• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương 4: BÀN LUẬN

4.2. ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG

thở là triệu chứng không nổi trội với tỷ lệ < 20%, vì khi bệnh nhân có khó thở thường ít có khả năng phẫu thuật được, trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ gặp 9,6% [97],[98],[102].

Các tác giả Jonathan D.C và CS (2005); Spiro S.G và CS (2007);

Detterbeck F.C và CS (2013) cũng đều thấy các triệu chứng hô hấp là cơ bản từ 40 - 67%, đau ngực 42 - 56%. Tuy nhiên nhóm BN không có triệu chứng lâm sàng chiếm tỷ lệ cao từ 27- 35%, trong nghiên cứu của chúng tôi là 15,2%. Điều này được lý giải bởi các BN ở các nước tiên tiến có thói quen đi khám bệnh định kỳ, vì vậy được phát hiện bệnh sớm đây cũng là yếu tố làm tăng hiệu quả của các phương pháp điều trị [105],[106],[107].

Trong nghiên cứa của chúng tôi không gặp BN nào có dấu hiệu xâm lấn trung thất, chèn ép thần kinh như các hội chứng Pancost - Tobias; hội chứng Claude- Bernard- Horner; hội chứng xâm lấn TMC trên: phù áo khoác, tuần hoàn bàng hệ vùng cổ ngực, hội chứng tràn dịch màng phổi... mà một số nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đã mô tả. Bởi vì trong nghiên cứu của chúng tôi tất cả 282 BN đều có chỉ định phẫu thuật và được xếp ở giai đoạn I, II, IIIA nên không gặp các triệu chứng ở giai đoạn muộn.

4.2. ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG

Bảng 4.1. Tỷ lệ khối u phổi phải và trái trong một số nghiên cứu Tên tác giả

Cỡ mẫu

U phổi phải(%)

U phổi

trái (%) Nhận xét Cù Xuân Thanh (2002)

n=140 [95] 54,3 44,3

1,4% khó xác định; u thùy trên 30%; u thùy dưới 19,3%; u thùy giữa 14,2%

Trần Nguyên Phú (2005)

n=46 [102] 56,5 43,5 U thùy trên gặp nhiều hơn Trần Thị Minh (2006)

n=140 [108] 61,4 38,6 U thùy dưới nhỉnh hơn Bùi Chí Viết (2011)

n=104 [109] 59,6 40,4 U thùy trên nhỉnh hơn Ngô Quang Định (2011)

n=40 [41] 57,5 42,5 U thùy trên nhỉnh hơn Nguyễn Thị Lê (2012)

n=135 [110] 54,8 45,2 U thùy trên gặp nhiều hơn Zhou Q.H (2006)

n=248 [111] 58,5 41,5 U thùy dưới chiếm ưu thế Nguyễn Khắc Kiểm(2015)

n=282 59,6 40,4 U thùy dưới nhỉnh hơn Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với các nghiên cứu trong và ngoài nước (Bảng 4.1). Nhìn chung các nghiên cứu đều ghi nhận khối u phổi phải gặp với tần suất nhiều hơn phổi trái, nhưng vị trí khối u không được đưa vào tiêu chí đánh giá phân loại hay tiên lượng bệnh. Tuy nhiên về mặt giải phẫu học thì vị trí khối u có liên quan đến di căn hạch và phương pháp phẫu thuật.

Các tác giả đều có nhận xét khối u thùy trên thường phẫu thuật khó hơn u thùy dưới do cấu tạo hệ thống mạch máu và hạch bạch huyết chi phối.

4.2.2. Kích thước khối u

Kích thước khối u có ảnh hưởng lớn đến kỹ thuật mổ và tiên lượng bệnh.

Trong nghiên cứu của chúng tôi kích thước trung bình của khối u là 46,5 ± 19,9 mm, khối u có đường kính nhỏ nhất là 15 mm, lớn nhất là 110 mm. Biểu đồ 3.3 cho thấy những khối u ở giai đoạn sớm đk ≤ 30 mm gồm T1 và T2a

chiếm tỷ lệ 32,3%, khối u có đk > 30 mm chiếm tỷ lệ cao 67,7%. Trong đó

nhóm u có đk từ > 30 - 50 mm gồm T2 và T3 41,8%; nhóm u lớn > 70 mm T3

chiếm tỷ lệ thấp nhất 9,9%. Điều này cho thấy khi khối u càng lớn xâm lấn rộng vào các cấu trúc mạch máu, phế quản làm hạn chế rất nhiều khả năng phẫu thuật triệt để vì vậy chỉ định mổ sẽ giảm đi.

Trần Thị Minh (2006) với 140 BN được phẫu thuật cho thấy nhóm u có đk ≤ 30 mm chiếm 7,1%; u đk từ 31- 50 mm chiếm 41,4%; u đk > 50 mm chiếm tỷ lệ cao 51,5%. Bùi Anh Thắng (2010) đo kích thước khối u trên CT ngực 57 BN thấy 40% đk khối u ≤ 30 mm. Ngô Quang Định (2011) qua 40 BN thấy nhóm u đk ≤ 30 mm là 32,5%; u đk từ 31 - 50 mm 35%; u đk > 50 mm chiếm 32,5% [30],[41],[108].

Trong nghiên cứu của Howen L và CS (2004) ghi nhận khối u đk > 30 mm chiếm tỷ lệ 56% khả năng ác tính cao 93% [113]. Tác giả Mery C.M (2004) với 767 BN thấy khối u có đk ≤ 30 mm chiếm 37,7% và u có đk > 30 mm chiếm 62,3%, tác giả nhấn mạnh khối u phổi có đk càng lớn thì khả năng ác tính càng cao, khối u > 30 mm thì 80% là ác tính [114]. Yang F và CS (2010) nghiên cứu trên một mẫu lớn 917 BN nhận thấy những BN đk u < 30 mm chiếm tỷ lệ cao 42,8% [115].

Như vậy so với các tác giả nước ngoài thì đa số các nghiên cứu trong nước đều cho thấy nhóm u ở giai đoạn sớm có đk ≤ 30 mm chiếm tỷ lệ thấp hơn, cho thấy rằng bệnh nhân ở nước ta đi khám bệnh tương đối muộn khi khối u đủ lớn xâm lấn cấu trúc xung quanh hoặc chèn ép gây ho, đau ngực thì mới đi khám bệnh. Tuy nhiên chúng tôi cũng nhận thấy rằng tỷ lệ phát hiện sớm ở nước ta ngày càng cao mang lại hiệu quả điều trị tốt hơn, cho thấy sự phát triển và kiện toàn mạng lưới phòng chống ung thư của chúng ta.

4.2.3. Giai đoạn bệnh, mức độ xâm lấn và phương pháp phẫu thuật

Sự xâm lấn của khối u vào tổ chức xung quanh có ý nghĩa quan trọng để phân chia giai đoạn bệnh và đánh giá khả năng phẫu thuật. Kết quả ở biểu đồ

3.4 cho thấy khối u ở giai đoạn sớm chưa xâm lấn chiếm tỷ lệ thấp 17,4%;

khối u xâm lấn lá tạng màng phổi 55%, xâm lấn trung thất màng tim rất thấp 2,1% vì đa số BN ở giai đoạn này khả năng còn phẫu thuật được là không cao và kỹ thuật mổ cũng phức tạp hơn, thường phải cắt rộng cả mặt trung thất màng tim mới đảm bảo tính triệt căn của phẫu thuật.

Bảng 3.3 và biểu đồ 3.5 đã phản ánh ở giai đoạn sớm IA chiếm tỷ lệ thấp 7,1%, giai đoạn IIIA chiếm tỷ lệ cao nhất 29,1%, tuy nhiên phẫu thuật cắt một thùy phổi chiếm ưu thế với 96,1%, cắt 2 thùy phổi chỉ có 10 BN chiếm 3,5%

và 1 BN cắt lá phổi trái chiếm 0,4%. Những BN cắt 2 thùy phổi và cắt 1 lá phổi chủ yếu là do khối u đk lớn xâm lấn rộng cả 2 thùy phổi tương ứng giai đoạn IIIA không còn khả năng bảo tồn thùy kế cận. Tỷ lệ khối u xâm lấn qua rãnh liên thùy 19,5% nhưng đa phần chúng tôi chỉ cắt 1 thùy phổi tổn thương kèm một phần thùy kế cận bị xâm lấn đảm bảo được diện cắt (−).

Cù Xuân Thanh (2002) đã ghi nhận 140 BN thấy tỷ lệ khối u ở giai đoạn sớm 48,6% tương ứng giai đoạn I, II; xâm lấn lá tạng và thành ngực 27,3%;

xâm lấn trung thất màng tim 3,2% tương ứng giai đoạn IIB, IIIA [95]. Tỷ lệ khối u ở giai đoạn sớm chưa xâm lấn cao hơn so với nghiên cứu của chúng tôi, còn tỷ lệ khối u xâm lấn thấp hơn bởi vì trong nhóm nghiên cứu của Cù Xuân Thanh các BN tuổi cao > 60T vì vậy phẫu thuật nặng nề hơn nên tác giả có tiêu chí lựa chọn BN ở giai đoạn sớm trên khả năng phẫu thuật còn cắt được để giảm thiểu tỷ lệ mở ngực thăm dò và tai biến ở người có tuổi.

Nguyễn Việt Cồ và CS (1994) ghi nhận 573 BN UTP được phẫu thuật thấy giai đoạn I chiếm 3,4%; giai đoạn II chiếm 17,1%; giai đoạn IIIA chiếm 67,9%; giai đoạn IIIB có 10,7% và giai đoạn IV có 0,9%. Nhóm tác giả Rea F và Garcia Y.M (2000) đã nghiên cứu dựa trên 500 BN UTP được phẫu thuật cắt thùy phổi thì giai đoạn I chiếm tỷ lệ rất cao 49,2%, giai đoạn II 15,4%, giai đoạn IIIA 29,4%, giai đoạn IIIB 4,6%, giai đoạn IV 1,4%. Trong nghiên

cứu trên các tác giả không áp dụng các phương pháp chẩn đoán mô bệnh học trước mổ nên đã phẫu thuật cả giai đoạn muộn IIIB, IV, xong tác giả vẫn nhận định chủ trương phẫu thuật cắt rộng rãi ngay cả khi khối u ở giai đoạn T4 sau đó hóa xạ trị bổ trợ [116],[117].