• Không có kết quả nào được tìm thấy

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÓM BỆNH NHÂN CHUYỂN PHÔI TRỮ ĐÔNG

3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÓM BỆNH NHÂN CHUYỂN PHÔI TRỮ ĐÔNG

3.1.1. Tuổi

Phân bố nhóm tuổi của bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu được thể hiện qua biểu đồ 3.1.

Biểu đồ 3.1. Phân bố nhóm tuổi bệnh nhân Nhận xét:

- Tuổi bệnh nhân được chuyển phôi từ 19 đến 45.

- Trong đó, nhóm tuổi từ 26 đến 30 chiếm 34,3% và từ 31 đến 35 chiếm tỉ lệ lớn nhất với 428 bệnh nhân chiếm 35,4%.

3

95

414 428

194

74

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450

15-20 21-25 26-30 31-35 36-40 41-45

Số bệnh nhân

- Chỉ có 3 bệnh nhân từ 20 tuổi trở xuống chiếm 0,2% và 74 bệnh nhân trên 40 tuổi chiếm 6,1%.

Sự phân bố các nhóm tuổi qua từng năm nghiên cứu được thể hiện trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi bệnh nhân theo năm Năm 2012

(n=315)

Năm 2013 (n=404)

Năm 2014 (n=489)

Tổng

Tuổi trung

bình 31,44±4,64 32,01±5,01 32,17±4,96 31,93±4,90 Nhóm tuổi

< 31 tuổi 31-35 tuổi

> 35 tuổi

47,3% (149) 34,9% (110) 17,8% (56)

42,3% (171) 34,2% (138) 23,5% (95)

39,3% (192) 36,8% (180) 23,9% (117)

42,4%

35,4%

22,2%

Nhận xét:

- Độ tuổi bệnh nhân trung bình chuyển phôi trữ đông có xu hướng tăng nhẹ từ năm 2012 đến 2014, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với >0,05.

- Bệnh nhân chuyển phôi trữ đông trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu nằm trong nhóm tuổi dưới 35 với 77,8%. Trong đó, chủ yếu là bệnh nhân dưới 31 tuổi. Nhóm tuổi trên 35 tuổi chiếm tỷ lệ nhỏ nhất với 22,2%.

3.1.2. Phân bố về thời gian vô sinh:

Thời gian vô sinh trung bình của nhóm nghiên cứu là 4,65±2,91 (năm).

Ít nhất là 1 năm, nhiều nhất là 15 năm. Phân bố về thời gian vô sinh được mô tả trong bảng 3.2.

Bảng 3.2. Phân bố về thời gian vô sinh

Thời gian vô sinh Số bệnh nhân Tỷ lệ

Dưới 5 năm 711 58,9%

Từ 5 đến 10 năm 415 34,3%

Trên 10 năm 82 6,8%

Tổng 1208 100%

Nhận xét:

Trong tổng số 1208 bệnh nhân, có 711 bệnh nhân có thời gian vô sinh dưới 5 năm chiếm 58,9%. Chỉ có 6,8% số bệnh nhân chuyển phôi trữ đông có thời gian vô sinh trên 10 năm.

3.1.3. Phân loại vô sinh (Bảng 3.3)

Bảng 3.3. Phân bố về loại vô sinh nguyên phát và thứ phát

Loại vô sinh Số lượng Tỷ lệ

Nguyên phát 674 55,8%

Thứ phát 534 44,2%

Tổng 1208 100%

Nhận xét:

Trong nhóm nghiên cứu, các bệnh nhân vô sinh nguyên phát chiếm tỉ lệ 55,8 % nhiều hơn vô sinh thứ phát.

3.1.4. Nguyên nhân vô sinh

Có bốn nhóm nguyên nhân vô sinh chính là: vô sinh do vợ, vô sinh do chồng, vô sinh do cả hai vợ chồng và những trường hợp không rõ nguyên nhân (KRNN). Tỷ lệ của các nguyên nhân gây vô sinh trong nhóm nghiên cứu được thể hiện trong biểu đồ 3.2.

Biểu đồ 3.2. Nguyên nhân gây vô sinh Nhận xét:

- Với những bệnh nhân có chu kỳ chuyển phôi trữ đông trong nghiên cứu nguyên nhân gây vô sinh chủ yếu là do vợ chiếm 47,8%. Nguyên nhân do chồng chiếm 19,0% và do cả hai chiếm 7,5%. Và có đến 25,7% các trường hợp vô sinh không rõ nguyên nhân.

- Ở nhóm do vợ nguyên nhân do tắc vòi trứng chủ yếu chiếm 79,2%, ngoài ra là do rối loạn phóng noãn, lạc nội mạc tử cung, dính buồng tử cung… (Biểu đồ 3.3).

Biểu đồ 3.3. Các nguyên nhân vô sinh do vợ 3.1.5. Phương pháp thụ tinh

Đặc điểm của phương pháp thụ tinh được mô tả trong bảng 3.4.

Bảng 3.4. Phương pháp thụ tinh

Số lượng Tỷ lệ

IVF cổ điển 83 6,9%

IVF/ICSI 1125 93,1%

Tổng 1208 100%

Nhận xét:

- Từ năm 2012 đến 2014, phương pháp thụ tinh chủ yếu với những bệnh nhân có chu kỳ chuyển phôi trữ đông là IVF/ICSI chiếm đến 93,1%.

- Phương pháp IVF cổ điển chỉ thực hiện trên 83 bệnh nhân chiếm 6,9%.

3.1.6. Số lần thực hiện chuyển phôi trữ lạnh

Đặc điểm lần chuyển phôi được mô tả trong bảng 3.5.

Bảng 3.5. Đặc điểm lần chuyển phôi trữ đông

Lần chuyển phôi trữ Số lượng Tỷ lệ

Lần 1 1011 83,7%

Lần 2 120 9,9%

Từ lần 3 trở lên 77 6,4%

Tổng 1208 100%

Nhận xét:

- Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là các bệnh nhân chuyển phôi trữ lần đầu chiếm 83,7 %.

- Số bệnh nhân chuyển phôi trữ từ lần thứ 3 trở lên có 77 người chiếm 6,4%.

3.1.7. Nồng độ FSH cơ bản (bFSH)

Đặc điểm nồng độ FSH cơ bản của những bệnh nhân chuyển phôi trữ đông được mô tả ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Phân bố nồng độ FSH cơ bản Nồng độ bFSH

(mUI/mL) Số lượng Tỷ lệ

< 8 1117 92,5%

8-10 45 3,7%

>10 46 3,8%

Tổng 1208 100%

Nhận xét:

- Nồng độ bFSH trung bình 6,26 ±1,71 (mUI/mL), giá trị nhỏ nhất 2,4 giá trị lớn nhất 14,7 mUI/mL.

- Nồng độ bFSH tập trung chủ yếu ở mức giá trị dưới 8 mUI/mL với 92,5%. Chỉ có 3,8% bệnh nhân có nồng độ bFSH tăng cao trên 10 mUI/mL.

3.1.8. Phác đồ kích thích buồng trứng được sử dụng

Bệnh nhân được sử dụng 3 phác đồ KTBT là GnRH agonist dài, GnRH agonist ngắn và GnRH antagonist. Các phác đồ kích thích buồng trứng được phân bố như bảng 3.7.

Bảng 3.7. Phân bố các phác đồ kích thích buồng trứng được sử dụng

Phác đồ Số lượng BN Tỷ lệ

GnRH agonist dài 762 63,1%

GnRH agonist ngắn 176 14,6%

GnRH antagonist 270 22,3%

Tổng 1208 100%

Nhận xét:

Từ năm 2012 đến năm 2014, các bệnh nhân chuyển phôi trữ đông tại bệnh viện Phụ sản Trung ương chủ yếu được sử dụng phác đồ kích thích dài chiếm 63,1%. Nhóm sử dụng phác đồ Agonist chiếm tỷ lệ thấp nhất với 14,6%.

3.1.9. Chất lượng phôi trước trữ đông của các phác đồ kích thích buồng trứng

Đặc điểm của chất lượng phôi trước trữ đông theo các phác đồ KTBT được mô tả trong biểu đồ 3.4.

Biểu đồ 3.4. Đặc điểm chất lượng phôi trước trữ đông của các phác đồ kích thích

Nhận xét: Tỷ lệ phôi trữ đông độ III, độ II và độ I của cả ba phác đồ tương đương nhau sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p >0,05.

3.2. KẾT QUẢ CỦA QUÁ TRÌNH CHUYỂN PHÔI TRỮ ĐÔNG