• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tuần 14 - Luyện từ và câu - Lớp 4 - Dùng câu hỏi vào mục đích khác

N/A
N/A
Nguyễn Gia Hào

Academic year: 2023

Chia sẻ "Tuần 14 - Luyện từ và câu - Lớp 4 - Dùng câu hỏi vào mục đích khác"

Copied!
13
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)
(2)

Luyện từ và câu Ôn bài cũ

Trong các câu dưới đây, câu nào là câu hỏi ?

a) Bạn có thích chơi nhảy dây không ? b) Ai dạy bạn làm đèn ông sao ?

c) Tôi không biết bạn có thích chơi nhảy dây không ?

d) Hãy cho biết bạn thích trò chơi nào nhất ? e) Thử xem ai chạy hơn nào ?

Dùng câu hỏi vào mục đích khác

(3)

A. Nhận xét

Bài 1 : Đọc lại đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm với chú bé Đất trong truyện Chú Đất Nung.

Ông Hòn Rấm cười bảo :

- Sao chú mày nhát thế ? Đất có thể nung trong lửa kia mà !

Chú bé Đất ngạc nhiên hỏi lại : - Nung ấy ạ ?

- Chứ sao ? Đã là người thì phải dám xông pha, làm được nhiều việc có ích.

(4)

Bài 2 : Theo em, các câu hỏi của ông Hòn Rấm có dùng để hỏi về điều chưa biết không ? Nếu không, chúng được dùng làm gì ?

Sao chú mày nhát thế ?

Chứ sao ?

Để chê cu Đất.

Câu hỏi này là câu khẳng định : đất có thể nung trong lửa.

(5)

Bài 3 : Trong Nhà văn hóa, em và bạn say sưa trao đổi với nhau về bộ phim đang xem. Bỗng có người bên cạnh bảo : “Các cháu có thể nói nhỏ hơn

không ?” Em hiểu câu hỏi ấy có ý nghĩa gì ?

Câu hỏi này không dùng để hỏi mà để yêu cầu : các

cháu hãy nói nhỏ hơn.

(6)

Sao chú mày nhát thế ? Để chê cu Đất.

Chứ sao ?

Các cháu có thể nói nhỏ hơn không ?

Câu hỏi này là câu

khẳng định : đất có thể nung trong lửa.

Câu hỏi này không

dùng để hỏi mà để yêu

cầu.

(7)

Nhiều khi, ta có thể dùng câu hỏi để thể hiện :

- Thái độ khen, chê.

- Sự khẳng định, phủ định.

- Yêu cầu, mong muốn.

Ghi nhớ

(8)

Bài 1 : Các câu hỏi sau được dùng làm gì ?

a) Dỗ mãi mà em bé vẫn khóc, mẹ bảo : “Có nín đi không ? Các chị ấy cười cho đây này.”

b) Ánh mắt các bạn nhìn tôi như trách móc : “Vì sao cậu lại làm phiền lòng cô như vậy ?”

c) Chị tôi cười : “Em vẽ thế này mà bảo là con ngựa à ?”

d) Bà cụ hỏi một người đang đứng vơ vẩn trước bến xe :

“Chú có thể xem giúp tôi mấy giờ có xe đi miền Đông không ?”

(Thể hiện ý chê trách) (Thể hiện yêu cầu)

(Thể hiện ý chê trách)

(Câu hỏi được bà cụ dùng để nhờ cậy giúp đỡ)

(9)

Bài 2 : Đặt câu phù hợp với các tình huống trong SGK.

a) - Bạn chờ hết giờ sinh hoạt rồi hãy nói chuyện có được không ?

b) - Sao nhà bạn sạch sẽ, gọn gàng và ngăn nắp thế ?

c) - Bài toán dễ vậy, sao mình lại không làm được nhỉ ?

d) - Chơi diều cũng thú vị đấy chứ ?

(10)

Bài 3 : Hãy nêu một vài tình huống có thể dùng câu hỏi để :

a) Tỏ thái độ khen, chê.

b) Khẳng định, phủ định.

c) Thể hiện yêu cầu, mong muốn.

(11)

a) Tỏ thái độ khen, chê

M : Em gái em học mẫu giáo chiều qua mang về phiếu bé ngoan. Em khen bé : “Sao bé ngoan thế nhỉ ?”

- Tối qua, bé rất nghịch, bôi mực hết sách của em. Em tức quá, kêu lên : “Sao em hư thế nhỉ ? Anh không chơi với em nữa”.

b) Khẳng định, phủ định

- Một bạn chỉ thích ăn táo. Em nói với bạn : “Ăn mận cũng hay chứ ?”

- Bạn thấy em nói vậy thì bĩu môi : “Ăn mận cho hỏng răng à ?”

c) Thể hiện yêu cầu, mong muốn

- Em trai em nhảy nhót trên giường huỳnh huỵch lúc em đang chăm chú học bài. Em bảo : “Em ra ngoài cho chị học bài được không ?”

(12)

Nhiều khi, ta có thể dùng câu hỏi để thể hiện:

- Thái độ khen, chê.

- Sự khẳng định, phủ định.

- Yêu cầu, mong muốn.

Ghi nhớ

(13)

.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Từ 30 câu hỏi đó có thể lập được bao nhiêu đề kiểm tra, mỗi đề gồm 5 câu hỏi khác nhau, sao cho trong mỗi đề nhất thiết phải có đủ 3 loại câu hỏi (khó, trung bình, dể) và

Trong câu trần thuật có động từ “ have” ở thể khẳng định thì hiện tại hoàn thành nên trong câu hỏi đuôi dùng trợ động từ ở thể phủ