• Không có kết quả nào được tìm thấy

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂN TRÀO GIAI ĐOẠN 2006 - 2015

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2023

Chia sẻ "THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂN TRÀO GIAI ĐOẠN 2006 - 2015 "

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂN TRÀO GIAI ĐOẠN 2006 - 2015

ThS. Nguyễn Mỹ Việt(1), TS. Nguyễn Đình Chung(2)

(1)Trường Đại học Tân Trào

(2)Trường Đại học TDTT Bắc Ninh

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trường Đại học Tân Trào tiền thân là trường Sơ cấp Sư phạm được thành lập ngày 13 tháng 10 năm 1959. Qua quá trình phát triển, nhà trường đã nhiều lần thay đổi địa điểm, thay đổi tên gọi và hợp nhất nhiều trường Sư phạm khác nhau. Tới ngày 14 tháng 8 năm 2013 Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Quyết định số 1404/QĐ- TTg, nâng cấp trường Cao đẳng Tuyên Quang thành trường Đại học Tân Trào… Trường có sứ mệnh là cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ nâng cao chất lượng cuộc sống và xây dựng đất nước.

Trường Đại học Tân Trào, Tuyên Quang trong những năm qua đã đào tạo được hàng vạn giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp và cán bộ các ngành khác phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang, khu vực Tây Bắc và các tỉnh khác. Hầu hết sinh viên được đào tạo tại trường,

đến nay đã trưởng thành về mọi mặt, có trình độ chuyên môn vững vàng, có năng lực trong công tác quản lý, nhiều người đã trở thành cán bộ quản lý các cấp.

Để có căn cứ xây dựng chiến lược phát triển Trường Đại học Tân Trào phù hợp với điều kiện thực tế, đánh giá thực trạng công tác đào tạo của trường là vấn đề cần thiết, cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao.

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp quan sát sư phạm và phương pháp toán học thống kê.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thực trạng Ngành nghề và trình độ đào tạo tại trường Đại học Tân Trào

Giai đoạn 2006 - 2009: Đào tạo 16 chuyên ngành trình độ cao đẳng, 5 chuyên ngành trình độ trung cấp, cụ thể hệ Trung cấp chuyên nghiệp gồm có: Sư phạm Mầm non, Sư phạm Tiểu học, Sư phạm Mỹ thuật, Sư phạm Âm Tóm tắt: Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học thường quy đánh giá thực trạng công tác đào tạo của Trường Đại học Tân Trào giai đoạn 2006 - 2015 trên các mặt: Ngành nghề và trình độ đào tạo; Kết quả đào tạo; chương trình đào tạo; sự đóng góp của nhà trường với sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Tuyên Quang. Kết quả nghiên cứu là căn cứ quan trọng trọng xây dựng chiến lược phát triển Trường Đại học Tân Trào giai đoạn 2016 - 2025.

Từ khóa: thực trạng, ngành nghề, trình độ, kết quả đào tạo, trường Đại học Tân Trào.

Abstract: Using routine scientific research methods to assess the current status of training of Tan Trao University in the period of 2006 - 2015 in terms of: profession and training level;

Training results; education program; the school's contribution to the socio-economic development of Tuyen Quang province. Research results are important bases for building and developing strategy of Tan Trao University in the period of 2016 - 2025.

Keywords: reality, professions, qualifications, training results, Tan Trao University.

(2)

nhạc, Thư viện - Thiết bị trường học; hệ Cao đẳng gồm có: Giáo dục Mầm non, Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Công dân, Sư phạm Hóa học, Sư phạm Toán học, Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Sinh học, Sư phạm Vật lý, Sư phạm Lịch sử, Sư phạm Địa lý, Sư phạm KTNN, Sư phạm Tin học, Quản trị văn phòng, Khoa học Thư viện, Quản lý văn hóa, Tiếng Anh.

Giai đoạn 2009 - 2013: Trường Đại học Tân Trào đã liên kết đào tạo trình độ đại học ở 14 chuyên ngành với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu như: Trường ĐHSP Thái Nguyên, Trường ĐHSP Hà Nội 2, Trường Đại học KHTN - ĐHQG Hà Nội, Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Thái Nguyên, Đại học Khoa học Thái Nguyên, Trường ĐHSP Hà Nội, Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương, Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên, Trường ĐHSP TDTT Hà Nội, Đại học Vinh,…

Từ năm 2013 đến nay, sau khi được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập trường đại học, Trường Đại học Tân Trào bắt đầu đào tạo trình độ đại học, đến nay nhà trường đang thực hiện đào tạo 15 chuyên ngành

gồm các ngành Giáo dục Tiểu học, Giáo dục mầm non, Vật lý - Môi trường, Văn - Truyền thông, Quản lý đất đai, Khoa học cây trồng, Chăn nuôi - thú y, Khoa học môi trường, Kế toán, Quản lý kinh tế nông nghiệp, Công tác xã hội, Quản lý Văn hóa, Quản trị Du lịch và Lữ hành, Sư phạm Toán, Sư phạm Sinh học.

2. Thực trạng kết quả đào tạo

Thống kê thực trạng kết quả đào tạo thông qua số liệu cung cấp của Phòng Đào tạo Trường Đại học Tân Trào.

2.1. Kết quả đào tạo giai đoạn 2006-2012 Trong thời gian từ năm học 2006-2007 đến năm học 2011-2012, Trường Cao đẳng SP Tuyên Quang, sau đó là Trường Cao đẳng Tuyên Quang (nay là Đại học Tân Trào) đã đào tạo và cho tốt nghiệp ra trường 2.625 học sinh, sinh viên, trong đó có 1.607 sinh viên hệ cao đẳng và 1.018 học sinh hệ trung cấp chuyên nghiệp đóng góp vai trò quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và tạo nguồn nhân lực cho ngành giáo dục và các ngành khác (Biểu đồ 1).

Biểu đồ 1. Số lượng học sinh, sinh viên tốt nghiệp giai đoạn 2006-2012 0

100 200 300 400 500 600

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

313

158 183

98

65

373

417

0

49 29

0

213 203

524

Hệ CĐ Hệ TCCN

(3)

Đối với các ngành thuộc khối tự nhiên, kỹ thuật, nhà trường đã đào tạo được 825 sinh viên có trình độ cao đẳng, trong đó các học sinh, sinh viên có hộ khẩu thuộc tỉnh Tuyên Quang là 618 sinh viên và thuộc các tỉnh khác là 207 sinh viên, các chuyên ngành xã hội đào tạo được 873 sinh viên, trong đó học sinh, sinh viên có hộ khẩu thuộc Tuyên Quang là 647 sinh viên và

thuộc các tỉnh khác là 226 sinh viên. Đối với nguồn nhân lực có trình độ trung cấp chuyên nghiệp, nhà trường đã đào tạo được 1018 người, trong đó số học sinh có hộ khẩu thuộc tỉnh Tuyên Quang là 964 người và thuộc các tỉnh khác là 54 người (Số lượng học sinh sinh viên các ngành do Trường Đại học Tân Trào đào tạo được biểu diễn trong Biểu đồ 2 và Biểu đồ 3).

Biểu đồ 2. Số lượng sinh viên tốt ngiệp các ngành đào tạo hệ cao đẳng của tỉnh Tuyên Quang và các tỉnh phía Bắc giai đoạn 2006-2012

Biểu đồ 3. Số lượng học sinh từng ngành tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp của tỉnh Tuyên Quang và các tỉnh khác giai đoạn 2006-2012

72 161

190

77 172

27 56

76 187

38 71

45 93

32 5

20 149

5 6 8 8

131

11 12 32

14

Tuyên Quang Tỉnh khác

Sư phạm Tin học

Sư phạm Mầm non

Sư phạm Âm nhạc

Sư phạm Mỹ thuật

Thư viện - Thiết bị trường học 333

460

95

35 41

21 31

1 0 1

Tuyên Quang Tỉnh khác

(4)

Từ năm 2006 đến năm 2012 trong số 2.625 học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường có 2.229 học sinh, sinh viên có hộ khẩu của tỉnh Tuyên Quang, theo thống kê và điều tra trong quá trình xây dựng đề án thành lập Đại học Tân Trào thì có khoảng trên 70% số sinh viên có việc làm thì nhà trường đã đào tạo và cung cấp được khoảng 1.560 người phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Tuyên Quang nói chung và ngành giáo dục và đào tạo của tỉnh nói riêng.

2.2. Kết quả đào tạo giai đoạn 2013-2015 Năm học 2013 - 2014, mặc dù mới thành lập đại học nhưng Trường Đại học Tân Trào chỉ

đào tạo 2 trình độ cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp đến năm học 2014-2015 nhà trường mới bắt đầu đào tạo trình độ đại học và việc đào tạo trình độ trung cấp giảm dần. Tổng số sinh viên đại học chính quy đến năm 2015 là 748 sinh viên và đến năm 2017 là 1.342 sinh viên tất cả các ngành. Số sinh viên hệ cao đẳng chính quy từ năm 2013 đến 2016 là 1.585 sinh viên tất cả các ngành (Biểu đồ 4). Số lượng học sinh trung cấp chuyên nghiệp từ năm 2013 đến hết năm 2015 là 675 học sinh, sau năm 2015, Trường Đại học Tân Trào dừng tuyển sinh hệ trung cấp chuyên nghiệp (Biểu đồ 5).

Biểu đồ 4. Số sinh viên hệ cao đẳng chính quy 2013-2016

Biểu đồ 5. Số học sinh Trung cấp chuyên nghiệp từ năm 2013-2015 413

75 58

95

34 0

50 100 150 200 250 300 350 400 450

1 2 3

Giáo dục Mầm non Giáo dục Tiểu học

(5)

Đối với hệ đào tạo vừa làm vừa học, trường Đại học Tân Trào bắt đầu được đào tạo đại học từ năm 2015, đến hết 2017, số lượng đào tạo hệ đại học vừa làm vừa học là 312 học viên với 4 chuyên ngành Giáo dục tiểu học, Giáo dục mầm non, Kế toán và Quản lý văn hóa (Biểu đồ 6).

Đối với hệ cao đẳng vừa làm vừa học, số lượng do trường Đại học Tân Trào đào tạo giai đoạn này là 1.944 học viên chủ yếu đối với 2 ngành giáo dục Tiểu học và Giáo dục mầm non (Biểu đồ 7).

Biểu đồ 6. Số sinh viên hệ đại học vừa làm vừa học giai đoạn 2013-2015

Biểu đồ 7. Số lượng sinh viên cao đẳng hệ vừa làm vừa học giai đoạn 2013-2017 49

41

60

39

45 47

18 13

1 2 3 4 5

Giáo dục Mầm non Giáo dục Tiểu học Kế toán Quản lý văn hóa

285

390 377

237 181 193

167

72

23 19

1 2 3 4 5

Giáo dục Mầm non Giáo dục Tiểu học

(6)

3. Đánh giá kết quả đào tạo của Trường Đại học Tân Trào giai đoạn 2006-2015 với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang

Theo thống kê trong báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011-2020. Đối với tỉnh Tuyên Quang, trong tổng số gần 14 nghìn (13.855) cán bộ viên chức ngành giáo dục theo thống kê năm 2015, số cán bộ viên chức thuộc 4 trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp của tỉnh khoảng 465 người (Đại học Tân Trào 256 biên chế, Cao đẳng nghề 65 biên chế, Trung học Kinh tế kỹ thuật 94 biên chế, Trung cấp Y tế 50 biên chế) và các trường trung học phổ thông, Trung tâm HNDN-GDTX của tỉnh là 1.869 người, văn phòng Sở GD&ĐT 49 người, các phòng GD&ĐT huyện, thành phố

là 72 người, số cán bộ viên chức thuộc các trường trung học cơ sở trở xuống có trình độ cao đẳng, trung cấp trở xuống khoảng gần 11.400 người (tính cả số nhân viên phục vụ chưa qua đào tạo), số cán bộ giảng viên này phần lớn là do Trường Đại học Tân Trào đào tạo. Theo số liệu đã thống kê và phân tích ở trên thì số cán bộ nhà trường đào tạo để sử dụng trong ngành giáo dục trong giai đoạn 2006- 2015 là 6.599 người, trong đó sinh viên người Tuyên Quang khoảng 6.000 chiếm khoảng trên 30% số cán bộ viên chức ngành giáo dục có trình độ cao đẳng, trung cấp tính đến năm 2015.

Tỷ lệ này cho thấy, sự đóng góp của Trường Đại học Tân Trào vào việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành giáo dục của tỉnh Tuyên Quang và các tỉnh vùng Tây Bắc là rất lớn (Biểu đồ 8).

Biểu đồ 8. Tỷ lệ học sinh sinh viên tốt nghiệp từ đại học Tân trào so với viên chức ngành Giáo dục tỉnh Quyên Quang Nếu so sánh số sinh viên tốt nghiệp chỉ

trong giai đoạn 2013-2015 là 3.973 người thì tỷ lệ trong số lượng cán bộ, công chức, viên chức toàn tỉnh Tuyên Quang với tổng số trên 18.600 người thì ngành giáo dục chiếm tỷ lệ lớn nhất 54%, tiếp đến là khối hành chính nhà nước chiếm 10%, y tế chiếm 9%, các doanh nghiệp

nhà nước chiếm 6%, cán bộ công chức khối Đảng, Đoàn thể là 4%, thấp nhất là cán bộ công chức, viên chức khối văn hóa, TDTT là 2% và viên chức sự nghiệp khác là 3% (Biểu đồ 9).

Trong khi đó, số lượng học sinh, sinh viên tốt nghiệp tại trường Đại học Tân Trào đào tạo giai đoạn 2006-2015 chiếm tới hơn 36% tổng số cán 10%

2% 58%

30%

VC thuộc Sở GD&ĐT VC GD thuộc Huyện, TP VC thuộc ĐH, CĐ, TC SV TN từ ĐHTT

(7)

bộ viên chức toàn tỉnh. Như vậy, trong giai đoạn 2006-2015, số cán bộ, viên chức là cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên do trường Đại học Tân Trào đào tạo là chiếm số lượng đáng kể, trong đó nếu tỷ lệ có việc làm tại tỉnh khoảng 70% theo như khảo sát của nhà trường thì số lượng cán bộ, giảng viên do nhà trường đào tạo chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số nguồn nhân lực của tỉnh Tuyên Quang. Gần 600 sinh viên từ

hơn 34 tỉnh thành trong cả nước, trong đó các tỉnh lân cận số sinh viên nhiều nhất là Hà Giang, các tỉnh có số viên chức tốt nghiệp từ ĐHTT ít hơn là Yên Bái, Lào Cai và Điện Biên cho thấy rõ ràng Trường Đại học Tân Trào đã có vai trò to lớn trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ, giảng viên góp phần phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang và một số tỉnh khu vực Tây Bắc.

Biểu đồ 9. Tỷ lệ nguồn nhân lực do Đại học Tân Trào đào tạo so với nguồn nhân lực tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2013-2015

KẾT LUẬN

1. Quy mô và chất lượng đào tạo của Trường Đại học Tân Trào được phát triển mạnh mẽ qua từng giai đoạn, khẳng định tốt vai trò của mình trong đào tạo nguồn nhân lực cung

cấp cho tỉnh Tuyên Quang và các tỉnh thành miền núi phía Bắc trong giai đoạn 2006-2015.

2. Công tác đào tạo của Trường Đại học Tân Trào giai đoạn 2006-2015 đã đáp ứng tốt nhu cầu nguồn nhân lực của tỉnh Tuyên Quang.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bùi Văn Nhơn (2006), Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội, NXB Tư pháp, Hà Nội.

[2]. Lê Duy Bình và các tác giả (2009), Thực hiện chính sách về lao động và phát triển nguồn nhân lực của chính quyền cấp tỉnh, báo cáo nghiên cứu chính sách VNCI, số 15.

[3]. Lê Thị Thúy (2012), Phát triển nguồn nhân lực nữ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội ở MNPB Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế.

[4]. Báo cáo tổng kết của Trường Đại học Tân Trào các năm 2006 tới năm 2015.

Bài nộp ngày 20/2/2019, phản biện ngày 10/3/2019, duyệt in ngày 30/5/2019

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên, người lao động và học sinh, sinh viên về sử dụng năng lượng tiết kiệm

PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG Cán bộ, công chức kể cả công chức dự bị, viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc thuộc biên chế trong ngành văn hóa - thông tin hưởng