• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN

2.3. Khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV– tiếp cận từ góc

2.3.2. Thiết kế bảng hỏi

2.3.2.1. Căn cứ khoa học và thực tiễn sử dụng để thiết kế bảng hỏi

 Cẩm nang tín dụng (tài liệu hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ tín dụng) của Vietcombank;

Bước 2: Chọn mẫu và khảo sát

Chọn mẫu thuận tiện theo giới thiệu

Bước 3:

Xử lý số liệu

Số liệu điều tra

Thống kê mô tả

Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Đánh giá độ tin cậy thang đo

Hồi quy Binary Logistic

Chỉ tiêu tài chính

Kết quả: Mô hình dự báo khả năng vay vốn Bước 1:

Thiết kế bảng hỏi

Từ tài liệu nghiệp vụ thẩm định tín

dụng.

Các nghiên cứu về khả năng tiếp cận

vốn.

Các nghiên cứu sử dụng mô hình Binary Logistic

Xây dựng cơ sở lý thuyết về khả năng tiếp cận vốn.

Đề xuất mô hình và các giả thuyết nghiên cứu

Xây dựng bảng hỏi sơ bộ Phỏng vấn

chuyên gia

Điều tra thử trực tiếp 10 DN

Bảng hỏi chính thức

Chỉ tiêu phi tài chính

Chỉ tiêu phi tài chính

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

 Quyết định số 1627/2001/QĐ – NHNN ngày 31/12/2001 của thống đốc ngân hàng Nhà nước ban hành về Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng;

 Mô hình 5C;

 Mô hình chấm điểm tín dụng đối với Doanh nghiệp – phiên bản của Vietcombank.

Khả năng tiếp cận tín dụng được xác định thông qua mức độ thỏa mãn các tiêu chí thẩm định tín dụng của Ngân hàng Thương mại, bao gồm các tiêu chí tài chính và phi tài chính. Dựa trên lập luận đó, các tiêu chí thẩm định tín dụng lần lượt được cụ thể hóa thành các bộ câu hỏi tương ứng trong bảng khảo sát thông tin doanh nghiệp. Các tiêu chí chung được đề cập trong mô hình 5C và Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN. Các tiêu chí cụ thể được trình bày trong cẩm nang tín dụng và đặc biệt là mô hình chấm điểm tín dụng của Ngân hàng thương mại.Ngoài ra, các câu hỏi trong bảng khảo sát cũng được phù hợp hóa với thực tiễn của Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

2.3.2.2. Kết cấu bảng hỏi

Bảng hỏi bao gồm 3 phần (xem chi tiết tại phụ lục số 1)

Phần I: tập trung vào nhóm các chỉ tiêu tài chính, trong đó mỗi tiêu chí đánh giá được tách riêng cho loại hình doanh nghiệp vừa và loại hình doanh nghiệp nhỏ.

Bảng 2.12. Diễn giải các chỉ tiêu tài chính

Bi Biến số Di Diễn giải

1. Hệ số thanh toán nhanh.

2. Hiệu quả sử dụng tài sản (Doanh thu thuần / Tổng tài sản bình quân)

3. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu.

4. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu.

 Là một tỷ số tài chính dùng nhằm đo khả năng huy động tài sản lưu động của một doanh nghiệp để thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp này.

 Cho biết tổng tài sản được chuyển đổi bao nhiêu lần thành doanh thu trong 1 năm. Hệ số cao phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cao

 Tỷ số này cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn chủ sở hữu.

 Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết cứ 100 đồng VCSH của công ty cổ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

5. Nợ quá hạn trong quá khứ.

phần này tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận dành cho cổ đông. Nếu tỷ số này dương, là công ty làm ăn có lãi; nếu âm là công ty làm ăn thua lỗ.

 Các khoản nợ đã không được trả đúng hạn và bị gián hạn nợ.

Phần II:bao gồm nhóm các chỉ tiêu phi tài chính

Bảng 2.13. Diễn giải các chỉ tiêu phi tài chính

Bi Biến số Di Diễn giải

1. Năng lực của Doanh nghiệp (A1 – A15)

2. Phương án kinh doanh (B1 – B9)

3. Phương án đảm bảo cho khoản vay (C1 – C6)

 Năng lực cho biết khả năng điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh và hoàn trả khoản vay thành công của khách hàng. Bao gồm những câu hỏi cho biết năng lực của doanh nghiệp đi vay vốn dựa trên các cơ sở:

uy tín trong giao dịch, trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp, sản phẩm, tình hình hoạt động trên thị trường và khả năng cạnh tranh.

 Chỉ tiêu này cho biết mức độ khả thi của phương án kinh doanh (phương án vay vốn) căn cứ trên những tiêu chí đưa ra: hồ sơ pháp lý của phương án, kinh nghiệm điều hành những phương án tương tự, tính cấp thiết của phương án, nguồn thu và kế hoạch trả nợ…

 Hiện tượng thông tin bất cân xứng là một tất yếu, khó tránh khỏi trong các giao dịch kinh tế và hiển nhiên có ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động tín dụng tại các NHTM ở Việt Nam. Do đó, để hạn chế một phần ảnh hưởng của hiện tượng thông tin bất cân xứng,

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

4. Bối cảnh nền kinh tế vĩ mô (D1 – D10)

một phương pháp cổ điển đang được áp dụng là: Tài sản đảm bảo. Các tiêu chí để đánh giá về tài sản đảm bảo có thể kể đến: tính pháp lý, loại TSĐB, khả năng chuyển nhượng TSĐB…

 Một trong những biến vĩ mô có tác động trực tiếp tới khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp chính là lãi suất. Mặt bằng lãi suất của một nước, bên cạnh việc chịu tác động trực tiếp của quan hệ cung, cầu vốn trên thị trường tiền tệ, còn chịu tác động của diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát của nước đó.

Việt Nam là nước đang phát triển, lạm phát thường ở mức cao hơn so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới; khả năng huy động vốn từ tổ chức, cá nhân trong nước để cho vay đối với nền kinh tế còn hạn chế; hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào vốn vay ngân hàng.

Do vậy lãi suất cho vay thực sự là một yếu tố quan trọng quyết định tới khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp. Ngoài ra, còn phải kể đến sự tác động không nhỏ của những yếu tố khác trong bối cảnh nền kinh tế chung hiện nay như: tình trạng nợ xấu, chính sách hạn chế tín dụng…

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Phần III:dành cho câu hỏi Doanh nghiệp có tiếp cận được tín dụng hay là không.

Liên quan đến nội dung này có một điểm cần lưu ý. Do điều kiện khó khăn khi tiếp cận để phỏng vấn doanh nghiệp nên khi trực tiếp thực hiện phỏng vấn doanh nghiệp khả năng tiếp cận tín dụng đã được giới hạn trong khả năng vay được vốn ngân hàng thương mại của doanh nghiệp. Như vậy, ở mỗi bảng khảo sát, câu hỏi cuối sẽ tương ứng với việc Doanh nghiệp có vay được vốn hay không cho một lần thực hiện đề nghị vay vốn (trong năm 2013).

2.3.2.3.Xác định quy mô mẫu và thang đo

Đối tượng điều tra là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế mà đã từng đề nghị vay vốn tại NHTM trong năm 2013.

Về việc lựa chọn mẫu, một thực tế cho thấy rằng không có một giải pháp vạn năng về dung lượng cần thiết của mẫu. Song về mặt nguyên tắc, dung lượng của mẫu phụ thuộc vào: 1/ Độ tin cậy, chính xác cần thiết của kết quả; 2/ Số lượng biến số cùng phân tích; 3/ Mức độ có trong tập hợp tổng quát; 4/ Mức độ chính xác cần thiết của kết quả trong mẫu. Ngoài ra, trong thống kê có quan niệm, kích thước tối thiểu của mẫu không được nhỏ hơn 30 đơn vị nghiên cứu. Và về nguyên tắc thì mẫu càng lớn thì sai số đại diện càng nhỏ.

Trong nhiều phương pháp chọn mẫu, phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp phi xác suất, trong đó mẫu được chọn một cách thuận tiện và theo giới thiệu. Mặc dù phương pháp này có hạn chế là không xét đến tính đại diện của mẫu, tuy nhiên, có thể nói rằng đây là phương pháp thuận tiện nhất cho nhà nghiên cứu, người điều tra thực hiện phỏng vấn trực tiếp, kiểm tra thông tin trong điều kiện khó tiếp cận đối tượng điều tra và trong điều kiện hạn chế về nguồn lực tài chính cho việc điều tra như ở nghiên cứu này.

Nhờ sự giới thiệu của Hiệp hội doanh nghiệp tại Huế, 200 doanh nghiệp đồng ý thực hiện khảo sát. Kết quả có 145 bảng khảo sát đạt yêu cầu. Phương pháp chọn mẫu và quy mô của mẫu, như đã nói ở trên, tuy chưa xét đến tính đại diện của tổng thể nhưng, đối với các nghiên cứu khám phá như nghiên cứu này thì quy mô mẫu đạt 145 doanh nghiệp được điều tra là được chấp nhận. Lượng dữ liệu thu thập

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

từ 145 đối tượng điều tra này đảm bảo tốt cho việc xử lý mô hình EFA và mô hình binary logistic trong nghiên cứu này.

Dữ liệu được mã hóa và xử lý với phần mềm SPSS 16.0.

Về thang đo, điểm nổi bật trong bảng khảo sát này là đã thiết kế thang đo phù hợp cho mỗi tiêu chí đánh giá chứ không dùng thang đo Likert như thông thường. Cách làm này giúp cho việc trả lời khảo sát dễ dàng hơn và phù hợp với thực tiễn hơn.