• Không có kết quả nào được tìm thấy

View of Just energy transition partnership and challenges for Vietnam energy sector

N/A
N/A
Nguyễn Gia Hào

Academic year: 2023

Chia sẻ "View of Just energy transition partnership and challenges for Vietnam energy sector"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Số 12 - 2022, trang 38 - 44 ISSN 2615-9902

1. Giới thiệu

"Đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng" (JETP) là cơ chế hợp tác tài chính mới với mục đích giúp một số nền kinh tế mới nổi phụ thuộc nhiều vào than đá thực hiện quá trình chuyển sang sử dụng năng lượng sạch một cách công bằng. Mục tiêu là hỗ trợ các lộ trình tự xác định của các quốc gia này khi họ ngừng sản xuất và tiêu thụ than đồng thời giải quyết các hậu quả xã hội liên quan, như là đảm bảo được đào tạo và tạo việc làm cho những người lao động bị ảnh hưởng và tạo ra các cơ hội kinh tế mới cho các cộng đồng bị ảnh hưởng [1].

JETP đầu tiên được công bố tại Hội nghị các bên về biến đổi khí hậu lần thứ 26 của Liên hợp quốc (COP26) ở Glasgow, theo đó Nam Phi được Pháp, Đức, Vương quốc Anh, Mỹ và EU hứa tài trợ 8,5 tỷ USD. Sau Nam Phi sẽ là JETP với các quốc gia khác, bao gồm Indonesia, Việt Nam, Ấn Độ (dự kiến vào tháng 7/2023) và Senegal.

Mặc dù toàn bộ G7 sẽ tham gia đàm phán cho mỗi quan hệ đối tác, đối với mỗi quan hệ đối tác tiềm năng sẽ có 2 quốc gia điều phối chính (Hình 1).

Một số nguyên tắc chung của JETP [2]:

- Khuyến khích các quốc gia chủ động cùng với cam kết hỗ trợ từ các nước đối tác trong chuyển dịch năng lượng;

- Đẩy nhanh các nguồn lực tài chính và kỹ thuật thông qua các công cụ thích hợp bao gồm các khoản vay ưu đãi, bảo lãnh và viện trợ không hoàn lại để giảm chi phí chuyển dịch năng lượng cho người dân và hiện đại hóa lưới điện;

- Xây dựng dựa trên đối thoại thực tế, do quốc gia chủ trì và hướng tới các giải pháp xuất phát từ đánh giá dữ liệu quốc gia và hợp tác với các tổ chức có liên quan;

- Tập trung hơn vào việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững, dựa trên khả năng tiếp cận năng lượng và cơ hội việc làm (bao gồm cả thanh niên và phụ nữ), đồng thời thu hút các ngành công nghiệp mới và vườn ươm sáng tạo.

2. Bối cảnh tại Việt Nam, Indonesia và Nam Phi trước JETP 2.1. Việt Nam

Ngành năng lượng ở Việt Nam chủ yếu do Chính phủ quản lý thông qua Bộ Công Thương và được điều hành bởi các tập đoàn lớn của Nhà nước. Trong đó, Tập đoàn

Ngày nhận bài: 15/12/2022. Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 15 - 23/12/2022.

Ngày bài báo được duyệt đăng: 26/12/2022.

QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHUYỂN DỊCH NĂNG LƯỢNG CÔNG BẰNG VÀ NHỮNG THÁCH THỨC ĐẶT RA CHO NGÀNH NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Đặng Thị Thúy Hạnh1, Trương Như Tùng1, Đặng Thanh Tùng2

1Viện Dầu khí Việt Nam

2Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Email: hanhdtt@vpi.pvn.vn

https://doi.org/10.47800/PVJ.2022.12-05

Tóm tắt

Ngày 14/12/2022, Việt Nam và Nhóm Đối tác Quốc tế (International Partners Group - IPG) đã khởi động Thỏa thuận Đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng (Just Energy Transition Partnership - JETP). Tham gia vào IPG gồm có: Đan Mạch, Đức, Pháp, Liên minh châu Âu (EU), Vương quốc Anh, Nhật Bản, Italy, Canada, Na Uy và Mỹ. Sau Nam Phi và Indonesia, Việt Nam là quốc gia thứ ba đạt được thỏa thuận thành lập JETP.

Bài viết giới thiệu thông tin và các nội dung chính của JETP, cũng như phân tích những vấn đề liên quan cần được cân nhắc khi triển khai JETP tại Việt Nam nhằm đạt được mục tiêu của Hiệp định Paris đúng thời điểm đồng thời đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh năng lượng phù hợp với chính sách của Việt Nam.

Từ khóa: Chuyển dịch năng lượng, Đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP).

(2)

Điện lực Việt Nam (EVN) là nhà sản xuất điện lớn nhất Việt Nam;

đồng thời giữ vị trí độc quyền trong truyền tải, phân phối và vận hành hệ thống điện, cũng như chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường phát điện. Sản lượng điện của Việt Nam năm 2021 đạt 256,73 TWh, trong đó thủy điện (28,5%), các nguồn năng lượng tái tạo khác (12,27%) khí đốt tự nhiên (9,3%) và than đá (32,2%) là những nguồn năng lượng chính để phát điện [3].

Theo Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), ước tính tổng lượng phát thải của Việt Nam năm 2020 là 528,4 triệu tấn CO2 tương đương. Ngành năng lượng chiếm 66% (347,5 triệu tấn), điện sản xuất 39 % (207,5 triệu tấn) [4].

Theo dự thảo Đề án Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII) về cơ cấu năng lượng, công suất lắp đặt điện than vào năm 2030 còn 36,327 GW và vào năm 2045 là 29,337 GW và 6,99 GW điện than đốt kèm sinh khối/ammonia theo phương án cơ sở và phương án cao [5].

Điện khí sử dụng khí trong nước là nguồn điện chủ động tin cậy, đóng vai trò quan trọng trong an ninh năng lượng, đạt mức lớn nhất vào 2030, sau đó khoảng một nửa được duy trì, phần còn lại chuyển sang LNG sau đó là hydrogen hoàn toàn.

Điện khí sử dụng LNG nhập khẩu đạt mức cao nhất năm 2035 sau đó sẽ chuyển sang đốt kèm hydrogen và hydrogen thay thế hoàn toàn. An ninh năng lượng buộc phải được tăng cường do tác động của COP26 và xung đột Liên bang Nga - Ukraine.

Đến năm 2045, công suất lắp đặt của các nguồn năng lượng tái tạo và thủy điện sẽ chiếm tỷ trọng rất cao là 68,5%

tổng công suất đặt của toàn hệ thống điện. Ngoài ra, các

nguồn điện gió ngoài khơi còn có nhiệm vụ sản xuất hydrogen hay ammonia xanh để tích trữ năng lượng làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện chủ động phát điện, không phụ thuộc vào thời tiết.

2.2. Indonesia

Indonesia là quốc gia đông dân thứ 4 trên thế giới và là nước tiêu thụ năng lượng lớn thứ 12 trên thế giới. Than trở thành nhiên liệu chiếm ưu thế trong sản xuất điện ở Indonesia trong 2 thập kỷ qua.

Vào năm 2021, sản lượng điện than đạt gần 190 TWh, chiếm gần 2/3 sản lượng điện của Indonesia. Trong cùng thời kỳ, điện dầu chỉ chiếm khoảng 3%, điện khí đạt khoảng 50 TWh, các nguồn thủy điện, năng lượng sinh học và địa nhiệt cung cấp gần 60 TWh, tương ứng với1/5 tổng sản lượng điện. Sản lượng điện gió và mặt trời chỉ đóng góp 1 TWh.

Vào năm 2021, lượng khí thải của ngành năng lượng vào khoảng 600 triệu tấn CO2 (trong đó ngành điện đóng góp gần 250 triệu tấn CO2) khiến Indonesia trở thành nước phát thải từ quá trình đốt cháy nhiên liệu lớn thứ 9 trên thế giới. Tuy nhiên, lượng khí thải CO2 từ năng lượng theo bình quân đầu người chỉ là 2 tấn, bằng một nửa mức trung bình toàn cầu. Ngành điện được dự kiến đạt mức phát thải cao nhất vào năm 2037 [6].

2.3. Nam Phi

Nam Phi là một quốc gia có thu nhập trung bình, 55% dân số dưới mức nghèo, nhưng về nhiều phương diện là một quốc gia phát triển. Với nguồn tài nguyên than dồi dào, quốc gia này trở thành quốc gia phát thải khí nhà kính lớn thứ 13 thế giới vào năm 2020 với lượng phát thải khoảng 435 triệu tấn CO2. Cho đến nay, Nam Phi là quốc gia phát thải nhiều nhất ở châu Phi [7]. Cơ sở hạ tầng sản xuất năng lượng của đất nước chủ yếu dựa vào than đá, với 85%

sản lượng điện của đất nước từ than đá. Ngành điện đóng góp chính vào phát thải khí nhà kính ở Nam Phi, chiếm 41% lượng khí thải CO2 của nước này, 15 nhà máy nhiệt điện than, với tuổi đời trung bình là 41 năm, cung cấp 38,7 GW trong tổng công suất lắp đặt 52,5 GW của cả nước [8].

Do đó, ngành điện và công ty độc quyền thuộc sở hữu nhà nước, Eskom, là trung tâm của quá trình chuyển dịch năng lượng của Nam Phi, mặc dù các sáng kiến trong lĩnh vực giao thông và công nghiệp như chuyển sang sử dụng xe điện và hydrogen xanh Hình 1. Cấu trúc các quốc gia trong JETP [2].

Mỹ và Nhậ t Bản Anh đại diện cho IPG

Pháp v à Đức Senegal

Nam Phi

EU &

Vương quốc A nh

Việt Nam

Ấn Độ Đức và Mỹ Các nước G7

Indonesia

(3)

sẽ trở nên quan trọng khi quá trình chuyển dịch trở nên sâu rộng. Theo NDC Nam Phi cập nhật tháng 3/2021, giảm phạm vi phát thải mục tiêu từ 398 - 614 triệu tấn CO2 tương đương vào năm 2025 và 2030 xuống 398 - 510 triệu tấn CO2 tương đương vào năm 2025 và 350 - 420 triệu tấn CO2 tương đương vào năm 2030.

Rào cản chính cho chuyển dịch năng lượng ở Nam Phi là kiểu thị trường mua bán điện và khủng hoảng tài chính của Eskom. Nếu không có các đơn vị Eskom (được tách ra) khả thi về tài chính có thể đóng vai trò là đối tác mua điện đáng tin cậy, huy động vốn và nhanh chóng đầu tư vào cơ sở hạ tầng truyền tải và phân phối mới, thì việc đẩy nhanh chuyển dịch năng lượng như yêu cầu sẽ không thể thực hiện được và Nam Phi sẽ buộc phải tiếp tục dựa vào điện than [7].

3. Triển khai theo khuôn khổ JETP và các hoạt động liên quan

Các điểm chính trong Thỏa thuận của Việt Nam, Indonesia, Nam Phi được thể hiện trong Bảng 1 [9 - 11].

Trong tháng 11/2022 tại COP27 ở Sharm el-Sheikh, Nam Phi đã công bố Kế hoạch thực hiện JETP (JETP IP), trong đó đưa ra các yêu cầu đầu tư ưu tiên trong lĩnh vực điện, phương tiện giao thông sử dụng năng lượng mới và lĩnh vực hydrogen xanh. Đồng thời, một số chính sách và quy trình hỗ trợ được đưa ra song song, bao gồm: Khung chuyển dịch công bằng (Just Transition Framework) được Nội các thông qua vào tháng 8/2022 và các cải cách sâu rộng trong lĩnh vực năng lượng đang mở ra cơ hội đầu tư vào năng lượng tái tạo.

Nội dung Việt Nam Indonesia Nam Phi

Chung Dân số: > 99 triệu người;

Diện tích: 0,31 triệu km2; GDP bình quân đầu người: 3.730 USD (2021)

Dân số: > 280 triệu người;

Diện tích: 1,9 triệu km2; GDP bình quân đầu người:

4.361 USD (2021)

Dân số: > 61 triệu người;

Diện tích: 1,2 triệu km2; GDP bình quân đầu người: 5.865 USD (12/2021)

Đầu tư Theo JETP được ký ngày 14/12/2022, ít nhất là 15,5 tỷ USD sẽ được tài trợmột nửa (7,75 tỷ USD) là từ tài chính khu vực công với các điều khoản hấp dẫn hơn mức mà Việt Nam có thể đảm bảo trên thị trường vốn (IPG, Ngân hàng Phát triển Châu Á và Công ty Tài chính Quốc tế). Một nửa còn lại được huy động và tạo điều kiện từ tài chính tư nhân.

Theo JETP được ký ngày 15/11/2022, 20 tỷ USD sẽ được tài trợ ban đầu từ nguồn tài chính công và tư nhân trong khoảng thời gian từ 3 - 5 năm, sử dụng hỗn hợp các khoản viện trợ không hoàn lại, các khoản vay ưu đãi, các khoản vay, bảo lãnh và đầu tư tư nhân theo lãi suất thị trường. Một nửa số tiền này sẽ được huy động bởi các thành viên IPG. Nửa còn lại được huy động và tạo điều kiện từ tài chính tư nhân.

Theo JETP được ký ngày 2/11/2021, 8,5 tỷ USD sẽ được tài trợ trong vòng 3 - 5 năm tới thông qua sự kết hợp của các biện pháp thích hợp. các công cụ tài chính, có thể bao gồm nhưng không giới hạn ở các khoản tài trợ song phương và đa phương, các khoản vay ưu đãi, bảo lãnh và đầu tư tư nhân, và hỗ trợ kỹ thuật. Tìm kiếm các nguồn tài chính bổ sung và huy động hoặc bao gồm các đối tác quốc tế bổ sung

Đỉnh thải toàn bộ khí nhà kính - Mục tiêu giảm phát thải từ điện

Đưa ra đỉnh thải khí nhà kính vào 2030, sớm hơn 5 năm so với kế hoạch. Đỉnh phát thải theo kế hoạch hiện tại là 240 triệu tấn CO2 tương đương vào năm 2035 với sự hỗ trợ quốc tế (giảm từ 280 triệu tấn CO2 tương đương trước COP26) hướng tới đạt đỉnh phát thải không quá 170 triệu tấn CO2 tương đương từ sản xuất điện vào năm 2030.

Đạt đỉnh phát thải của ngành điện vào năm 2030 không quá 290 triệu tấn CO2 (giảm so với giá trị cơ sở năm 2030 là 357 triệu tấn CO2) và giảm ngay sau đó để đạt được Net Zero trong ngành điện vào năm 2050, bao gồm với việc nhanh chóng ngừng hoạt động của các nhà máy điện than, với điều kiện hỗ trợ quốc tế.

Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch năng lượng công bằng và khử carbon trong hệ thống điện của Nam Phi để đạt được mục tiêu tham vọng nhất có thể trong phạm vi NDC đưa ra.

Mục tiêu giảm điện than

Công suất hiện theo kế hoạch là 37 GW, hướng giảm xuống 30,2 GW, đưa ra lộ trình giảm phát thải để loại bỏ dần sản xuất điện than sau đó.

Tìm kiếm và triển khai các giải pháp tái tạo và không phát thải tiềm năng miễn là các giải pháp đó có giá phải chăng (tương đương hoặc tốt hơn so với các giải pháp thay thế không tái tạo), đáng tin cậy (có thể cung cấp tải cơ bản), dễ tiếp cận và kịp thời (có thể được triển khai trong phạm vi tương tự hoặc tốt hơn các giải pháp thay thế không tái tạo) để cân bằng nhu cầu phát triển công nghiệp và tăng trưởng kinh tế của Indonesia với cam kết Net Zero, dừng các hoạt động đã đã được lên kế hoạch cho năm 2021 - 2030 và tái khẳng định lệnh cấm hoàn toàn điện than mới.

Bảng 1. Các điểm chính trong JETP

(4)

Khoản tài chính cần thiết để Nam Phi đạt được các mục tiêu của JETP IP là 98 tỷ USD, cao hơn nhiều so với mức 8,5 tỷ USD được công bố tại Glasgow. Điều này có nghĩa là JETP IP lớn hơn nhiều, và do đó gần hơn với các nhu cầu chuyển dịch thực tế, nhưng cũng cho thấy quy mô thay đổi cần thiết ở nhiều quốc gia nhằm đạt được chuyển dịch năng lượng công bằng [1]. Khoản tài trợ 8,5 tỷ USD của IPG sẽ hướng tới việc hỗ trợ các nhu cầu cấp thiết được thể hiện trong Kế hoạch đầu tư (Just Energy

Transition Investment Plan - JET IP), đó là i) tăng cường và mở rộng lưới truyền tải và phân phối; ii) ngừng hoạt động và tái sử dụng các nhà máy than; iii) đẩy nhanh đầu tư năng lượng tái tạo; iv) các biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả và v) chuẩn bị và bố trí cơ sở hạ tầng xã hội để tạo điều kiện chuyển dịch năng lượng công bằng cho người lao động, cộng đồng và các địa điểm liên quan bị ảnh hưởng, bao gồm cơ hội tạo việc làm ở các khu vực khai thác than bị ảnh hưởng.

Nội dung Việt Nam Indonesia Nam Phi

Ngoài điện than Phát triển các trung tâm (hubs) năng lượng tái tạo, sản xuất pin lưu trữ và thiết bị năng lượng tái tạo, điện gió ngoài khơi kết hợp thủy sản…

Hướng tới thành lập các trung tâm hàng đầu về năng lượng tái tạo (kiến thức kỹ thuật, pháp lý, quản lý…)

Sử dụng đất cho nhiều mục đích;

Tiềm năng ứng dụng thu hồi, tàng trữ và sử dụng CO2 (CCUS) được đề cập.

Triển khai rộng rãi các công cụ, công nghệ và cải cách điện khí hóa và hiệu quả năng lượng, bao gồm thông qua các tiêu chuẩn để tiếp cận kết quả tiết kiệm năng lượng và chi phí với sự hỗ trợ từ IPG.

Đồng thời phát triển các cơ hội kinh tế mới như hydrogen xanh và xe điện, và biện pháp khác.

Tỷ trọng năng

lượng tái tạo Kế hoạch hiện nay là 36%, hướng tới tỷ trọng năng lượng tái tạo chiếm tối thiểu 47% (bao gồm năng lượng gió, năng lượng mặt trời và thủy điện vào năm 2030.

Chiếm ít nhất 34% tổng sản lượng điện vào năm 2030.

Lưới điện Phát triển kỹ thuật - quản lý.

Mốc đến năm

2035 Giảm khoảng 500 megaton (0,5 tỷ tấn) khí thải.

Chính sách Cải thiện khung pháp lý nhằm mở rộng đầu tư công và tư nhân vào Việt Nam. Công việc này nên tập trung vào năng lượng tái tạo và chuyển dịch năng lượng công bằng, bao gồm các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và củng cố lưới điện (với sự đóng góp ngày càng tăng các nguồn điện tái tạo dao động) ở Việt Nam.

Việc ngừng hoạt động sớm các nhà máy nhiệt điện than được Chính phủ Indonesia ưu tiên và xác định trong Kế hoạch chính sách và đầu tư của JETP

Điều chỉnh các yêu cầu về hàm lượng cục bộ với lộ trình về năng lực sản xuất năng lượng tái tạo trong nước nhằm đạt được các mục tiêu tái tạo, mở rộng quy mô triển khai năng lượng tái tạo để hỗ trợ năng lực sản xuất năng lượng tái tạo mạnh mẽ trong nước.

Sau công bố

JETP Việt Nam sẽ soạn thảo và thông qua Kế hoạch huy động nguồn lực của JETP Việt Nam (JETP- RMP) trong 12 tháng tới với sự hỗ trợ của các quốc gia đối tác, tạo điều kiện cho việc thực hiện chiến lược và tài trợ của JETP.

Trước tháng 11/2023 để xác định các yêu cầu và cơ hội đầu tư mới - để triển khai:

- Năng lượng gió, mặt trời, - Truyền tải,

- Tiết kiệm năng lượng, - Lưu trữ,

- Xe điện,

- Đào tạo, đào tạo lại và hỗ trợ dạy nghề tạo việc làm,

- Các biện pháp tạo thuận lợi/khắc phục khó khăn.

Sau 3 tháng:

- Hoàn thiện các tổ chức, phạm vi hoạt động, các nguồn tài chính, chi tiết các điều khoản,

- Xây dựng chiến lược cải cách chính sách năng lượng và tài chính, - Thiết lập nền tảng phối hợp các tổ chức tài chính và các bên liên quan chính.

Sau 6 tháng:

- Xây dựng lộ trình cho năng lực sản xuất năng lượng tái tạo trong nước đáp ứng các yêu cầu về hàm lượng địa phương,

- Xây dựng quy trình đánh giá định kỳ sáu tháng,

- Xây dựng JETP IP để xác định các yêu cầu và cơ hội đầu tư, trên cơ sở đó phát triển một chương trình làm việc toàn diện cho mối quan hệ đối tác này,

- Xây dựng lộ trình cho năm 2030 trong ngành điện phù hợp với mục tiêu Net Zero,

- Xác định kế hoạch đẩy nhanh việc ngừng hoạt động sớm hoặc tránh xây dựng các nhà máy nhiệt điện than nối lưới và không nối lưới cả trước và sau năm 2030,

- Xác định các công cụ và chính sách tài chính tiềm năng, - Xây dựng chiến lược tận dụng các nguồn lực tài chính hơn nữa, kể cả từ các tổ chức trong nước.

Xây dựng JETP IP

(5)

Chính phủ Nam Phi đã cam kết duy trì đối thoại cởi mở với các bên liên quan để nâng cao hiệu quả và tác động của JET IP, đặc biệt là trong các giai đoạn thực hiện sắp tới. Các bước thực hiện tiếp theo là xây dựng Kế hoạch thực hiện cho JET IP trong 5 năm đầu tiên (2023 - 2027), sẽ được đưa ra vào tháng 2/2023, nền tảng của kế hoạch này sẽ là: i) Chuẩn bị khả năng quản trị (lãnh đạo, giám sát, minh bạch, bảo vệ và trách nhiệm giải trình); ii) Chuẩn bị khả năng quản lý (lập kế hoạch, thực hiện, báo cáo và liên lạc); iii) Khung giám sát, đánh giá và học tập; iv) Khung quản lý rủi ro [12]. Ngân hàng Thế giới trong tháng 11/2022 đã phê duyệt yêu cầu của Nam Phi về 1 dự án trị giá 497 triệu USD để ngừng hoạt động và tái sử dụng Nhà máy nhiệt điện than Komati với năng lượng tái tạo và pin.

Dự án cũng sẽ tạo cơ hội cho những người lao động và cộng đồng bị ảnh hưởng [8].

Cũng trong tháng 11/2022, Indonesia cùng Ngân hàng Phát triển Châu Á bắt đầu hợp tác để tái cấp vốn (250 - 300 triệu USD) và cho đóng cửa sớm Nhà máy điện Cirebon 1 công suất 660 MW ở Tây Java với điều kiện nhà máy này phải ngừng hoạt động sớm hơn từ 10 - 15 năm [13].

4. Các vấn đề cần cân nhắc: Thách thức và giải pháp 4.1. Quốc tế

Để rút ra các bài học kinh nghiệm cho các mối quan hệ đối tác này trong tương lai, việc triển khai JETP cần được chú trọng và xem xét thấu đáo về cách thức hoạt động của các loại mô hình tài trợ sáng tạo này như thế nào, sẽ đạt được gì cho giảm thiểu biến đổi khí hậu và những nguy cơ nào cần tránh.

Các khía cạnh “công bằng” sẽ khó thống nhất và tài trợ nhất. Trong khi các khoản vay quốc tế, bảo lãnh và tài chính tư nhân sẽ giúp tăng quy mô đầu tư cơ sở hạ tầng, khoản tài trợ không hoàn lại (hoặc ưu đãi cao) quan trọng hơn để giảm bớt tác động đối với những cộng đồng bị ảnh hưởng tiêu cực bởi quá trình chuyển dịch kinh tế. Tuy nhiên, chỉ một nửa trong số 20 tỷ USD cam kết dành cho Indonesia sẽ đến từ hình thức tài chính công và chỉ một phần nhỏ có khả năng được cung cấp dưới dạng viện trợ không hoàn lại. Đối với trường hợp Nam Phi, JETP cung cấp một phương thức chi phí tương đối thấp để nhanh chóng cắt giảm lượng khí thải và kích thích đầu tư tư nhân vào năng lượng sạch, điện khí hóa và các công nghệ xanh khác. Phần viện trợ không hoàn lại cho Nam Phi ở mức dưới 20 triệu USD [14].

Vấn đề tiếp theo là IPG có hỗ trợ cho việc giảm phát thải bằng sử dụng khí hóa thạch hay không?

Xung đột giữa Liên bang Nga và Ukraine đã dẫn đến giá khí đốt cao trên toàn thế giới. Trong khi Nam Phi, Indonesia, Ấn Độ và Việt Nam đang sử dụng tỷ lệ lớn than nội địa, thì việc chuyển sang sử dụng khí đốt sẽ khiến các nền kinh tế này phải đối mặt với sự biến động về giá. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng điện khí mới có thể gặp phải những rủi ro do: vòng đời của các nhà máy điện khí dài (khoảng hơn 40 năm), trong khi giá năng lượng tái tạo có xu hướng ngày càng giảm, các quốc gia áp dụng các quy định chặt chẽ hơn về khí hậu…, dẫn đến doanh thu và lợi nhuận của các nhà máy điện khí sẽ giảm, dẫn đến doanh thu và lợi nhuận sẽ giảm. Hơn nữa, các khoản đầu tư vào khí đốt hóa thạch hiện nay sẽ chỉ đơn giản là trì hoãn quá trình chuyển dịch sang năng lượng sạch ở các quốc gia JETP và do đó, sẽ cần đến vòng JETP thứ 2 để đạt được những gì có thể - và lẽ ra - đã đạt được trong lần đầu tiên [1].

Ngược lại, nhảy vọt từ than đá sang năng lượng gió và mặt trời sẽ cho phép các nước tận dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên để cung cấp cho người dân một nguồn năng lượng an toàn về mặt kinh tế.

Theo lập luận mới đây của Viện Phát triển Bền vững Quốc tế (IISD), việc chuyển dịch từ than đá sang khí hóa thạch, thông qua JETP hoặc bất kỳ nguồn tài chính công quốc tế, sẽ không tạo thành sự chuyển dịch bền vững và công bằng mà mô hình JETP đại diện. Cho đến nay, các quốc gia tài trợ đã đồng ý rằng tài chính của JETP không được sử dụng cho nhiên liệu hóa thạch, nhưng thực tế là các JETP IP đang được phát triển có thể không hoàn toàn tuân theo nguyên tắc đó, như vậy cần chú ý để không tài trợ các dự án gây tổn hại đến khí hậu [1].

Khi Nam Phi, Indonesia và các nhà tài trợ đưa các JETP này vào thực tế và với triển vọng sẽ có thêm các JETP cho các quốc gia khác trong tương lai, sẽ đảm bảo các mối quan hệ đối tác này phát huy hết tiềm năng, có nghĩa là sẽ ưu tiên năng lượng tái tạo và đảm bảo những nỗ lực này dựa trên những tư duy mới nhất hiện có để đảm bảo quá trình chuyển dịch năng lượng công bằng. Đây là những nguyên tắc định hướng cho các sử dụng tài chính công cho quá trình chuyển dịch năng lượng, không chỉ các JETP [1].

Hiện nay, Chính phủ Đức đang có kế hoạch đưa ra luật mới trong 6 tháng tới - Đạo luật tăng tốc Hydrogen - để đặt ra các quy tắc và quy định mới cho cơ sở hạ tầng của hydrogen. Hydrogen xanh trên thực tế sẽ không có sẵn một cách kịp thời nên hydrogen lam, sản xuất từ nguồn hóa thạch kết hợp sử dụng CCUS để khử thải CO2, có thể là giải pháp cầu nối. Theo Bộ Kinh tế và Hành động Khí hậu Liên bang, trong bản cập nhật mới nhất của Chiến lược

(6)

hydrogen quốc gia, lần đầu tiên hydrogen lam cũng sẽ được xúc tiến. Tuy nhiên, hydrogen lam sẽ không đủ điều kiện nhận các khoản trợ cấp theo Hợp đồng về chênh lệch (Contracts for Difference) đã được lên kế hoạch của EU [15].

4.2. Việt Nam

Trong khi nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng cao, việc tăng mục tiêu giảm thải và đẩy nhanh đạt đỉnh thải vào năm 2030 của khí nhà kính nói chung và điện nói riêng, là thách thức rất lớn. Việc thực thi JETP sẽ tác động trước hết đến ngành năng lượng, mà cụ thể là điện than do công suất nguồn điện than chiếm phần lớn trong hệ thống, sau đó là ngành công nghiệp, nông nghiệp và giao thông vận tải.

Trong thời gian từ nay đến năm 2030, thay thế điện than bằng điện khí không đơn giản do tài nguyên khí đốt trong nước hạn chế, và khí LNG nhập khẩu, như đã đề cập ở trên, có giá rất cao. Giải pháp khả thi khi phải giảm bớt điện than là thúc đẩy triển khai nhanh năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện trên bờ đặc biệt là điện gió ngoài khơi).

Như vậy, cần phải tích hợp năng lượng tái tạo ở mức cao hơn, do đó đòi hỏi lượng vốn rất lớn đầu tư cho hệ thống lưới truyền tải, hạ tầng công nghệ điều độ hệ thống, công nghệ AI, phát triển công nghệ về dự trữ năng lượng như thủy điện tích năng, pin tích trữ điện, các công nghệ kỹ thuật năng lượng khác như công nghệ hydrogen, CCUS…

Việc cải cách giá điện là cần thiết và sẽ khuyến khích đầu tư nhân vào năng lượng tái tạo. Cùng với đó là đầu tư hạ tầng truyền tải, tích trữ năng lượng và đẩy nhanh việc thực hiện các kế hoạch tiết kiệm điện.

Như vậy, có thể thấy về chính sách cần có nhưng cải tiến như sau: i) cần có chính sách để đạt giá điện cạnh tranh, cơ chế giá FIT không còn được áp dụng, cần xây dựng cơ chế đấu thầu hiệu quả, cạnh tranh, công bằng và minh bạch;

ii) tạo cơ chế đầu tư, giá cho tích trữ năng lượng, phát triển chuỗi cung điện khí, iii) áp dụng hợp đồng mua điện mẫu theo thông lệ quốc tế; iv) các chính sách về giá năng lượng cần tạo động lực cho đầu tư về tiết kiệm năng lượng; v) xây dựng quy hoạch điện gió ngoài khơi bao gồm quy hoạch không gian biển và hạ tầng đấu nối.

Ngoài ra trong lĩnh vực giao thông vận tải cần nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng của các phương tiện cơ giới thông qua việc áp dụng các tiêu chuẩn khí thải và tiết kiệm nhiên liệu cao hơn cho tất cả các loại ô tô, thúc đẩy xe điện và thúc đẩy sử dụng nhiên liệu sạch hơn, chẳng hạn như nhiên liệu sinh học và khí tự nhiên nén (CNG), hydrogen.

Đối với lĩnh vực công nghiệp cần thúc đẩy đổi mới công nghệ, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, thay thế than bằng điện và sinh khối. Các nhiên liệu hóa thạch còn lại trong ngành công nghiệp có thể được thay thế bằng nhiên liệu điện phân hoặc nhiên liệu sinh học và giải pháp thu giữ và lưu trữ carbon (CCS).

5. Kết luận

Có thể thấy rằng, gói hỗ trợ đã công bố cho Nam Phi, Indonesia và Việt Nam là khởi điểm cho quá trình chuyển dịch năng lượng nói chung hay giảm phụ thuộc vào than nói riêng tại mỗi nước. Để đạt được mục tiêu Net Zero vào năm 2050, sự đồng hành của JETP là rất cần thiết.

Trong thời gian 1 năm tới đây dành cho việc đàm phán chi tiết cụ thể về các điều khoản tài chính, kế hoạch cải cách, cơ cấu điều phối..., để xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực (Resources Mobilization Plan), Việt Nam cần lưu ý xây dựng RMP khả thi, khoa học, tận dụng triệt để nguồn tài trợ này phục vụ hiệu quả cho quá trình chuyển dịch năng lượng công bằng.

Mọi chính sách đều có thể được điều chỉnh cho phù hợp tình hình thực tế. Khi các nguyên tắc sử dụng tài chính công của JETP được áp dụng linh hoạt dựa trên những tư duy được cập nhật mới nhất để quá trình chuyển dịch năng lượng công bằng sẽ tạo thuận lợi cho việc triển khai JETP đạt mục tiêu của Hiệp định Paris đúng thời điểm, đồng thời bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh năng lượng, phù hợp với chính sách của Việt Nam.

Tài liệu tham khảo

[1] Katherine Krame, “Just energy transition partnerships: An opportunity to leapfrog from coal to clean energy”, 7/12/2022. [Online]. Available: https://

www.iisd.org/articles/insight/just-energy-transition- partnerships.

[2] Amos Wemanya and Mohamed Adow,

“Implementation of the just energy transition partnership in South Africa”, 8/8/2022. [Online]. Available: https://www.

germanwatch.org/sites/default/files/g7-g20_track-2_

just_energy_africa_policy_brief_rev-1_met_1.pdf.

[3] Tập đoàn Điện lực Việt Nam, “Báo cáo tổng kết thực hiện Kế hoạch năm 2021, mục tiêu nhiệm vụ kế hoạch năm 2022”, 1/2022.

[4] Đóng góp do Quốc gia tự quyết định của Việt Nam (NDC), 11/2022.

[5] Bộ Công Thương, “Dự thảo Quy hoạch phát triển

(7)

điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, 11/2022.

[6] International Energy Agency (IEA), “An energy sector roadmap to net zero emissions in Indonesia”, 9/2022. [Online]. Available: https://www.iea.org/reports/

an-energy-sector-roadmap-to-net-zero-emissions-in- indonesia.

[7] Emily Tyler and Lonwabo Mgoduso, “Just energy transitions and partnerships in Africa: A South African case study”, Meridian Economics, 10/2022. [Online]. Available:

https://www.iddri.org/en/publications-and-events/

report/just-energy-transitions-and-partnerships-africa- south-african-case.

[8] World Bank, “World Bank approves $497 million in financing to Lower South Africa’s greenhouse gas emissions and support a just transition”, 4/11/2022.

[Online]. Available: https://www.worldbank.org/en/news/

press-release/2022/11/04/world-bank-approves-497- million-in-financing-to-lower-south-africa-s-greenhouse- gas-emissions-and-support-a-just-transit.

[9] European Commission, “Political declaration on establishing the just energy Transition partnership with Vietnam”, 14/12/2022. [Online]. Available: https://

ec.europa.eu/commission/presscorner/detail/en/

statement_22_7724.

[10] European Commission, “Joint statement by the government of the Republic of Indonesia and international partners group members on the Indonesia just energy transition plan”, 15/11/2022. [Online]. Available: https://

ec.europa.eu/commission/presscorner/detail/en/

statement_22_6892.

[11] European Commission, “France, Germany, UK, US and EU launch ground-breaking international just energy transition partnership with South Africa”, 2/11/2021.

[Online]. Available: https://ec.europa.eu/commission/

presscorner/detail/en/IP_21_5768.

[12] 12-Month Update on Progress in Advancing the Just Energy Transition Partnership (JETP). [Online].

Available: https://ukcop26.org/12-month-update-on- progress-in-advancing-the-just-energy-transition- partnership-jetp/.

[13] David Lawder, “Indonesia, ADB launch first coal power plant retirement deal”, 14/11/2022. [Online].

Available: https://www.reuters.com/business/cop/

exclusive-indonesia-adb-launch-first-coal-power-plant- retirement-deal-2022-11-14/.

[14] Sierd Hadley, “What’s the state of play on just energy transition partnerships?”, 16/11/2022. [Online].

Available: https://odi.org/en/insights/whats-the-state- of-play-on-just-energy-transition-partnerships/.

[15] Leigh Collins, “Germany will promote blue hydrogen for the first time in new update of national H2 strategy, Berlin confirms”, 6/12/2022. [Online].

Available: https://www.hydrogeninsight.com/policy/

germany-will-promote-blue-hydrogen-for-the-first- time-in-new-update-of-national-h2-strategy-berlin- confirms/2-1-1367988.

Summary

On December 14, 2022, Vietnam and the International Partners Group (IPG) launched a Just Energy Transition Partnership (JETP). The IPG members consist of Denmark, Germany, France, the European Union (EU), the United Kingdom, Japan, Italy, Canada, Norway, and the United States. After South Africa and Indonesia, Vietnam is the third country to have a JETP agreement.

This article introduces JETP and its main contents. In order to achieve the goals of the Paris Agreement in a timely manner while ensuring socio-economic efficiency and energy security in line with Vietnam's policies, the issues related to the development of JETP in Vietnam are also analysed.

Key words: Energy transition, Just Energy Transition Partnership (JETP).

JUST ENERGY TRANSITION PARTNERSHIP AND CHALLENGES FOR VIETNAM ENERGY SECTOR

Dang Thi Thuy Hanh1, Truong Nhu Tung1, Dang Thanh Tung2

1Vietnam Petroleum Institute

2Vietnam Oil and Gas Group Email: hanhdtt@vpi.pvn.vn

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trong tiết học này các em sẽ được học một số từ vựng nói về quốc tịch của các quốc gia và biết cách hỏi và trả lời về quốc tịch của một ai đó. KỸ NĂNG!. Các em được củng

- Học sinh thực hiện được động tác bổ trợ chạy nhanh, xuất phát cao chạy nhanh thực hiện các động tác bổ trợ cầu lông, chạy bền..