• Không có kết quả nào được tìm thấy

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Qua bài học HS biết được:

- Biết đường Trường Sơn với việc chi viện sức người, vũ khí, lương thực,... của miền Bắc cho cách mạng miền Nam, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam:

+ Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam, ngày 19-5-1959, Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn (đường Hồ Chí Minh).

+ Qua đường Trường Sơn, miền Bắc đã chi viện sức người, sức của cho miền Nam, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam.

- Khai thác sách giáo khoa, tranh ảnh, bản đồ và các tài liệu liên quan.

- Góp phần phát triển Năng lực và phẩm chất: Hiểu được đường Trường Sơn góp phần to lớp vào vào thắng lợi của cách mạng miền Nam.Hợp tác nhóm tốt để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

+ Yêu thiên nhiên, di sản, yêu người dân đất nước mình; tự hào và bảo vệ những điều thiêng liêng đó. Khâm phục, biết ơn những người đã dũng cảm đấu tranh phá bỏ áp bức bóc lột. Tự hào về lịch sử dân tộc.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

+ Các hình minh hoạ trong SGK.

+ Bản đồ hành chính Việt Nam

Sưu tầm các tranh ảnh, tư liệu về đường Trường Sơn.

2.Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động khởi động (3 - 5 phút) - Cho HS khởi động bằng câu hỏi:

+ Nhà máy Cơ khí Hà Nội ra đời trong hoàn cảnh nào?

+ Nhà máy Cơ khí Hà Nội đã có đóng góp gì trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?

- GV nhận xét.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng.

- HS thực hiện

- HS ghi vở 2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1:

- GV treo bản đồ Việt Nam

- Cho Hs thảo luận theo nhiệm vụ:

Yêu cầu HS lên chỉ vị trí của đường Trường Sơn

+ Đường Trường Sơn có vị trí thế nào với 2 miền Bắc- Nam của nước ta?

+ Vì sao Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn?

a. Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn.

- HS cả lớp theo dõi

- HS thảo luận nhóm, báo cáo kết quả + HS lên chỉ vị trí của đường Trường Sơn và trả lời câu hỏi:

+ Đường Trường Sơn là đường nối liền 2 miền Bắc – Nam.

+ Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam kháng chiến, ngày 19 5 -1959 Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn.

+ Tại sao ta lại chọn mở đường qua dãy núi Trường Sơn?

* Kết luận: …

+ Vì đường đi giữa rừng khó bị địch phát hiện, quân ta dựa vào rừng để che mắt quân thù.

- Các bạn khác nhận xét, bổ sung Hoạt động 2:

- GV cho HS làm việc theo nhóm bàn + Tìm hiểu và kể lại câu chuyện về anh Nguyễn Viết Xuân?

+ Chia sẻ với các bạn về những bức ảnh, những câu chuyện, những bài thơ về những tấm gương anh dũng trên đường Trường Sơn mà em sưu tầm được.

- GV cho HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp

- GV nhận xét kết quả làm việc của HS, tuyên dương các nhóm tích cực sưu tầm và trình bày tốt.

*Kết luận:

b. Những tấm gương anh dũng trên đường Trường Sơn.

- HS làm việc theo nhóm

+ Lần lượt từng HS dựa vào SGK và tập kể lại câu chuyện của anh Nguyễn Viết Xuân.

+ Cả nhóm tập hợp thông tin, dán hoặc viết vào một tờ giấy khổ to.

- 2 HS thi kể trước lớp

Hoạt động 3:

- GV yêu cầu HS cả lớp cùng suy nghĩ:

+ Tuyến đường Trường Sơn có vai trò như thế nào trong sự nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc ta?

*Kết luận:

b. Tầm quan trọng của đường Trường Sơn.

- HS trao đổi với nhau, sau đó 1 HS nêu ý kiến trước lớp

+ Đường Trường Sơn là con đường huyết mạch nối hai miền Nam Bắc, trên con đường này biết bao người con miền Bắc đã vào Nam chiến đấu, đã chuyển cho miền Nam hàng triệu tấn lương thực, thực phẩm, đạn dược, vũ khí… để miền Nam đánh thắng kẻ thù.

- HS nhận xét.

- HS đọc ghi nhớ bài SGK/39 3. Hoạt động luyện tập:

- HS đọc nội dung SGK,hoàn thành bài tập 1, 2, 3, 4vở bài tập Lịch sử lớp 5 trang 49+50

Đánh dấu × vào ☐ trước ý sai.

Đường Trường Sơn có tên gọi khác là:

☐ Đường Hồ Chí Minh

☐ Đường Hồ Chí Minh trên biển.

☐ Đường 5 59.

Trả lời:

☒Đường Hồ Chí Minh

Câu 3 trang 49 Vở bài tập Lịch sử 5 Đánh dấu × vào ☐ trước ý đúng.

Mục đích của việc mở đường Trường Sơn là:

☐ Để mở đường thông thương sang Lào và Cam-pu-chia.

☐ Để miền Bắc chi viện cho miền Nam, thực hiện nhiệm vụ thống nhất đất nước.

☐ Cả hai ý trên.

Trả lời:

☒ Để miền Bắc chi viện cho miền Nam, thực hiện nhiệm vụ thống nhất đất nước.

Câu 4 trang 49 Vở bài tập Lịch sử 5

Qua lời kể của anh Nguyễn Viết Sinh (đoạn dẫn trong sách giáo khoa), em hãy cho biết một số khó khăn, gian khổ mà bộ đội và thanh niên xung phong đã trải qua trên đường Trường Sơn.

Trả lời:

- Bộ đội và thanh niên xung phong đã gùi gạo và xăng trên lưng (người nào cũng 40-50kg) đi luồn lách qua rừng núi, dùng bè mảng vượt qua sông sâu.

- Để tránh sự rình rập và kiểm soát của địch, có những lúc vượt qua đường cái, bộ đội còn phải chui qua cống hoặc trải ni lông trên mặt đường rồi vượt qua, không để lại dấu vết gì.

Câu 5 trang 50 Vở bài tập Lịch sử 5

Nêu cảm nghĩ của em về sự biết ơn những người anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì độc lập tự do dân tộc.

Trả lời:

Cứ mỗi giờ, mỗi phút trôi qua lại có người phải hi sinh vì chiến tranh. Có như vậy mới thấy chiến tranh ác liệt, mới thấy các chiến sĩ đã hi sinh vì độc lập tự do cho dân tộc nhiều đến thế nào. Những anh hùng ấy dù vô danh hay hữu danh đều rất đáng khâm phục và tự hào. Thông qua hình ảnh trên cho thấy lòng biết ơn của thế hệ sau đối với những người đi trước, trân trọng những thành quả mà họ dùng xương máu để đổi lấy. Thế hệ trẻ ngày nay cũng cần thể hiện lòng biết ơn các anh hùng liệt sĩ bằng cách học tập thật tốt, tiếp nối truyền thống chiến đấu quên mình bằng cách “chiến đấu dũng cảm” trong thời bình để xây dựng và bảo vệ độc lập vững bền.

- GV chiếu nội dung từng bài tập và chữa bài cho HS.Chốt đáp án đúng.

4. Hoạt động vận dụng:

- GV cho hs nhắc lại nội dung bài học.

- GV cho HS chia sẻ với mọi người những điều em biết về đường Trường Sơn huyền thoại

* Kết luận:

* Chốt nội dung toàn bài.

- HS nêu lại nội dung bài học.

- Nêu nội dung ghi nhớ.

HS chia sẻ cho nhau nghe những điều mình biết về đường Trường Sơn huyền thoại

* Củng cố, dặn dò: (1 -2 phút)

- Nêu 1 điều mà em tâm đắc nhất qua bài học trên.

- Nhận xét giờ học, dặn học sinh về nhà học bài, tìm hiểu, sưu tầm thêm những tư

- HS trả lời

- HS nghe và thực hiện

Tài liệu liên quan