐẠI HỘI XIII CUA ĐẢNG

★TS HỒ THANH THỦY

Học viện Chỉnh trị quốc gia Hồ Chỉ Minh

Tóm tắt: Đại hội XIII của Đảng đã xác định các mục tiêu cụ thể cho sự phát triển của đất nước trong những năm tới: “đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao” . Để thực hiện thành công ý chí, khát vọng phát triển đất nước, nhiều chương trình hành động đã đề ra, trong đó chủ trương đổi mới sáng tạo được xác định là một trong những đột phá chiên lược của đất nước trong bối cảnh hiện nay.

(1)

• Từ khóa: đổỉ mới sáng tạo, Nghị quyết Đại hội XIII.

1.Quan điểm của Đảng về đổi mói sáng tạo Trong bối cảnh cuộc Cách mạng côngnghiệp lần thứ tư,toàn cầuhóavà hội nhập quốc tế sâu rộng,nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học và công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo (ĐMST) trở thành các yếutố đầu vàoquan trọng nhất của lực lượng sản xuấthiệnđại,là chìakhóa quyết định tốc độ, chất lượng phátưiển của các quốc giavà nền kinh tế. Vai ttò củaKHCNtrong công cuộcđẩy mạnh công nghiệp hóa (CNH), hiện đạihóa(HĐH) đấtnước luônđược Đảng và Nhà nướctacoitrọng, thể hiện tại Nghịquyết số 20-NQ/TWHội nghịTrung ưong6 khóaXI về pháttriển KHCN phục vụ sựnghiệp CNH, HĐH trong điều kiệnkinh tế thịtrường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế; Kết luận số 50- KL/TW của Ban Bíthư năm 2019 vànhiều văn kiện,nghị quyết của Banchấphành Trung ưong khóa XII khẳng địnhKHCNlà quốc sách hàng

đầu, là nềntảng động lực phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc; Nghịquyết 52 của Bộ Chính trị về mộtsố chủ trưong, chínhsáchchủ độngtham gia cuộc Cách mạngcông nghiệp lần thứ tư; Chiếnlược phát triển KHCN ViệtNam giai đoạn 2011-2020; Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01-11-2016 Hội nghịTrung ưong 4khóa XII;cácbộ luật được sửađổi và ban hànhnhư Luật Khoa học vàcông nghệ, LuậtChuyển giao công nghệ...

Để thực hiện được mục tiêu, Đại hộiXIIIcủa Đảng đã đề ra nhiều nhóm giải pháp ở các ngành, lĩnh vực, đặc biệt nhấn mạnh vào phát triển KHCN, ĐMST và chuyển đổisố: “Phát triển nhanh và bền vững, dựa chủ yếu vào khoahọc và công nghệ, đổimói sángtạo vàchuyểnđổi số.

Phải đổi móitư duyvà hành động, chủ động nám bát kịp thòi,tận dụng hiệu quảcáccơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứtư gán

LÝ LUẬNCHÍNHTRỊ -số 527 (1/2022)

(2)

vói quátrình hội nhập quốc tếđểcơ cấu lại nển kinhtế, phát triểnkinh tế số, xã hội số,coi đâylà nhântố quyết địnhđể nâng caonăng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnhtranh”®.

Chuyển đổi số cùng vói sự phát triểnmạnh mẽ KHCN và ĐMSTlà một trong batrụ cột thực hiện phát triển nhanh, bền vững; đồng thòi là mộttrongnhững độtphá lớn, góp phần “tạobứt phá về năng suất,chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh”®. “Thực hiện chuyển đổi sốtrong quản trị quốcgia, quản lý nhà nước, sảnxuất, kinh doanh,tổ chức xã hội và quản lý tài nguyên quốc gia. Đẩy nhanh chuyển đổi số đốivói một số ngành, lĩnh vực đã có điều kiện, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa. ứng dụng và phát triểncông nghệ mói, ưu tiên công nghệ số, kết nối5G và sau 5G,trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối (blockchain),in3D, internet kết nối vạn vật, an ninh mạng, năng lượng sạch, công nghệ môi trườngđể chuyển đổi,nâng caonăng suất, hiệu quả của nền kinh tế”(4). Đại hội“Đẩymạnhcông nghiệp hóa, hiện đạihóadựa trênnền tảng của khoa học, công nghệ, đổi mói sáng tạo và công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệplầnthứ tư, trongđó tập trung phát triển các ngành ưu tiên cómức độ sân sàngcao nhưcôngnghiệp công nghệ thông tin, điệntử - viễn thông; an toàn,an ninh mạng; công nghiệp chếtạo thông minh;tài chính - ngân hàng; thương mại điện tử;

nông nghiệp số;dulịchsố; công nghiệp văn hóa số; y tế;giáodụcvà đào tạo”(5).

2. Những kết quả đạt được và hạn chếtrong thực hiện đổi mới sáng tạo của ViệtNam

Thòigian qua, Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ KHCN, nhất là trên các lĩnh vực công nghệ thông tin, côngnghệ sinhhọc, côngnghệ vật liệu mói... KHCN củaViệt Nam đã từng bước hội nhập, giao lưu vóinền KHCN thế giói, tạo thuận lọi chosự pháttriển của kinh tế - xãhội.

Theosố liệu nghiêncứucủaBộ Khoa họcvà Công nghệ, chỉ số năng suất các nhân tố tổng họp (TFP) tăng từ 33,6% bình quân giai đoạn 2011-2015 lên 45,2% giaiđoạn 2016-2020,tính chung 10 năm 2011-2020đạt 39,0% (vượt mục tiêu 35%), nhân tố KHCN đóng góphơn 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38%

trongsản xuấtgiốngcây trồng,vật nuôi. Tỷtrọng giá trịxuất khẩu sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trịxuất khẩuhàng hóa tăng từ 19% năm 2010 lên khoảng 50% năm 2020; Tốc độ tăng năngsuất lao động bình quân giai đoạn 2016- 2020 là 5,8%/năm (cao hơn nhiều mức 4,3%/năm của giai đoạn2011-2015)í6).

Số lượng bài báo ISI(thốngkê trên Isiknowledge) củaViệt Nam tăng đềuhàng năm.Một số lĩnh vựckhoahọc tự nhiên như toán học, vật lý, hóa học tiếp tục giữ thứhạng caotrong khuvực ASEAN. Tốc độ tăng trưởng bình quân công bố

quốc tế của Việt Nam tronggiaiđoạn 2016-2020 là25,68%/năm.Tại Đông NamÁ, số lượng công bố quốctế của Việt Nam đứngthứ5vóitổng số 48.366 công bố, xếp sau Thái Lanvới 87.971 công bố vàxếp thứ 56 trên tổng số hơn 200 quốc giavàvùng lãnh thổ. Sốlượngcông bố của 10 tháng đầu năm 2020 đã vượt 16% sovói năm2019®.

Hệ thống các tổ chức KHCN tại ViệtNam có sự phát triển mạnh, vói hơn 4.000 tổ chức KHCN thuộc mọithànhphần kinh tế.Đội ngũnhân lực phát triển cả về số lượng và chất lượng vói khoảng 67 nghìn cán bộnghiên cứu, đạt tỷ lệ 7 ngưòi/vạn dân. Vói nguồn lực tham gia hoạt độngKHCN hiện có, Việt Namđã có thêm nhiều thànhtựu trong nghiên cứu, ĐMST. Theo đó, KHCN đãcó những đónggóp tíchcực cho sự phát triển của cácngành chủchốt.

Năm 2019, lầnđầutiên vệ tinh do kỹ sư Việt Nam thiết kế bayvào vũ trụ; ra mát nền tảngdữ

LÝLUẬNCHÍNH TRỊ -số 527 (1/2022)

(3)

liệubảnđồsố Việt Nam - Vmap(đâyđược coi là sự kếttinh củatrítuệ Việt Nam trong thòiđại Cách mạng công nghiệp lầnthứ tư).

Các nhà khoa học trong nước đã làm chủ công nghệ thiết kế, thi công các nhàmáy thủy điện lớn,công trình ngầm, nhàcao tầng, cầu dây văng, đường cao tốc đạtchuẩn quốc tế; chế tạo thành côngthiết bị cơ khí thủy côngvà nâng hạ siêu trường, siêu trọng.

Trong lĩnh vực nông nghiệp: gạo ST25, ST24 của Việt Namđượcbình chọn là gạo ngon nhất và ngonthứ haithế giói liên tục trongnhiều năm từ 2017-2020 do ICI (Inter­ nationa CommodityIn­ stitute) cấp chứngnhận.

Việt Nam đã sản xuất thành công vácxin phòng nhiều bệnh cho vật nuôi.

Những năm gần đây, Việt Nam đã tổ chức thànhcông các Ngàyhội

ĐMST, Ngàyhội Khỏinghiệp ĐMST. Kết quả đạt được chothấysự pháttriển của hệ sinh thái khỏi nghiệp ĐMSTcủa Việt Nam đã từng bước tiếnra và hội nhập quốc tế. Theo thống kênăm 2021 của Bộ Khoa học - Công nghệ, Việt Nam hiện có hơn 1.400 tổchức có năng lực hỗ trợ khởi nghiệp. Nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm coi Việt Nam là thị trường mục tiêu và hiệncó 108 quỹ đang hoạtđộngtại Việt Nam,trong đócó 23 quỹ có pháp nhân Việt Nam, 23 quỹthuần Việt(8ì. Những con số này liên tục tăngtrong nhiều nămqua, thểhiện sựtham giatíchcực củacộng đổngvào sự phát triển hệ sinh thái ĐMST. Thị trường công nghệ, hệ thốngsởhữu

Tại Đại hội XIII, Đảng ta xác định:

“Phát triển nhanhvà bền vững, dựa chủ yếu vào khoa học và côngnghệ, đổi mói sáng tạo và chuyển đổi số.Phải đổimớitư duy và hànhđộng, chủ động nắmbắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn vói quá trìnhhội nhập quốc tế để cơ cẩu lại nền kinh tế, phát triển kinh tế số, xã hội sổ, coiđây là nhân tố quyết địnhđể nâng caonăng suất, chất lượng, hiệu quả và sứccạnh tranh”.

trí tuệ từng bước được hoàn thiện, tạo môi trường thuận lọi cho doanh nghiệp kinh doanh.

Hệ thống các tiêu chuẩn, quychuẩn kỹ thuật được xây dựngvói tỷ lệhàihòa vói tiêu chuẩn quốc tế đạt gần 50%. Cáctrung tâm ứng dụng và chuyểngiao công nghệ ở 63 tỉnh,thànhphố được đầutư nâng cấp.

Số lượng các họp đổng chuyển giao công nghệ đượccấp giấy chứng nhận đăngkýtăng

mạnh. Các họp đồng chuyển giao công nghệ chủyếu là chuyển giao từ nước ngoài vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong cáclĩnh vực ô tô, xe máy, điện tử, hóa chất, thiết bị y tế, sản xuất thuốc, chếbiến thực phẩm(9ì.

Đầu tư cho KHCN những năm qua đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ trong đóng góp của xã hội, nhất là từ khuvực doanhnghiệp. Nếu nhưkhoảng 10 năm trước đầy,kinh phí hoạt động KHCN chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước (NSNN) (khoảng 70%tổng đầu tưcho KHCN), thì đến nayđầu tư cho KHCN từNSNNvà từ doanh nghiệp đã tương đối cân bàng vóitỷ lệ tương ứng là 52% và 48%(10).

Trong lĩnh vực y tế, vai trò của KHCN ngày càngđược khẳng địnhvớinhiều đề xuất, giải pháp sángchế, phục vụ hiệu quảcho công tác phòngchống dịchCovid-19. về ghéptạng, Việt Nam đi sau thế gióikhoảng 40 - 50 năm nhưng đã ghép thành công cả6tạng gồm thận, gan, tim, ghép khối tụy - thận, phổi, ruột. Những

LÝ LUẬNCHÍNH TRỊ - số 527 (1/2022)

(4)

thành tựu này là bước tiếncủa nền y học Việt Nam, đổng thòi khảng địnhhiệu quả đầu tư cho KHCN thòi gian qua.

Trong bảng xếp hạng của Tổ chức Sở hữu Trí tuệthếgiói (WIPO), chỉ số ĐMST toàncầu (GII) của Việt Namtăng 17bậc trong giai đoạn 2016- 2021, đứng thứ3 khu vựcĐông Nam Á, đứng đầu trong sốcác quốcgia ở mứcthunhập trung bìnhthấp(11).

Mặcdù đãcó nhữngcảithiệnnhất định về tiềm lực KHCNvà ĐMST, song đếnnay hoạt động này của nướcta còn nhiều hạn chế, thách thức. Việc đổimói công nghệ so với mặt bàng chungvẫn còn chậm. Năng lực tiếp cận thị trườngKHCN của Việt Nam còn thấp sovói các nước trên thếgiói, ít các tổ chứctrung gian có uy tín, kinh nghiệm trong hoạt động kết nối cung - cầu. Nguồn cung công nghệ của thị trường hạn chế, đổi mớicông nghệ chưa trở thành nhu cầu cấp bách của doanh nghiệp. Việt Namđã mở rộng và đa dạng hóa cơ cấu ngành hàng xuất khẩu, nhưng quá trìnhchuyển đổi cơ cấu sang xuấtkhẩu các mặt hàng và dịch VỤ

“côngnghệ cao”, phứctạp hơn vàcóhàmlượng tri thức cao hơn vẫn diễn ra khá chậm.Việc mác kẹt ttong cáchoạt động tạo ít giá trị gia tăng đã hạnchếkhả năng học hỏi côngnghệ và nâng caonăng lực sáng tạo.

Việt Nam cónguồn nhân lực đông,sứckhỏe tốt, song lại thiếu kỹ năngvànăng lực ĐMST.

Đâylà điểmbất lọi của lao động Việt Nam để hội nhập với lao độngthế giói. Đánh giá của Diênđàn kinh tế thế gióinăm 2019, kỹ năng kỹ thuật số của ngườiViệt Nam ở mức điểm3,8 trên thang điểm7 (xếp hạng97), kỹ năng phản biện trong giảng dạy chỉ ở mức 3 điểm trên thangđiểm 7 (xếp hạng 106/141 nền kinh tế).

Bên cạnh đó, năng lực của các tổ chức nghiên cứu còn nhiều hạn chế. Ở cấp độtổ chức, các

viện nghiên cứuvàcác tổ chức nghiên cứu đối mặt thực trạng thiếu nguồn lực tài chínhvà nguồn nhân lực, điều này đặt ra những thách thứclớn trong thực hiện cáckế hoạchvànhiệm vụ được giaotừ cácbộ chủ quản và cơ quan giám sát. Môi trường nghiên cứu chưa thực sự thuận lợi, chưa có cơ chế đánhgiá hiệu quả dựa trên dữ liệu và số liệu cụ thểdẫnđến hoạt động đầu tư còn kém hiệu quả vàchưa đạt yêu cầu.

Quy mô của các viện nghiên cứu tương đốinhỏ cả vềsố lượng nhà nghiên cứu và ngân sách để khai thác quy mô kinh tế và triển khai các nghiên cứu liên ngành.

Số bằngphátminh sáng chế, sốsáng chế áp dụng đểthương mại hóa củaViệtNam đều ở khoảng cáchkhá xasovói các nước. Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) của Việt Nam còn hạnchế. Theotính toán, chi cho hoạt động R&D của Việt Nam năm 2018 chỉ khoảng 0,4%GDP sovới con số 3,3%GDP của Nhật Bản,2,2%GDPcủaXinhgapo,2,1% GDP của Trung Quốc.

Gần 97%doanh nghiệp ViệtNam có quy mô nhỏ và vừa, thậm chí làsiêunhỏ, chưađổi mói mạnhvểtư duy đểbát kịp xu hướng công nghệ.

Vì vậy, đổi mói mô hình quản trị doanh nghiệp gán vói đổimới công nghệ và thị trườnglà thách thức lớn của Việt Nam trongthờigiantói. Bên cạnh đó vẫn tồntạinhững bất cậptrong triển khai các hiệp địnhthươngmạisongphương, đa phương để các doanhnghiệp nhận thức được và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

3. Giải pháp thúc đẩy phát triến đổi mói sáng tạo theotinhthầnĐạihộiXIII của Đảng

Công cuộc phát triển đất nước đang đứng trước nhiều tháchthức. Tốc độ tăng trưởng GDP giảm trong bốicảnh quốc tế bớtsôiđộnghơn, nguồn lực tăng trưởngtrước đây đang suygiảm làm tăngnguycơ rơi vào “bẫy thunhập trung

LÝ LUẬNCHÍNH TRỊ - Sô527(1/2022)

(5)

bình”. ĐMSTlànguồn lực nộisinh,chìakhóa để tạo đột phá trong phát triển, thoátkhỏi bẫy thu nhập trung bình, là công cụthenchốt trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững;

cung cấp giải pháp giải quyếtcác thách thức về kinh tế- xã hội, môi trường.Thòi giantói, Việt Namcần tiếptục thúc đẩy ĐMST,coi đây là chìa khóa thànhcông vàmột trong những “lợi khí” quan trọngnhất trong chiến lược phát triển.

Theo đó, cần thực hiện các giải phápsau:

Thứ nhất, giatăngquản trị côngcho hệ thống ĐMST

Chính phủcóvai tròrất quan trọng trong việc đề ravà thực hiện địnhhướng ưu tiên phát triển kinhtế - xãhội dài hạn. Mộthệ thốngĐMST pháttriểnphải được cung cấp đầy đủ nguồn lực, bảođảmcho cáctổ chứcnhà nước vận hành tốt vàcácbộ phậntrong hệthống ĐMST gán kết vói nhau, tạo thành một chỉnh thể thống nhất.

Chính sách khuyến khích ĐMST hiệu quảphải nhám tói nhữngmục tiêu mang tínhthách thức, nhưng thực tế và khả thi. Các chính sách và chưong trình KHCNvà ĐMST cần phù họp vói các chiếnlược phát triểnkinh tế- xã hội, chính sáchcôngnghiệpvà chính sách giáo dục, đào tạo. Các chưongtrình KHCNvà ĐMST có sự gán kết vói các chưong trình liên quan, phân bổ nguồn kinh phí và nguồn nhân lực chocác mục đích vàlĩnhvực cụthể chưa đượcliênkếtmột cách có hệ thống.

Tiếp tục đổimớitư duy về thể chế, chính sách theo hướngtạo môi trường thuận lợi và huyđộng sự tham gia củakhu vực ngoài nhà nước vào lĩnh vực KHCNvàĐMST. Hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về KHCN và ĐMST; đồng thời,tháo gỡ vướng máctrong hệ thống luật pháp và chính sách để KHCN và ĐMST phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là tháo gỡcácrào cản, vướng mác từcác

cơ chế, chính sách kinh tế, đầu tư, thương mại... Thúcđẩymạnhmẽhoạt động ĐMSTlà cầu nối để KHCN phục vụ trực tiếp phát triển kinh tế - xã hội, qua đótạo bứt phá nâng cao năngsuất, chất lượng, hiệu quả vàsức cạnh tranh củanền kinh tế, góp phầnđổi mới mô hìnhtăng trưởng.

Tăng cường phối họp giữacác bộ, ngành và sự tham gia của các doanh nghiệp vào quá trình hoạch định chiến lược và chính sách. Có cơ chế ở cấpcao, đi kèmvói mạnglưới phi chính thức và sựphối họp giũa các cơ quanthực hiện chính sách. Tránh sự tách biệt các hoạt động KHCN giữa các bộ, ngànhvà ủy bannhân dâncác tỉnh đểphát huy hiệu quảquản lý nguồn lực đốivói hoạt độngKHCN,ĐMST. Công tác hoạch định chính sách và thiết lậpmôi trường nghiêncứu khoa họcdựa trên bàngchứng, dữ liệukhách quan sẽ gặp khó khăn nếu thiếuhệ thống thông tin và dữ liệu về các hoạt động nghiêncứu, phát triển,cáchoạtđộng ĐMSTcủadoanh nghiệp.

Thứ hai,pháttriểnnguồnnhânlựcchoĐMST Thực hiện ĐMST phụthuộcrất lớn vào nguồn nhânlực. Năng lực sáng tạo quốc gia phụ thuộc phần lớn vào chất lượng giáo dục, đàotạo và vào mức độ bao phủ của hệ thống giáo dục.Việt Nam đãcó nhiều nỗ lực đểnâng cao chấtlượng giáo dục và đào tạo,nhưng cần làm nhiều hơn nửa để giatăngsốlượng vàchấtlượngnguồn nhân lực, đặcbiệt là đào tạo nghềtrungcấp và cao đảng. Cần khác phục tình trạng chương trình giảng dạy thiếu thực tế,phươngpháp giảng dạy truyền thống, thiếu định hướng nghề nghiệp. Kết nối giữa các trường vói các ngành/nghề và doanh nghiệpcòn hạnchế, chỉ mộtvàitrường đại học có sự họp tác vói các doanh nghiệp. Giữa cáctrường đại học vàcác doanh nghiệp không có đơn vị chuyên trách thực hiện liên kết, thúc đẩy chuyển giao công

LÝ LUẬNCHÍNHTRỊ - số 527 (1/2022)

(6)

nghệ. Ngoài hạn chếvề kinh phí, việcquảntrị giáo dục đại học còn thiếuthông tin vềnhu cầu thị trườngvàcác biệnpháp khuyến khích đáp ứng cácnhucầuđó.

Mở rộng cơ hội chuyênmôn hóatheo ngành nghề ởbậc trung học phổ thông và nâng cao vị thế của đào tạo nghề là vấn đề cầnthiết. Cần khuyến khích doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước và các tập đoàn đa quốc gia, tăng cường đầu tư vào dạy nghề, tài trợ cho nhữngchương trình đào tạo theo nhu cầu và tham gia vào quá trình thiết kế, xâydựng giáo trình và chương trình.

Tạo cơ hội nâng cao tay nghề cho nhũng người đã tham gia lựclượng lao động và nâng cao hiệuquả đàotạonghề ngán hạn.Mở rộng cơ hội vừa họcvừa làm và họctập suốt đòi.

Thựchiệnđối tác côngtưsẽ khuyến khích doanh nghiệptham gia đầu tư choKHCNvà ĐMST.Thực hiệncác biện pháp bổ sungnhàm thu hút đầu tư nước ngoài có hàm lượng tri thức cao và tạođiềukiệnpháthuytác động lan tỏa từ doanh nghiệp nước ngoài sang doanh nghiệp trong nước.Thực hiện chươngtrình thí điểm đối tác công tư về R&DvàĐMST nhàm tận dụngnguồnlực, tăngcườnghọp tác giữa các cơ quan nghiên cứu nhà nước và doanh nghiệp,kể cả doanh nghiệpnước ngoài.

Bối cảnh đại dịch Covid-19 cho thấy tầm quan trọngcủa việc đầu tư cho nghiêncứu phát triển, ĐMST trong quá trình chuyển đổi sang cách làm mới, cách sống mới. Ưu tiên cho ĐMST là chìa khóa để thúc đẩytăng trưởng kinh tế; là cơ hội thúcđẩy các nhà sáng tạo đổi mới để hiện thực hóa những ýtưởng củamình, giải quyết những thách thức về tài chính, biến đổi khí hậu,...

Thứ ba, doanhnghiệp làm trung tâmứonghệ thốngĐMST quốc gia

Chính phủ tiếp tục tập trung hỗ trợcác doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng, đổi mói và chuyểngiao công nghệ;phát triển các sảnphẩm theo chuỗigiá trị; hỗ trợ doanhnghiệp KHCN, doanh khỏinghiệp sángtạo; tiến hành rà soát, tái cơ cấu các chương trình KHCNquốc gia theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm; thúc đẩy gánkết, họp tác giữa các trườngđạihọc, viện nghiên cứu vói khuvực công nghiệpvà doanh nghiệp để đẩymạnh thươngmại hóa kết quả nghiên cứu ứngdụng nhanh vào sảnxuất, kinh doanh; đẩy mạnh hoạt động tiêu chuẩn, đo lường chất lượng, bảo hộ sởhữu trí tuệ, phát triển,khai thác tài sảntrí tuệ...

Các doanhnghiệp cần lấy đổi mói công nghệ và chất lượngquản lý làm phương pháp then chốtđể khác phục khó khăn và phát triển; để doanhnghiệp thực sự trởthành chủ thể chính của hệ thống ĐMSTquốcgia.Đểtồntại vàlớn mạnh, các doanh nghiệp cần hướng vào thị trường,đẩy mạnh hoạtđộng R&D, tích cực ứng dụngcác thành tựukhoahọc, tănglọi ích kinh tế bàng cách dựavào tiến bộ công nghệ và nâng cấpcông nghệ.

Cần đầu tư về kết cấuhạ tầng để bảo đảm tính bền vững của cơ sở hạ tầng KHCN và ĐMST. Pháttriển vàđẩy mạnhhoạt động của các tổ chức trung gian hỗ trợ R&D vàĐMST, cáckhu công nghệ cao, các vườn ươm công nghệ, trung tâm hỗ trợ và thúc đẩy khởi nghiệp ĐMST, các sàn giao dịch công nghệ của quốc gia, vùng và địaphương, có chính sách ưu đãimạnhmẽ hơn nữa để thu hútcác doanh nghiệp lớncủa nướcngoài chuyển giao côngnghệ và xây dựng các trung tâm R&D ở Việt Nam; tạo điều kiện cho các cơ quan nghiên cứu, đào tạo và doanh nghiệp trong nước cùng liên kết để phát triển nhanh các lĩnh vực côngnghệ then chốt của Cáchmạng

LÝ LUẬNCHÍNH TRỊ- số 527 (1/2022)

(7)

công nghiệp lần thứtư, nâng cao năng lực công nghệtrongnước.

Xây dựng hệ sinh tháiĐMST có tính mở và liên kết.Đại dịch Covid-19 đặt nền kinh tếnước ta,trongđó có hệsinh thái khỏi nghiệpsáng tạo, trước nhiềukhó khăn, thách thức, đòihỏi sự quyếttâm, đồng lòng và tập trung mọi nguồn lực đểvượt qua khó khăn. ĐMST, liênkết họptácvà ứng dụngKHCNkhôngchỉ là phưong thức, công cụphát triểnmói màtrên hết là một tư duy mói, triết lý mói cho sự phát triển. ĐMST là tạorasản phẩm, dịchvụ mói, cảitiến sản phẩm,dịch vụ đã có, cải tiến quy trình, dâychuyền sản xuất kinhdoanh,honnữa làđổimới vể tư duy,đổi mới mô hình kinh doanh. ĐMSTtạo ra giátrị mới, cách làm mới, hiệu quả mói, tiếp cận nhanhvóitốcđộ pháttriển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tậndụng tài nguyên và nguồn lực có sânđể cùng phát triển làhướngmở ừong thời gian tói.

Thứtư, pháthuy vai tròcủa các trường đạihọc và cơ sở nghiên cứu nhà nướccho ĐMST

Đểpháthuyvaitrò trong ĐMST, các trường đại học cần không ngừng đổi mói chưong trình đào tạo, có sự kếtnối chặtchẽ,hiệu quả vói các doanhnghiệp, tổchức tàichínhvàtổ chứchỗttợ, đồng thòicócơ chế phù họp đểkhai tháctối đa nguồn lực giảng viên và sinh viên phục vụcông cuộcpháttriển đất nước.Trường đại học phải thực hiện đúng chức nănglà: đào tạo và phát triển nhân tài, nguồn nhân lực, bao gồm cả doanh nhân khởi nghiệp, các nhà quản lývà các nhà chuyênmôn.Nhà trường cầnđược đầu tưcơ sởvật chất, hạ tầng, phòng thínghiệm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp/dựán khỏi nghiệp;

cung cấpcôngnghệ để các doanh nghiệpkhỏi nghiệp tăng trưởng nhanh; cócơ chế phù họpđể huy động giảng viênthành chuyên gia cho các dự án khỏinghiệp của sinhviên.

Tiếp tục thực hiện đổimới mô hình quản lý các cơ quan nghiên cứu theo hướng tăng quyển tự chủ, nâng cao hiệuquả hoạt động.

Cáccơ sở nghiên cứu phải bám sát mụctiêuưu tiên pháttriểnkinh tế - xã hội. Traoquyền tự chủ cho tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ KHCN và tổ chứcKHCNcông lập,đi đôi vóicơ chế bắtbuộc chịu sự đánh giáđộc lậpvàgiám sát xã hội, côngkhai kết quả hoạt động KHCN.

Ràsoát hiện trạng để đầu tư có chọn lọc đối vói một số tổ chức KHCN trọng điểm; xem xét chấm dứt đầu tưvà giải thể các cơ sở hoạt động kém hiệu quả □

Ngàynhậnbài: 2-9-2021; Ngàyphản biện:20-12- 2021; Ngày duyệt đăng:17-1-2022.

(1), (2), (3), (4) ĐCSVN: VănkiệnĐại hộiđại biếu toàn quốclần thứXIII,t.I,NxbChínhtrịquốc gia, Sựthật, HàNội, 2021,tr.206,214,tt.221, tr.227.

(5)ĐCSVN: Vãnkiện Đạihộiđạibiểutoànquốc lần thứXIII, t.II, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật,HàNội, 2021, tt.104-105.

(6), (7), (9), (10) Báo điện tử ĐCSVN: Khoa học và côngnghệ- độnglực phát triển kinh tế-xãhội, https: / /dangcongsan.vn/khoa-hoc-va-cong-nghe- voi-su-nghlep-cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-dat- nuoc/diem-nhan-khoa-hoc-va-cong-nghe/khoa- hoc-va-cong-nghe-dong-luc-phat-trien-kinh-te- xa-hoi-571642.html,truycập ngày 24-12-2020.

(8), (11) Báo điện tửNhândân: Đổi mớitư duy, cơ chế, chính sách đề khoa học và công nghệ trở thành khâu đột phá đưađất nướcphát triển mạnh mẽ, https://nhandan.vn/khoahoc-congnghe/doi- moi-tu-duy-co-che-chinh-sach-de-khoa-hoc-va- cong-nghe-tto-thanh-khau-dot-pha-dua-dat-nuoc -phat-trien-manh-me-632703/, truy cập ngày 23- 01-2021.

LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ -số 527 (1/2022)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI, PHƯƠNG THỨC KHAI THÁC TỰ NHIÊN BỀN VỮNG Ở BẮC MỸ.. 1. Đặc điểm dân cư, xã hội a) Vấn đề nhập cư và

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới chính sách về khoa học và công nghệ nhằm phát triển thị trường khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu hội nhập..

Lễ hội truyền thống Việt Nam sở dĩ có tính chất bền vững, được bảo lưu, phát triển chính là vì đứng về mặt xã hội học mà xét thì mọi hoạt động và hành vi diễn

+ Làm thay đổi nhận thức và cách tổ chức, vận hành các hoạt động xã hội. + Thay đổi phong cách sống. + Thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của hầu hết các lĩnh vực khoa học

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ; sự thay đổi trong tiếp nhận thông tin của công chúng, báo chí - truyền thông hiện đại đang bước vào một thời

Tuy nhiên, phát triển du lịch và chuyển đổi nghề nghiệp ở Hương Sơn hiện nay tồn tại những vấn đề và mâu thuẫn, đe dọa sự phát triển bền vững văn hóa truyền thống, văn hóa mưu sinh

Đó là phát triển chưa bền vững, thể hiện ở sự chuyển dịch chậm cơ cấu kinh tế, chất lượng tăng trưởng thấp, việc ứng dụng khoa học công nghệ ñể tăng năng suất, chất lượng cây trồng, con

Điển hình như hoạt động đổi mới sáng tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ để đẩy cung, kích cầu đối với các hàng hóa và dịch vụ khoa học và công nghệ, thực tế là nhiều tổ chức