• Không có kết quả nào được tìm thấy

1. Kiến thức:

- Nêu được đặc điểm chính của địa hình: phần đất liền của Việt Nam, ¾ diện tích là đồi núi, 1/4 diện tích là đồng bằng.

- Nêu tên một số khoáng sản chính của Việt Nam: than, sắt, a- pa- tit, dầu mỏ, khí tự nhiên,…

2. Kĩ năng :

- Chỉ các dãy núi và các đồng bằng lớn trên bản đồ (lược đồ): dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn; đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng duyên hải miền Trung.

- Chỉ được một số mỏ khoáng sản chính trên bản đồ (lược đồ): than ở Quảng Ninh, sắt ở Thái Nguyên, a- pa- tít ở Lào Cai, dầu mỏ, khí tự nhiên ở vùng biển phía nam,…

3. Thái độ: HS biết quý trọng, giữ gìn và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của đất nước.

* Sử dụng NLTK&HQ: Biết cách khai thác và sử dụng tài nguyên một cách hợp lí để TKNL.

* GD MT BĐ:

- HS biết than, dầu mỏ, khí tự nhiên- là những nguồn tài nguyên năng lượng của đất nước.

- Sơ lược một số nét về tình hình khai thác than, dầu mỏ, khí tự nhiên của nước ta hiện nay.

- Khai thác một cách hợp lí và sử dụng tiết kiệm khoáng sản nói chung, trong đó có dầu mỏ khí đốt.

*BVMT:

- Nêu được một số đặc điểm về môi trường, tài nguyên thiên nhiên và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam.

II. CHUẨN BỊ 1. GV:

- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, GA ĐT, máy tính, máy chiếu.

- Các hình minh họa trong SGK; Phiếu học tập của HS.

2. HS: - SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét HS.

B. Bài mới: 32’

1. GV giới thiệu bài:

- Trong tiết học này chúng ta cùng tìm hiểu về địa hình, khoáng sản của nước ta và những thuận lợi do địa hình và khoáng sản mang lại.

- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:

+ Chỉ vị trí địa lí của nước ta trên lược đồ VIệt Nam trong khu vực Đông Nam á và trên quả địa cầu.

+ Phần đất liền của nước ta giáp với những nước nào? Diện tích lãnh thổ là bao nhiêu ki-lô-mét vuông?

+ Chỉ và nêu tên một số đảo và quần đảo của nướ ta.

2. Nội dung:

Hoạt động 1: Địa hình Việt Nam

- GV yêu cầu thảo luận theo cặp, quan sát lược đồ địa hình Việt Nam và thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Chỉ vùng núi và vùng đồng bằng của nước ta?

- So sánh diện tích của vùng đồi núi với vùng đồng bằng của nước ta?

- Nêu tên và chỉ trên lược đồ các dãy núi

- HS nhận nhiệm vụ và cùng nhau thực hiện.

+ Dùng que chỉ khoanh vào từng vùng trên lược đồ.

+ Diện tích đồi núi lớn hơn đồng bằng nhiều lần (gấp khoảng 3 lần).

+ Nêu tên đến dãy núi nào thì chỉ vào

ở nước ta. Trong các dẫy núi đó, những dãy núi nào có hướng tây bắc - đông nam, những dãy núi nào có hình cánh cung?

- Nêu tên và chỉ trên lược đồ các đồng bằng và cao nguyên ở nước ta?

- GV gọi HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

- GV nhận xét và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.

- Núi nước ta có mấy hướng chính, đó là những hướng nào?

- GV tổ chức cho một số HS thi thuyết trình các đặc điểm về địa hình Việt Nam trên Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.

- Kết luận: Trên phần đất liền của nước ta, 3

4 diện tích là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Các dãy núi ở nước ta chạy theo hai hướng chính là tây bắc -đông nam và hướng vòng cung, 1

4 diện tích nước ta là đồng bằng, các đồng bằng này chủ yếu là do phù sa của sông ngòi bồi đắp nên.

vị trí cảu dãy núi đó trên lược đồ.

* Các dãy núi hình cánh cung là: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều, Trường Sơn Nam

* Các dãy núi có hướng tây bắc - đông nam là: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc.

+ Các đồng bằng: Bắc bộ, Nam bộ, duyên hải miền trung. Các cao nguyên:

Sơn La, Mộc Châu.

- Hs trình bày.

+ Núi nước ta có hai hướng chính đó là hướng tây bắc - đông nam và hình vòng cung.

- HS thi thuyết trình 3 HS.

Hoạt động 2: Khoáng sản Việt Nam - GV chiếu lược đồ một số khoáng sản Việt Nam và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:

- Hãy đọc tên lược đồ và cho biết lược đồ này dùng để làm gì?

- Dựa vào lược đồ và kiến thức của em, hãy nêu tên một số loại khoáng sản ở nước ta. Loại khoáng sản nào có nhiều nhất?

- Chỉ những nơi có mỏ than, sắt, a-pa-tit , bô-xít, dầu mỏ?

- GV nhận xét các câu trả lời của HS vừa chỉ, sau đó yêu cầu HS vừa chỉ lược đồ trong SGK vừa nêu khái quát về khoáng sản ở nước ta cho bạn bên cạnh nghe.

- HS quan sát lược đồ và trả lời câu hỏi:

+ Lược đồ một số khoáng sản Việt Nam giúp ta nhận xét về khoáng sản Việt Nam.

+ Nước ta có nhiều loại khoáng sản như dầu mỏ, khí tự nhiên, than, sắt, thiếc, đồng, bô-xít, vàng, a-pa-tít Than đá là loại khoáng sản có nhiều nhất.

+ HS lên bảng chỉ trên lược đồ.

- HS làm việc theo cặp.

- GV gọi HS trình bày trước lớp về đặc điểm khoáng sản của nước ta.

* Sử dụng NLTK&HQ, MTBĐ

- Em hãy nêu một vài công dụng của than, dầu mỏ, khí tự nhiên?

- Em hãy nêu tình hình khai thác các nguồn tài nguyên của địa phương và nước ta hiện nay.

- Cần sử dụng các nguồn năng lượng này như thế nào?

- GV nhận xét.

- Kết luận: Nước ta có nhiều loại khoáng sản như: than, dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, thiếc, đồng, bô-xít. Trong đó than đá là loại khoáng sản có nhiều nhất ở nước ta và tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh.

- HS lên bảng thực hiện.

- Than: chất đốt, nhệt điện, luyện kim,..

Dầu mỏ: năng lượng chạy máy, chất đốt,...

- Khai thác bừa bãi

- HS nêu ý kiến

Hoạt động 3: Những ích lợi do địa hình và khoáng sản mang lại cho nước ta - GV chia HS thành các nhóm nhỏ, phát cho mỗi nhóm 1 phiếu học tập và yêu cầu các em cùng thảo luận để hoàn thành phiếu.

- GV theo dõi HS làm việc và giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.

- GV yêu cầu 2 nhóm HS lên bảng trình bày kết quả thảo luận, mỗi nhóm trình bày theo 1 bài tập. GV theo dõi HS báo cáo và sửa chữa hoàn thiện câu trả lời của HS.

- GV nhận xét kết quả làm việc của HS.

*BVMT: Khai thác tài nguyên thiên nhiên cần phải chú ý điều gì?

- Kết luận: Đồng bằng nước ta chủ yếu do phù sa của sông ngòi bồi đắpNước ta có nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp, nhưng khoáng sản không phải là vô tận nên khai thác và sử dụng cần tiết kiệm và hiệu quả.

C. Củng cố - dặn dò: 2’

- HS chia thành các nhóm.

- 2 nhóm lên bảng và trình bày kết quả thảo luận.

Đáp án:

1. a) nông nghiệp ( trồng lúa )

b) khai thác khoáng sản; công nghiệp

Vẽ mũi tên theo chiều à

2. Sử dụng đất phải đi đôi với việc bồi bổ đất để đất không bị bạc màu, xói mòn.

- Khai thác và sử dụng khoáng sản phải tiết kiệm, có hiệu quả và khoáng sản không phải là vô tận.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi

“Những nhà quản lí khoáng sản tài ba”.

- GV tổng kết bài: Trên phần đất liền của nước ta, 3

4 diện tích là đồi núi, 1

4

diện tích là đồng bằng. Nước ta có nhiều khoáng sản như than ở Quảng Ninh, a-pa-tit ở Lào Cai, sắt ở Hà Tĩnh, bô-xít ở Tây Nguyên, dầu mỏ và khí tự nhiên ở biển Đông.

- GV dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

- HS tham gia trò chơi

Luyện Tiếng Việt Rèn chính tả

Tiết 2: Nghe - viết: BUỔI SỚM TRÊN CÁNH ĐỒNG I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về phân biệt c / k / q.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả.

3. Thái độ: Có ý thức viết đúng, viết đẹp; rèn chữ, giữ vở.

* Phân hóa: Học sinh chậm hoàn thành lựa chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh hoàn thành và và hoàn thành tốt thực hiện hết các yêu cầu.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động (5’):

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

B. Bài mới:

- Hát

- Lắng nghe.

1. Hoạt động 1: Viết chính tả (12’):

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại 2 đoạn chính tả cần viết trên bảng phụ hoặc Sách giáo khoa.

- Giáo viên cho học sinh viết bảng con một số từ dễ sai trong bài viết.

- Giáo viên đọc cho học sinh viết lại bài chính tả.

Bài viết

- 2 em đọc luân phiên, lớp đọc thầm.

- Học sinh viết bảng con.

- Học sinh viết bài.

“Từ làng, Thủy đi tắt qua đồng để ra bến tàu điện.

Sớm đầu thu mát lạnh. Giữa những đám mây xám đục, vòm trời hiện ra như những khoảng vực xanh vòi vọi. Một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên

chiếc khăn quàng đỏ và mái tóc xõa ngang vai của Thủy; những sợi cỏ đẫm nước lùa vào dép Thủy làm bàn chân nhỏ của em ướt lạnh...”

- GV nhận xét một số bài của học sinh. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

2. Hoạt động 2: Luyện bài tập chính tả (12’):

Bài 1. Chọn từ trong veo hoặc trong vắt, trong