• Không có kết quả nào được tìm thấy

A. MỤC TIÊU : Giúp học sinh:

1. Kiến thức

- Khái niệm số từ và lượng từ:

+ Nghĩa khái quát của số từ và lượng từ.

+ Đặc điểm ngữ pháp: khả năng kết hợp, chức vụ ngữ pháp của số từ và lượng từ.

- Khái niệm chỉ từ.

- Nghĩa khái quát của chỉ từ.

- Đặc điểm ngữ pháp của chỉ từ:

+ Khả năng kết hợp của chỉ từ.

+ Chức vụ ngữ pháp của chỉ từ.

- Khái niệm phó từ

+ Ý nghĩa khái quát của phó từ + Đặc điểm ngữ pháp của phó từ.

- Các loại phó từ.

2.Kỹ năng

* Kỹ năng bài day:

- Nhận diện được số từ và lượng từ, chỉ từ và phó từ.

- Phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị.

- Vận dụng số từ và lượng từ , chỉ từ và phó từ khi nói, viết.

* Kĩ năng sống:

- Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về đặc điểm, tác dụng của số từ, lượng từ, chỉ từ và phó từ .

3. Thái độ:

- Có ý thức vận dụng số từ, lượng từ, chỉ từ và phó từ trong khi nói và khi viết.

4. Phát triển năng lực

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học)

- Năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích ngữ liệu), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến).

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói.

* Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC.

- Tích hợp giáo dục đạo đức:

+ Biết yêu quí và trân trọng tiếng Việt.

+ Tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó.

B. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học.

2. Học sinh: Đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài;

và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.

C/ PHƯƠNG PHÁP/KTDH

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, giảng bình, nêu vấn đề, dạy học theo định hướng hành động, dạy học nhóm, phân tích.

- Kĩ thuật : Động não, chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

D/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY VÀ GIÁO DỤC I. Ổn định tổ chức. (1’)

II. Kiểm tra bài cũ: (4’)

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

III. Bài mới: (35’)

* * Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Thời gian: 1 phút

- Hình thức tổ chức: Cả lớp.

- PP: thuyết trình.

- Kĩ thuật: động não

Những giờ học trước cô đã cùng với các em tìm hiểu về số từ, lượng từ, chỉ từ và phó từ. Tiết học này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về số từ, lượng từ, chỉ từ và phó từ để nắm chắc kiến thức lý thuyết và vận dụng tốt.

Hoạt động thầy - trò Nội dung

Hoạt động 2

* Mục tiêu:

- H.s ôn tập các kiến thức về số từ và lượng từ.

I.Ôn tập số từ và lượng từ

* Hình thức tổ chức: - Cả lớp/ cá nhân/ nhóm.

- Thời gian: 17 phút

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, giảng bình, nêu vấn đề, dạy học theo định hướng hành động, dạy học nhóm, phân tích.

- KT : Động não, chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

? Em hiểu thế nào là số từ? Cho ví dụ?

- Là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật.

? Nêu khả năng kết hợp của số từ?

- Khả năng kết hợp: Có thể kết hợp với DT

? Số từ giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu?

- Chức vụ ngữ pháp: Làm phụ ngữ cho DT trong cụm DT

? Số từ chia thành những loại nào?

- Các loại: số từ chỉ số lượng và số từ chỉ số thứ tự.

? Có thể nhận diện và phân biệt số từ với DT chỉ đơn vị dựa vào những đặc điểm nào?

- Số từ không kết hợp trực tiếp với chỉ từ, DT chỉ đơn vị kết hợp trực tiếp với số từ ở phía trước và chỉ từ ở phía sau.

? Thế nào là lượng từ? Cho ví dụ?

- Lượng từ: Là từ chỉ lượng ít hay nhiểu của sự vật.

VD: vài, mọi, mỗi,….

? Lượng từ được phân loại như thế nào?

- Chia làm 2 nhóm

+ Chỉ ý nghĩa toàn thể : cả, tất cả, hết thảy, cả thảy...

+ Chỉ ý nghĩa tập hợp, phối hợp: những mỗi, các, từng.

? Lượng từ có khả năng kết hợp như thế nào và giữ những chức vụ ngữ pháp gì trong câu?

- Kết hợp với DT

- Làm phụ ngữ cho DT trong cụm DT Thảo luận nhóm bàn trong 2 phút

? Phân biệt số từ với lượng từ?

Số từ Lượng từ

- Chỉ số lượng cụ thể và số TT.

- Chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.

- Số từ: Là từ chỉ số lượng hoặc số thứ tự.

VD: một, hai, ba, bốn…

- Khả năng kết hợp: Có thể kết hợp với DT

- Chức vụ ngữ pháp: Làm phụ ngữ cho DT trong cụm DT - Các loại: số từ chỉ số lượng và số từ chỉ số thứ tự.

- Lượng từ: Là từ chỉ lượng ít hay nhiểu của sự vật.

VD: vài, mọi, mỗi,….

- Chia làm 2 nhóm

+ Chỉ ý nghĩa toàn thể : cả, tất cả, hết thảy, cả thảy...

+ Chỉ ý nghĩa tập hợp, phối hợp: những mỗi, các, từng.

- Kết hợp với DT

- Làm phụ ngữ cho DT trong cụm DT.

- Khả năng kết hợp:

+ ST chỉ số lượng giữ vai trò làm phụ ngữ t1 ở trước trung tâm DT + ST chỉ số TT: làm phụ ngữ s1.

+ Chỉ lượng toàn thể:

làm phụ ngữ t2

+ Chỉ lượng tập hợp hay phân phối: t1

Hoạt động 3

* Mục tiêu:

- H.s ôn tập các kiến thức về chỉ từ và phó từ.

* Hình thức tổ chức: - Cả lớp/ cá nhân/ nhóm.

- Thời gian: 17 phút

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, giảng bình, nêu vấn đề, dạy học theo định hướng hành động, dạy học nhóm, phân tích.

- KT : Động não, chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

?Em hiểu thế nào là chỉ từ?Lấy ví dụ?

- Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian, thời gian.

GV: chỉ từ là một tên gọi khác của đại từ chỉ định.

? Chỉ từ làm những chức vụ gì trong câu?

- Phụ ngữ trong cụm danh từ, chủ ngữ, trạng ngữ.

? Đặt câu có sử dụng chỉ từ? Xác định chức vụ ngữ pháp của chỉ từ đó trong câu?

- HS đặt, lớp nhận xét, GV sửa chữa.

? Trong mô hình cụm DT, chỉ từ nằm ở vị trí nào?

- Làm phụ ngữ s2.

? Thế nào là phó từ?

- Đi kèm và bổ sung ý nghĩa cho đ.từ, tính từ.

* Lưu ý: những phó từ (cũng, vẫn, chưa, rất… ý nghĩa của chúng không giống các thực từ tức là không có khả năng gọi tên sự vật hiện tượng, trạng thái, tính chất, quan hệ..) -> chúng là những hư từ.

? Đặt câu có dùng phó từ?

- HS đặt câu -> Nhận xét.

? Phó từ gồm mấy loại?

- Phó từ gồm 2 loại lớn:

+ Phó từ đứng trứơc động từ, tính từ + Phó từ đứng sau động từ, tính từ

? Những phó từ đứng trước bổ sung ý nghĩa gì cho động từ, tính từ?

? Những phó từ đứng sau bổ sung ý nghĩa gì cho động từ, tính từ?

II. Ôn tập chỉ từ, phó từ

- Chỉ từ là những từ dùng để trỏ

vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian, thời gian.

- Khả năng kết hợp: Kết hợp với dt.

- Chức vụ ngữ pháp: + Làm phụ ngữ cho dt trong cụm dt + Làm chủ ngữ trong câu.

- Phó từ là những từ đi kèm và bổ sung ý nghĩa cho ĐT, Tính từ.

- Phó từ gồm 2 loại lớn:

+ Phó từ đứng trứơc động từ, tính từ

+ Phó từ đứng sau động từ, tính từ

?

Khi sử dụng số từ lượng, phó từ từ em cần lưu ý điều gì?

- Sử dụng đúng nghĩa, đúng hoàn cảnh giao tiếp.

- Gv nhận xét và tích hợp giáo dục đạo đức: Tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó.

IV. Củng cố ( 2’) PP vấn đáp

? Hãy chốt lại những kiến thức cần ghi nhớ trong bài?

? Qua nội dung tiết học em có nhận xét gì về cấu tạo và ý nghĩa của số từ lượng từ, phó từ?

- H.s phát biểu.

- Gv nhận xét và tích hợp giáo dục đạo đức: Biết yêu quí và trân trọng tiếng Việt.

V. Hướng dẫn về nhà: (3’) PP thuyết trình - Học bài theo các đơn vị kiến thức cơ bản - Hoàn thành các bài tập

- Chuẩn bị: Soạn bài: Thực hành số từ, lượng từ, chỉ từ, phó từ.

+ Ôn lại liến thức lý thuyết.

+ Xem các dạng bài tập, tập viết đoạn văn theo chủ đề tự chọn có sử dụng số từ, lượng từ, chỉ từ, phó từ.

E. RÚT KINH NGHIỆM

...

...

...

...

...

...

============********=============

Ngày soạn:………

Ngày giảng:6A………

Tiết 44 Ý nghĩa Phó từ

đứng trước

Phó từ đứng sau Chỉ quan hệ thời

gian

đã, đang

Chỉ mức độ thật, rất lắm

chỉ sự tiếp diễn tương tự

cũng, vẫn Chỉ sự cầu khiến đừng

Chỉ sự phủ định không, chưa Chỉ kết quả và

hướng

vào, ra

chỉ khả năng được