• Không có kết quả nào được tìm thấy

Buổi chiều

TIẾT 1: ĐỊA LÍ

HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN (TIẾP THEO)

I.Mục tiêu :

1. Kiến thức:Học xong bài này HS biết :Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên :Trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn .

2. Kĩ năng: Dựa vào lược đồ (bản đồ), bảng số liệu , tranh, ảnh để tìm hiểu kiến thức .

3. Thái độ: Xác lập mối quan hệ địa lí giữa các thành phần tự nhiên với nhau và giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người .

II.Chuẩn bị :

-Bản đồ Địa lí tự nhiên VN.

-Tranh, ảnh nhà máy thủy điện và rừng ở Tây Nguyên . III.Hoạt động trên lớp :

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định:

Kiểm tra sự chuẩn bị của HS . 2.KTBC :

-Kể tên những cây trồng chính ở Tây Nguyên .

-Kể tên những vật nuôi chính ở Tây Nguyên.

- Dựa vào điều kiện đất đai và khí hậu, hãy cho biết việc trồng cây công nghiệp ở Tây Nguyên có thuận lợi và khó khăn gì?

-GV nhận xét ghi điểm . 3.Bài mới :

a.Giới thiệu bài: Ghi tựa b.Phát triển bài :

3.Khai thác nước : *Hoạt động nhóm :

GV cho HS làm việc trong nhóm theo gợi ý sau:

-Quan sát lược đồ hình 4 , hãy :

+Kể tên một số con sông ở Tây Nguyên .

+Những con sông này bắt nguồn từ đâu và chảy ra đâu?

-Tại sao các sông ở Tây Nguyên lắm thác ghềnh ?

-HS chuẩn bị tiết học . -HS trả lời câu hỏi .

-HS khác nhận xét ,bổ sung.

-HS thảo luận nhóm .

+ sông Xê Xa, sông Xrê Pôk, sông Ba, sông Đồng Nai.

+Những con sông này bắt nguồn từ sông Mê Công và chảy ra biển Đông.

+ Vì sông ở đây chảy qua nhiều vùng có độ cao khác nhau nên lòng sông lắm thác ghềnh.

+Người dân ở đây dùng sức

-Người dân Tây Nguyên khai thác sức nước để làm gì ?

-Các hồ chứa nước do nhà nước và nhân dân xây dựng có tác dụng gì ?

-Chỉ vị trí nhà máy thủy điện Y-a-li trên lược đồ hình 4 và cho biết nó nằm trên con sông nào ?

GV cho đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình .

GV sửa chữa, giúp HS hoàn thiện phần trình bày.

GV gọi HS chỉ 3 con sông Xê Xan , Ba , Đồng Nai và nhà máy thủy điện Y-a-li trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN.

4.Rừng và việc khai thác rừng ở Tây Nguyên:

*Hoạt động nhóm đôi:

-GV yêu cầu HS quan sát hình 6, 7 và đọc mục 4 trong SGK ,trả lời các câu hỏi sau : +Tây Nguyên có những loại rừng nào ? +Vì sao ở Tây Nguyên lại có các loại rừng khác nhau ?

+Mô tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp dựa vào quan sát tranh, ảnh và các từ gợi ý sau: Rừng rậm rạp, rừng thưa, rừng một loại cây, rừng nhiều loại cây với nhiều tầng, rừng rụng lá mùa khô, xanh quanh năm . -Cho HS lập bảng so sánh 2 loại rừng:

Rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp (theo môi trường sống và đặc điểm).

-GV cho HS đại diện trả lời câu hỏi trước lớp.

-GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.

-GV giúp HS xác lập mối quan hệ giữa khí hậu và thực vật .

* Hoạt động cả lớp :

Cho HS đọc mục 2, quan sát hình 8, 9, 10, trong SGK và vốn hiểu biết của mình trả lời các câu hỏi sau :

+Rừng ở Tây Nguyên có giá trị gì ?

nước chảy từ cao xuống để chạy tua-bin sản xuất ra điện

+Các hồ chứa nước ở đây có tác dụng giữ nước, hạn chế những cơn lũ bất thường.

-Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình . -Các nhóm khác nhận xét,bổ sung.

-HS lên chỉ tên 3 con sông .

-HS quan sát và đọc SGK để trả lời .

+Rừng rậm nhiệt đới, rừng rụng lá mùa khô.

+Rừng rậm nhiệt đới: cây cối quanh năm xanh tươi phát triển mạnh. Rừng khộp vào mùa khô rụng lá gần hết trông xơ xác.

-HS đại diện cặp của mình trả lời .

-HS khác nhận xét, bổ sung.

-HS xác lập theo sự hướng dẫn của GV.

-HS đọc SGK và quan sát tranh,ảnh để trả lời .

+ Rừng cho ta nhiều sản vật và gỗ quý

+Gỗ dùng đóng và làm các loại đồ dùng trong gia đình: bàn, ghế, tủ,…

+phải trồng lại rừng ở những nơi đất trống và khai thác rừng hợp

+Gỗ được dùng để làm gì ?

+Kể các công việc cần phải làm trong quy trình sản xuất ra các sản phẩm đồ gỗ .

+Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng ?

-GV nhận xét và kết luận . 4.Củng cố :

GV cho HS trình bày tóm tắt những hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc có sừng ,khai thác nước, khai thác rừng ) .

5. Dặn dò:

- Về nhà học bài và chuẩn bị bài : “Thành phố Đà Lạt”.

-Nhận xét tiết học.

lí.

-HS trình bày .

-HS khác nhận xét, bổ sung.

-HS cả lớp.

---o0o---Tiết 2: Khoa học

ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:Củng cố lại kiến thức cơ bản đã học về con người và sức khỏe.

-Trình bày trước nhóm và trước lớp những kiến thức cơ bản về sự trao đổi chất của cơ thể người và môi trường, vai trò của các chất dinh dưỡng, cách phòng tránh một số bệnh thông thường và tai nạn sông nước.

-Hệ thống hoá những kiến thức đã học về dinh dưỡng qua 10 điều khuyên về dinh dưỡng hợp lí của Bộ Y tế.

2. Kĩ năng: Biết áp dụng những kiến thức cơ bản đã học vào cuộc sống hàng ngày.

3. Thái độ: Luôn có ý thức trong ăn uống và phòng tránh bệnh tật tai nạn.

II. Đồ dùng dạy- học :

-HS chuẩn bị phiếu đã hoàn thành, các mô hình rau, quả, con giống.

-Ô chữ, vòng quay, phần thưởng.

-Nội dung thảo luận ghi sẵn trên bảng lớp.

III. Hoạt động dạy- học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định lớp:

2.Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra việc hoàn thành phiếu của HS.

-Yêu cầu 1 HS nhắc lại tiêu chuẩn về một bữa ăn cân đối.

-Để phiếu lên bàn. Tổ trưởng báo cáo tình hình chuẩn bị bài của các bạn.

-1 HS nhắc lại: Một bữa ăn có nhiều loại thức ăn, chứa đủ các nhóm thức ăn với tỉ lệ hợp lí là một bữa ăn cân đối.

-Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn đổi phiếu cho nhau để đánh giá xem bạn đã có những bữa ăn cân đối chưa ? đã đảm bảo phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món chưa ? -Thu phiếu và nhận xét chung về hiểu biết của HS về chế độ ăn uống.

3.Dạy bài mới:

* Giới thiệu bài: Ôn lại các kiến thức đã học về con người và sức khỏe.

* Hoạt động 1: Thảo luận về chủ đề:

Con người và sức khỏe.

 Mục tiêu: Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về:

-Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường.

-Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.

-Cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và bệnh lây qua đường tiêu hoá.

 Cách tiến hành:

-Yêu cầu các nhóm thảo luận và trình bày về nội dung mà nhóm mình nhận được.

-4 nội dung phân cho các nhóm thảo luận:

+Nhóm 1: Quá trình trao đổi chất của con người.

+Nhóm 2: Các chất dinh dưỡng cần cho cơ thể người.

+Nhóm 3: Các bệnh thông thường.

+Nhóm 4: Phòng tránh tai nạn sông nước.

-Tổ chức cho HS trao đổi cả lớp.

-Yêu cầu sau mỗi nhóm trình bày, các nhóm khác đều chuẩn bị câu hỏi để hỏi lại nhằm tìm hiểu rõ nội dung trình bày.

-Dựa vào kiến thức đã học để nhận xét, đánh giá về chế độ ăn uống của bạn.

-HS lắng nghe.

-Các nhóm thảo luận, sau đó đại diện các nhóm lần lượt trình bày.

-Nhóm 1: Cơ quan nào có vai trò chủ đạo trong quá trình trao đổi chất ?

-Hơn hẳn những sinh vật khác con người cần gì để sống ?

-Nhóm 2: Hầu hết thức ăn, đồ uống có nguồn gốc từ đâu ?

-Tại sao chúng ta cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn ?

-Nhóm 3: Tại sao chúng ta cần phải diệt ruồi ?

-Để chống mất nước cho bệnh nhân bị tiêu chảy ta phải làm gì ?

-Nhóm 4: Đối tượng nào hay bị tai nạn đuối nước?

-Trước và sau khi bơi hoặc tập bơi cần chú ý điều gì ?

-Các nhóm được hỏi thảo luận và đại diện nhóm trả lời.

-GV tổng hợp ý kiến của HS và nhận xét.

3.Củng cố- dặn dò:

-Gọi 2 HS đọc 10 điều khuyên dinh dưỡng hợp lý.

-Dặn HS về nhà mỗi HS vẽ 1 bức tranh để nói với mọi người cùng thực hiện một trong 10 điều khuyên dinh dưỡng(sgk/ 40)

-Dặn HS về nhà học thuộc lại các bài học để chuẩn bị kiểm tra.

-Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung.

---o0o---Tiết 3: Hát nhạc:

ÔN TẬP BÀI HÁT TRÊN NGỰA TA PHI NHANH TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 2

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Học sinh hát đúng giai điệu và thuộc lời ca, biết thể hiện tình cảm của bài.

2. Kĩ năng: Học sinh biết hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu, nhịp, phách, tập biểu diễn bài hát.

3. Thái độ: Đọc đúng cao độ, trường độ và ghép lời bài TĐN số 2 nắng vàng.

II. Chuẩn bị

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, chép sẵn bài TĐN số 2 nắng vàng một số động tác phụ họa.

- Học sinh: Sách giáo khoa, thanh phách.

* Phương pháp: Làm mẫu, phân tích, đàm thoại, luyện tập.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của thầy Hoạt độn của trò

1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (4’)

- Gọi học sinh lên bảng hát bài “Trên ngựa ta phi nhanh”.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới (25’) a. Giới thiệu bài:

- 3 em lên bảng hát

- Học sinh lắng nghe

- Tiết hôm nay các em sẽ ôn lại bài hát và tập đọc nhạc bài TĐN số 2 nắng vàng.

b. Nội dung:

- Ôn bài hát: Trên ngựa ta phi nhanh - Giáo viên bắt nhịp cho học sinh ôn lại bài hát dưới nhiều hình thức: cả lớp -cá nhân, song ca, tốp ca.

- Giáo viên nhận xét sửa sai cho học sinh (nếu có).

- Tổ chức cho 1 dãy hát 1 dãy đệm phách bằng thanh phách và ngược lại.

- Dạy cho học sinh múa một số động tác đơn giản.

* Tập đọc nhạc bài TĐN số 2:

- Luyện tiết tấu:

? ở bài luyện tiết tấu có những hình nốt gì

- Cho học sinh đọc tên tốt và luyện gõ tiết tấu bằng thanh phách.

? Trên khuông có những hình nốt gì - Gọi học sinh đọc nốt nhạc trên khuông

? Nốt thấp nhất là nốt nào ? Nốt cao nhất là nốt gì

- Giáo viên cho học sinh luyện đọc nốt nhạc và ghép lời ca.

4. Củng cố dặn dò (4’)

- Cho học sinh đọc lại bài TĐN số 2 nhạc và lời.

- Giáo viên nhận xét tinh thần giờ học - Dặn dò: Về nhà học bài và chuẩn bị bài tiết sau.

- Học sinh hát ôn lại bài hát

- Tập vận động phụ họa.

- Học sinh luyện cao độ Đồ - Rê - Mi - Son

- Nốt đen và nốt trắng

- Thấp nhất là nốt đồ, cao nhất là nốt son

Tài liệu liên quan