• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, NỘI SOI CỦA RXL TÁI PHÁT 57

3.1.2. Đặc điểm lâm sàng

3.1.2.1. Lý do vào viện.

Bảng 3.5. Lý do vào viện.

Nhóm bệnh Lý do vào viện

Bị lần đầu (n = 28) Đợt tái diễn (n = 62)

n % n %

Sưng (đau) cổ bên đơn thuần 28 100 55 88.71

Sưng đau cổ bên + có lỗ rò 0 0.0 5 8.06

Chỉ có lỗ rò vùng cổ 0 0.0 2 3.23

Tổng số 28 100 62 100

Nhận xét:

- Lý do vào viện chủ yếu là sưng vùng cổ bên đơn thuần, với tỷ lệ 100%

ở nhóm bị lần đầu và 88.71% ở nhóm tái diễn.

- Không gặp triệu chứng có lỗ rò vùng cổ ở nhóm bị bệnh lần đầu.

3.1.2.2. Thân nhiệt khi vào viện.

Bảng 3.6. Thân nhiệt khi vào viện.

Nhóm bệnh Thân nhiệt

Bị lần đầu (n = 28)

Đợt tái diễn (n = 62)

p

n % n %

≤ 37o 1 3.57 36 58.06 < 0.0001

> 37o - 38o 3 10.71 9 14.52 > 0.05

> 38o - 39o 10 35.71 13 20.97 > 0.05

> 39o 14 50.00 4 6.45 < 0.0001

Tổng số 28 100 62 100 -

Nhận xét:

- Trong nhóm BN bị bệnh lần đầu, thân nhiệt hay gặp là > 38 độ với tỷ lệ 85.71% (24/28 BN). Ngược lại trong BN bị bệnh ở đợt tái diễn, đa số hay gặp lại có thân nhiệt < 38 độ, với tỷ lệ 72.58% (45/62 BN). Sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê.

3.1.2.3. Triệu chứng cơ năng.

Các triệu chứng cơ năng bao gồm đau vùng cổ, khạc mủ, tự vỡ mủ, khó thở, rò dịch vùng cổ được khai thác ở tất cả các BN khi có biểu hiện bệnh lần đầu (n = 90) cũng như trong nhóm các BN có đợt tái diễn lần này (n = 62) để so sánh và được thống kê trong bảng 3.7.

Bảng 3.7. Triệu chứng cơ năng.

Nhóm bệnh Triệu chứng

Bị lần đầu (n = 90)

Đợt tái diễn

(n = 62) p

n % n %

Đau vùng cổ 88 97.78 60 96.77 > 0.05

Khạc mủ 6 6.67 0 0.00 < 0.05

Tự vỡ mủ 5 5.56 20 32.26 < 0.001

Khó thở 1 1.11 0 0.00 > 0.05

Rò dịch vùng cổ 0 0.00 3 4.84 < 0.05

Nhận xét:

- Trong cả hai nhóm, triệu chứng đau vùng cổ và khó thở khác nhau không có ý nghĩa. Tuy nhiên các triệu chứng khạc mủ, tự vỡ mủ và rò dịch vùng cổ ở hai nhóm lại khác nhau có ý nghĩa thống kê ở các mức độ.

- Triệu chứng cơ năng hay gặp nhất là đau vùng cổ, gặp tới > 95%

3.1.2.4. Triệu chứng thực thể

Bảng 3.8. Triệu chứng thực thể.

Nhóm bệnh Triệu chứng

Bị lần đầu (n = 28)

Đợt tái diễn

(n = 62) p

n % n %

Sưng vùng cổ 28 100 60 96.77 > 0.05

Áp xe vùng cổ 19 67.86 44 70.97 > 0.05

Khối xơ sẹo 0 0 43 69.35 < 0.001

Lỗ rò ngoài da 0 0 7 11.29 < 0.01

Phù nề vùng

xoang lê, sụn phễu 3 10.71 8 12.90 > 0.05 Nhận xét:

- Các triệu chứng biểu hiện viêm nhiễm chủ yếu là sưng tấy (> 96%) và ápxe vùng cổ (67-71%). Có > 10 % số BN biểu hiện là phù nề vùng sụn phễu, xoang lê. Tuy nhiên sự khác biệt giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê.

- Có sự khác biệt có ý nghĩa về triệu chứng biểu hiện khối xơ sẹo và lỗ rò ngoài da giữa hai nhóm.

Hình 3.1. Áp xe vùng cổ do rò xoang lê (SBA 15006722).

Hình 3.2. Lỗ rò thứ phát ngoài da chảy dịch lẫn thức ăn (SBA 15010068).

3.1.2.5. Số lần viêm nhiễm trước khi vào viện.

Bảng 3.9. Số lần viêm nhiễm trước khi vào viện.

Số lần viêm nhiễm

trước khi vào viện n % Trung bình

Chưa bị lần nào 28 31.11 -

1-5 lần 48 53.33

3.02 ± 4.01 (từ 1 đến 25 lần)

6-10 lần 9 10.00

> 10 lần 5 5.56

Tổng số 90 100 -

Nhận xét:

- Chỉ có khoảng 30% số BN vào viện là bị bệnh lần đầu, còn 70% là đợt tái diễn, trong đó chiếm đa số là đã bị từ 1-5 đợt viêm nhiễm.

- Có > 5% số BN đã bị viêm nhiễm > 10 lần, thậm chí là tới 25 lần.

Bảng 3.10. Số lần tái phát sau các điều trị triệt để Số lần tái phát sau

các điều trị triệt để n % Trung bình

1 lần 15 65.22

1.45 ± 0.72 lần

2 lần 7 30.43

3 lần 0 0.00

4 lần 1 4.35

Tổng số 23 100 -

Nhận xét:

- Trong 23 BN đã bị tái phát sau các lần điều trị triệt để (phẫu thuật lấy bỏ đường rò và/hoặc gây xơ hóa lỗ rò), đa số là bị tái phát từ 1-2 lần. Cá biệt có BN đã bị tái phát đến 4 lần.

3.1.2.6. Tính chất mủ trong ổ áp xe

Bảng 3.11. Tính chất mủ trong ổ áp xe vùng cổ.

Nhóm bệnh Tính chất mủ

Bị lần đầu (n = 28)

Đợt tái diễn

(n = 62) p

n % n %

Mủ thối 18 64.29 51 82.26 < 0.05 Không thối

(mủ loãng, bã đậu) 1 3.57 6 9.68 > 0.05 Không có mủ 9 32.14 5 8.06 < 0.01

Tổng số 28 100 62 100 -

Nhận xét:

- Trong nhóm bị bệnh lần đầu, tỷ lệ BN không có mủ là 9 BN (32.14%), còn ở nhóm tái diễn, tỷ lệ này chỉ có khoảng 8%.

- Tỷ lệ mủ có mùi thối trong nhóm tái diễn khá cao (82.26%) là do được khai thác cả trong tiền sử các lần tái diễn trước đây.

3.1.2.7. Số lần tự vỡ mủ

Bảng 3.12. Số lần tự vỡ mủ.

Nhóm bệnh Số lần tự vỡ mủ

Bị lần đầu (n = 28)

Đợt tái diễn

(n = 62) p

n % n %

Chưa tự vỡ mủ lần nào 23 82.14 42 67.74 > 0.05 Đã tự vỡ mủ 1 lần 5 17.86 8 12.90 > 0.05 Đã tự vỡ mủ > 1 lần 0 0.00 12 19.36 < 0.05

Tổng số 28 100 62 100 -

Trung bình 1 lần 3.10 ± 3.22 lần < 0.01 Nhận xét:

- Trong nhóm bị lần đầu, đa số BN (82%) chưa bị vỡ mủ lần nào, còn trong nhóm tái diễn, có tới gần 33% đã bị vỡ mủ 1 hoặc nhiều lần.

Sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê với p < 0.05.

3.1.2.8. Số lần được chích rạch ổ áp xe.

Bảng 3.13. Số lần được chích áp xe vùng cổ.

Nhóm bệnh Số lần

được chích áp xe

Bị lần đầu (n = 28)

Đợt tái diễn

(n = 62) p

n % n %

Chưa chích lần nào 12 42.86 6 9.68 < 0.001 Chích 1 lần 16 57.14 21 33.87 < 0.05 Chích nhiều lần 0 0.00 35 56.45 < 0.001

Tổng số 28 100 62 100 -

Trung bình 1 lần 2.34 ± 1.83 lần < 0.001 Nhận xét:

- Trong nhóm bị lần đầu, chỉ có 57% số BN được chích rạch dẫn lưu ổ áp xe vùng cổ khi vào nhập viện.

- Còn trong nhóm tái phát, có tới > 90% số BN được chích rạch áp xe 1 hoặc nhiều lần. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0.05 tới < 0.001.

3.1.2.9. Vị trí khối viêm/áp xe ở cổ.

Bảng 3.14. Vị trí khối viêm/áp xe vùng cổ.

Nhóm bệnh Vị trí

Bị lần đầu (n = 28)

Đợt tái diễn

(n = 62) p

n % n %

Cổ bên, trước cơ ức đòn

chũm 26 92.86 59 95.16 > 0.05

Cổ bên, sau cơ ức

đòn chũm 1 3.57 1 1.61 > 0.05

Cổ trước, cổ thấp 1 3.57 2 3.23 > 0.05

Tổng số 28 100 62 100 -

Nhận xét:

- Đa số BN có biểu hiện khối viêm/áp xe vùng cổ tại vị trí cổ bên, phía trước cơ ức đòn chũm, chiếm tỷ lệ khoảng 95%.

- Chỉ có khoảng 5% số BN có thể biểu hiện ở phía sau cơ ức đòn chũm hoặc cổ trước.

- Sự khác biệt về vị trí viêm nhiễm khác biệt có ý nghĩa với p < 0.001.

3.1.2.10. Biểu hiện vùng cổ ngoài giai đoạn viêm nhiễm.

Bảng 3.15. Biểu hiện vùng cổ ngoài giai đoạn viêm nhiễm.

Nhóm bệnh Biểu hiện vùng cổ

Bị lần đầu (n = 28)

Đợt tái diễn (n = 62)

p

n % n %

Bình thường (không có sẹo

hoặc sẹo nhỏ ổn định) 28 100 49 79.03 < 0.01 Có khối sẹo xơ xấu 0 0.00 13 20.97 < 0.01 Có lỗ rò chảy dịch 0 0.00 2 3.23 > 0.05 Nhận xét:

- Đa số biểu hiện vùng cổ ở ngoài giai đoạn viêm nhiễm là bình thường.

Chỉ gặp biểu hiện sẹo xơ xấu và lỗ rò chảy dịch ở nhóm tái diễn.

- Sự khác biệt giữa hai nhóm về các biểu hiện vùng cổ ngoài giai đoạn viêm nhiễm có ý nghĩa thống kê với các mức độ khác nhau.