• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các nội dung và thông số nghiên cứu

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.3. Các nội dung và thông số nghiên cứu

2.2.3.1. Các thông số nghiên cứu cho mục tiêu 1 (Mô tả đặc điểm lâm sàng, nội soi của rò xoang lê tái phát): Tất cả 90 BN đều được khai thác về đặc điểm lâm sàng, nội soi, sau đó sẽ so sánh giữa 2 nhóm bị bệnh lần đầu (khởi phát) và nhóm bị bệnh tái phát (hay tái diễn) để tìm sự khác biệt, từ đó nêu bật được đặc điểm của nhóm tái phát, tái diễn.

Bảng 2.1. Các thông số nghiên cứu cho mục tiêu 1.

Tên biến số Tính chất

biến số Giá trị

Tuổi vào viện Định lượng

Trung bình

Chia 6 nhóm tuổi: ≤ 10, 11-20, 21-30, 31-40, 41-50 và > 50 tuổi

Giới Nhị phân Nam/nữ

Tuổi khởi phát Định lượng

Trung bình

Chia 6 nhóm tuổi: ≤ 10, 11-20, 21-30, 31-40, 41-50 và > 50 tuổi Phân tích kỹ nhóm ≤ 10 tuổi Thời gian mang bệnh Định lượng

Trung bình

Chia 6 nhóm thời gian: < 1, 1-5, 6-10, 11-15, 16-20 và > 20 năm Tháng có đợt bệnh Định lượng Các tháng từ 1 đến 12 Chẩn đoán của tuyến trước Định tính Các chẩn đoán của tuyến trước Yếu tố gia đình và bệnh lý

rò khác kèm theo Định tính Có/không

Lý do vào viện: Sưng đau

cổ bên, có lỗ rò vùng cổ Định tính Có/không

Thân nhiệt khi vào viện Định lượng Chia 4 nhóm (≤ 37o, > 37o - 38o,

> 38o - 39o, > 390)

Tên biến số Tính chất

biến số Giá trị

Triệu chứng

cơ năng Định tính Đau vùng cổ; khạc mủ; tự vỡ mủ;

khó thở; rò dịch ở cổ (Có/không) Triệu chứng thực thể Định tính

Sưng tấy vùng cổ; áp xe vùng cổ;

khối xơ sẹo; lỗ rò ngoài da; phù nề vùng xoang lê, sụn phễu Số lần viêm nhiễm

trước khi vào viện

Định lượng

(không liên tục) 0 lần, 1-5 lần, 6-10 lần, > 10 lần Số lần tái phát sau

các điều trị triệt để

Định lượng

(không liên tục) 1 lần, 2 lần, > 2 lần Tính chất mủ trong

ổ áp xe vùng cổ Định tính Mủ thối - không thối - không rõ (chưa có mủ)

Số lần tự vỡ mủ Định lượng

(không liên tục) 0 lần, 1 lần, nhiều lần Số lần đã

chích rạch áp xe

Định lượng

(không liên tục) 0 lần, 1 lần, nhiều lần Vị trí khối viêm,

ổ áp xe vùng cổ Định tính

- cổ bên, trước cơ ức đòn chũm;

- cổ bên, sau cơ ức đòn chũm;

- cổ trước, cổ thấp Triệu chứng vùng cổ ngoài

giai đoạn viêm Định tính Bình thường; sẹo xơ xấu; lỗ rò chảy dịch (Có/không) Số lần được nội soi đến

khi chẩn đoán xác định

Định lượng

(không liên tục) 1 lần, 2 lần, 3 lần Bên bị bệnh và

vị trí lỗ rò Định tính Bên phải, bên trái, hai bên Ở đáy/ thành bên xoang lê

Đặc điểm lỗ rò Định tính

- Lỗ rò đơn thuần;

- Lỗ rò có mủ/thức ăn;

- Lỗ rò xơ sẹo/ có tổ chức viêm/

chỉ khâu

2.2.3.2. Các thông số nghiên cứu cho mục tiêu 2 (Đánh giá hiệu quả của phương pháp đóng miệng lỗ rò xoang lê): theo bảng 2.2.

Bảng 2.2. Các thông số nghiên cứu cho mục tiêu 2.

Tên biến số Tính chất

biến số Giá trị

Số lần thực hiện PT đóng miệng lỗ rò bằng gây xơ hóa

Định lượng

(không liên tục) 1 lần, 2 lần, > 2 lần Thời gian thực hiện PT Định lượng, phân

bố không chuẩn Trung bình, trung vị Triệu chứng khó chịu

sau mổ, biến chứng Định tính Nôn/buồn nôn, khàn tiếng Có/không

Sẹo vùng cổ Định tính Nguồn gốc: Có từ trước, có do đợt điều trị này, không có sẹo Số ngày nằm viện Định lượng

(không liên tục)

Trung bình

3 nhóm: < 7, 7-14, > 14 ngày Số lần nằm viện Định lượng

(không liên tục) 1 lần, 2 lần, 3 lần, 4 lần Thời gian theo dõi

qua nội soi

Định lượng, phân

bố không chuẩn Trung bình, trung vị Thời gian theo dõi

trên lâm sàng

Định lượng, phân

bố không chuẩn Trung bình, trung vị Tỷ lệ thất bại,

tỷ lệ tái phát % Số BN thất bại, tái phát/ tổng số BN đã can thiệp Đánh giá một số yếu tố (có

thể) ảnh hưởng đến kết quả PT

Định tính

- Thời gian ổn định trước PT - Giải quyết ổ viêm nhiễm - Điều trị nội khoa trước PT - Cấu trúc giải phẫu xoang lê - Số ngày đặt xông mũi dạ dày và băng ép vùng cổ

Phân tích đặc điểm các BN

bị thất bại, tái phát Định tính Phân tích từng trường hợp tái phát để xác định nguyên nhân Đánh giá kết quả chung

phương pháp gây xơ hóa lỗ rò

Định tính

4 mức độ:

Rất tốt, tốt; trung bình và kém (bảng 2.3)

2.2.3.3. Tiêu chí đánh giá các mức độ thành công của phương pháp đóng miệng lỗ rò (bằng biện pháp gây xơ hóa).

Kết quả chung của phương pháp đóng miệng lỗ rò (bằng biện pháp gây xơ hóa) được đánh giá dựa vào 4 tiêu chí sau:

- Số lần can thiệp vào miệng lỗ rò: một lần hay nhiều lần?

- Biểu hiện tái phát trên lâm sàng sau khi can thiệp: có hay không?

- Nội soi kiểm tra sau can thiệp: lỗ rò đã được đóng kín hay chưa?

- Hiệu quả về thẩm mỹ: có sẹo vùng cổ do phải can thiệp chích rạch dẫn lưu ổ áp xe hay mổ cũ hay không?

Căn cứ vào 4 tiêu chí này, chúng tôi tự xây dựng bảng đánh giá các mức độ thành công của phương pháp gây xơ hóa lỗ rò (bảng 2.3).

Bảng 2.3. Các mức độ thành công của PP gây xơ hóa đóng miệng lỗ rò Mức độ

thành công Tiêu chí đánh giá

Rất tốt

- Chỉ cần phẫu thuật gây xơ hóa 1 lần,

- Không có biểu hiện tái phát trên lâm sàng sau khi gây xơ hóa - Nội soi xoang lê kiểm tra sau phẫu thuật lỗ rò đã đóng kín, - Không có sẹo vùng cổ.

Tốt

- Chỉ cần phẫu thuật gây xơ hóa 1 lần,

- Không có biểu hiện tái phát trên lâm sàng sau khi gây xơ hóa - Nội soi xoang lê kiểm tra sau phẫu thuật lỗ rò đã đóng kín, - Có sẹo chích rạch vùng cổ.

Trung bình

- Phải can thiệp gây xơ hóa lỗ rò từ 2 lần trở lên, - Chưa có biểu hiện tái phát sau lần can thiệp cuối,

- Nội soi xoang lê kiểm tra sau PT lần cuối lỗ rò đã đóng kín, - Bất kỳ tình trạng nào của sẹo.

Kém

- Đã có biểu hiện tái phát sau khi can thiệp đóng lỗ rò, - Nội soi kiểm tra sau can thiệp vẫn còn lỗ rò mà chưa được xử lý tiếp theo,

- Bất kỳ tình trạng nào của sẹo.