• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đoạn 1: Tây nguyên có núi cao chất ngất, có rừng cây đại ngàn. Phần phía

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: SGK, bảng phụ…

- HS : SGK, bảng con, vở...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)

- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Ai nhanh, ai đúng" với nội dung: chuyển các STP sau thành hỗn số:

3,12 4,3 54,07 17,544 1,2

- HS chia thành 2 đội chơi, mỗi đội 5 bạn thi nối tiếp nhau, đội nào đúng và nhanh hơn thì giành chiến thắng

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(12 phút) Ví dụ

- GV nêu bài toán : Em hãy điền số thích hợp vào chỗ trống :

9dm = ...cm

9dm = ....m 90cm = ...m - GV nhận xét kết quả điền số của HS sau đó nêu tiếp yêu cầu : Từ kết quả của bài toán trên, em hãy so sánh 0,9m và 0,90m. Giải thích kết quả so sánh của em?

- GV nhận xét ý kiến của HS và kết luận:

Ta có : 9dm = 90cm

Mà 9dm = 0,9m và 90cm = 0,90m Nên 0,9m = 0,90 m

- Biết 0,9m = 0,90m

- Em hãy so sánh 0,9 và 0,90.

* Nhận xét 1

- Em hãy tìm cách để viết 0,9 thành 0,90.

* Nhận xét 2

- Em hãy tìm cách để viết 0,90 thành 0,9.

- Trong ví dụ trên ta đã biết 0,90 = 0,9.

Vậy khi bỏ chữ số 0 ở bên phải phần thập phân của số 0,90 ta được một số như thế nào so với số này ?

- GV yêu cầu HS mở SGK và đọc lại các nhận xét.

- HS điền và nêu kết quả : 9dm = 90cm

9dm = 0,9m ; 90cm = 0,90m

- HS trao đổi ý kiến, sau đó một số em trình bày trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.

- HS : 0,9 = 0,90.

- HS quan sát các chữ số của hai số thập phân và nêu : Khi viết thêm 1 chữ số vào bên phải phần thập phân của số 0,90 thì ta được số 0,90.

- Nếu bỏ chữ số 0 ở bên phải phần thập phân của số 0,90 thì ta được số 0,9.

- Khi bỏ chữ số 0 ở bên phải phần thập phân của số 0,90 ta được số 0,9 là số bằng với số 0,90.

- 1 HS đọc.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành:(15 phút) Bài 1(7'): Bỏ chữ số 0 bên phải được

STP dưới dạng gọn hơn.

- GV yêu cầu HS đọc đề toán.

- GV yêu cầu HS làm bài.

- GV nhận xét, kết luận

Bài 2(7'): Thêm chữ số 0 bên phải

- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.

- HS cả lớp làm bài vào vở, báo cáo kết quả.

7,800 = 7,8; 64,9000 = 64,9;

3,0400 = 3,04 200,300 = 2001,3;

35,0200 = 35,02: 100,000 = 100 - 1 HS (M3,4)nêu.

- Bài yêu cầu viết thêm mấy chữ số 0?

- GV gọi HS giải thích yêu cầu của bài.

- GV yêu cầu HS làm bài.

- GV nhận xét, chữa bài

Bài tập 3 (5'): Đúng ghi Đ, sai ghi S

- GV nhận xét.

Nêu cách chuyển STP thành PSTP ? - Cho HS tự làm bài rồi báo cáo kết quả - GV có thể giúp đỡ HS còn khó khăn

- HS cả lớp làm bài vào vở , chia sẻ kết quả

a. 5,612 ; 17,200 ; 480,590 b. 24,500 ; 80,010 ; 14,678.

- HS làm bài, báo cáo kết quả - Các bạn Lan và Mỹ viết đúng - Bạn Hùng viết sai

- HS làm bài và giải thích vì sao Đ- S

0,100 = 100 1000 =

1

10 ; 0,100 = 0,1 = 1 10 0,100 = 0,10 =

10 100 =

1 10

Vậy Lan và Mỹ làm đúng, Hùng sai 4. Hoạt động vận dụng , trải nghiệm:(2 phút)

- Lấy ví dụ về số thập phân bằng nhau ? - GV nhận xét giờ học

- Chuẩn bị bài sau.

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

………

___________________________________________

Địa lí ÔN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết hệ thống hóa các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản. Nêu một số đặc điểm chính về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản : đặc điểm chính của các tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi đất, rừng.. Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.

- Nắm kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam.

- Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước qua việc nắm rõ đặc điểm địa lý Việt Nam.

GD bảo vệ môi trường : HS nắm được đặc điểm về môi trường tài nguyên và khai thác tài nguyên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam.

Các hình minh hoạ trong SGK.

- HS: SGK, vở viết

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(3 phút)

- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Hộp quà bí mật" với các câu hỏi sau:

+ Em hãy trình bày về các loại đất chính ở nước ta.

+ Nêu một số đặc điểm của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.

+ Nêu một số tác dụng của rừng đối với đời sống của nhân dân ta.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

*Hoạt động1: Thực hành một số kĩ năng địa lí liên quan đến các yếu tố địa lí tự nhiên Việt Nam:(13 phút)

- GV tổ chức HS làm việc theo cặp, cùng làm các bài tập thực hành, sau đó GV theo dõi, giúp đỡ các cặp HS gặp khó khăn.

- Trình bày kết quả - GV nhận xét

*Hoạt động 2: Ôn tập về đặc điểm của các yếu tố địa lí tự nhiên VN:(15 phút) - GV yêu cầu các nhóm cùng thảo luận để hoàn thành bảng thống kê.

- GV theo dõi các nhóm hoạt động, giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.

- GV gọi một nhóm lên trình bày.

- GV sửa chữa hoàn chỉnh câu trả lời cho HS.

- 2 HS ngồi cạnh nhau tạo thành một cặp, lần lượt từng HS làm thực hành, HS kia nhận xét bạn làm đúng/sai và sửa cho bạn nếu bạn sai.

- HS trình bày

- HS hoạt động theo nhóm.

- HS nêu vấn đề khó khăn và nhờ GV giúp đỡ, nếu có.

- 1 nhóm trình bày kết quả trước lớp, các nhóm khác theo dõi bổ sung

Các yếu tố

tự nhiên Đặc điểm chín

Địa hình

Trên phần đất liền của nước ta: 4

3

DT là đồi núi, 4

1

DT là ĐB Khoáng sản Nước ta có nhiều loại khoáng sản như than, a-pa-tít, bô-xít, sắt,

dầu mỏ,... trong đó than là loại khoáng sản có nhiều nhất .

Khí hậu

Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa.

Khí hậu có sự khác biệt giữa miền Nam và miền Bắc. Miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn; miền Nam nóng quanh năm có hai mùa mùa mưa và mùa khô rõ rệt.

Sông ngòi Nước ta có mạng lưới sông ngòi dạy đặc những ít sông lớn.

Sông có lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa.

Đất Nước ta có hai loại đất chính: Phe-ra-lít màu đỏ hoặc đỏ vàng tập trung ở vùng núi.Đất phù sa màu mỡ tập trung ở ĐB.

Rừng

Nước ta có nhiều loại rừng nhưng chủ yếu có hai loại chính:

Rừng rậm nhiệt đới tập trung ở vùng nhiệt đới.

Rừng ngập mặn ở các vùng ven biển.

3. Hoạt động vậndụng, trải nghiệm: 4phút - Giờ học hôm nay chúng ta đã ôn

những kiến thức gì ?

- Em phải làm gì để bảo vệ, giữ gìn, phát triển các đảo và quần đảo ở nước ta, trân trọng chủ quyền biển đảo của quốc gia ?

- GV nhận xét giờ học.

- Yêu cầu ôn bài và chuẩn bị bài : Dân số nước ta.

- HS nêu

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

………

______________________________________________

Tập làm văn

LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết chuyển một phần dàn ý (thân bài) thành đoạn văn miêu tả cảnh sông nước rõ một số đặc điểm nổi bật, rõ trình tự miêu tả.

- Viết được đoạn văn miêu tả theo yêu cầu

- Yêu thích văn tả cảnh, yêu thích cảnh đẹp làng quê.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Sưu tầm tranh ảnh sông nước, biển, sông, suối, hồ, đầm.

- HS: SGK, vở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)

- Cho HS tổ chức thi đọc lại dàn ý bài văn miêu tả cảnh sông nước.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS thi đọc dàn ý.

- HS bình chọn dàn ý hay, chi tiết - HS ghi vở

2. Hoạt động thực hành:(27 phút) - Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý

- Yêu cầu HS viết đoạn văn của phần thân bài.

- HS lắng nghe

- 2 HS nối tiếp đọc yêu cầu và gợi ý.

- 1 HS đọc bài văn: Vịnh Hạ Long.

- 2 HS làm bài vào bảng nhóm.Lớp làm bài vào vở.

- Yêu cầu 2 HS dán bài trên bảng và đọc bài.

- GV nhận xét, bổ sung

- Yêu cầu HS dưới lớp đọc bài - GV nhận xét.

- 2 HS lần lượt trình bày bài của mình.

- Lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.

- 5 HS đọc bài mình viết.

Ví dụ:

Con sông Hồng bao đời gắn với con người dân quê tôi. Tiếng sóng vỗ vào hai bờ sông ì oạp như tiếng mẹ vỗ về yêu thương con. Dòng sông mềm như dải lụa ôm gọn mảnh đất xứ Đoài vào lòng. Nước sông bốn mùa đục ngầu đỏ nặng phù sa. Trên những bãi đồi ven sông ngô lúa quanh năm xanh tốt. Những buổi chiều hè đứng ở bờ bên này có thể nhìn thấy khói bếp bay lên sau những rặng tre xanh của làng bên.

Làn gió nhẹ thổi tới, mặt nước lăn tăn gợi sóng. Tiếng gõ lách cách vào mạn thuyền của bác thuyền chài từ đâu vang vọng tới. Con sông quê hương gắn bó thân thiết với chúng tôi, nó chứng kiến bao kỷ niệm vui buồn của tuổi thơ mỗi người.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) + Em miêu tả theo trình tự nào (thời gian, không gian hay cảm nhận của từng giác quan) ?

+ Nêu những chi tiết nổi bật, những liên tưởng thú vị, tình cảm, cảm xúc của em.

- HS nêu

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

………

_______________________________________

Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống BÀI 2: AI CHẲNG CÓ LẦN LỠ TAY

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nắm được ý nghĩa của bài đọc: Nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu, luôn hết mực vì con người của Bác Hồ.

- Hiểu được tấm long Nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu, luôn hết mực vì con người của Bác Hồ.

- Câu chuyện ca ngợi tấm lòng bao dung, độ lượng của Bác. Đồng thời đề cao tinh thần dám chịu trách nhiệm, biết nhận lỗi và sửa lỗi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp 5”

- Bút chì, giấy A4,

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy 1. Hoạt động mở đầu: (5')

Trò chơi: Ngón tay nhúc nhích Quản trò đưa một ngón tay lên và hát đếm:

“Một ngón tay nhúc nhích” (2 lần). “Một ngón tay nhúc nhích, nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi”.

Hoạt động của trò

- HS lắng nghe.

- HS chơi trò chơi

Một ngón tay, quản trò và người chơi hát 2 lần nhúc nhích, hai ngón tay, quản trò và người chơi hát 4 lần nhúc nhích… cho đến hết bàn tay.

Những bạn nào đếm đủ sẽ là người chiến thắng, còn người chơi đếm thiếu thì sẽ bị thua cuộc.

2. 2. Hoạt động hình thành kiến thức: Đọc hiểu (10')

- Yêu cầu Hs đọc thầm mục tiêu bài - Gọi 2 Hs đọc mục tiêu trước lớp

* Hoạt động cá nhân

- Đọc câu chuyện: “Ai chẳng có lần lỡ tay”

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3.

- GV gọi HS chia sẻ trước lớp (mỗi HS trả lời một câu hỏi).

- Các HS khác và GV đánh giá, nhận xét, bổ sung.

1. Sắp xếp các nội dung theo diễn biến câu chuyện bằng cách đánh số?

2.“Món quà quý” được nhắc đến trong câu chuyện là gì?

3. Món quà đó được dùng để làm gì? Vì sao món quà đó là quý ?

* Hoạt động nhóm:

- GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm 4 HS) thảo luận câu hỏi 4; 5

4. Nhận xét về thái độ, cử chỉ của đồng chí Lâm khi làm gãy cành san hô ?

5. Câu chuyện có ý nghĩa gì ? - Đánh giá, nhận xét

3. Hoạt động luyện tập thực hành ( 15')

* Hoạt động cá nhân:

- GV yêu cầu HS hoàn thành câu hỏi 1, 2 (tr.11).

- GV gọi HS chia sẻ trước lớp.

- Các HS khác và GV đánh giá, nhận xét.

- HS đọc cá nhân Mục tiêu bài học (tr.10). HS cả lớp theo dõi.

- 1 Hs đọc, lớp theo dõi

- Thứ tự: 2,1,4,3

- Một cây san hô lớn, màu hồng.

- Cây san hô đó được dùng để tặng cho khách...

- HS chia nhóm.

- HS thảo luận nhóm - Thống nhất ý kiến

- Nhóm chia sẻ trước lớp.

- Câu chuyện ca ngợi tấm lòng bao dung, độ lượng của Bác.

- HS làm bài cá nhân.

- Vài HS đọc trước lớp.

- HS nhận xét, đánh giá.

* Hoạt động nhóm:

+ Thảo luận và trả lời các câu hỏi 3, 4 (tr.12).

+ Tổ chức thảo luận:

- GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm 4 HS).

- Đại diện 2 – 3 nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- Đánh giá, nhận xét

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5') - Câu chuyện có ý nghĩa gì ?

- Để thể hiện tinh thần trách nhiệm trong học tập và rèn luyện các em cần phải làm gì?

- Nhận xét tiết học

- HS chia nhóm, thảo luận - 2-3 nhóm trình bày.

- HS Nhận xét, đánh giá

- Luôn cố gắng hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Biết nhận lỗi và sửa lỗi,...

- Chuẩn bị bài sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

………

_______________________________________

Kĩ năng sống+ Sinh hoạt Kĩ năng sống( 20')

BÀI 2: KĨ NĂNG BÀY TỎ CẢM XÚC