• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN DỊCH

3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn từ hai phía

3.3.1. Đề xuất đối với doanh nghiệp

Thứ nhất, để làm tăng niềm tin của ngân hàng đối với các thông tin tài chính, các doanh nghiệp cần tăng sự minh bạch của hệ thống báo cáo tài chính của mình. Việc tuân thủ tốt hơn các nguyên tắc minh bạch tài chính có thể cải thiện hơn nữa công tác quản lý và phân tích tài chính.Cụ thể doanh nghiệp có thể thực hiện một số biện pháp như sau:

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

 Người phụ trách kế toán phải được đào tạo chuyên nghiệp, thường xuyên học tập trau dồi để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ; sử dụng các phần mềm kế toán để hạch toán và lập các báo cáo tài chính, giúp doanh nghiệp tránh được nhiều sai sót, số liệu dễ đọc, dễ kiểm tra.

 Nâng cao hiệu quả trong công tác khai báo thuế, doanh nghiệp nên đăng ký khai báo thuế qua mạng, thường xuyên cập nhật những văn bản pháp luật trong lĩnh vực kế toán mới ban hành để thực hiện đúng quy định.

 Không nên sử dụng hai loại báo cáo tài chính, một dành cho ngân hàng và một dành cho cơ quan thuế. Điều này sẽ làm khó khăn, làm mất niềm tin cho ngân hàng trong công tác đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp khi doanh nghiệp xin vay vốn.

 Tăng cường mời công ty kiểm toán đáng tin cậy, có đủ địa vị pháp lý và năng lực chuyên môn về kiểm tra và xác nhận thông tin cho DN mình. Kiểm toán có thể phát hiện các sai sót để điều chỉnh, thu hồi, xử lý; phát hiện các lãng phí, yếu kém để chấn chỉnh; tư vấn quản lý tài chính, kế toán, thuế, quản lý tài sản, nợ..; xác nhận sự trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính; tăng độ tin cậy của người sử dụng thông tin trong báo cáo tài chính; kiểm toán trợ giúp việc phân tích báo cáo tài chính và tư vấn sử dụng nguồn lực tài chính sao cho hiệu quả. Bên cạnh đó, báo cáo của các tổ chức kiểm toán không chỉ có giá trị với các tổ chức tín dụng muốn thẩm định tính đúng đắn của các báo cáo tài chính doanh nghiệp mà còn cần cho các cơ quan thu thập và cung cấp dịch vụ thông tin tín dụng. Độ tin cậy về năng lực tài chính, tính đúng đắn của các báo cáo tài chính cũng như “lý lịch” về quan hệ tín dụng của DNNVV mới chính là “thước đo” mang tính thủ tục, không thể thiếu khi tiếp cận vốn của DNNVV.

Ngoài ra, hiện nay, các doanh nghiệp có thể dựa trên các nguyên tắc được ban hành vào năm 2013 trong một văn bản của INTOSAI (International Standards of Supreme Audit Institutions, ISSAI). Bộ hướng dẫn này được đưa ra như chỉ dẫn trong việc quản trị các tổ chức công hoặc tư và quá trình thực hành trên thực tế, giúp nâng cao quá trình áp dụng vào đơn vị (James, 2010). Bộ văn bản này đưa ra 9

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

nguyên tắc cơ bản về tính minh bạch và trách nhiệm giải trình để các tổ chức căn cứ vận dụng13. Trong đó, một nguyên tắc đáng lưu ý đó là nguyên tắc 4: Áp dụng các chuẩn mực về đạo đức, từ đó ban hành những nội quy, quy định cụ thể về vấn đề thuộc đạo đức cho toàn thể nhân viên trong tổ chức.

Làm việc trên chín nguyên tắc cơ bản này sẽ giúp cho các tổ chức, các doanh nghiệp có cơ sở để áp dụng vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, từ đó tăng dần tính minh bạch cũng như có thể giải trình theo yêu cầu đối với kết quả mà đơn vị đã tạo ra.

Thứ hai, trong các phương án vay vốn cần tính toán kỹ phương án đảm bảo cho khoản vay. Đây là một nhân tố được coi là điều kiện đủ trong mô hình 5C14, nói cách khác nó có mức ảnh hưởng không nhỏ tới quyết định cấp tín dụng của NHTM.

Quy định tài sản thế chấp được thực hiện nhằm đáp ứng hai mục tiêu của NHTM:

thứ nhất, nếu DN không có khả năng hoàn trả thì NHTM có quyền thu giữ và bán tài sản để thu hồi lại khoản tiền đã cho vay; thứ hai, việc thế chấp sẽ tạo ra lợi thế về tâm lý cho NHTM.

Trong tình hình kinh tế nước ta hiện nay, môi trường pháp lý về chế độ kế toán, kiểm toán tài chính đang trong quá trình hoàn thiện, vì thế tính minh bạch, trung thực của báo cáo tài chính, các thông tin của khách hàng cung cấp nhiều khi chưa đủ tin cậy theo đúng qui chế cho vay. Vì vậy, trong bối cảnh hiện nay khi các căn cứ thẩm định món vay như đã nói trên chưa thật sự yên tâm đối với NHTM thiết nghĩ điều kiện tài sản thế chấp lại chuyển sang nhóm điều kiện cần để bảo đảm an toàn. Việc đánh giá TSBĐ cho món vay (bao gồm việc thẩm định điều kiện tài sản thế chấp, năng lực pháp lý của người thế chấp tài sản, định giá tài sản, tính thanh khoản của tài sản,…) là cần thiết trong tình hình hiện nay. Đặc biệt từ đầu năm 2012 sau khi Ngân hàng Nhà nước phân loại 4 nhóm Ngân hàng với các tỷ lệ tăng trưởng tín dụng tương ứng là 17%, 15%, 8%, 0% thì đương

13Xem chi tiết ở bài viết “Chín nguyên tắc mới 2013 về tính minh bạch và trách nhiệm giải trình – Nền tảng cho tăng trưởng bền vững kinh tế vĩ mô”, Phạm Quang Huy, Tạp chí Hội nhập và Phát triển, Số 9 (19), tháng 3-4/ 2013

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

nhiên sẽ dần dần có sự dịch chuyển khách hàng từ các NHTM nhóm 3, 4 về các NHTM nhóm 1, 2. Và như vậy, hơn lúc nào hết NHTM càng phải đề cao vai trò của TSBĐ từ việc tuân thủ tỷ lệ xác định cho vay tối đa do Trụ sở chính (TSC) qui định, chẳng hạn như: thẩm định vị trí, tính thanh khoản của quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất, hạn chế hoặc từ chối TSBĐ là hàng hóa, máy móc thiết bị khó quản lý, thanh khoản thấp,...

Với những lý do trên, việc đưa ra một phương án đảm bảo khoản vay hợp lý có ý nghĩa rất lớn đối với các DN trong việc tiếp cận tín dụng tại các NHTM hiện nay.

Thứ ba, tăng cường bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu là một vấn đề cần được cân nhắc tại các Doanh nghiệp trên địa bàn. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố tỷ số nợ/vốn chủ sở hữu là nhân tố trong nhóm chỉ tiêu tài chính có tác động lớn nhất đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của Doanh nghiệp. Nếu tỷ số này càng thấp thì khả năng vay vốn của Doanh nghiệp càng cao, chính vì vậy giải pháp tăng cường bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu cần được chú trọng.

Phần lớn các Doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng là các doanh nghiệp gia đình hoặc doanh nghiệp do một nhóm bạn bè có cùng ngành nghề lập nên, trong quá trình hoạt động kinh doanh, hiếm khi có trường hợp các doanh nghiệp nhỏ sát nhập với nhau để trở thành doanh nghiệp lớn hơn, thậm chí còn có rất nhiều trường hợp DNNVV chia tách thành các doanh nghiệp nhỏ hơn nếu có mâu thuẫn xảy ra. Điều này dẫn đến thực tế là nguồn vốn chủ sở hữu của DNNVV thường nhỏ, khi có hoạt động cần đến vốn thì các doanh nghiệp này chỉ biết đi vay ở ngân hàng, các tổ chức tín dụng, gia đình, bạn bè; một số trường hợp doanh nghiệp chỉ nghỉ đến việc kinh doanh trong phạm vi nguồn vốn mình có, không dám huy động vốn vì sợ rủi ro.

Để có thể nâng cao năng lực tài chính, mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, các DNNVV cần suy nghĩ đến việc mở rộng nguồn vốn chủ sở hữu bằng cách kêu gọi thêm thành viên, cổ đông đóng góp, sát nhập các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề để xây dựng một doanh nghiệp có nguồn tài chính vững mạnh hơn. Nguồn vốn chủ sở hữu lớn thể hiện năng lực tài

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

chính lớn mạnh, tăng khả năng thanh toán, cải thiện hệ số nợ, việc này làm tăng khả năng tiếp cận vốn ngân hàng.