• Không có kết quả nào được tìm thấy

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THUỐC MICARDIS PLUS Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP CÓ BỆNH THẬN MẠN GIAI ĐOẠN 3 TẠI BỆNH VIỆN TIM MẠCH AN GIANG

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THUỐC MICARDIS PLUS Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP CÓ BỆNH THẬN MẠN GIAI ĐOẠN 3 TẠI BỆNH VIỆN TIM MẠCH AN GIANG"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THUỐC MICARDIS PLUS Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP CÓ BỆNH THẬN MẠN GIAI ĐOẠN 3 TẠI

BỆNH VIỆN TIM MẠCH AN GIANG

Nguyễn Văn Bé Út*, Ngô Văn Truyền, Mai Long Thủy Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ

*Email: uttmag@gmail.com TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân có bệnh thận mạn giai đoạn 3, thuốc khuyến cáo hàng đầu là thuốc ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể phối hợp với lợi tiểu hydrochlothiazide. Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị bằng thuốc Telmisartan phối hợp Hydrochlothiazide (biệt dược: Micardis plus) ở bệnh nhân tăng huyết áp có bệnh thận mạn giai đoạn 3 tại Bệnh viện Tim Mạch An Giang. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 60 bệnh nhân tăng huyết áp có bệnh thận mạn giai đoạn 3 được điều trị bằng Micardis plus tại BV Tim Mạch An Giang từ tháng 4/2017 đến tháng 4/2018.

Đánh giá kết quả kiểm soát huyết áp mục tiêu, cải thiện độ lọc cầu thận và giảm đạm niệu sau 3 tháng điều trị. Kết quả: Sau thời gian điều trị 03 tháng, tỷ lệ kiểm soát huyết áp đạt mục tiêu là 96,7%, chỉ có 3,3% là không đạt. Tỷ lệ bệnh nhân độ lọc cầu thận cải thiện sau điều trị là 10%: từ độ lọc cầu thận giảm trung bình (bệnh thận mạn giai đoạn 3b) chuyển sang độ lọc cầu thận giảm nhẹ (bệnh thận mạn giai đoạn 3a), có ý nghĩa thống kê (p = 0.002), tỷ lệ bệnh nhân có đạm niệu dương tính chuyển về đạm niệu âm tính là 60%. Kết luận: Micardis plus có hiệu quả trong điều trị tăng huyết áp có bệnh thận mạn giai đoạn 3.

Từ khóa: Micardis plus, đạm niệu, tăng huyết áp có bệnh thận mạn.

ABSTRACT

THE TREATMENT RESULTS OF MICARDIS PLUS DRUGS IN HYPERTENSION WITH STAGE 3 CHRONIC KIDNEY DISEASE AT AN

GIANG CARDIOVASCULAR HOSPITAL

Nguyen Van Be Ut*, Ngo Van Truyen, Mai Long Thuy Cantho University of Medicine and Pharmacy Backgrounds: Treatment of hypertension with stage 3 chronic kidney disease, the leading drug that is an ACE inhibitor or combination inhibitor in combination with hydrochlorothiazide diuretics.

Objectives: To assess the treatment outcome with telmisartan combined with Hydrochlothiazide (Micardis plus) in hypertensive patients with stage 3 diabetic nephropathy at An Giang Heart Hospital. Subjects and methods: A cross-sectional study of 60 hypertensive patients with stage 3 hypertension treated with Micardis plus at An Giang Heart Hospital from April 2017 to April 2018. Evaluation of target blood pressure control, improvement of glomerular filtration and reduction of proteinuria after 3 months of treatmented. Results: After 3 months of treatmented, the blood pressure control rate was 96.7%, only 3.3%

was unsuccessful. The percentage of patients with improved glomerular filtration rate after treatment was 10%: the mean reduction in glomerular filtration rate (stage 3b nephropathy) changed to negligible glomerular filtration (stage 3a nephropathy), there was a statistically significant difference (p = 0.002), the rate of patients with proteinuria to negative proteinuria was 60%. Conclusion: Micardis plus is effective in the treatmented of hypertension with stage 3 chronic kidney disease.

Keywords: Micardis plus, proteinuria, hypertension with chronic kidney disease

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Tăng huyết áp là vấn đề sức khỏe của nhân loại, nó ảnh hưởng đến khoảng 26% dân số trưởng thành trên toàn thế giới. Sự gia tăng bệnh tăng huyết áp ngày càng báo động. Năm 2000 trên toàn

(2)

thế giới có khoảng 972 triệu người tăng huyết áp, dự đoán năm 2025 sẽ tăng thên 60% bệnh nhân tăng huyết áp [8] [13]. Chi phí chăm sóc sức khỏe cho người bệnh tăng huyết áp chiếm 10% tổng chi phí chăm sóc sức khỏe các bệnh còn lại [10].

Tăng huyết áp có nhiều biến chứng đến các cơ quan đích: não có thể dẫn đến đột quỵ, tim gây suy tim hoặc nhồi máu cơ tim, mắt có thể dẫn đến mù. Nhưng biến chứng sớm nhất là ở thận, tình trạng THA cao và kéo dài sẽ làm tổn thương và phá hủy các mạch máu trong cơ thể, làm giảm lượng máu cung cấp đến thận và các cơ quan khác. Huyết áp tăng cao còn phá hủy bộ lọc ở cầu thận, dẫn đến hậu quả là thận không thể loại bỏ những chất cặn bã độc hại cũng như nước dư thừa ra ngoài, đặc biệt là tiểu đạm từ vi thể đến đại thể. Diễn tiến đến suy thận mạn giai đoạn cuối sẽ tử vong.

Điều trị tăng huyết áp có suy thận mạn, là phải đưa huyết áp về mức mục tiêu điều trị, cải thiện chất lượng cuộc sống và ngăn ngừa biến chứng suy thận nặng hơn, không để suy thận đến giai đoạn cuối.

Các thuốc ức chế men chuyển được khuyến cáo là tốt cho bệnh nhân tăng huyết áp có suy thận mạn, nhưng các thuốc nhóm này khi sử dụng cần phải chú ý nguy cơ suy thận tăng lên và tăng kali máu. Thuốc ức chế thụ thể khắc phục được nhược điểm này. Khuyến cáo về điều trị tăng huyết áp của Hội Tim mạch Việt Nam, điều trị tăng huyết áp kèm bệnh thận mạn, thì ưu tiên hàng đầu là Chẹn thụ thể Angiotensin hoặc ức chế men chuyển, thuốc phối hợp là lợi tiểu thiazide[10]. Ức chế thụ thể khi kết hợp với lợi tiểu có tác dụng hạ áp tốt hơn nhưng vẫn an toàn và hiệu quả có lợi trên chức năng thận.

Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Đánh giá kết quả của thuốc Micardis plus trong điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân có bệnh thận mạn tại Bệnh viện Tim Mạch An Giang”

với mục tiêu:

Đánh giá kết quả kiểm soát huyết áp ,sự thay đổi độ lọc cầu thận và đạm niệu sau khi điều trị bằng thuốc Micardis plus ở bệnh nhân tăng huyết áp có bệnh thận mạn giai đoạn 3, tại bệnh viện Tim mạch An Giang từ tháng 4/2017 đến tháng 4/2018.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân tăng huyết áp có bệnh thận mạn giai đoạn 3, điều trị tại Khoa Lão-Nội tiết, Bệnh viện Tim mạch An Giang.

- Tiêu chuẩn chọn bệnh:

Tăng huyết áp nguyên phát theo tiêu chuẩn JNC VII năm 2003.

Độ lọc cầu thận: 30-60ml/phút/1,73m2 (bệnh thận mạn giai đoạn 3) Tất cả được xét nghiệm Đạm niệu trong 24 giờ.

Chưa được điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển hay chẹn thụ thể.

- Tiêu chuẩn loại trừ:

Tăng huyết áp cấp cứu, nhồi máu cơ tim cấp, phù phổi cấp, tai biến mạch máu não cấp.

Nhiễm trùng tiết niệu, sỏi tiết niệu, suy thận cấp.

Không tuân thủ điều trị, không đồng ý xét nghiệm kiểm tra.

Bệnh nhân không đồng ý nghiên cứu.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

- Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có can thiệp - Cở mẫu: 60 bệnh nhân

- Chọn mẫu toàn bộ

- Nội dung nghiên cứu: tiến hành điều trị cho bệnh nhân tăng huyết áp có bệnh thận mạn giai đoạn 3 bằng thuốc Micardis plus liều dùng: telmisartan 40mg, hydrochlorothiazide 12,5mg.

- Đánh giá kết quả kiểm soát huyết áp mục tiêu, cải thiện độ lọc cầu thận và giảm đạm niệu sau 3 tháng điều trị.

(3)

- Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: phần mềm SPSS 18.0

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Tỷ lệ kiểm soát huyết áp mục tiêu

Nghiên cứu của chúng tôi có 60 bệnh nhân tăng huyết áp có bệnh thận mạn giai đoạn 3 đủ tiêu chuẩn can thiệp bằng thuốc Micardis plus.

Biểu đồ 3.1. tỷ lệ kiểm soát tăng huyết áp

Nhận xét: Tỷ lệ kiểm soát huyết áp đạt mục tiêu là 96,7%. Trong đó có 3,3% là không đạt huyết áp mục tiêu.

Bảng 1. tỷ lệ kiểm soát huyết áp theo nhóm tuổi Kiểm soát Huyết áp mục

tiêu

Nhóm tuổi p

< 65 65 - 75 > 75

Không đạt 0 0 2 (3,3%) 0.28

Đạt 13 (21,7%) 20 (33,3%) 25 (41,7%)

Tổng 13 (21,7%) 20 (33,3%) 27 (45%)

Nhận xét: Chỉ có nhóm bệnh nhân > 75 tuổi không đạt huyết áp mục tiêu chiếm tỷ lệ 3,3%.

Đạt huyết áp mục tiêu ở 3 nhóm tuổi từ thấp đến cao với tỷ lệ tăng dần lần lượt là 21,7%, 33,3%

và 41,7%.

Bảng 2. tỷ lệ kiểm soát huyết áp theo độ lọc cầu thận Kiểm soát Huyết áp

mục tiêu

eGFR p

Giai đoạn 3a Giai đoạn 3b

Không đạt 2 (3,3%) 0 0.54

Đạt 49 (81,7%) 9 (15%)

Tổng 51 (85%) 9 (15%)

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân không đạt huyết áp mục tiêu là bệnh nhân có độ lọc cầu thận giảm nhẹ tương ứng bệnh thận mạn giai đoạn 3a chỉ có 3,3%. Bệnh nhân đạt huyết áp mục tiêu là bệnh nhân có độ lọc cầu thận giảm trung bình tương ứng bệnh thận mạn giai đoạn 3b chiếm 15%, và bệnh thận mạn giai đoạn 3a chiếm 81,7%. Không có ý nghĩa thống kê do p = 0.54.

Bảng 3. tỷ lệ kiểm soát huyết áp theo đạm niệu 24 giờ

đạt mục tiêu

96,7

3,3%

(4)

Kiểm soát Huyết áp mục tiêu

Đạm niệu 24 giờ p

Âm tính Vi lượng Đại lượng

Không đạt 0 2 (3,3%) 0 0.83

Đạt 3 (5%) 49 (81,7%) 6 (10%)

Tổng 3 (5%) 51 (85%) 6 (10%)

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân kiểm soát huyết áp mục tiêu không đạt là tỷ lệ bệnh nhân ở nhóm có đạm niệu 24 giờ ở mức vi lượng chỉ có 2,3%. Tỷ lệ kiểm soát huyết áp mục tiêu đạt theo mức đạm niệu 24 giờ cao nhất ở mức vi lương, kế đó đại lượng và thấp nhất là âm tính, với tỷ lệ lần lượt là: 81,7%, 10% và 5%. Không có ý nghĩa thống kê do p = 0.83.

Bảng 4. sự thay đổi độ lọc cầu thận sau điều trị

GFR tái khám Tổng p

GĐ 3a GĐ 3b

GFR nằm viện

GĐ 3a 42 3 45 (75%) 0.002

GĐ 3b 9 6 15 (25%)

Tổng 51 (85%) 9 (15%) 100%

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân có độ lọc cầu thận giảm trung bình tương ứng bệnh thận mạn giai đoạn 3b là 25%, sau điều trị độ lọc cầu thận có cải thiện xuống mức độ nhẹ, cho nên tỷ lệ này còn 15%. Sự cải thiện độ lọc cầu thận này có ý nghĩa thống kê do p = 0.002.

3.4.2. Thay đổi đạm niệu 24 giờ sau điều trị:

Biểu đồ 3.2. đạm niệu 24 giờ trước và sau khi điều trị

Nhận xét: Tỷ lệ đạm niệu vi lượng 24 giờ sau điều trị trở về âm tính giảm 46,7% (từ 71,7%

giảm còn 25%). Tỷ lệ đạm niệu đại lượng 24 giờ sau điều trị trở về đạm niệu vi lượng giảm 13,4%

(từ 21,7% giảm còn 8,3%).

Bảng 5. Phân bố đạm niệu sau điều trị

Đạm niệu 24 giờ n (%) p

Trước điều trị Sau điều trị

Dương tính 56 (93,3%) 20 (33,3%) 0.29

Âm tính 4 (6,7%) 40 (66,7%)

0.00%

20.00%

40.00%

60.00%

80.00%

Trước điều trị Sau điều trị

âm tính vi lượng đại lượng

6,7%

71,7%

21,6%

66,7%

25%

8,3%

(5)

Tổng 60 (100%) 60 (100%)

Nhận xét: Tỷ lệ đạm niệu dương tính trước điều trị là 93,3% sau điều trị tỷ lệ này giảm xuống còn 13%, nghĩa là tỷ lệ chuyển từ đạm niệu dương tính sang đạm niệu âm tính là 60%.

IV. BÀN LUẬN

4.1. Kết quả kiểm soát huyết áp bằng thuốc Micardis plus ở bệnh nhân tăng huyết áp có bệnh thận mạn giai đoạn 3

Thuốc dùng trong nghiên cứu này là Micardis plus, là dạng thuốc kết hợp ức chế thụ thể Telmisartan và lợi tiểu thiazide với hàm lượng 40/12,5 mg. Lợi tiểu thiazid có lợi ích trong điều trị tăng huyết áp có bệnh thận mạn khi mức lọc cầu thận ≥ 30 ml/phút/1,73m2. Ức chế thụ thể Telmisartan có tác dụng giảm protein niệu làm chậm tiến triển bệnh thận mạn, lợi điểm của Telmisartan là bài tiết qua gan trên 90% rất ít ảnh hưởng qua thận, và không có tác dụng phụ gây ho khan mà thuốc ức chế men chuyển bị hạn chế khi sử dụng. Nhờ những ưu điểm như thế nên khi dùng Micardis plus trong nghiên cứu này thời gian điều trị 03 tháng, có kết quả kiểm soát huyết áp đạt mục tiêu với tỷ lệ là 96,7%, và không đạt mục tiêu là 3,3%, không có bệnh nhân nào bỏ nghiên cứu do tác dụng phụ của thuốc.

4.2. Thay đổi độ lọc cầu thận và đạm niệu sau khi điều trị bằng thuốc Micardis plus ở bệnh nhân tăng huyết áp có bệnh thận mạn GĐ 3

Trong nghiên cứu này, chúng tôi xem xét kết quả thay đổi độ lọc cầu thận ở bệnh nhân tăng huyết áp có bệnh thận mạn giai đoạn 3, được điều trị bằng thuốc Micardis plus thời gian 3 tháng, nhằm mục đích cải thiện độ lọc cầu thận sau điều trị, ngăn ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất các tổn thương thận (do thuốc, hóa chất…) làm tăng mức độ suy thận nhanh chóng đến bệnh thận mạn giai đoạn cuối. Khi điều trị bằng thuốc Micardis plus trong đó có chẹn thụ thể Angiotesin là Telmisartan lúc đầu độ lọc cầu thận có thể bị giảm nhẹ vì ngoài tác dụng hạ huyết áp thuốc Telmisartan còn có tác dụng gây dãn tiểu động mạch đi, làm giảm áp lực trong cầu thận. Sự giảm mức lọc cầu thận khi điều trị bằng thuốc chẹn thụ thể Angiotensin chỉ thoáng qua, sau đó độ lọc cầu thận sẽ phục hồi lại và tăng lên nhanh chóng, tác dụng trên phản ảnh lợi ích lâu dài khi giảm áp lực cầu thận dẫn đến giảm lọc Albumin ở cầu thận. Ngoài tác dụng tốt trên huyết động trong cầu thận, thuốc ức chế thụ thể Angiotensin còn bảo tồn chức năng thận qua nhiều cơ chế ở mức độ mô tế bào, cải thiện chức năng nội mô mạch máu thận, ngăn ngừa các tổn thương ở cầu thận và mô kẻ ống thận. Qua khảo sát độ lọc cầu thận của 60 bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi, trước khi điều trị tỷ lệ độ lọc cầu thận giảm nhẹ tương đương giai đoạn 3a (GFR= 45 – 59 ml/ph/1,73m2) là 75%, tỷ lệ độ lọc cầu thận giảm trung bình tương đương giai đoạn 3b (GFR= 30 – 44 ml/ph/1,73m2 ) là 25%, sau thời gian điều trị bằng thuốc Micardis plus thì tỷ lệ độ lọc cầu thận giảm trung bình tương đương giai đoạn 3b giảm xuống còn 15%, kết quả này có ý nghĩa thống kê khi p = 0.002.

Trong nghiên cứu của cúng tôi tỷ lệ đạm niệu có cải thiện rõ. Ở mức tiểu đạm âm tính ( < 30 mg trong 24 giờ) trước điều trị chỉ có 6,7%, sau điều trị tăng lên 66,7%, ở mức tiểu đạm vi lượng ( 30 – 299 mg trong 24 giờ) trước điều trị 71,7%, sau điều trị giảm còn 25%, ở mức tiểu đạm đại lượng (>

300 mg trong 24 giờ) trước diều trị là 21,6% sau khi điều trị giảm còn 8,3%. Có nghĩa là đạm niệu dương tính trước điều trị chiếm 93,3%, sau khi điều trị chỉ còn 33,3%, tương đương giảm đi 60%

chuyển từ đạm niệu dương tính sang âm tính. Sau khi điều trị, có 60% bệnh nhân chuyển từ đạm niệu dương tính sang đạm niệu âm tính, sự thay đổi này có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá sự cải thiện đạm niệu khi sử dụng thuốc Micardis plus để điều trị tăng huyết áp có bệnh thận mạn giai đoạn 3.

V. KẾT LUẬN

(6)

Sau điều trị 03 tháng bằng thuốc Micards plus, tỷ lệ kiểm soát huyết áp đạt mục tiêu là 96,7%. Tỷ lệ bệnh nhân có độ lọc cầu thận cải thiện sau điều trị là 10%. Tỷ lệ bệnh nhân có đạm niệu dương tính chuyển về đạm niệu âm tính là 60%.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Xuân Tuấn Anh, “Các nghiên cứu về Telmisartan”. Đại Học Y Dược Tp.HCM.

2. Bộ Y Tế (2010), “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Tăng huyết áp” Hà Nội 2010.

3. Bộ Y tế (2015), “ Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận –tiết niệu” Hà Nội 2015.

4. Hội tim mạch học Việt nam (2015), “Khuyến cáo Chẩn đoán, điều trị và dự phòng Tăng huyết áp 2015”, Chuyên đề tăng huyết áp.

5. Trần Văn Huy, và CS(2015) “Cập nhật khuyến cáo Chẩn đoán và điều trị Tăng huyết áp 2015”.

Hội Tim Mạch Học Việt Nam.

6. Trần Văn Hương (2012), "Tỷ lệ tăng huyết áp và các hành vi nguy cơ tăng huyết áp ở người từ 25- 64 tuổi tại huyện Ninh Hải, Tỉnh Ninh Thuận năm 2012", tạp chí Y học Tp.Hồ chí Minh, tập 18, 2014.

7. Lý Huy Khanh, Đôn Thanh Thủy, Nguyễn Đức Công (2014), “ Tiểu đạm trên bệnh nhân tăng huyết áp” Chuyên đề Tim Mạch Học, tháng 8/2014.

8. Nguyễn Văn Thạnh (2013) “Nghiên cứu sự thay đổi đạm niệu vi lượng và độ lọc cầu thận ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát điều trị bằng thuốc perindopril tại bệnh viện Đa khoa Cà Mau năm 2013”. Đề tài chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược Cần Thơ 2013.

9. Phạm Nguyễn Vinh, Đặng Vạn Phước, Phạm Gia Khải (2002), “Nghiên cứu hiệu quả an toàn của Telmisartan trên bệnh nhân tăng huyết áp”, Tạp chí Y Học TP.Hồ Chí Minh, Tập 6, Năm 2002.

10. Phạm Nguyễn Vinh (2013), “Bệnh tăng huyết áp: Cơ chế, dịch tể, lâm sàng và chẩn đoán”. Bài giảng Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, Tp. Hồ Chí Minh.

11. Ching-Wei Tsai (2017), “Longitudinal change in estimated GFR among CKD patients: A 10-year follow-up study of an integrated kidney disease care program in Taiwan”, journal.pone.0173843 April 5, 2017.

12. Claire M Gallibois (2017), “Hypertension in pediatric patients with chronic kidney disease:

management challenges” International Journal of Nephrology and Renovascular Disease 2017:10 205–213

13. David C. Wheeler (2017), “KDIGO 2017 Clinical Practice Guideline Update for the Diagnosis, Evaluation, Prevention, and Treatment of Chronic Kidney Disease–Mineral and Bone Disorder (CKD-MBD)”. JOURNAL OF THE INTERNATIONAL SOCIETY OF NEPHROLOGY. Vol 7, Issue 1, July 2017.

14. World Health Organization (2013). “ A global brief on Hypertension”.

15.Whye Lian Cheah (2018), “Using Anthropometric Indicator to Identify Hypertension in Adolescents: A Study in Sarawak, Malaysia”, International Journal of Hypertension Volume 2018.

(Ngày nhận bài: 03/10/2018- Ngày duyệt đăng: 14/12/2018)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu hiệu quả của một loại rau quả có vai trò quan trọng trong giảm huyết áp và phòng chống bệnh tim mạch: Nước sinh tố cà chua chứa lycopen

Các yếu tố liên quan đến tình trạng tăng ALĐMP của bệnh nhân TVHBS là tuổi vào viện dưới 24 giờ, phải đặt ống nội khí quản khi vào viện và dùng trên 2 thuốc vận

Trong thời gian nghiên cứu, tại Viện Tim mạch có 12 bệnh nhân kẹt cơ học do huyết khối (cả 12 bệnh nhân đểu là van hai lá cơ học) có chỉ định dùng thuốc

Nghiên cứu thực trạng sử dụng thuốc dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch trên bệnh nhân phẫu thuật chỉnh hình lớn Study on anticoagulation for venous thromboembolism prophylaxis

Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhằm đảm bảo tính chính xác của việc thu thập thông tin về tình hình kiểm soát huyết áp, chúng tôi đã thực hiện đo huyết áp 2 lần tại thời điểm khảo sát,

Vì vậy, trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành đánh giá hiệu quả điều trị của bài thuốc “Bạch Phụ thang” trên bệnh nhân tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt làm cơ sở để phát triển và

Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu: “Nghiên cứu đặc điểm thể bệnh, nồng độ huyết sắc tố và mức độ quá tải sắt của bệnh nhân thalassemia điều trị tại Viện

Một nghiên cứu khác của Paget và cs trên 684 bệnh nhân tăng huyết áp không có triệu chứng hay tiền sử bệnh tim mạch từ 1998 đến 2008 ghi nhận chỉ số Sokolow-Lyon trung bình là 23mm,