• Không có kết quả nào được tìm thấy

TRẦM CẢM NỘI VIỆN Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP CAO TUỔI

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "TRẦM CẢM NỘI VIỆN Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP CAO TUỔI"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TR M C M N I VI N

Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP CAO TUỔI

Nguyễn Văn Tân1, Trịnh Thanh Sơn2, Bàng Ái Viên1

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Trầm cảm là một yếu tố nguy cơ tiên lượng xấu ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp.

Việc đánh giá trầm cảm trên đối tượng người cao tuổi nhồi máu cơ tim cấp cần được thực hiện sớm ngay trong thời gian nằm viện.

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ trầm cảm và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân NMCT cấp cao tuổi.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế cắt ngang mô tả có phân tích từ tháng 12/2019 – 4/2020 trên 110 bệnh nhân NMCT cấp ≥60 tuổi nhập viện bệnh viện Thống Nhất. Dùng thang đo trầm cảm thang trầm cảm lão khoa 15 câu hỏi (GDS – 15).

Kết quả: Tỉ lệ trầm cảm nội viện ở bệnh nhân NMCT cấp cao tuổi là 26,4%. Có mối liên quan giữa trầm cảm và tiền căn suy tim (p=0,042), suy yếu xã hội (p=0,004), rối loạn đi tiểu (p=0,018) và giảm hoạt động chức năng cơ bản hàng ngày (p=0,022).

Kết luận: Tỉ lệ trầm cảm nội viện ở bệnh nhân NMCT cấp cao tuổi là 26,4%. Cần đánh giá sớm trầm cảm ngay trong thời gian nằm viện trên bệnh nhân NMCT cấp cao tuổi có các yếu tố như: tiền căn suy tim, rối loạn đi tiểu, suy yếu xã hội và giảm hoạt động chức năng cơ bản hàng ngày.

Từ khóa: trầm cảm, nhồi máu cơ tim, người cao tuổi

ABSTRACT

DEPRESSION DURING HOPITALIZATION

IN ELDERLY PATINENT WITH ACUTE MYOCARDIAL INFACRTION

Nguyen Van Tan, Trinh Thanh Son, Bang Ai Vien

* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No. 2 - 2021: 135 - 139 Background: Depression is a risk factor for a poor prognosis in patients with acute myocardial infarction (MI). The assessment of depression in the elderly people with acute myocardial infarction should be carried out as soon as possible during hospitalization.

Objectives: To determine the prevalence of depression and their associated factors in elderly patients with MI.

Methods: Descriptive and cross – sectional studies in 110 elderly patients with acute myocardial infarction to hospitalization from December 2019 to April 2020 at Thong Nhat Hospital. Depression scale of the 15 – item geriatric depression scale (GDS – 15).

Results: The prevalence of depression during hopitalization in elderly patinent with acute IM was 26.4%, women are more likely than men. Depression was related to history of heart failure (p=0.042), social frailty (p=0.004), urinary incontinence (p=0.018), limited basic activities of daily living (p=0.022).

Conclusion: The prevalence of depression during hopitalization in elderly patinent with acute MI was 26.4%. It is necessary to assess early depression in elderly patients with MI during hospitalization with history of heart failure, social frailty, urinary incontinence, limited basic activities of daily living.

Keywords: depression, myocardial infarction, elderly

1Bộ môn Lão, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 2Bệnh viện Đa Khoa Tây Ninh Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Văn Tân ĐT: 0903739273 Email: nguyenvtan10@ump.edu.vn

(2)

ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa nhanh nhất châu [, năm 2019 gần 12 triệu người có độ tuổi ≥60, chiếm khoảng 12,3%

dân số cả nước và dự kiến sẽ tăng hơn gấp đôi vào năm 2050 là khoảng 27,2 % dân số(1). Trầm cảm ở người cao tuổi thường dễ bỏ qua và không được điều trị. Ở nhóm bệnh nhân nhồi máu cơ tim, tỉ lệ trầm cảm gộp chung theo các nghiên cứu vào khoảng 22,39% đến 35,46% và trầm cảm làm tăng biến chứng tim mạch trong thời gian nằm viện cũng như tử vong, tái nhập viện sau xuất viện(2,3,4,5). Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào đánh giá tỷ lệ trầm cảm và theo dõi các biến cố tim mạch xảy ra trên nhóm bệnh nhân nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp cao tuổi trong thời gian nằm viện. Vì vậy, phát hiện sớm trầm cảm ở bệnh nhân NMCT cấp cao tuổi trong thời gian nằm viện bằng các công cụ đánh giá trầm cảm sẽ giúp ích cho việc điều trị bệnh nhân lão khoa toàn diện, làm giảm chi phí điều trị, cải thiện tiên lượng và nâng cao chất lượng cuộc sống người cao tuổi.

ĐỐI TƢỢNG – PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tƣợng nghiên cứu

Bệnh nhân ≥60 tuổi được chẩn đoán NMCT cấp tại khoa Tim mạch Cấp cứu – Can thiệp, bệnh viện (BV) Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh, từ tháng 12 năm 2019 đến tháng 4 năm 2020.

Tiêu chuẩn loại trừ

Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu. Các bệnh nhân có tình trạng sảng, sa sút trí tuệ. Không có khả năng nghe, nhìn, hiểu và trả lời phỏng vấn. Mắc các bệnh nặng cấp cứu (suy hô hấp, rối loạn huyết động, can thiệp thông khí cơ học) tại thời điểm đánh giá.

Phƣơng pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu

Cắt ngang mô tả.

Cỡ mẫu

Cỡ mẫu được tính theo công thức:

Với α=0,05, Z0,975=1,96, d=0,1 và chọn p=0,35 theo nghiên cứu của tác giả Lauzon Ctại thời điểm 2 – 3 ngày sau nhập viện(6). Cỡ mẫu tối thiểu là 84 bệnh nhân.

Chọn mẫu nghiên cứu

Thuận tiện, liên tục trong thời gian từ tháng 12 năm 2019 đến tháng 4 năm 2020, thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu

Thu thập dữ liệu từ bệnh nhân

Thu thập số liệu theo bảng câu hỏi dựng sẵn.

Đánh giá trầm cảm theo thang điểm GDS – 15 trong thời gian nằm viện: từ 2 – 14 ngày tính từ lúc nhập viện.

Thang điểm GDS – 15 gồm 15 câu hỏi trả lời có hoặc không, điểm cắt ≥6 là có trầm cảm (có độ nhạy & độ đặc hiệu cao(7) và đã có nghiên cứu so sánh sự tương đương giữa 2 thang điểm GDS và BDI (một thang điểm được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu trên nhóm bệnh nhân NMCT)(8).

Phân tích dữ liệu

Nhập liệu bằng phần mềm Excel, số liệu được xử lý bằng phần mềm Stata13.

Kiểm định chi bình phương (hiệu chỉnh Fisher nếu có hơn 20% vọng trị <5) kiểm định sự khác biệt tỷ lệ giữa 2 biến định tính. Phân tích hồi quy đa biến để xác định các yếu tố liên quan độc lập với trầm cảm.

Y đức

Nghiên cứu này được thông qua bởi Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Đại học Y Dược TP. HCM, số 21/2019/BVTN-HĐĐĐ, ngày 14/11/2019.

KẾT QUẢ

Thu nhận và đưa vào phân tích được 110 bệnh nhân cao tuổi nhập viện vì NMCT cấp tại khoa Tim Mạch Cấp Cứu – Can Thiệp, BV Thống Nhất TP Hồ Chí Minh.

(3)

Tỷ lệ các nhóm tuổi 60 – 69 và ≥80 tuổi chiếm nhiều hơn. Tỷ lệ nữ giới (40,9%) ít hơn nam giới, chủ yếu sống ở thành thị, có gia đình chiếm đa số, tỷ lệ góa cao (33,6%). Hầu hết đều sống cùng người khác, tỷ lệ học cấp 1 và cấp 2,3 chiếm nhiều hơn.

Bảng 1: Đặc điểm dân số chung của nghiên cứu

Đặc điểm N (%)

Nhóm tuổi

60 – 69 39 (35,5)

70 – 79 32 (29,0)

≥ 80 39 (35,5)

Giới (nữ) 45 (40,9)

Nơi sống

Thành thị 77 (70,0)

Nông thôn 33 (30,0)

Hôn nhân

Độc thân 5 (4,6)

Có gia đình 65 (59,1)

Li thân – ly dị 3 (2,7)

Góa 37 (33,6)

Sống cùng người khác 105 (95,4) Học vấn

Mù chữ 14 (12,7)

Cấp 1 43 (39,1)

Cấp 2,3 37 (33,6)

Cao đẳng – Đại học 16 (14,6) Bệnh lý đi kèm

Béo phì (BMI≥25) 19 (17,3)

Tăng huyết áp 92 (83,6)

Đái tháo đường 39 (35,5)

Rối loạn lipid máu 70 (63,6) Tiền căn suy tim 33 (30,0)

Suy yếu xã hội 58 (52,7)

Hạn chế ADL 19 (17,3)

Rối loạn đi tiểu 34 (30,9)

Trong các bệnh đi kèm trên đối tượng người cao tuổi (NCT) NMCT cấp thì tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất 83,6%, tiếp theo là rối loạn lipid máu (63,6%) và đái tháo đường (35,5%), suy tim (30,0%) cũng là những bệnh thường gặp.

Bệnh cạnh đó, tỷ lệ suy yếu xã hội người cao tuổi cũng lên đến 52,7%, rối loạn đi tiểu (30,9%), béo phì (17,3%) và hạn chế ADL chiếm 17,3%.

Tỷ lệ trầm cảm với GDS – 15 ≥6 là 26,4% ở bệnh nhân cao tuổi NMCT cấp.

Tỷ lệ trầm cảm cao hơn ở những người <80 tuổi, ở nữ cao hơn nam, sống ở nông thôn, góa,

sống 1 mình hay mù chữ. Tuy nhiên chưa ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa.

Bảng 2: Các yếu tố về dân số xã hội liên quan đến trầm cảm (n = 29)

Đặc điểm Trầm cảm Giá trị p Nhóm tuổi, n

(%)

60 – 69 11 (28,2)

0,845 70 – 79 9 (28,1)

≥ 80 9 (23,1)

Giới, n (%) Nam 15 (23,1)

0,347

Nữ 14 (31,1)

Nơi sống, n (%)

Thành thị 20 (26)

0,887 Nông thôn 9 (27,3)

Tình trạng hôn nhân,

n(%)

Độc thân 3 (60)

0,08*

Có gia đình 13 (20)

Ly dị 0 (0)

Góa 13 (35,1)

Tình trạng gia đình, n (%)

Sống 1 mình 3 (60)

0,113*

Sống cùng người khác 26 (24,8)

Trình độ học vấn, n (%)

Mù chữ 7 (50)

0,069*

Cấp 1 10 (23,3) Cấp 2, 3 6 (16,2) Cao đẳng, đại học 6 (37,5)

* Hiệu chỉnh Fisher

Các yếu tố về đặc điểm bệnh lý đi kèm có liên quan đến trầm cảm được trình bày ở Bảng 3.

Cho thấy các yếu tố có liên quan đến trầm cảm bao gồm tiền căn suy tim, suy yếu xã hội, rối loạn đi tiểu, hạn chế hoạt động chức năng cơ bản hàng ngày (ADL).

Bảng 3: Các yếu tố về bệnh lý kèm theo liên quan trầm cảm

Tình trạng Trầm cảm, n (%) Giá trị p Béo phì (BMI ≥ 25) 7 (36,8) 0,254

Tăng huyết áp 24 (26,1) 1*

Đái tháo đường 14 (35,9) 0,093

Rối loạn lipid máu 19 (27,1) 0,806 Tiền căn suy tim 13 (39,4) 0,042

Suy yếu xã hội 22 (37,9) 0,004

Hạn chế ADL 9 (47,37) 0,022

Rối loạn đi tiểu 14 (41,2) 0,018

* Hiệu chỉnh Fisher

Tiến hành phân tích hồi quy logistic đa biến nhằm xác định mối liên quan giữa trầm cảm các biến có liên quan với p < 0,05 thu được kết quả:

Suy yếu xã hội là yếu tố liên quan độc lập đến trầm cảm với p < 0,05. Cụ thể là: suy yếu xã hội làm tăng khả năng trầm cảm lên 3,08 lần

(4)

(KTC 95%: 1,11 – 8,56) sau khi đã hiệu chỉnh các biến tiền căn suy tim, rối loạn đi tiểu và hạn chế ADL.

Bảng 4: Mô hình hồi quy đa biến logistic kiểm định các yếu tố liên quan đến trầm cảm

Biến số OR p Khoảng tin cậy 95%

Tiền căn suy tim 1,42 0,495 0,52 – 3,85 Rối loạn đi tiểu 2,22 0,104 0,85 – 5,83 Suy yếu xã hội 3,08 0,031 1,11 – 8,56 Hạn chế ADL 1,84 0,299 0,58 – 5,81

BÀN LUẬN

Kết quả nghiên cứu ghi nhân tỷ lệ trầm cảm ở người cao tuổi NMCT cấp trong thời gian nằm viện là 26,4%. Tỷ lệ này phù hợp với các nghiên cứu trong và ngoài nước trên nhóm đối tượng NMCT cấp và cao tuổi từ 22,7% đến 27,2%(9,10,11). Tuy có sự khác nhau về tỷ lệ trầm cảm trong các nghiên cứu nhưng điều này rất có thể là do các nghiên cứu đánh giá trầm cảm bằng các thang đo khác nhau. Tỷ lệ trầm cảm theo các nhóm tuổi không khác biệt có ý nghĩa tuy nhiên nhận thấy có sự giảm dần tỷ lệ trầm cảm từ 28,2% ở nhóm 60 – 79 tuổi đến 23,1% ở nhóm ≥80 tuổi điều này cũng khá phù hợp so với tác giả Larsen ghi nhận tỷ lệ trầm cảm ở nhóm 60 – 79 tuổi là 27,5% và ≥80 tuổi 25,9%(12). Các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ trầm cảm ở nữ giới cao hơn nam giới(2), tác giả Mallik S cho thấy những người >60 tuổi tỉ lệ trầm cảm ở nữ cao hơn nam sự khác biệt có ý nghĩa thống kê(13). Trên dân số NMCT cấp các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ trầm cảm sống ở nông thôn cao hơn khá phù hợp với kết quả nghiên cứu này(11,14). Tỉ lệ trầm cảm ở nhóm góa và độc thân cao hơn so với nhóm có gia đình nên đối với người cao tuổi cần thiết phải khai thác tình trạng hôn nhân và không bỏ qua các đối tượng góa, độc thân khi đánh giá trầm cảm. Sống một mình có nguy cơ trầm cảm cao hơn vì sự cô độc và thiếu chia sẻ, kết quả tương tự của tác giả Phan Thế Sang(11). Tỷ lệ trầm cảm ở những người mù chữ cao nhất (50%) có lẽ mù chữ làm giảm sự tiếp xúc xã hội gây ra cảm giác tự ti làm tăng nguy cơ trầm cảm.

Tỷ lệ trầm cảm ở người béo phì cao hơn tuy

nhiên sự khác biệt không ý nghĩa như của tác giả Phan Thế Sang và trên NCT cần thêm các nghiên cứu để chứng minh vì béo phì thường đi kèm với các bệnh mạn tính chính là yếu tố nguy cơ trầm cảm(11). Chưa thấy sự liên quan các yếu tố bệnh lý đi kèm như: tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu trên đối tượng NCT nhồi máu cơ tim cấp(10,15,16). Tỷ lệ trầm cảm ở nhóm có tiền căn suy tim cao hơn không có tiền căn suy tim (39,4% và 20,8%; p=0,042), sự liên quan này đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu(13,17). Việc suy giảm giao tiếp xã hội sẽ làm cho những người cao tuổi thiếu sự chia sẻ hoặc có tâm trạng chán nản và tăng cảm giác cô độc. Các tác giả Tsutsumimoto K và Park H đều cho thấy suy yếu xã hội là tăng nguy cơ trầm cảm và tỉ lệ trầm cảm ở nhóm NCT có suy yếu xã hội cao hơn sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, kết quả nghiên cứu này trên NCT NMCT cấp cũng cho thấy điều tương tự(18,19). Rối loạn đi tiểu ở người cao tuổi cũng khá thường gặp, có mối liên quan giữa trầm cảm và rối loạn đi tiểu ở NCT, kết quả nghiên cứu này cho thấy tỉ lệ trầm cảm cao hơn trên NCT NMCT cấp(20). Việc hạn chế ADL cũng làm tăng nguy cơ trầm cảm ở NCT NMCT cấp lại làm giảm ADL nên trên nhóm NMCT cấp cao tuổi dễ dàng chứng minh được mối liên quan này(21,22).

Khi tiến hành phân tích đa biến cho thấy suy yếu xã hội liên quan độc lập với trầm cảm làm tăng khả năng trầm cảm lên 3,08 lần. Rõ ràng, suy yếu xã hội chính là yếu tố nguy cơ của trầm cảm trên NCT nói chung và NCT NMCT cấp nói riêng, các yếu tố bệnh lý đi kèm như: tiền căn suy tim, rối loạn đi tiểu, hạn chế ADL khi đưa vào phân tích đa biến không tìm thấy sự liên quan với trầm cảm (p >0,05), việc này rất có thể các yếu tố trên có sự tác động lẫn nhau sau khi hiệu chỉnh các yếu tố không còn ý nghĩa thống kê nữa.

KẾT LUẬN

Tỷ lệ trầm cảm trên bệnh nhân NMCT cấp cao tuổi là 26,4%. Có sự liên quan giữa tỷ lệ trầm cảm cao hơn ở những bệnh nhân nhồi máu cơ

(5)

tim cấp cao tuổi và các yếu tố đi kèm như: tiền căn suy tim, rối loạn đi tiểu, suy yếu xã hội, hạn chế chức năng cơ bản. Trong đó, suy yếu xã hội là yếu tố độc lập làm tăng khả năng trầm cảm lên 3,08 lần.

KIẾN NGHỊ

Tất cả những bệnh nhân cao tuổi nhập viện vì nhồi máu cơ tim cấp cần được đánh giá và phát hiện sớm trầm cảm bằng thang đo GDS – 15 phù hợp với NCT, cần chú ý ở những bệnh nhân có suy yếu xã hội, tiền căn suy tim, rối loạn đi tiểu, hạn chế hoạt động chức năng cơ bản hàng ngày.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. HelpAge international (2019). Ageing population in Vietnam.

URL: https://ageingasia.org/ageing-population- vietnam/#situation.htm.

2. Feng L, Li L, Liu W, et al (2019). Prevalence of depression in myocardial infarction: A PRISMA-compliant meta-analysis.

Medicine, 98(8):e14596.

3. AbuRuz EM, Alaloul F, Al-Dweik G (2018). Depressive symptoms are associated with in-hospital complications following acute myocardial infarction. Appl Nurs Res, 39:65-70.

4. Hess NC, Wang YT, McCoy AL, et al (2016). Unplanned inpatient and observation rehospitalizations after acute myocardial infarction: insights from the treatment with adenosine diphosphate receptor inhibitors: longitudinal assessment of treatment patterns and events after acute coronary syndrome (TRANSLATE-ACS) study. Circulation, 133(5):493-501.

5. Barth J, Schumacher M, Herrmann-Lingen C (2004).

Depression as a risk factor for mortality in patients with coronary heart disease: a meta-analysis. Psychosomatic Medicine, 66(6):802-813.

6. Lauzon C, Beck AC, Huynh T, et al (2003). Depression and prognosis following hospital admission because of acute myocardial infarction. CMAJ, 168(5):547-552.

7. Pinho XM, Custódio O, Makdisse M, et al (2010). Reliabilty and validity of the Geriatric Depression Scale in elderly individuals with coronary artery disease. Brazilian Archives of Cardiology, 94(5):535-544.

8. Low DG, Hubley MA (2007). Screening for depression after cardiac events using the Beck Depression Inventory-II and the Geriatric Depression Scale. Social Indicators Research, 82(3):527.

9. Kaufmann WM, Fitzgibbons PJ, Sussman JE, et al (1999).

Relation between myocardial infarction, depression, hostility, and death. American Heart Journal, 138(3):549-554.

10. Romanelli J, Fauerbach AJ, Bush ED, et al (2002). The significance of depression in older patients after myocardial

infarction. Journal of the American Geriatrics Society, 50(5):817- 822.

11. Phan Thế Sang (2010). Trầm cảm sau nhồi máu cơ tim theo thang điểm Beck. Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược TPHCM.

12. Larsen KK, Vestergaard M, Søndergaard J, et al (2013).

Screening for depression in patients with myocardial infarction by general practitioners. European Journal of Preventive Cardiology, 20(5):800-806.

13. Mallik S, Spertus AJ, Reid JK, et al (2006). Depressive symptoms after acute myocardial infarction: evidence for highest rates in younger women. Archives of Internal Medicine, 166(8):876-883.

14. Mohapatra KP, Kar N, Kar CG, et al (2005). Effectiveness of sertraline in treatment of depression in a consecutive sample of patients with acute myocardial infarction: six months prospective study on outcome. Clinical Practice and Epidemiology in Mental Health, 1(1):26.

15. Bush ED, Ziegelstein CR, Tayback M, et al (2001). Even minimal symptoms of depression increase mortality risk after acute myocardial infarction. American Journal of Cardiology, 88(4):337-341.

16. Parakh K, Thombs B, Fauerbach J, et al (2008). Effect of depression on late (8 years) mortality after myocardial infarction. American Journal of Cardiology, 101:602-606.

17. Smolderen GK, Spertus AJ, Reid JK, et al (2009). The association of cognitive and somatic depressive symptoms with depression recognition and outcomes after myocardial infarction. Circ Cardiovasc Qual Outcomes, 2(4):328-37.

18. Tsutsumimoto K, Doi T, Makizako H, et al (2018). Social Frailty Has a Stronger Impact on the Onset of Depressive Symptoms than Physical Frailty or Cognitive Impairment: A 4-Year Follow-up Longitudinal Cohort Study. J Am Med Dir Assoc, 19(6):504-510.

19. Park H, Jang YI (2019). Screening Value of Social Frailty and Its Association with Physical Frailty and Disability in Community-Dwelling Older Koreans: Aging Study of PyeongChang Rural Area. Int J Environ Res Public Health, 16(16):2809.

20. Kessler M, Facchini AL, Soares UM, et al (2018). Prevalence of urinary incontinence among the elderly and relationship with physical and mental health indicators. Revista Brasileira de Geriatria e Gerontologia, 21(4):397-407.

21. Kong D, Solomon P, Dong X (2019). Depressive Symptoms and Onset of Functional Disability Over 2 Years: A Prospective Cohort Study. J Am Geriatr Soc, 67(S3):S538-s544.

22. Levine AD, Davydow SD, Hough LC, et al (2014). Functional disability and cognitive impairment after hospitalization for myocardial infarction and stroke. Circulation, 7(6):863-871.

Ngày nhận bài báo: 13/11/2020

Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo: 01/02/2021 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2021

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Nhóm biến số về mô hình tiên lượng tử vong sau 30 ngày ở bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp do rung nhĩ không do bệnh van tim: Các biến tiên lượng được đưa vào

Xuất phát từ thực tiễn lâm sàng đó, cùng với mong muốn bên cạnh việc khảo sát các đặc điểm chung của bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não có rung nhĩ không mắc bệnh van

Khảo sát các yếu tố nguy cơ tổn thương thận cấp trên bệnh nhân xơ gan mất bù đang điều trị tại Khoa Nội Tiêu hóa – Huyết học Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2019-2020.. Thiết