• Không có kết quả nào được tìm thấy

- Nghe – viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.  

- Làm đúng bài tập 2.a ( chọn 3 trong 4 từ).

- HS có ý thức rèn chữ viết tốt.

II/ CHUẨN BỊ

- Bài tập 2a chép sẵn trên bảng lớp.

- VBT, bảng con, vở.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động của Gv Hoạt động của HS 1/ Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút ) 

- GV kiểm tra vở của những HS về nhà viết lại bài chính tả trong tiết học trước. 

- HS viết bảng con , 2 HS viết bảng lớp các từ ngữ sau Sấm sét, xe sợi, chia sẻ.

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a, Giới thiệu bài : ( 1 phút )

- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.

b,  Hướng dẫn viết chính tả:  ( 8 phút ) - Hướng dẫn HS chuẩn bị

-  GV đọc đoạn văn 1 lượt.

- Giúp HS hiểu nội dung bài chính tả. 

- Đoạn văn nói lên điều gì ?  

- Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa ? Vì sao ? - Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.

- Yêu cầu HS viết các từ vừa tìm được.

 

c, Viết chính tả: ( 15 phút )  GV đọc cho HS  viết bài vào vở     c) Soát lỗi

- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi  

d, Chấm bài: ( 5 phút )

- Gv chấm từ 5 – 7 bài, nhận xét từng bài về mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày 3/ HD làm bài tập chính tả: ( 5 phút )

Bài 2a:

 Gọi HS đọc yêu cầu.

 

- Yêu cầu HS tự làm.

- GV mở bảng phụ, mời 2 HS lên bảng thi điền nhanh vào chỗ trống.

- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

4/ Củng cố, dặn dò: ( 3 phút )   - Nhận xét tiết học, chữ viết của HS. 

- Dặn HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng và chuẩn bị bài sau.

 

- HS thực hiện theo YC của Gv  

     

- Nghe GV giới thiệu bài.

   

- Theo dõi sau đó 1 HS đọc lại.

 

- Nỗi vất vả của đoàn quân vượt dốc.

- HS trả lời.

 

- Trơn, lầy, thung lũng, lù lù, lúp xúp, đỏ bừng,...

- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.

- Hs viết bài vào vở  

- HS đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi theo lời đọc của GV.

 

- Các HS còn lai tự chấm bài cho mình.

     

- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.

- HS dưới lớp làm vào vở.

- 2 HS lên bảng làm.

- Sáng suốt, xao xuyến, sóng sánh. 

 

-HS chú ý nghe.

   

TỰ NHIÊN XÃ HỘI TIẾT 40: THỰC VẬT I/ MỤC TIÊU

- Biết được cây đều có rễ, thân, lá, hoa, quả.

- Nhận ra được sự đa dạng và phong phú của thực vật.

- Quan sát hình vẽ  hoặc vật thật và chỉ được thân, rễ, lá hoa, quả của một số cây.

* GDTNMTBĐ: Liên hệ một số loài thực vật biển, giá trị của chúng, tầm quan trọng phải bảo vệ chúng

II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích, so sánh tìm đặc điểm giống và khác nhau của các loại cây.

- Kĩ năng hợp tác: Làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

III/ CHUẨN BỊ

- Các cây có ở sân trường, vườn trường.

- Giấy A4, bút màu đủ dùng cho mỗi HS.

- Giấy khổ to, hồ dán.

IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của HS 1/ Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )

- GV gọi 2 HS nêu ND bài học trước - GV nhận xét

2/ Bài mới : ( 25 phút ) a, Giới thiệu bài: ( 1 phút ) b, Phát triển bài: ( 24 phút )

Hoạt động 1: Quan sát theo nhóm ngoài thiên nhiên  Bước 1: Tổ chức hướng dẫn

- GV chia nhóm, phân khu vực quan sát cho từng nhóm, hướng dẫn HS cách quan sát cây cối ở khu vực các em được phân công

- GV giao nhiệm vụ và gọi một vài HS nhắc lại nhiệm vụ quan sát trước khi cho các nhóm ra quan sát cây cối ở sân trường hay ở xung quanh sân trường.

Bước 2 :  Trình tự :

- Chỉ vào từng cây và nói tên các cây có ở khu vực nhóm được phân công.

- Chỉ và nói tên từng bộ phận của cây

- Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng và kích thước của những cây đó Bước 3 : Làm việc cả lớp

- Hết thời gian quan sát các nhóm, GV yêu cầu cả lớp tập hợp và lần lượt đi đến khu vực của từng nhóm để nghe đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình.

               

- GV giúp HS nhận ra sự đa dạng và phong phú của thực vật ở xung quanh và đi đến kết luận như ở trang 77 SGK.

* Kết luận : Xung quanh ta có rất nhiều cây. Chúng có kích thước và hình dạng khác nhau. Mỗi cây thường có rễ, thân, lá, hoa và quả.

- GV có thể giới thiệu tên của một số cây trong SGK trang 76, 77 : Hoạt động 2 :  Làm việc cá nhân 

Bước 1: 

- GV yêu cầu HS lấy giấy và bút chì hay bút màu ra để vẽ một hoặc vài cây mà các em quan sát được.

- Lưu ý dặn HS : Tô màu, ghi chú tên cây và các bộ phận của cây trên hình vẽ.

Bước 2 :  Trình bày.

- Từng cá nhân có thể dán bài của mình trước lớp hoặc GV phát cho mỗi nhóm một tờ giấy khổ to, nhóm trưởng tập hợp các bức tranh của các bạn trong nhóm dán vào đó rồi trưng bày trước lớp.

- GV có thể yêu cầu một số HS lên tự giới thiệu về bức tranh của mình.

- GV và HS cùng nhận xét, đánh giá các bức tranh vẽ của lớp.

3/ Củng cố - Dặn dò: ( 5 phút ) - Gọi vài HS đọc bài học trang 77.

- GD học sinh biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh để có không khí trong lành.

- Nhận xét tiết học. CB bài sau.

 

- HS nêu   

         

- Các nhóm quan sát cây cối ở khu vực các em được phân công  

 

- Các nhóm làm việc ngoài thiên nhiên  

   

- Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc theo trình tự  

         

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của  nhóm  mình.

Hình 1 : Cây khế.

Hình 2 : Cây vạn tuế (trồng trong chậu đặt trên bờ tường), cây trắc bách diệp (cây cao nhất ở giữa hình)

Hình 3 : Cây Kơ nia (cây có thân to nhất), cây cau (cây có thân thẳng và nhỏ ở phía sau cây kơ nia).

Hình 4 : Cây lúa ở ruộng bậc thang, cây tre,...

Hình 5 : Cây hoa hồng.

Hình 6 : Cây súng.

                     

- HS lấy giấy và bút chì hay bút màu ra để vẽ một hoặc vài cây mà các em quan sát được.

 

   

- Từng cá nhân dán bài của mình trước lớp hoặc nhóm trưởng tập hợp các bức tranh của các bạn trong nhóm dán vào đó rồi trưng bày trước lớp.

 

- HS lên tự giới thiệu về bức tranh của mình.

   

- Vài HS đọc- lớp theo dõi.

_________________________________________

Ngày soạn: T3/23/01/2018

Ngày giảng :Thứ  sáu, ngày 26  tháng 1 năm 2018 TẬP LÀM VĂN

TIẾT 20: BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG